Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

BẠN CẦN BIẾT : MỌI SỰ GHI CHÉP CẦN THEO ĐÚNG TRÌNH TỰ THỜI GIAN TRÁNH "RÂU ÔNG NỌ CẮM CẰM BÀ KIA"!

Matthew Chuong

 


I. DẪN NHẬP

1a) Đọc thấy trên một số báo ghi: "(...) Trương Định đóng quân tại Đám Lá Tối Trời ở làng Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang".

Sao, Trương Định lập căn cứ trong ... năm 1976 hả? Bởi vì, quí bạn chú ý, tên gọi "tỉnh Tiền Giang" CHỈ mới xuất hiện từ tháng 2/1976 mà thôi; trước đó ở vùng này theo dòng lịch sử KHÔNG hề có tên gọi "tỉnh Tiền Giang".

Viết đúng phải là "(...) ở làng Gia Thuận, thuộc Gò Công, tỉnh GIA ĐỊNH" (rồi mở ngoặc ghi chú: nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Vì, vào năm 1861 khi tướng quân Trương Định lập căn cứ, Gò Công bấy giờ thuộc tỉnh Gia Định đó đa! (sau này, Gò Công còn thay đổi nhiều bận về địa giới hành chánh)

1b) "Đám tang của chí sĩ Phan Châu Trinh, tháng 3 năm 1926, là môt sự kiện gây chấn động trong lòng nhân dân thành phố HCM". Ắt quí bạn thấy sai, ngay lập tức! Ghi đúng, phải là "...trong lòng người dân SÀI GÒN". Đâu phải vì hiện nay gọi "TP.HCM" (đổi tên từ tháng 7/1976), rồi đem cách goi này úp chụp trên dòng thời gian trước đó.

1c) Đọc thấy ghi quấy quá, như ri: "Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài cho đất nước. Năm 939, ông xưng vương, đặt kinh đô tại Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) => Cái rồi, đọc thấy có những ý kiến bàn luận cho rằng Hà Nội đã được chọn là kinh đô từ buổi đầu độc lập! Hả? Bình luận KHÔNG trúng lich sử gì hết!

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

 Nguyễn Hải Hoàn



Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời … Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó.

Lưu Quang Vũ mở đầu bài thơ ca ngợi tiếng Việt bằng một nhận xét tinh tế, chính xác, khiến các nhà ngôn ngữ học bậc thầy cũng phải ngạc nhiên: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói”. Nhà thơ muốn nhắc lại một sự thật lịch sử quan trọng mà các học giả ta ít để ý tới: Cách đây hơn 2000 năm, trước ngày chữ Hán chính thức vào Việt Nam theo chân đội quân của Triệu Đà, người Việt chưa hề biết chữ viết là gì, còn người Hán đã sử dụng chữ viết được hơn nghìn năm. Thế nhưng hồi ấy tổ tiên ta đã làm chủ một ngôn ngữ nói hoàn thiện, chín muồi tới mức “vẹn tròn”, có các ưu thế như ngữ âm cực kỳ phong phú, phát âm thống nhất trong cả nước, thích hợp dùng chữ viết biểu âm, được toàn dân yêu quý gìn giữ như một vật báu – đó là tiếng Việt.

Tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta có đặc điểm nổi trội nhất  ngữ âm cực giàu, ví dụ số âm tiết (syllable) nhiều gấp hơn chục lần tiếng Hán. [1] Vì thế tiếng Việt khác hẳn và không chung nguồn gốc với tiếng nói của các chủng tộc láng giềng phương Bắc, là những ngôn ngữ nghèo ngữ âm. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), tiếng Hán và tiếng các tộc Bách Việt thuộc ngữ hệ Hán-Tạng (Sino-Tibetan) hoặc Tai-Kadai. Đây là một trong những căn cứ để suy ra cộng đồng người nói tiếng Việt là cư dân bản địa chứ hoàn toàn không phải là cư dân di cư từ phương Bắc tới. [2]

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

KHÔNG THỂ NÀO QUÊN ( thơ )

 Nguyễn Thị  Lan Phương - 

Tặng các bạn lớp mình

 


Bao khao khát mong ngày ta trở lại

Cùng bạn bè vui dưới mái trường xưa

Ôi! Năm mươi năm thấm thoát thoi đưa

Sơn La quê mẹ nắng mưa nhọc nhằn

 

Ngày họp lớp các bạn ta nhủ nhắn

Nhớ về thơ ấu muối mặn cay gừng

Ta về cùng nhau tay bắt mặt mừng

Nhớ Nậm La thuở ngập ngừng xa xưa