Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Hậu báo “Văn nghệ” và “Nỗi buồn chiến tranh” (Kỳ 5)

 Nguyên Ngọc

Phần này đọc đã. Mọi thứ bày ra, trắng phớ, kinh hoàng. Càng kính trọng Chú Ngọc, không có bộ óc thiết kế giải [thưởng] như “đánh một trận” kiên cường, nền văn học này đã không thể có đỉnh cao Nỗi buồn chiến tranh. Hậu giải buồn hơn bản thân tiểu thuyết nữa, vì sự trở cờ của nhiều tên tuổi nghĩ rằng mình vang lừng lắm và vang lừng mãi mãi. Đến giờ, dư luận chính giới vẫn chưa thừa nhận Nỗi buồn chiến tranh, việc này VN còn phải học Tàu, họ vun vén, quảng bá cho nhà văn quan chức Mạc Ngôn được ẳm Nobel, TQ phải có Nobel văn học. Xin lỗi, mấy lão VN hay tự kéo nhau xuống, kệ mẹ nó văn chương và mấy gã nhà văn quèn, kệ mẹ chúng! Đáng đời cái xó VN.

Dạ Ngân

 

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học ta, ít nhất là về đề tài chiến tranh. Trước nó, chủ yếu chỉ là sử thi. Sử thi thì độc thoại. Và độc đoán. Bởi vì đấy là phát ngôn dõng dạc, là tuyên bố nghiêm trang và khẳng khái của cộng đồng, truyền bá những chân lý tuyệt đối, không cho phép ai được cãi lại.

Đọc kỹ Bảo Ninh mà xem. Hầu như câu nào của anh cũng là tự đối thoại, tự cãi nhau, tự nghi ngờ chính điều vừa thốt ra. Anh nói: “Nỗi buồn được sống sót”, “Bây giờ thì đã qua cả rồi, tiếng ồn ào của xung đột đã im bặt. Gió lặng cây dừng, và vì chúng ta đã chiến thắng nên đương nhiên là chính nghĩa đã thắng. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân mình, cứ nhìn kỹ nền hòa bình thản nhiên kia và nhìn cái đất nước đã chiến thắng này mà xem: đau xót chua chát và nhất là buồn xiết bao.

Một người ngã xuống để những người khác sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế. Nhưng khi mà tôi và anh thì còn sống mà tất cả những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết sống trên cõi đời này đều gục ngã, bị nghiền nát, bị xô đẩy, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà đạp, đày đọa, bị bạo lực tăm tối hành hạ, làm nhục rồi giết chết, bị chôn vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt thì sự bình yên này, cuộc sống này, cảnh trời yên biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở, một sự trống rỗng thê thảm, một sự vô lý đến tột cùng, oái oăm và điên đảo gần giống như là một sự phản bội vậy...”.

Anh đi tìm, hôm nay, và anh tự trả lời: “… Có vẻ như anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình, đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh. Đối với tôi, tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi… trong những cánh rừng nguyên thủy của chiến tranh,… trong một sự nghiệp vừa được ghi nhớ vĩnh hằng vừa không ngừng bị lãng quên...”, “... và cứ thế, nửa điên rồ, [tôi] lao vào chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình... một cách đơn độc, một cách phản hiện thực, cay đắng và tuyệt vọng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc... Có lẽ từ nay, [tôi] thầm nghĩ, cuộc đời mình sẽ luôn luôn là thế này đây: tối tăm, đau khổ và rạng ngời hạnh phúc. Và cứ giữa mơ và tỉnh mà mình sẽ đi tiếp đoạn đời còn lại.”

Có lần Bảo Ninh nói với tôi: “... Sau tất cả những điều ghê gớm như vậy, sao hôm nay lại thế này?”. Đó là anh hỏi về xã hội và về chính anh.

Cuốn sách nặng nề của anh không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy vọng.

VÀI SUY NGHĨ VỀ HẬU BÁO VĂN NGHỆ VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA NGUYÊN NGỌC

 

Đỗ Trường

 

Đọc “Hu Báo Văn Ngh Và Ni Bun Chiến Tranh” ca nhà văn Nguyên Ngc, tuy rt khoái, nhưng tôi cm thy còn chút lăn tăn. Bi, không ch Nguyên Ngc, mà mt s nhà văn trong nước vn còn luyến tiếc cái Trường viết văn Nguyn Du. Mt cái trường, dường như có tác dng hp thc hóa bng cp cho các bác va t chiến trường tr v thì đúng hơn. Ch các bác đã tha biết, có cái trường quái nào đào to được nhà văn, nhà thơ đâu. Do vy, không nhng gii tán cái trường này, mà các bác nên gii tán luôn cái Hi nhà văn, cái Văn Ngh Quân Đội, cũng như các trường báo chí tuyên truyn, trường lut pháp cùng các đoàn, trường ngh thut quân đội đỡ gánh nng thuế má ca người dân. Biết là vô tác dng như vy, chng hiu thế chó nào các bác còn c vt vát, để li mt cái khoa đầu tha đuôi tho cho ông Văn Giá. Tôi chưa đọc Văn Giá, nhưng nghe nói, ông hay ai đó mi Nguyn Văn Th v ging dy, hay chuyn trò gì đó cho các nhà văn tương lai. Gm! đâu không biết, ch Đức này, my bà sn sn cùng cnh cày thuế cuc mướn vi Th Mui cười tươi, vén qun lên ti bn v c bèn bt, khi nghe gã v nước dy viết văn. Tôi không quen biết gì Th Mui, nhưng trước đây thy bác và đám đàn em Berlin, Chemnitz đánh trng, khua chiêng v Phim Quyên, nên tìm đọc cun sách này. Đọc xong, mt k đã tri qua khá nhiu tri t nn hơi tiếc thi gian, nên tôi lm bm: Th Mui chng hiu đếch gì v t nn, và tâm lý người vượt biên trn chy. Do vy, tôi có viết vài suy nghĩ v cun sách này, dường như làm bác Th Mui hơi bun.

