Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

21 CÁI "NHẤT" KINH HOÀNG CỦA NĂM 2019!


30-12-2019

Xem một vòng bình chọn các sự kiện thời sự năm 2019 của các báo thấy chán quá. Nói chung vẫn phải có những sự kiện được cho là tươi sáng, đẹp đẽ của đất nước. Báo về nông nghiệp thì kiểu gì cũng có sự kiện là tái cơ cấu nông nghiệp thành công; chương trình nông thôn mới rực rỡ; Báo về công nghiệp, thương mại thì thế nào cũng có sự kiện về ký kết EVFTA mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Báo ngành y tế cũng phải có vài sự kiện thành công của ngành…

Để bớt sự nhàm chán này, và cũng nhân dịp cuối năm, mỗ ra tay làm cái tổng hợp riêng, để hầu độc giả review lại 1 năm đầy biến động, đủ thứ chuyện chua, cay, mặn, ngọt… của năm 2019. Mong là được anh em đóng góp cho thêm phần sinh động:

1. Chuyên gia công phu “vỗ mông ngựa” giỏi nhất: TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Fulbritght với câu nói: “Nên trao huy chương vàng thứ 100 cho… Thủ tướng”.

2. Câu nói hớ gây hậu quả tệ nhất: “Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…” của ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Ngân hàng Lienvietbank tại hội nghị Thủ tướng gặp gỡ các doanh nghiệp. Sau câu nói này, 1 tuần sau, ông Thắng tự nguyện xin nghỉ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.

3. Đại gia “dê” nhất năm: Vũ Anh Cường, Giám đốc Công ty BĐS Đất Lành: Sàm sỡ tiếp viên và cả tiếp viên trưởng trên chuyến bay của Vietnam Airlines tháng 6/2019.

4. Hành vi kỳ quặc nhất năm: Phạm Văn Khoa – Tổng Giám đốc một Tổng Công ty BĐS: Ngày thì chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, đêm thì lái xe Lexus đột nhập các văn phòng nhà nước để… ăn trộm. Khi bị bắt (tháng 6/2019), anh này khai: Tôi không thiếu tiền, tôi chỉ làm việc này vì… đam mê!

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

10 NAN ĐỀ CỦA NĂM 2019


(29/12/2019)
Tuấn Khanh

Năm 2019 đã qua, như thường lệ, những gì gây ấn tượng nhất cho người Việt sẽ được nhắc lại. Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.
1. Vấn đề Trung Quốc
Trung Quốc vẫn là ý nghĩa then chốt trong nhiều sự tranh luận, phản ứng của người Việt với nhau, người Việt với nhà cầm quyền. Đầu tiên phải nói đến Bãi Tư Chính và cuộc xâm lấn của Bắc Kinh vào chủ quyền của Việt Nam, căng thẳng suốt trong nhiều tháng. Không chỉ vậy, dư âm của Luật Đặc Khu vẫn nhìn thấy thông qua các đạo luật riêng lẻ về sự ưu tiên của người Trung Quốc ở Vân Phong.
Hậu quả của Trung Quốc về các dự án dang dở và tốn kém, các nhà máy nhiệt điện và Formosa đang đầu độc người dân Việt Nam ngày đêm nhưng lại được sự yểm trợ của nhà cầm quyền là điều gây không ngớt sự chỉ trích.
2. Luật An Minh Mạng
Được thực thi từ tháng 1/2019, Luật An Ninh Mạng trở thành cớ để ruồng bố, bắt giữ và kết án hàng chục người dân. Nhận định của nhiều báo chí quốc tế cũng như các nhà bình luận thời sự nói rằng, Luật An Ninh Mạng đang hành động như một mạng lưới khủng bố nhân dân để bảo vệ chế độ, chứ không phải thuần túy phục vụ xã hội. Cũng vì sự phát tác chống lại con người và phát triển xã hội mà vào 5/11, tổ chức Freedom House đã xếp hạng thấp Việt Nam về tự do internet với điểm 24/100, gần cuối bảng, chỉ trên Cuba, Syria, Iran và Trung Quốc.
3. Công cuộc đốt lò
Công cuộc chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2019 đã hết sức gay cấn khi rất nhiều quan chức, đảng viên… bị kỷ luật, mất chức và vào tù. Sự kiện mới nhất trong tháng 12 là cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân do nhận hối lộ 3 triệu USD. Vào lúc khởi đầu cuộc “đốt lò”, nhiều người dân có phần tin rằng đây là một cuộc chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy cầm quyền, thế nhưng, đến lúc này thì câu chuyện được nhìn thấy mang nhiều hình ảnh hưởng về một cuộc thanh trừng nội bộ, phe phái. Tuy nhiên, phải nói rằng công cuộc đốt lò này mở ra nhiều sự kiện để công chúng có thể suy gẫm sâu hơn về bộ máy cầm quyền.
4. BOT và cuộc trấn áp nhân dân bởi các nhóm lợi ích
Vào thời điểm tranh tối tranh sáng trước đại hội đảng Cộng sản lần thứ 13, các cuộc đấu đá và giành quyền lợi từ các nhóm lợi ích bùng nổ với phần ăn có tên BOT. Từ các thông tin rò rỉ và và ngầm hậu thuẫn từ sau bức màn để lật đổ các nhóm lợi ích cũ, đã dẫn đến việc người dân bị hút theo và phản ứng liên tục với các trạm BOT từ Bắc chí Nam. Dĩ nhiên, trên bề mặt thông tin, những trạm BOT đó hoàn toàn sai phạm về lạm thu, lừa gạt, lạm quyền… và người dân có quyền để chất vấn và phẫn nộ, nhưng đồng thời dư luận cũng nói rằng các nhóm lợi ích mới đang muốn chiếm lĩnh các vị trí màu mỡ như vậy. Nhiều người tranh đấu vô tư để đòi quyền lợi chung đã bị đánh, bị mất tài sản thậm chí bị bỏ tù như Hà Văn Nam, Đặng Thị Huệ (Huệ Như)…
5. 39 người Việt trong Container

