Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Ngày trở lại ( thơ )

 

NGÀY TRỞ LẠI

       Kính tặng các thế hệ thầy cô giáo và các bạn học sinh Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La.

Nguyễn Thị Lan Phương, k70-73.

 




Về gặp nhau sau năm tháng chia xa

Suốt chặng đường đầy phong ba vất vả

Dù gian khó không bao giờ gục ngã

Lớp chúng mình hối hả khắp ngả đường

 

Những cô gái dáng duyên trước giảng đường

Bao chàng trai vùng biên cương chống giặc

Mặt trận nào lớp mình đều xuất sắc

Cứ trong veo giữa trầm mặc dị kỳ

 

Trường của chúng em ( ngâm thơ )

 






TRƯỜNG CỦA CHÚNG EM

Kính tặng các thầy cô giáo và các bạn hs Trường THPT Tô Hiệu TP Sơn La

 

Chúng em về đây dưới mái trường Tô Hiệu*

Xa bao năm nỗi nhớ vẫn cồn cào

Dòng Nậm La lững lờ một thuở

In đậm tình thầy trò đầm ấm năm nao...

 

Chúng em xa trường nỗi nhớ cứ nôn nao

Nụ cười các thầy cô với chúng em ngày nhỏ

Có định luật nào thầy Vượng không giảng rõ

Làm hành trang chúng em bước vào đời ...

 

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

TRUNG ĐÔNG: CUỘC CHIẾN 3.000 NĂM.

 


Khi người Do Thái (Jew) đến định cư ở Ai Cập cách nay gần 4.000 năm, họ được cư dân bản địa - những chủ nhân của nền văn minh cổ xưa nhất loài người - đón tiếp nồng hậu và cưu mang tận tình.

Năm 1710 trước CN, người Hitchcott chinh phục Ai Cập. Do văn hay, chữ tốt nên rất nhiều người Do Thái được kẻ xâm lược mời ra làm quan, và tất nhiên những người Ai Cập không bao giờ dung thứ cho cái lẽ “ăn cháo đá bát” đó! Đây tạm gọi là thù hận 1.

150 năm sau, người Ai Cập đánh đuổi được những kẻ xâm lược (1560 trước CN). Việc đầu tiên sau khi giành lại được độc lập là bắt cả dân tộc Do Thái làm nô lệ. Những đắng cay tủi nhục trong những năm tiếp đó không thể nào diễn đạt nổi. Đây là thù hận 2.

CHÚNG TA ĐANG Ở THỜI ĐẠI NÓI LÁO TOÀN TẬP!

 Toàn Láo Cả!

Đỗ Duy Ngọc



Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

THẰNG KHÙNG

 (Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)

(Bài viết của Phùng Quán)

 

(THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù).

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.

Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.