Tôi đồng ý vi Nguyên Ngc v s đánh giá cao Ni Bun Chiến Tranh ca Bo Ninh. Tuy nhiên, cun sách này còn không ít nhng đon Bo Ninh lên gân, và bc phét hơi b nghĩa l, ch không toàn bích như Nguyên Ngc đã viết. Tôi ch làm ngh úp mt vào cho. Mt công vic chng liên quan quái gì đến thơ văn nhc ha c. Song cái tính táy máy, nên đôi khi cũng viết cho vui. BO NINH- NGƯỜI LÀM L B M CHO GIAI ĐON VĂN THƠ MINH HA, tôi viết trong lúc táy máy như vy, và đã khá lâu ri. Tin tôi treo li lên đây, bài viết có th không đúng, các bác đọc cho vui thôi nhé:

BO NINH, NGƯỜI LÀM L B M CHO GIAI ĐON THƠ VĂN MINH HA

(Mục chân dung nhà văn- Đỗ Trường)

Cuc sng này, qu tht còn có nhiu điu không th hiu. Tôi ch là người viết văn tép riu, vui là chính, như li nhà thơ Trn Nhương. y thế mà, tôi cm giác, văn thơ như có mt si dây vô hình nào đó gn bết li li vi nhau. Khi viết Nguyn Trng To, tôi li nghĩ đến nhà thơ Hoàng Cát, Lưu Quang Vũ. Lúc viết v Trn Mnh Ho, cái hào sng, khí phách con người cũng như thơ ca Bùi Minh Quc li hin v. Viết xong Đỗ Hoàng, thế quái nào tâm trí còn đọng li bác Bo Ninh. Gi này đang viết v Bo Ninh, người lính chiến min Bc, li thy ông em h, lính thám kích min Nam, chết sau my năm tr v, t nhà tù Thanh Hóa, ngi lù lù bên cnh …

Nguyn Minh Châu là nhà văn tài năng s mt ca min Bc viết tiu thuyết, văn xuôi v đề tài chiến tranh. “ Du Chân Người Lính“ được cho là mt trong nhng cun tiêu biu đỉnh cao ngh thut ca văn hc thi k y. Nhưng năm 1987, Nguyn Minh Châu ra li kêu gi bng chính tác phm ca mình: “ Hãy Đọc Li Ai Điếu Cho Mt Giai Đon Văn Ngh Minh Ha“. Tht ra, trước ông đã có mt s nhà văn, nhà thơ đã định làm l b m cho cái giai đon văn ngh tuyên truyn, minh ha này. Tiêu biu Phm Tiến Dut năm 1974 vi bài thơ “ Vòng Trng“. My năm sau, Nguyn Trng To li trn tri vi bài “ Tn Mn Thi Tôi Sng“…Chưa đúng thi, c hai ông đều b tm qut. Văn chương thơ phú mun nói tht viết tht, qu tht còn nguy him hơn c ngoài mt trn. Phm Tiến Dut ln li chiến trường, còn Nguyn Trng To b dn đến chân tường, có nhng lúc ông đã phi nghĩ đến cái chết.

Không ai ph nhn nhng đóng góp, sc mnh ca văn thơ tuyên truyn, c động trong thi đim đó và tài năng ca các nhà thơ nhà văn. Nhưng văn thơ tuyên truyn, minh ha ch nht thi, có tui th ngn. Ngay đến nhà thơ tài danh Xuân Diu, đầu năm 1979 vào Buôn Mê Thut, theo đơn đặt ca tnh y Daklak, ông viết bài thơ Huyn Lc. Bài thơ này, được ông đọc và bình trước sinh viên trường đại hc Tây Nguyên, trường sư phm. Bài thơ không hay! Có mt tên tri đánh Hoàng Thế Hoan (sinh viên sư phm Đà Lt, quê quán Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định), dám c gan chê ngay trước mt ông như vy. Âu đó cũng là chuyn bình thường, bi thơ đó không được tiết ra t xúc cm tâm hn Xuân Diu, mà cái đơn đặt hàng nó viết đấy thôi.

Ông phó ci, hàng xóm nhà tôi, người lính đã tri qua ba cuc chiến. Ngày còn nh anh thường phi theo cha đi đóng ci xay khp nơi, nên ít được đến trường. Nhưng anh ham đọc, nht là sách, truyn viết v chiến tranh. Có ln anh hi tôi, theo chú, ti sao truyn ca Bo Ninh đọc đi đọc li mãi không chán? Nếu như người khác, tôi đã cho là hi đểu, nhưng vi anh tôi biết, đó là câu hi tht. Vâng! Ch mt câu tr li: S tht tàn nhn ca chiến tranh. Và tôi hi li, anh đọc Ni Bun Chiến Tranh, thy Bo Ninh viết v nhng người lính và chiến trường ging nhng gì anh đã tri qua không? Anh bo, ging…ging lm, người lính tên Can là mt phn cuc sng ca anh v c xut thân quê quán, hoàn cnh, chiến tranh đánh đấm khói la cho đến suy nghĩ