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

MỘT NÉN NHANG CHO LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH


Bùi Chí Vinh




Tôi không biết gì nhiều về ông
Nghe đồn ông là một trong những người lính Vệ Quốc đầu tiên thời kháng Pháp
Nghe đồn ông cùng với Bảy Trấn “Chợ Đệm quê tôi” tung hoành khắp Đông Tây Nam Bắc
Trước khi làm Đại sứ Việt Cộng tại nước Trung Cộng láng giềng
Nhưng ông không thích câu “sinh vi tướng, tử vi thần”
Câu thành ngữ sặc sụa nòi Hán hóa
Ông cũng không thích làm con rắn lột da sống đời vương giả
Như đám quan chức về hưu buôn địa ốc, bán thánh thần
Ông chọn con đường đứng về phía nhân dân
Kể từ đó tôi không cần lời đồn nào hết
Hơn 100 tuổi ông vẫn thèm múa đại đao như Lý Thường Kiệt
Thèm phá Tống bình Chiêm đánh đuổi giặc Tàu
Ai đã rành bọn bành trướng bá quyền hơn được ông đâu
Ông từng nếm mùi Mao Trạch Đông, biết tẩy Đặng Tiểu Binh trong trứng nước
Là vị Đại sứ đầu tiên, khứu giác ông đánh hơi mùi xâm lược
Trò hề bán nước ở Hội Nghị Thành Đô đã có từ thuở Mã Viện dựng cột đồng
Bây giờ tôi bắt đầu hiểu về ông
Người đã từng đứng mũi chịu sào cùng với đồng bào thề không đội trời chung với giặc
Khi tôi hiểu được ông cũng là lúc ông xa lìa trái đất
Giọt lệ thành nén nhang kính viếng lão anh hùng…
26-12-2019
BCV


Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Luật pháp và công lý không phải là thứ để đổi chác


1. Một vụ bán - mua cần hai đối tác chính là người bán và kẻ mua. Trong vụ AVG phải khẳng định ông Phạm Nhật Vũ là người chủ động chào bán trước. AVG bị thua lỗ và ông Phạm Nhật Vũ cần phải bán. Nên ông Vũ phải rao bán và tìm người mua. Nếu ông Vũ không chào bán thì MobiFone không biết AVG. Nếu ông Vũ không bán thì MobiFone không thể mua AVG. Bởi thế, tội của người chủ động bán là tội của kẻ chủ mưu đầu tiên. Tội của người mua là tội của kẻ đồng lõa thứ 2. Đó là 2 người chơi chính trong thương vụ bán - mua AVG.
MobiFone là người mua AVG. Nhưng MobiFone chỉ được mua AVG khi ông Nguyễn Bắc Son cho phép. Nên trong vụ AVG thì Mobione và ông Nguyễn Bắc Son là người mua. Lãnh đạo MobiFone và lãnh đạo Bộ 4T chịu tội của người mua - người chơi chính thứ 2 - mà thiếu người mua thì không có vụ án AVG. Phía người mua còn có một người nắm cái khác, đó là Chính phủ và các “trợ lý” là Bộ Kế hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an - tất cả các phía liên quan đến việc cho phép Bộ 4T mua AVG. Họ đều thuộc phía người mua. Như vậy người mua trong vụ AVG gồm 3 mắt xích: MobiFone, Bộ 4T, Chính phủ. Mặc dù MobiFone là người trực tiếp mua, nhưng quyết định mua lại nằm ở Chính phủ rồi mới đến Bộ 4T và sau cùng mới là MobiFone.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

LÒ NÓNG - KỊCH HAY MOBIFONE AVG




Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, Phạm Thị Lan Anh sn1970, Phạm Nhật Vũ sn1972.Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ) gọi là mafia Nga. Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào khai thác " tư bản thân hữu " kinh doanh bất động sản , truyền thông, khoáng sản với chính quyền.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng đám mafia Nga “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh (chủ Techcombank, rể tướng Hưởng) âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám để thâu tóm 49% còn lại của mobi fone (nhà nước 51%) trong phi vụ sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm.
Sau khi sát nhập thành công Gtel với Mobifone (mobifone được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới . Thông qua việc tăng vốn góp bằng “ mồm “ để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần đã đầu tư 4G này cho các nhà đầu tư nước ngoài (lúc này Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD)
KẾ HOẠCH ĐỔ BỂ PHÚT THỨ 89 .
Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối.
Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel.
Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó.

CHUYỆN VỀ MOBIFONE VÀ AVG


SĂN MỒI CHUYÊN NGHIỆP
Lương Vĩnh Kim

Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ với số tiền lớn nhưng không chuyển khoản qua ngân hàng, mà đưa bằng đô la tiền mặt, ngụy trang trong những giỏ hoa, quà biếu; chứng tỏ ông ta là một cao thủ trong việc đưa hối lộ. Cách làm không để lại dấu vết. Người nhận cũng rất an tâm.
Nếu không có cuộc đấu, mà ở đó, có những con người cao tay ấn hơn thì sẽ không bao giờ phanh phui được vụ án AVG. Những gì diễn ra cho thấy, AVG là vụ phối hợp săn mồi, tấn công luân phiên, chia chát và che giấu rất điển hình.
Trước hết, về nhân sự, Nguyễn Bắc Son là thư ký - trợ lý của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, được điều chuyển lòng vòng, làm bí thư tỉnh Thái Nguyên, rồi điều về làm Bộ trưởng 4 Tê. Lê Mạnh Hà là con trai chủ tịch nước Lê Đức Anh được điều làm phó văn phòng chính phủ để rồi ký công văn xác nhận Thủ tướng thuận mua AVG. Các Bộ Tài chính, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Công An cùng chấp thuận và đề xuất thương vụ béo bở này. Đặc biệt, để con mồi được chia chát trong bóng tối, chúng đóng dấu mật toàn bộ thương vụ này. Cho đến khi Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận về sự sai trái, thất thoát trong vụ AVG thì bọn mafia này vẫn không nao núng. Chúng ra văn bản phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ và huy động báo chí do Bộ 4 Tê (TTTT) kiểm soát để phản ứng kết luận của Thanh Tra. Như vậy, chúng đã tổ chức săn mồi rất kín kẽ và sẵn sàng phản ứng với bất cứ ai động đến chúng. Mafia Ý phải gọi chúng bằng cụ. Nhưng chúng bất ngờ. Có thế lực còn to hơn chúng đã sờ gáy chúng !
Chúng quen săn mồi trong xứ sở luật rừng và nghĩ rằng chúng là những con thú mạnh nhất - sở hữu những nọc độc mạnh nhất - nanh vuốt sắc bén nhất. Nhưng lần này, chúng không ngờ, chúng đã gặp những kẻ mạnh hơn với những công cụ mạnh hơn.
Luật rừng là vậy và nhân dân là những con mồi.
Nghe các ông bà Luật sư bào chữa cho những kẻ săn mồi này, tôi cảm thấy rất ngượng. Người dân đổi 100 USD thì bị tịch thu và phạt đến 90 triệu đồng, còn Phạm Nhật Vũ đổi đâu ra hơn 6 triệu đô la tiền mặt để làm quà ? Chúng không săn mồi chuyên nghiệp - không đưa hối lộ chuyên nghiệp, thì chúng là gì ?


HÌNH SỰ ĐẶC BIỆT
Phạm Nhật Vũ là cư sỹ, nghe thiên hạ đồn là có 7 vợ, 1 vợ Nga và 6 vợ Việt, từng làm Phó trưởng ban Truyền Thông của giáo Hội Phật giáo Việt Nam, nên được nhiều ban ngành trong giáo hội làm đơn xin giảm án.
Chắc là Vũ đã cống cho giáo Hội VN rất nhiều tiền, mà tiền đó là tiền cướp mồ hôi công sức của nhân dân, thế hóa ra giáo hội Phật giáo VN lại tiếp tay tu dưỡng cho kẻ cướp?
Phạm Nhật Vũ được cơ quan cảnh sát điều tra cho hưởng chế độ “hình sự đặc biệt”, khi hắn chủ mưu vụ bán AVG cho MobiFone, làm thất thoát 7.000 tỷ đồng tiền thuế của dân.
Chế độ hình sự đặc biêt là cái quái gì trong xã hội này, đến cả luật sư, ĐBQH và người dân cũng bó tay, éo hiểu nổi nó là cái gì cả, thề luôn!
Nếu vụ việc trót lọt, Vũ ẵm trong tay 7.000 tỷ đồng, khoảng 300 triệu đô la, đó là xương máu của nhân dân, thế mà chỉ bị phạt 3-4 năm tù?
Quá bất công cho dân đen, ăn trộm buồng cau, con gà, ổ bánh mỳ thôi, bị bóc 3-4 cuốn lịch là chuyện thường ngày.
Những ai đang bị bóc lịch oan uổng như thế, bố mẹ nào có con cái lỡ dại, bị ngồi tù, thì ngửa mặt lên trời mà than rằng: Ông trời ơi, giá như con tôi cũng được sống và thừa hưởng chế độ “hình sự đăc biệt”...này!

Phạm Nhật Vũ, kẻ hành ác đến tận cùng.
NB Trần Quang Vũ

1. Phạm Nhật Vũ ăn cướp gần 7.000 tỷ của một dân tộc đi vay nợ từng đồng để nhiều thế hệ sau đây của VN phải bằng mồ hôi, nước mắt và có thể cả máu để trả vốn và lãi. Kẻ cướp 7.000 tỷ của đất nước, của nhân dân thì không một quốc gia nào, không một dân tộc nào, không một nhà chính trị đứng đắn nào dám mở mồm ra nói rằng thằng kẻ cướp ấy là người yêu nước, yêu dân tộc, yêu nhân dân của nó.
Những người nhân danh này, khác lấy việc làm nhỏ che đậy một tội ác lớn là thiếu tư duy, thiếu phẩm chất chính trị và phản bội luật pháp, phản bội nhân dân dân Việt Nam.
2. Phạm Nhật Vũ ăn cướp gần 7.000 tỷ của nhân dân Việt nam, tương ứng với vài nghìn trường học, với vài trăm bệnh viện... và số em thơ bị cướp sự hưởng lợi nâng tầm trí tuệ hàng năm gia tăng là hàng chục vạn; những người dân nghèo bị cướp nơi khám chữa bệnh cũng hàng vạn. Vũ đã từ thiện cứu được bao nhiêu đứa trẻ, bao nhiêu người có hoàn cảnh khó khăn.
Mang số người được PN Vũ từ thiện để đánh đổi lấy hàng vạn người được hưởng phúc lợi từ nhà nước, từ hệ thống chính trị VN mà cũng cố tình nêu ra được. Lũ này chắc chắn là rối loạn nhận thức và trình độ thuộc loại vô học của bất kỳ quốc gia nào.
3. Nhà nước VN, ĐCS VN đang coi cuộc chống tham nhũng là chống nội xâm. Không ai nghi ngờ rằng, thằng ăn cướp gần 7.000 tỷ không phải là thằng cướp.
Người nước ngoài can thiệp vào vụ này là cản trở cuộc chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân. Người VN bảo vệ PN Vũ là ngăn chặn cuộc chiến chống nội xâm.
4. Phạm Nhật Vũ không phải ăn cướp gần 7.000 tỷ mà còn lôi kéo, bầy mưu, tính kế, thực hiện các hành vi tội ác làm đổ bể một mảng không nhỏ trong hệ thống công quyền và chính trị VN, đưa số phận của những con người đến tận đường, có cả cái chết, đưa nhiều gia đình đến tan vỡ, nhiều thế hệ đến tận cùng của sự vô phúc.
Một kẻ như thế, duy vật hay duy tâm, luật pháp dân chủ tư sản hay XHCN, tôn giáo hay ngoại đạo, ở bất kỳ tôn giáo nào cũng không thể được tha thứ và cứu rỗi.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn


Tuấn Khanh
Nếu có thể gọi Cộng Sản là người thì trong trường hợp thầy giáo Đào Quang Thực, người quanh năm chỉ biết cười, bị đẩy đến một cái chết tức tưởi – như những gì đang lan truyền trong dư luận xã hội làm cho vô số người Việt chúng ta căm phẫn – có lẽ ta nên theo học thuyết của Tuân Tử may ra mới có thể tìm ra cách biện minh: Con người vốn mang tính ác.
Nhưng trong trường kỳ lịch sử, nhân loại đã cố gắng thoát dần cái ác kể từ khi xuất hiện chủ nghĩa nhân văn dưới thời văn hóa Phục hưng. Đêm trường Trung cổ với những cuộc tắm máu ghê rợn bị cả loài người vùng lên, cố gắng đẩy lùi từng bước, không mỏi, không ngừng. Và đến thế kỷ XX, sau cuộc Thế chiến II tiêu diệt xong chủ nghĩa Phát xít, với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc, thì các dân tộc đã có thể chung sống với nhau bằng Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, tiếp đấy là các lễ hội Fesstival, điền kinh, liên hoan nghệ thuật… diễn ra hàng năm trên nhiều vùng của trái đất. Con người đã nắm được tự do bình đẳng bác ái trong tay để xích lại gần nhau. Thế giới văn minh cùng nguyện cầu đẩy hẳn cái ác vào bóng tối.
Vậy thì… biện minh theo phương cách Tuân Tử e cũng chẳng xong nữa rồi. Mà nếu cố gượng, cứ lấy tiêu chí CON NGƯỜI hôm nay mà xếp hạng cho những kẻ gây ra cái chết của con người vừa nằm xuống mà chưa nhắm được mắt là thầy Đào Quang Thực, thì có làm cho thế giới văn minh nghi ngờ bản tính gốc của người Việt, khiến 90 triệu con dân sống trên mảnh đất chữ S này cảm thấy mình bị hạ nhục hay không?
Khó quá!
Bauxite Việt Nam


Đám tang của thầy Đào Quang Thực tại quê nhà của ông, tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của người chết mất xác trên biển miền Trung. Gia đình và bạn bè của ông đứng quanh một bàn hương án, có tấm băng-rôn ghi tên và ngày chết của ông, chứ không có thi thể. Ở đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi ở đó theo luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với lý do đơn giản là việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh.
Theo thông báo, 3 năm sau khi thầy Thực qua đời (tuổi 59), gia đình mới có thể lên trại giam số 6, Nghệ An để làm đơn xin cải táng.
Thầy Đào Quang Thực bị kết án 13 năm tù, một mức án nặng đến ngạc nhiên dành cho một thầy giáo đau yếu và hay cười nói. Công an tỉnh Hoà Bình đặt tên cho thầy Thực là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, một tên gọi tự nhiên và đầy tính viễn tưởng, như kiểu cha mẹ chọn cho con mình một cái tên thằng tèo, con tí, ngẫu hứng và may rủi.
Nhưng thầy Thực là một đứa con không may mắn trên đất Việt. Từ khi tạm giam, ông đã bị đánh, bị bỏ đói và khi đưa đi cấp cứu, ông cũng bị ngăn không được gặp gia đình. Và rồi, cuối cùng thì 3 năm sau, người hoạt động lật đổ chính quyền bằng nụ cười ấy, qua đời trong một trại giam nổi tiếng tàn ác từ trong đến ngoài trại. Tưởng chừng như ông được giải thoát trước 10 năm giam cầm của mình, nhưng không, thầy Thực vẫn phải chịu biệt giam cùng bùn đất nơi bãi chôn của trại giam số 6 Nghệ An thêm 3 năm nữa: Điều nhân đạo nhất mà một chế độ có thể làm được.
Đã đến lúc chúng ta cần nhớ đến những người đã đi qua giam cầm, đi qua những án tù quái lạ và chết nối, linh thiêng vào đời tự do mà họ mơ ước. Tôi nhớ những người như anh Huỳnh Anh Trí, thầy Đinh Đăng Định, ông Trương Văn Sương, tu sĩ Cao Đài Trần Hữu Cảnh, tu sĩ Đoàn Đình Nam, những thầy tu Phật Giáo, những linh mục Công giáo… danh sách thật dài, không kể xiết kể từ 1975 đến nay. Tôi không nghe thấy sự thù hận, chỉ có nỗi buồn và sự cao thượng tỏa lan. Tôi nhớ những giờ phút thầy Đinh Đăng Định yếu lả, lời dặn của ông với những người chung quanh là đừng để hận thù chiếm lấy trái tim, mà hãy tha thứ. Họ nối nhau ra đi, và trở thành những bằng chứng sáng lòa về một đất nước còn đầy những oan nghiệt.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

NHẬP TỊCH...


Fb Le Văn Đạt



Ông Park mà nhập tịch
Không biết có gì vui
Nhưng chắc là thuế, phí
Sẽ khiến ông ngậm ngùi...