Cách nay va tròn hai mươi năm(1993), tôi có v Hà Ni, gp được ông em h va tù ra vì can ti là lính thám kích, quân đội VNCH. Tôi có đưa cho hn cun Ni Bun Chiến Tranh. Đọc xong, hn bo, ông Bo Ninh viết hoàn toàn sai v người lính VNCH. Như câu chuyn bn người lính thám kích b bt, tác gi viết mt cách không đúng s tht. T cách mô t hành động đến thut li nhng mu đối thoi ca nhng người lính thám kích này.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Hậu báo “Văn nghệ” và “Nỗi buồn chiến tranh” (Kỳ 4)

Nguyên Ngọc

Khi tôi về làm Đảng đoàn ở Hội Nhà văn, anh Trần Độ có gọi tôi đến hỏi tôi định làm những gì ở đấy. Tôi đã nói đủ thứ kế hoạch, nhưng cuối cùng chốt lại hai việc cụ thể quyết sẽ tập trung chủ yếu: khôi phục lại thật đàng hoàng tạp chí Văn học nước ngoài để chấm dứt sự đứt đoạn gần thế kỷ của ta với văn học thế giới, và làm Trường Viết văn Nguyễn Du. Trước đây, Hội Nhà văn đã thường có những lớp viết văn ngắn hạn ba tháng hoặc có khi sáu tháng cho nhà văn trẻ. Tôi không quan niệm đào tạo nhà văn theo kiểu đó, đấy là những lớp “truyền nghề”. Theo tôi văn chương là một thứ không thể truyền nghề, người đi trước có thể nói một số kinh nghiệm gì đó cho người đi sau, song cũng chẳng ích lợi bao nhiêu. Người viết văn trước hết phải là người có tài “do trời cho”, và mỗi người có tài sẽ “biết” viết theo kiểu của mình, “tạng” của mình, không ai giống ai, có lẽ cũng gần như vân tay của mỗi người, tuyệt đối khác biệt. Vả chăng có hai nhà văn giống hệt nhau, thậm chí chỉ mại mại giống nhau, thì vô ích. Có một ông Nguyễn Du là rất tuyệt, nhưng có hai ông Nguyễn Du thì thừa một ông… Song tôi lại có một nhận xét, dường như ở ta tài năng văn học đặc sắc thường bộc lộ rất sớm, Nguyên Hồng viết Bỉ vỏ năm 16 tuổi, Chế Lan Viên in Điêu tàn năm 17, nhưng rồi không ai đi được thật xa, thường tự lặp lại mình, hay tàn lụi dần…

Vì sao? Có thể chăng ở mặt bằng văn hóa chung của xã hội không cao, và đặc biệt một nền giáo dục nói chung, đặc biệt giáo dục đại học còn quá lạc hậu, hoàn toàn không đủ sức tạo nền tảng cơ bản cho người cầm bút có thể đi thật xa, sau khi đã tiêu tốn hết vốn tài năng bẩm sinh.

Chúng tôi nuôi tham vọng thay thế một trường đại học như cần phải có, bằng cách làm Trường Viết văn Nguyễn Du.

Ngay từ đầu trường Đại học Viết văn Nguyễn Du đã không chủ trương mời các nhà văn đến dạy nghề. Thỉnh thoảng các anh chị chỉ đến chơi với người học, tâm sự đôi chút chuyện đời và công việc viết của mình. Cũng là để người học làm quen dần với đời sống văn học…

Trường Viết văn Nguyễn Du có cái may lớn, nó được giao từ đầu cho hai người chủ trì rất đặc sắc, thậm chí nghĩ lại không còn chọn lựa nào hơn: Hoàng Ngọc Hiến và Phạm Vĩnh Cư.

Hoàng Ngọc Hiến từ Đại học Vinh đã quyết tìm mọi cách ra Hà Nội để thoát khỏi tình trạng tỉnh lẻ. Anh có nền tảng tri thức toàn diện rất vững chắc. Và lại rất độc đáo, thường đột ngột sáng chói bất ngờ, có phần gì đó hơi giống Trần Quốc Vượng, người có “thính giác” đặc biệt về khảo cổ. Tôi có mấy lần đi với anh Vượng, hai anh em cứ như lững thững dạo chơi. Đột ngột anh dừng lại, đứng im một lúc, rồi bảo: Đào xuống đi, ngay dưới chân tớ đây… Và khám phá ra cả một kho di vật thượng cổ cực kỳ quý hiếm. Hẳn nhiều người còn nhớ Hoàng Ngọc Hiến là tác giả bài báo chấn động về “Văn học phải đạo”, xuất hiện rất sớm, lúc anh Giang Nam còn phụ trách tờ Văn nghệ. Một tiếng sấm giữa trời còn trong – hay đúng hơn trời còn đục ngầu. Anh vừa tài tử, thường phá cách, lại vừa là một nhà sư phạm nghiêm cẩn và tinh anh…

Cùng với Hoàng Ngọc Hiến là Phạm Vĩnh Cư.