Việc thứ hai, có lẽ
Đó là gánh nợ công
Với mức lương đang nhận
Liệu có gánh nổi không?...

Việc thứ ba, hộ chiếu
Mang hộ chiếu Việt Nam
Ông đi ra quốc tế
Chịu khó mà xếp hàng...

Tư Sang nham hiểm hay “bất độc bất anh hùng”?


 Người Buôn Gió

Tư Sang nham hiểm là tên của một trang website do đối thủ của Trương Tấn Sang dựng lên, nhưng nếu đã là cuộc chiến thì người khách quan có thể gọi một cách khác thay thế như chẳng hạn là '' bất độc bất anh hùng ''
Tư Sang rời chính trường cùng lúc với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi Sang huy động hết tay chân làm truyền thông vào cuộc, dùng đến những giáo sư trường đảng và cựu uỷ viên trung ương để tăng sức tấn công lên Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao giữa hai uỷ viên bộ chính trị gốc Miền Nam cùng được Võ Văn Kiệt nâng đỡ này lại thù hận nhau như vậy? Vì quan điểm, đường lối, chính sách chăng?
Không hề, tất cả chỉ là một người đàn bà. Đó là đại gia ngàn tỷ Đặng Thị Hoàng Yến.
Yến là bồ của Tư Sang, lúc Tư Sang đang thịnh, Sang cho Yến về Long An quê mình để ứng cử đại biểu quốc hội. Yến là kẻ tham lam, háo danh, thích quyền lực đã làm nhiều điều quá trớn bị Nguyễn Tấn Dũng trừng trị. Đặng Thị Hoàng Yến không phải chịu bi kịch như nhiều đại gia khác bây giờ táng gia bại sản, thân bại danh liệt, ngồi tù hàng chục năm. Yến chỉ bị phải sang Hoa Kỳ sinh sống, không được tung hoành ngạo nghễ trên chính trường, thị trường Việt Nam oai như xưa.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

NGUỒN GỐC HÁN CỦA HOÀNG TRUNG HẢI

 (https://longnguyen48.blogspot.com/2019/12/nguon-goc-han-cua-hoang-trung-hai.html?fbclid=IwAR2Tx70hn5nNLM5fY0IzMMF3OVuDaSh8rQS-Ojs6ZKVWysHaoHWxCQyJdms).

                                       


Hình 1: Từ phải trái sang phải, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Hoàng Tranh (chú họ Hoàng Trung Hải) và La Quý Ba.

Hình 2: Khu lăng mộ dòng họ Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ.

Thật bất ngờ, qua cuộc nói chuyện với GS Trần Kinh Điền (cháu ruột của GS Trần Kinh Hòa) ở Đại học Cao Hùng mà tôi biết thêm về nguồn gốc của Hoàng Trung Hải.

Ông cố của Hoàng Trung Hải tên là Hoàng Lâm (Fòng Lỉn), người xã Đông Nguyên, huyện Long Khê, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Thanh Quốc; nay là thị trấn Đông Nguyên, thành phố (cấp quận) Long Hải, địa cấp thị Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông Hoàng Lâm sinh ra hai người con trai, Hoàng Mậu (Fòng Mào - ông nội Hoàng Trung Hải) và Hoàng Tân (Fòng Xin - cha Hoàng Tranh).

Đầu thế kỷ XX, ông nội Hoàng Trung Hải đến Hải Phòng làm ăn. Hoàng Mậu có bốn con trai, Hoàng Quốc Anh (Coọc Dzếnh), Hoàng Tài (Sì Sói, cha Hoàng Trung Hải), Hoàng Quốc Khánh và Hoàng Quốc Chi.

Năm 1945, cả nhà Hoàng Mậu đi theo Việt Minh. Năm 1950, Hồ Chí Minh xin Mao Trạch Đông cử đoàn cố vấn Tàu sang Việt Nam. Trong đoàn cố vấn có Hoàng Tranh (Fòng Chèn), giữ chức Tổ trưởng Tổ phiên dịch (Hình 1). Hoàng Tranh là con trai trưởng của Hoàng Tân. Hoàng Tranh gọi Hoàng Mậu là bác ruột, nên cũng là anh em chú bác ruột với Hoàng Tài (cha Hoàng Trung Hải). Nhờ thông thạo tiếng Tàu và tiếng Việt nên Hoàng Tài được Hoàng Tranh giới thiệu vào Tổ phiên dịch Đoàn cố vấn Trung cộng. Đích thân Cố vấn trưởng La Quý Ba giới thiệu Hoàng Tài vào đảng Lao động Việt Nam.

Hồi cải cách ruộng đất, Hoàng Tài cướp được một cuộc đất tốt, thế phát vương, ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để làm nghĩa trang gia tộc. Bên trái khu lăng mộ Hoàng Mậu có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ (Hình 2). Năm 1958, Hoàng Tài được phong quân hàm Đại úy, phó Ban Văn thư, Văn phòng Tổng cục Chính trị. Năm 1959, gia đình Hoàng Tài có thêm một cậu con trai, Tài đặt tên con là Hoàng Trung Hải, ngụ ý họ Hoàng luôn trung thành với Trung Nam Hải.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Thơ Thái Bá Tân ( vừa viết )




CÓ ĐÚNG THẾ KHÔNG NHỈ?
Bạn viết một bài lớn
Về thảm họa môi trường
Hay nguy cơ mất nước,
Biển đảo và quê hương.
Bài viết hay, thuyết phục,
Suy ngẫm mấy ngày trời.
Thế mà đọc, like nó
Chỉ khoảng dăm ba người.
Nhưng bạn chụp bát phở,
Up lên cùng ảnh mình,
Rồi viết: Phở ngon quá.
Cô chủ cũng rất xinh.
Thì lập tức số like
Sẽ gấp mười, thật ghê.
Bạn viết tiếp: Đã quá.
Đúng thịt bò Kobe...