Phạm Vĩnh Cư được đào tạo ở Nga từ mẫu giáo cho đến trên đại học, và ở Đại học Lomonossov, một kiểu Harvard của Moskva. Những nhà văn Nga tôi từng quen thân đều bảo Cư còn am hiểu văn hóa và văn học Nga giỏi và sâu hơn cả họ. Thấu hiểu tường tận và say mê. Tôi biết có những hôm Cư ra ngồi suốt ngày cạnh mộ Gogol, nhà văn kinh điển đậm đặc tâm hồn Nga. Phạm Vĩnh Cư uyên bác, và theo tôi so với Hoàng Ngọc Hiến, anh có phần ít nhiều bài bản, chỉn chu hơn bên cạnh một anh Hiến hơi nghệ sĩ hơn. Bây giờ nhìn lại, hóa ra ở Nguyễn Du các anh đã thực sự thực hiện cái mà mấy chục năm sau ta sẽ gọi là giáo dục khai phóng, sớm và sâu sắc một cách khác thường. Đến với sinh viên ở đây hằng ngày suốt ba năm không phải là các nhà văn đi trước hay giảng viên ở các trường đại học khác, mà là các chuyên gia hàng đầu ở hầu hết các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đôi khi cả khoa học tự nhiên. Và họ nói về những nghiên cứu, tìm tòi, trải nghiệm, suy nghĩ tâm huyết nhất của họ ở lĩnh vực mà họ cống hiến cả cuộc đời. Đặc biệt những điều chính họ bằng trực cảm nhận ra còn mơ hồ. Họ tâm sự và mong muốn người học thử cùng nghĩ, cùng họ đi tìm. Có người trình bày cả một công trình nghiên cứu công phu lớp lang hoàn chỉnh, có người ngược lại hầu như chỉ kể chuyện lang bang rất tài tử, thỉnh thoảng đột ngột lóe sáng một ánh chớp… Cũng có khi hai chuyên gia cùng một lĩnh vực, nói cùng một chủ đề, mà ý kiến, thậm chí cả quan điểm hoàn toàn ngược nhau. Và ở đây, các thầy tâm sự với người học những điều họ không nói ở bất cứ nơi nào khác.

Tôi còn nhớ một “sự cố”: không hiểu vì sao mà người đầu tiên đến nói ngay đầu khóa một (1979) là anh Hồ Ngọc Đại. Anh Đại thì ta biết rồi, anh ăn nói sắc sảo mà ngang tàng, chẳng nể ai, chẳng kiêng bất cứ điều gì. Đang giữa câu chuyện thao thao, anh đột nhiên dừng lại và hỏi: Các bạn có biết vì sao mà Cách mạng tháng 8 năm 45 thành công không? Ấy là vì dân ta bấy giờ còn ngu quá! Chứ như hôm nay ấy à, còn lâu!... Tôi gọi cậu bảo vệ: Ra đóng ngay cổng trường ngoài kia lại, kẻo công an vào tóm đầu tất cả thầy trò chúng ta bây giờ. Nghĩ lại cho kỹ, cho thật, Hồ Ngọc Đại đã không nói sai. Hai triệu người đang chết đói, Việt Minh đã khôn khéo phá kho thóc, cả nước bỗng rùng rùng đứng dậy như thác lũ, không gì ngăn nổi. Tất nhiên Cách mạng tháng 8 không chỉ có thế, nhân dân tích tụ uất ức vì nô lệ cả trăm năm, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ để bùng cháy, nhưng kỳ thực lúc ấy đã có mấy ai gọi là giác ngộ cách mạng gì đâu. Hiện tượng đám đông mà Gustave Le Bon từng nói là có thật. Hồ Ngọc Đại vốn có tiếng nói bạo, nói ngược, cũng có phần ỷ thế con rể Tổng bí thư Lê Duẩn. Tuy nhiên việc một “sự cố” như vậy diễn ra đúng từ ngày đầu tiên của khóa một, nói theo cách nào đó, không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Chúng tôi thật sự muốn gây hoang mang cho người học vừa bước chân vào trường, khiến họ mất hết lòng tin vào tất cả những gì vẫn đinh ninh trước khi đến đây. Họ nghi ngờ tất cả, và thậm chí nghi ngờ cả những điều các thầy, các chuyên gia đầu ngành nổi tiếng sẽ được mời đến nói với họ trong suốt ba năm sắp tới ở trường. Và tự làm lại chính mình, độc lập và thật sự tự do.

Là một trường đại học dẫu sao cũng là của nhà nước nên tất phải có phần gọi là chương trình “cứng” bắt buộc, bộ phận giáo vụ do anh Trần Niêm phụ trách đã ghi rõ môn “Triết học Marx-Engels” (chứ không Marx-Lenin). Phần này do các anh Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Trọng Chuẩn, Việt Phương, Tạ Văn Thành trình bày, anh Lê Hữu Tầng mở đầu, và anh Dương Phú Hiệp tổng kết. Tôi gọi là trình bày bởi có người giảng rất bài bản, có người chỉ trò chuyện nhẹ nhàng cởi mở, người học nghe, hiểu và chấp nhận đến đâu là do tự chính mình.

Các anh Việt Phương, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Khắc Dương nói về triết học phương Tây. Triết học phương Đông, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo là phần của các anh Minh Chi, Quang Đạm, Trần Đình Hượu, Phan Ngọc…

Xã hội học có các anh Phạm Bích San, Tô Duy Hợp, Nguyễn Hồng Phong. Mỹ học có anh Như Thiết. Anh Trần Niêm ở giáo vụ giới thiệu “Ghi chú về nghệ thuật” của Nguyễn Quân và về Kagan.

Tâm lý học được coi là phần rất quan trọng. Trường mời được chuyên gia hàng đầu Phạm Hoàng Gia. Phạm Minh Hạc nói về tâm lý học xô-viết, Hồ Ngọc Đại về tâm lý học hành vi, Phạm Vĩnh Cư về tâm lý học nghệ thuật và Hoàng Ngọc Hiến về phân tâm học.

Về ngôn ngữ học có các chuyên gia Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Hoàng Tuệ.

Các anh Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê, Trần Đình Hượu, Phan Ngọc nói về lịch sử Việt Nam, lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt. Về lịch sử thế giới thì có các chuyên gia Lương Ninh, Nguyễn Quốc Hùng… Có cả một lực lượng đông đảo, đa dạng và phong phú các anh chị cho phần văn học nghệ thuật Việt Nam và thế giới, những Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Huệ Chi, Đình Quang, Nguyễn Thụ, Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Vĩnh Cư…

Cũng có trường hợp thú vị hai nhà dân tộc học danh tiếng Đặng Nghiêm Vạn và Nguyễn Từ Chi, đều là chuyên gia sâu về Mường, anh Vạn thuộc trường phái Liên Xô, chỉn chu, bài bản, thông thạo cả Tây Nguyên, anh Từ Chi gần phương Tây, đúng hơn là độc đáo gần như một mình, với Tây Nguyên, anh chỉ “đá” qua một thoáng, chỉ viết một bài, nhưng là bài cực kỳ đặc sắc, nhiều phát hiện mới mẻ, những dự báo, cả cảnh báo của anh về sau đều được chứng minh chính xác hoàn toàn. Tôi thân anh Vạn hơn, nhưng lại “sợ”, phục Từ Chi hơn. Khi anh Từ Chi mất năm 1995, nhà dân tộc học bậc thầy thế giới Georges Condominas viết: “Việt Nam vừa mất một nhà bác học”…

Trong ba năm ở Nguyễn Du, các nhà văn trẻ được gần gũi hằng ngày với những chuyên gia hàng đầu của rất nhiều lĩnh vực như thế, và tôi có cảm giác các thầy đến đây cũng rất khác với khi đến với các đại học thông thường. Họ biết trước mặt họ là những tài năng đang chớm nở, được chọn lọc hiếm hoi, rất nhạy cảm, rất khao khát cái mới, cái lạ, cái thật, họ có thể nói hết, cả những điều chính họ còn tìm tòi, trăn trở, thậm chí bế tắc chưa tìm được lời giải. Họ đến không phải để truyền đạt những chân lý, cũng không phải chỉ để truyền dạy kiến thức, mà còn tâm sự những nghi ngờ của chính họ… Điều thú vị là chính cách dạy và học này mang lại thành quả giải phóng tư duy cho người học, đánh thức tiềm năng vốn có sẵn trong họ, đặc biệt ở những người… học rồi quên hết, như ở Bảo Ninh hay Trung Trung Đỉnh, để chỉ thử kể hai trường hợp nổi bật. Và đương nhiên nó không đồng đều ở mọi người. Cũng có người học thế mà chẳng “vào” được bao nhiêu. Bấy giờ có anh Đệ ở Thanh Hóa, rất nghèo, vợ chồng bán cả nhà để Đệ ra học Nguyễn Du, nhưng rồi cũng chẳng đến đâu, tôi rất thương, thường hỏi thăm, bây giờ Đệ làm biên tập ở một cơ quan truyền thông nào đó. Chuyện văn chương là thế, trông vậy mà rất khắc nghiệt…

Hậu báo “Văn nghệ” và “Nỗi buồn chiến tranh” (Kỳ 3)

 

Nguyên Ngọc

Nãy giờ là một số chuyện linh tinh ở Hội Nhà văn sau Đại hội IV, coi như chuyện thường ngày ở huyện. Bây giờ mới tới chuyện nghiêm trang hơn, về cái ban được Thường trực giao cho tôi, như tôi đã nói, có cái tên nghĩ kỹ một chút sẽ thấy rất kỳ quặc: Ban Sáng tác. Thử nhớ xem từ ông Balzac, ông Flaubert, ông Dostoievski, ông Tolstoi, ông Victor Hugo cho đến ông Hemingway, ông Faulkner, ông Jean-Paul Sartre, ông Milan Kundera, ông Salman Rushdhie… có ông nào cần một Ban Sáng tác không? Vậy cái gọi là Ban Sáng tác là ban gì và để làm gì? Kiếm tiền để tài trợ cho các nhà văn sáng tác chăng? Hình như lâu nay đó là một trong những công việc chính của Hội Nhà văn và họ làm khá thành công. Lý do thành công khá buồn cười: các vị “cấp trên” rất cao và đầy uy quyền ở ta rất khinh thường các ông bà nhà văn đúng như anh Nguyễn Đăng Mạnh đã nói thẳng với Tổng bí thư Đảng, lại vừa khá… sợ cái đám các ông bà ấy, đám ấy mà bất bình viết linh tinh lên thì cũng rất phiền. Chi bằng cho chúng ít tiền để mà “yên dân”. Các vị Chủ tịch hội biết rõ tâm lý đó thường định kỳ lên vừa dọa vừa xin, mỗi lần đều được tỷ này tỷ nọ, về phân phát cho hội viên, vừa được tiếng chăm lo cho anh em, vừa nhận được thêm phiếu mỗi khi bầu bán, thậm chí có người giống hệt như ông Tập bên Tàu tin chắc bằng cách này sẽ giữ được ghế Chủ tịch suốt đời… Tôi tin rằng không ít người hiểu rõ sự tệ hại và đáng xấu hổ của cái lối ngửa tay nhận tiền này, anh là người lao động văn học, anh làm ra sản phẩm đem bán mà sống chứ, có người thợ mộc nào ngoài món tiền bán cái bàn cái ghế do mình làm ra, lại được nhà nước tài trợ thêm không? Sao riêng anh lại có? Nhuận bút ở ta không đủ sống, thì làm thêm nghề khác mà tồn tại. Nhưng rồi mọi người đều vừa thở dài vừa nhận tuốt, “mình không nhận thì thằng khác cũng nhận, tội gì! Không nhận khéo “chúng nó” lại bỏ vào túi riêng”. Chị Ý Nhi bảo tôi, xưa nay hai anh em mình tuyệt đối không nhận một xu nào gọi là trợ cấp sáng tác của Hội, hai chúng tôi thuộc về thiểu số tuyệt đối.