Tổ quốc nếu lần này đã mất, thì không bao giờ còn có thể phục quốc được nữa


Đàm Ngọc Tuyên
“Đặc khu, Đảng vẫn dựng xây - Thằng dân phản đối, tù đày mọt gông”.
Chỉ với hai câu thơ lục bát này, 14 từ thôi, nhưng cá nhân chủ quan cho rằng nó đã phổ quát đủ đầy về thực trạng biên cương, bờ cõi, hải đảo của Việt Nam ta, giờ đây còn hay đã mất.
Ngày 10/6/2018, là ngày mà toàn dân VN ở nhiều tỉnh thành, đã đồng loạt xuống đường biểu tình, để phản đối chính quyền CSVN, sẽ thông dự Luật Đặc khu (ĐK) và Luật An ninh mạng (ANM). Cuộc biểu tình này xét về không gian, về lượng người tham gia là rộng khắp, và lớn hơn rất nhiều, so với lần nhân dân biểu tình phản đối tập đoàn Formosa xả độc giết biển miền Trung, hồi thượng tuần tháng 5/2016.
Có thể nói, cuộc biểu tình ngày 10/6, là lớn nhất trong suốt 43 năm, kể từ ngày 30/4/1975, ngày ĐCSVN thống nhất đất nước về mặt địa lý.
Quyền biểu tình là một quyền Hiến định, tại Điều 25. Và, để phản đối Luật ĐK nếu chính quyền CSVN thông qua là sẽ mất nước (điều này đã có nhiều bài viết xác tín của những học giả rồi), cho nên sẽ không quá ngạc nhiên khi cuộc biểu tình ngày 10/6, lại có quy mô lớn nhất như vậy. Bởi nước mất thì nhà tan. Bởi có thể một nhóm người, một tổ chức chính trị, một đảng phái cam tâm quỳ mọp làm nô lệ ngoại bang, chứ đại đa nhân dân VN thì không đớn hèn như vậy (ước tính 92 triệu người - tổng dân VN là 97 triệu).

Điều đáng ngạc nhiên, biểu tình là quyền Hiến định, nhưng số biểu tình viên bị bắt trực tiếp trong ngày 10/6, hoặc bị bắt sau đó (gián tiếp liên quan đến biểu tình) cho đến hạ tuần tháng 11 này: ước tính hơn 1.000 người. Bởi lượng biểu tình viên bị bắt quá nhiều, thành thử những nơi vốn dĩ là địa điểm cho người dân vui chơi tinh thần ngày nghỉ, lại trở thành những trại giam giữ, na ná trại tập trung thời Phát-xít Đức, điển hình như công viên Tao Đàn (SG).

Tất nhiên, biểu tình viên bị bắt có quốc tịch VN, gốc Việt, và họ đang sinh sống ở đất nước của Cha, Ông họ để lại. Nhưng giờ đảng phái tiếm quyền cai trị, nên huyễn hoặc gọi là đất nước "độc lập, tự do, hạnh phúc", với khẩu hiệu hư cấu: "Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật". Cần nói rõ điều này, để độc giả không nhầm lẫn với bọn phát-xít Đức, ngày xưa, hay ISIS ở Trung Đông, hôm nay, mà là đang ở Việt Nam - một đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

CÂU CHUYỆN NIỀM TIN


Giáp Văn Dương
TS Giáp Văn Dương sinh năm 1976 (quê ở Lạng Giang, Bắc Giang), tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoá dầu đại học Bách khoa Hà Nội năm 1999, thạc sĩ ngành Công nghệ hoá học Đại học quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc) năm 2002, tiến sĩ ngành Vật lý kỹ thuật Đại học Công nghệ Vienna (Áo) năm 2006. Ông từng làm việc tại Đại học Liverpool (Anh) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS )
1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.
Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.
Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.
Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.
Tôi lên tàu điện: không có người soát vé. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi. Thỉnh thoảng họ có đi kiểm tra định kỳ thì cũng rất lịch sự, không gây cho mình cảm giác khó chịu.
Tôi ra siêu thị: không ai bắt tôi phải gửi đồ trước khi vào mua hàng. Không ai kiểm tra chúng tôi khi ra. Họ TÔN TRỌNG và TIN Ở CHÚNG TÔI.
Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. Điều khoản cho biết, nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: nếu chúng tôi bán xe rồi báo mất thì sao? Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên mất một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: tôi tin các anh không làm thế.

NHÂN QUỐC KHÁNH LÀO, NHẮC LẠI KẾT CỤC BI THẢM CỦA HOÀNG GIA LÀO SAU NGÀY 02/12/1975.



Ngày 02/12/1975, Pathet Lào chiếm được thủ đô Vientiane, quốc vương Savang Vatthana từ Hoàng cung ở Luang Prabang thoái vị, Vương quốc Lào chấm dứt tồn tại sau 622 năm (1353 - 1975). Thời thế đổi thay, những người lãnh đạo mới đã đối xử tàn bạo đối với gia đình vị quân chủ cuối cùng của đất nước Triệu Voi.
Sau ngày 02/12/1975, cựu hoàng Savang Vatthana từ chối đi sống lưu vong tại nước ngoài và được bổ nhiệm làm cố vấn tối cao cho chủ tịch nước, hoàng thân Souphanouvong. Sau đó một thời gian, cựu hoàng Savang Vatthana bỗng dưng lặng lẽ biến mất. Trong lần đến thăm Pháp năm 1989, ông Kaysone Phomvihane cho biết cựu hoàng mất vì già yếu vào năm 1981. Sự thật hoàn toàn không phải như thế.
Ngày 11/3/1977, cả gia đình Hoàng gia bị bắt và áp giải đưa đến trại học tập cải tạo Sam Neua (Sầm Nưa) tại Bắc Lào. Hoàng hậu Khamphoui bị tách khỏi gia đình và giam riêng trong khu dành cho nữ giới.
Tháng 9/1977, đại diện cuối cùng của đất nước Triệu Voi được nghe tuyên cáo: tất cả những phạm nhân bị bắt đều bị coi là kẻ thù của nhân dân và dân tộc Lào, không quyền công dân, giam không xét xử.