Vậy Ban Sáng tác làm gì? “Chỉ đạo” sáng tác ư? Mới nghe đã thấy buồn cười. Là nhà văn thì họ viết, thích gì thì viết nấy, viết thế nào là hoàn toàn do họ, hay dở họ chịu…, cái ban này làm thế nào chỉ đạo được, vả anh lấy tư cách gì mà dám chỉ đạo họ. Nghĩ cho cùng, viết hay sáng tạo nghệ thuật nói chung là công việc tự do nhất, cũng là đơn độc nhất trên đời. Chỉ có một thứ duy nhất có thể ngăn cản anh: tài năng của anh. Nếu anh thật sự không có tài thì trời cũng chẳng giúp gì anh được. Thế thôi. Tất cả những đàn áp, cấm đoán, khủng bố, thậm chí bỏ tù… của bất cứ quyền lực xã hội nào đều là diễn ra sau đó. Tuy nhiên Mikhail Bulgakov có câu phán tuyệt vời “Les manuscrits ne brûlent pas”, bản thảo là thứ đốt không cháy. Chứng cứ sống sờ sờ, tác phẩm Truyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đã bị một ông Bộ trưởng của cái bộ được gọi là Bộ Văn hóa, buồn thay lại là một nhà thơ không hề xoàng và tôi đã từng tin, ra lệnh cho vào máy xay kỳ nát ra thành bột. Vậy mà rồi cứ như bằng phép màu nó lại sống lại, mạnh mẽ hơn, rực rỡ hơn, trường tồn…

Gần đây đọc nghiên cứu công phu của chị Thụy Khuê, ta càng biết rõ hơn Tự Lực Văn Đoàn kỳ thực trước sau chỉ có mấy người, ba anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam gốc Hội An xứ Quảng nhưng đều sinh ở Cẩm Giàng, Hải Dương, cùng Khái Hưng, Thế Lữ, Tú Mỡ, về sau có thêm Xuân Diệu, cộng thêm một họa sĩ tài danh nhất nước Nguyễn Gia Trí, mà như nhà nghiên cứu Trương Chính đánh giá “trong vòng tám năm, từ 1932 đến 1940, (họ đã) chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai”. Còn Nguyễn Hưng Quốc thì nhấn mạnh: “Chỉ với bảy người và chỉ trong khoảng một thời gian ngắn ngủi, họ làm được nhiều việc hơn bất cứ một nhóm văn học tư nhân nào khác trong cả lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay”. “Đó không phải là nhóm lớn nhất hay quan trọng nhất trong “nền văn học hiện đại” hay trong giai đoạn 1930-40, mà là trong suốt cả lịch sử kéo dài hơn một ngàn năm của văn học Việt Nam nói chung.” Với nòng cốt đó, họ còn tập họp được một loạt nhà văn nhà thơ và nghệ sĩ ưu tú, những Huy Cận, Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Phạm Cao Củng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Đinh Hùng, Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Lê Minh Đức…

Đặc biệt họ đã góp phần quan trọng phát hiện, dìu dắt và đào tạo, hình thành nên cả một lớp tài năng trẻ tiếp nối đặc sắc. Bằng cách gì? Không hề có trường lớp. Chủ yếu bằng các Giải thưởng Tự Lực văn đoàn, muốn nói gì thì nói, là giải thưởng văn học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ.

Hãy thử nghe một tư liệu về tổ chức văn học một thời này:

“…Giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn là giải văn chương tư nhân đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó hoàn toàn mang tinh thần “Tự lực” – không nương nhờ chính quyền hay bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào, cả về tư cách pháp nhân lẫn kinh phí trao thưởng. Ban giám khảo của giải thưởng chính là chòm sao thất tinh đã làm nên tên tuổi Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu. Điểm đặc biệt nữa của giải thưởng này là không nhận tác phẩm đã xuất bản, mà chỉ nhận bản thảo dự thi, với tôn chỉ “phải để xác định một tài năng đầy đủ và dồi dào”, vì thế giải mang tính phát hiện rất cao.

Tự Lực Văn Đoàn có cả thảy bốn lần tổ chức giải thưởng vào các năm 1935, 1937, 1938 và 1939:

- Năm 1935: không có tác phẩm trúng giải (chính thức), mà chỉ có bốn tác phẩm được nhận giải khuyến khích.

- Năm 1937: không có tác phẩm trúng giải nhất, nên giải được chia làm hai, một cho kịch Kim tiền của Vi Huyền Đắc, một cho phóng sự tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Cũng năm này, được Hội đồng “đặc biệt khuyến khích” là tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính.

- Năm 1938: Tự Lực Văn Đoàn tuyên bố “Sau khi xem xét kỹ càng tất cả tác phẩm dự thi, Ban giám khảo của giải thưởng văn chương Tự Lực Văn Đoàn 1938 đã nhất định không tặng giải thưởng”.

- Năm 1939: tiểu thuyết Làm lẽ của Mạnh Phú Tư và tiểu thuyết Cái nhà gạch của Kim Hà trúng giải. Ngoài ra còn có hai tập thơ “được chú ý đặc biệt”, là Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh.”

Người cho chúng ta tư liệu quý này còn viết thêm:

“Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực Văn Đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm… Đây là một giải thưởng uy tín, một bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người đoạt giải: Ðỗ Ðức Thu, Phan Văn Dật, Vi Huyền Đắc, Nguyên Hồng, Anh Thơ, Tế Hanh… Thoạt nhìn đã có thể thấy, đây là một giải thưởng có tính phát hiện cao. Hầu hết các tác phẩm được giải là tác phẩm đầu tay, và nhiều tác phẩm trong số đó lúc ra mắt qua giải thưởng Tự lực Văn Đoàn, như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bức tranh quê của Anh Thơ… đã thành “hiện tượng” trong đời sống văn học. Và thật thú vị, những nhà văn chủ trì Tự Lực Văn Đoàn, vốn được coi thuộc khuynh hướng lãng mạn, lại chọn biểu dương những cây bút gần như ngược hẳn với mình, đậm chất hiện thực xã hội, nhiều khi đến gay gắt. Có thể điều này rất quan trọng: giải thưởng do đó khêu gợi và quy tụ cả một dàn đồng ca rộn rã phong phú đa dạng như chưa từng có những tài năng mới, trẻ, góp phần tạo nên “cả một thời đại mới trong văn học” như cách nói của Hoài Thanh.” (theo Wikipedia Việt Nam).



Riêng tôi còn nhớ một tác giả trẻ cuối cùng đầy triển vọng cũng do nhóm văn học tài hoa và tinh tế này phát hiện, nhà văn Đỗ Tốn với tập truyện Hoa vông vang ra đời ở nhà xuất bản Đời Nay đâu chỉ vài tháng trước ngày Cách mạng tháng 8-1945. Chỉ có cuộc cách mạng này mới chính thức và thật sự kết thúc Tự Lực văn đoàn và giai đoạn văn học hiện đại rực rỡ do nó góp phần lớn tạo nên.

Nhân ngày tết nguyên tiêu mới kể LÝ LONG TƯỜNG - VỊ BẠCH MÃ HOÀNG TỬ ĐÁNH BẠI QUÂN MÔNG CỔ TRÊN XỨ CAO LY

 Minh Bảo





Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.

Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.

Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt Nam.

Nhân ngày tết nguyên tiêu Tân Sửu, xin gửi đến các bạn câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.

Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Hàn Quốc.

Từ Đại Đô Đốc Hải Quân đến người tỵ nạn xứ Cao Ly

Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương. Ông là em trai vua Lý Cao Tông và là chú của Lý Huệ Tông.

Với tư cách là con vua Anh Tông, em trai vua Cao Tông, chú vua Huệ Tông nên có thể nói Lý Long Tường là một trong những hoàng thất quan trọng có vai vế vào hàng cao nhất của nhà Lý. Ông lại nắm trong tay lực lượng trên biển hùng mạnh nhất trong khu vực thời bấy giờ, đó là hạm đội hải quân nhà Lý (trú đóng tại Đồ Sơn).

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Công dân cuối cùng của Liên Xô là ai?

 


Khi Liên Xô tan rã thành nước Nga và các nước cộng hòa. Có một người Liên Xô không ở trên trái đất, phi công vũ trụ Sergei Krikalev. Nước Nga rơi vào khủng hoảng sau đó, không ai quan tâm đến chuyện trên trời nữa và anh hùng phi công vũ trụ bị rơi vào quên lãng. Chuyện quan trọng của nước Nga những năm 90 là ổ bánh mì chống đói.

Sergei Krikalev cũng trở thành phi hành gia bất đắc dĩ lập kỷ lục thế giới về thời gian dài nhất trên vũ trụ và vật thí nghiệm bất đắc dĩ về khả năng con người sống sót trong không gian. Các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cho rằng cơ thể con người ở trên vũ trụ khoảng 3 tháng trở lên sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến xương, cơ và hệ thống miễn dịch vì vậy tối đa chỉ nên ở 6 tháng. Bức xạ vũ trụ sẽ gây ung thư. Ngoài ra, còn hàng tỉ nguy cơ khác mà con người chưa biết đến.

Đến ngày anh cần phải bay về trái đất thì anh nhận được thông báo “Cái quốc gia Liên Xô đưa anh vào vũ trụ giờ không còn tồn tại nữa. Chúng tôi không có tiền để đưa anh trở về từ trạm vũ trụ Mir ”.

Có một khoang thoát hiểm tương tự ghế phóng của phi công máy bay. Sergei có thể rời trạm Mir nhưng điều đó cũng là sự kết thúc của trạm vũ trụ. Sergei đã không từ bỏ vị trí của mình mặc dù không còn tổ quốc.

Sergei bắt buộc phải ở lại và gọi trạm vũ trụ là nhà .

Nếu Robinson Crusoe, khi một mình lạc trên hoang đảo, có thể phơi nắng, tắm biển, nằm ngắm trời, ngắm đất, vào rừng hái quả, xuống biển bắt cá cho đỡ buồn thì Sergei Krikalev chỉ có một không gian nhỏ hẹp toàn hợp kim để chui rúc. Nếu không có thần kinh thép chắc chắn điên.

Nước Nga rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát ở Nga và bán mọi thứ có thể, các công ty nhà nước bị đem bán cho tư nhân, từ ngân hàng cho đến các công ty dầu khí được đem bán với giá rẻ mạt và trạm không gian vũ trụ Mir cũng không phải nằm ngoài ngoại lệ. Trạm không gian vũ trụ Mir thậm chí còn bị bán tống bán tháo vì sợ Sergei trầm cảm hoặc buồn chán lại nhảy vào khoang thoát hiểm nhấn nút bùm một cái thì xong vì vậy các quan chức muốn bán càng sớm càng tốt khi nó vẫn đang hoạt động. Ai có tiền là mua được. Nhật Bản mua một khoang với giá 12 triệu đô la; nước Áo bé tí thấy cơ hội chỉ cần bỏ ra có mấy triệu đô la cũng trở thành quốc gia vũ trụ xuống 7 triệu mua một khoang. Vấn đề là các nước này mua chỉ để làm thương hiệu. Sergei chỉ được cho bay về nhà khi chính phủ Đức trả 24 triệu đô la và cử phi hành gia vũ trụ lên thay thế cho Sergei.