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHỔ CẬP CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU THẾ KỶ 20


Nhà văn Hoàng Quốc Hải
                                                        Ông Nguyễn Văn Vĩnh
Quốc ngữ có nghĩa là chữ của nước nhà. Chữ ấy phải ghi lại được chính xác tiếng nói của người mình. Nước ta có thuận lợi là toàn dân tộc nói cùng một thứ ngôn ngữ. Các vùng miền có thể có những thổ âm khác nhau, nhưng khi đã ghi âm các âm vị ấy thành chữ đọc lên ai cũng hiểu. Đó là thứ chữ chúng ta đang dùng hiện nay.
Thứ chữ như thế từ cổ đại đến cuối thể kỷ 19, nước ta chưa có. Thuần phải mượn chữ của người Trung Hoa để ghi lại tư tưởng, văn chương và lịch sử của giống nòi. Các học giả xưa cũng cố sáng tạo cho dân mình một loại chữ riêng, gọi là chữ NÔM. Nôm có nghĩa là Nam, ý muốn có nghĩa là chữ của ta. Nhưng chữ ấy lại không theo một quy tắc ngôn ngữ nào để phiên âm, mà tùy thuộc vào các nhà nho tự nghĩ ra để cho thêm vào chữ gốc, mỗi người một kiểu. Nhưng chữ gốc lại là chứ Hán. Vậy muốn đọc được chữ Nôm phải thông thạo chữ Hán. Thành thử ta phải học quốc ngữ bằng ngoại ngữ. Đó là một thứ đại bất tiện. Hơn nữa đọc các sách Hán cổ phải nhập tâm ít nhất 5000-7000 từ và phải học sà sã ít nhất từ 5 năm đến 7 năm, nếu không nói là 10 năm như lối dạy ngày xưa.
NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ
Tôi cam đoan nếu các thầy giáo trong hệ thống trường phổ thông ở nước ta đặt câu hỏi trước các em học sinh: “Chữ quốc ngữ ta đang học có từ bao giờ, và lịch sử ra đời của nó như thế nào”. Chắc chắn trong số 10 em được hỏi thì hơn 9 em không trả lời được. Và nếu như các em đặt lại câu hỏi ấy với thầy cô, chắc chắn sẽ đưa phần lớn các thầy cô vào ngõ cụt.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC LÀM ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG


Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenboduongsatcaotoclaocai@gmail.com
I. TÌNH HÌNH
Báo chí ngày 25/11/2019 cho biết Bộ GTVT thông tin: “Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc đã lập quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt chạy qua 8 tỉnh thành của Việt Nam: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng. Tổng chiều dài 392 km, với 38 ga, 73 cầu dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km; dự kiến kinh phí xây dựng hết 100.000 tỷ đồng. Dự báo năng lực vận tải hàng hóa trên tuyến là 10 triệu tấn, với 15 đôi tàu. Kinh phí khảo sát, lập quy hoạch là 10 triệu nhân dân tệ (32 tỷ đồng Việt Nam) được Chính phủ Trung Quốc cấp viện trợ không hoàn lại”.
Tuyến đường sắt này sẽ nối với thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Tây Nam của Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trong Đại dự án chiến lược kinh tế-chính trị-quốc phòng mang tính toàn cầu của Tập Cận Bình
1. Về mặt an ninh quốc phòng

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Bi hài việc tôn vinh người sáng tạo chữ quốc ngữ (*)


Lưu Trọng Văn
Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường A. Rhodes và F. Pina ở Đà Nẵng đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.
Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số.
Lý do quá rõ.
1.
- Cha F. Pina người Bồ Đào Nha từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không) trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.
Tại Lisbon Bồ Đào Nha còn lưu giữ các tư liệu chứng minh sự thật này. (Nhà thơ Hoàng Hưng, phó gs ngôn ngữ Hoàng Dũng cùng nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và người viết bài này đã trực tiếp được xem tư liệu này).
- Cha Gaspar de Amaral học trò học tiếng Việt của cha Pina có công soạn cuốn từ điển Việt- Bồ.
- Cha Antonio Barbosa một học trò tiếng Việt khác của cha Pina có công soạn từ điển Bồ- Việt.
- Cha A.Rhodes cũng là người được cha Pina dậy tiếng Việt có công lớn khi tổng hợp các thành tựu của các cha Pina, Amaral, Barbosa soạn thành bộ từ điển Việt- Bồ-La hoàn chỉnh chính thức in và công bố cho thế giới biết vào năm 1651 tại Roma, Ý.
Bên cạnh đó lịch sử cũng phải ghi công rất nhiều người Việt đã hỗ trợ tích cực cho các cha thực hiện việc sáng tạo chữ Việt mà chúng ta gọi là chữ Quốc ngữ ngày nay.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

CÁI CÒN LẠI và CÁI CÒN THIẾU


Mạc Văn Trang
Chuyện TP Đà Nẵng phải hoãn đặt tên đường phố mang tên hai giáo sĩ Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes do có 12 người ký tên phản đối, đã có nhiều người bàn luận. Tôi đã định không viết gì về chuyện này nữa, nhưng hôm nay lại nhận được một bài viết, của một người, nêu thêm mấy lý do.
Gộp cả lại, mấy người phản đối hoặc chưa đồng tình, vì cho rằng:
- Các vị giáo sĩ này Latinh hóa tiếng Việt nhằm mục đích truyền giáo chứ không nhằm giúp dân Việt Nam có chữ Quốc ngữ (Món quà vô tình, nên không cần cám ơn);
- Các vị giáo sĩ có liên quan đến chuyện Pháp xâm lược Việt Nam, vậy là có tội, sao lại có công (Dù các vị này đã chết hơn 200 năm, trước khi Pháp xâm lược Việt Nam);
- Latinh hóa là xu thế quốc tế vào thế kỷ XVI – XVII, Nhật, Trung quốc, Ấn độ, các nước Ả Rập… cũng tiến hành Latinh hóa chữ viết của họ, chứ đâu chỉ có Việt Nam … (Nhưng xin thưa, họ không thành công, nên nay vẫn dùng chữ riêng của họ, hoặc dùng tiếng Anh);
- Các giáo sĩ này không làm việc Latinh hóa Tiếng việt thì cũng sẽ có người khác làm (Nói vậy, cũng như nói, nếu ông không là bố tôi, mẹ tôi cũng lấy người đàn ông khác và cũng đẻ ra… tôi!);
- Chữ Quốc ngữ là công của nhiều giáo sĩ, chứ đâu chỉ có hai ông này. (Nhưng, thưa, hai ông này có ghi rõ tên tuổi trong những công trình còn lưu giữ đến nay, các ông cũng ghi rõ đã tiếp thu cái gì, làm thêm cái gì, chứ không đạo văn);

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng


Đặng Xương Hùng ( Nguyên cán bộ Bộ Ngoại Giao Vn )
28-11-2019
Việt Nam mới đây đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Ảnh: VNN
Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?
Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.
Tôi đã nhắc lại với anh:
– Cuộc gặp bí mật tại Thành Đô – Trung Quốc là có thật 100%. Họ đến đó để cầu xin, quy phục cộng sản Trung Quốc. (Tôi muốn anh tìm đọc Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ).
– Khi nhắc đến Hiệp ước Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
– Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại Campuchia và giữa TQ – VN).
– Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che trở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ).
Tôi cũng chia sẻ thêm với anh:
– Lãnh đạo Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường.
– Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:

500 ông bà nghị, 39 “thùng nhân” và 60 kí lô mét đường cao tốc cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sau hơn 40 năm


Quách Hạo Nhiên
39 “thùng nhân” và 2 triệu mỗi phút, 1 tỷ 1 một ngày
Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí trung bình cho mỗi phút họp Quốc hội ở Việt Nam là 2 triệu đồng, tương đương 1 tỷ một ngày[1]. Nếu tính từ ngày khai mạc (21/10/2019) đến nay thì kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV năm nay đã tiêu của dân hơn 30 tỷ đồng. Trong vai trò người nắm quyền lực tuyệt đối ở đất nước này, đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đương nhiên cũng tham dự. Điều đó cũng có nghĩa đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú trọng cũng góp phần vào công cuộc tiêu tiền của dân trong hơn tháng qua. Nhưng tiêu tiền của dân trong những dịp họp hội như thế nói cho cùng là chuyện đương nhiên, quốc gia nào cũng vậy. Vấn đề đáng nói ở đây là tiêu tiền của dân như thế nhưng có giúp ích gì cho dân hay không? Hay nói khác đi, người dân đóng thuế để nuôi các đại biểu, các ông bà nghị nhưng các ông bà nghị có xứng đáng với niềm tin; với những đồng tiền mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu của người dân đã đổ ra hay không?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần phát biểu và nhấn mạnh, đất nước và dân tộc Việt Nam “chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay”. Phải nói thật là, cho đến hôm nay tôi mới thật sự thấm thía về lời phát biểu này. Thấm thía vì lẽ theo tôi, Việt Nam là một dân tộc hào phóng và bao dung nhất nhì thế giới nên mới có chuyện hơn 90 triệu người (trong đó có 39 người vừa bỏ mạng trong thùng container vì vượt biên trái phép sang Anh) sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ một ngày cho gần 500 ông bà nghị “chém gió” ở Hội trường Diên Hồng trong ròng rã một tháng hơn. Đặc biệt, phải là một dân tộc rất giỏi chịu đựng nếu không muốn nói là đớn hèn, mê muội mới kiên nhẫn ngồi trước cái ti vi để xem và nghe một số ông bà nghị trong tư cách lãnh đạo các bộ, ban, ngành đọc và trả lời chất vấn chẳng khác gì các em học sinh phổ thông hay sinh viên đại học thảo luận trên lớp trong thời đại cờ mờ bốn chấm không (CM 4.0).
Và riêng tôi lại càng thấm thía và ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn không có một lời nào chia sẻ hay cảm ơn nào dành cho 39 đồng bào tôi (đa phần xuất thân ở vùng “đất học”, “địa linh nhân kiệt” Nghệ - Tĩnh) đã bỏ mạng nơi xứ người. Không những vậy, các thuộc cấp của ông trên mặt trận tuyên truyền sau thời gian đầu “nắm tình hình” đã bắt đầu những cuộc phản công khi không ngần ngại mỉa mai, phê phán những con người xấu số kia vì tham giàu mà vượt biên trái phép làm ảnh hưởng đến quốc gia, quốc thể…
Than ôi, làm người ai mà không tham! Nhưng người dân vì xuất phát điểm đói nghèo nên nếu họ tham âu cũng là lẽ thường trong cuộc sống của những người trần tục. Hơn nữa, họ cũng đã phải trả giá cho lòng tham ấy bằng chính sinh mạng của mình rồi. Nên dù không bênh vực nhưng với tôi những người dân xấu số kia dẫu sao vẫn đẹp hơn rất nhiều so với những kẻ miệng thì rao giảng “tất cả vì hạnh phúc nhân dân” nhưng lại “ăn không chừa một thứ gì của dân”.