Sergei Krikalev trở về trái đất vào ngày 25 tháng 3 năm 1992 trong bộ đồ bay của phi công vũ trụ vẫn còn viết ký tự CCCP (USSR) thậm chí khi trồi ra khỏi khoang tiếp đất, ông còn cầm lá cờ Liên Xô vẫy vẫy để cho báo chí chụp ảnh như được huấn luyện về tuyên truyền đúng bài bản dưới thời Liên Xô.

Cơ thể tiều tụy, kiệt sức, mặt tái mét, nhợt nhạt như một bóng ma, cần phải có bốn người đỡ ông xuống đất.

Nơi ông hạ cánh, ngoại ô Arkalyk, đã không còn là lãnh thổ của Liên Xô và là một phần của nước cộng hòa Kazakhstan.

Leningrad quê hương của ông đã trở thành St.Petersburg.

Với mức lương phi công du hành vũ trụ vào loại oách thời Liên Xô là 600 rúp, giờ ông chỉ có thể mua một kg xúc xích.

Cũng may sau đó nhờkiến thức, kinh nghiệm quý báu về vũ trụ của ông là thứ không ai thèm để ý ở Nga nhưng là hàng quý hiếm ở phương Tây, ông đã được tuyển mộ cho tàu con thoi của NASA và là người đầu tiên ở trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS.

 

Ai vì tiền?

 Mạc Văn Trang



Chuyện Dư luận viên bịa đặt bôi nhọ, vu khống những người PHẢN BIỆN XÃ HỘI là “kiếm tiền", “kiếm thẻ ra nước ngoài", “phá hoại đất nước"... không nói làm gì, vì họ ăn lương để làm việc đó.

Đáng trách là nhiều người dân thường cũng nghe theo DLV, tưởng đó là thật.

Hồi tháng 3/2020 tôi dẫn Kim Chi về quê Giỗ họ, vừa bước vào nhà, bà chị dâu hớt hải: Chú về không sợ công an bắt à. Nó về phổ biến ông Mạc Văn Trang viết báo, trả lời đài nước ngoài, nói xấu dân làng Vũ La chống chính sách thu hồi đất của Đảng và Nhà nước để kiếm đô la…

- Thế dân làng có tin không? Chị có tin không?

- Thì trên tỉnh người ta về phổ biến, dân biết gì mà không tin. Dân làng cứ xì xầm lan truyền như thế, nhiều người cũng tin đấy…

Một ông bạn từ thời chăn trâu gặp tôi, nhìn trước nhìn sau, rồi bảo: Chết chết! Bài báo ông viết về Cướp đất ở làng Vũ La, bọn trẻ nó phô tô lan truyền ra khắp làng... Ông lại còn trả lời đài địch nữa…

- Đài địch là đài nào?

- Đài BBC chứ còn đài nào! Tôi hỏi thật, được nhiều tiền không mà dám làm những chuyện đó?

(Quả thật hôm đó có một ô tô và 2 xe máy của công an về đỗ ở ngoài sân Đình, mấy nhân viên an ninh mặc thường phục đứng ngồi, lố nhố, đi đi lại lại bên ngoài, trong khi cả họ nhà tôi ăn cỗ trong nhà. Cả ngày hôm đó, tôi dẫn Kim Chi đi đâu họ cũng bám theo ở khoảng cách có thể theo dõi, nhưng không đến gần hỏi chuyện. Thì ra công an về không phải để kiểm soát tôi và Kim Chi mà chỉ để dọa nạt dân làng).

Rồi hôm 27 Tết vừa rồi, thằng cháu vẫn đọc FB của tôi, đến chúc Tết, cũng hỏi, bài của bác đăng trên FB, báo nước ngoài lấy đăng có được trả tiền không?...

Cái tâm lý của dân ta bây giờ đặc sệt một thứ suy nghĩ: AI LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ CŨNG CHỈ VÌ TIỀN! Quả là phương thức đào luyện “con người XHCN” của Đảng CS và toàn hệ thống chính trị bao năm qua đã thành công mỹ mãn. Nguyên lý CHÍNH QUYỀN NÀO THÌ NGƯỜI DÂN ẤY đã được minh chứng!

Người dân nhìn vào các quan chức từ thôn xã đến trung ương thì rõ: Lương ba cọc ba đồng, TIỀN đâu ra mà quan chức nào cũng xe hơi nhà lầu, cuộc sống xa hoa? Chỉ có cách “Ăn của dân không chừa thứ gì", như lời bà Nguyễn Thị Doan, lúc làm Phó Chủ tịch nước đã khái quát. Hay như lời một cựu chiến binh quê tôi nói: Xã này bây giờ chả ai lãnh đạo cả, TIỀN nó lãnh đạo tuốt!

Khi Nguyên Ngọc xuống đường

 Nguyễn Quang Lập viết về Nguyên Ngọc






Nguyên Ngọc năm nay đã bước sang tuổi tám mươi. Với 11 cuốn sách hơn năm nghìn trang ông viết, cùng với hơn hai nghìn trang ông dịch từ các tác phẩm Độ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera) và các tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jacques Dournes… Nguyên Ngọc có thể yên tâm gác bút, vui thú tuổi già. Nhưng không. Ông vẫn đi và viết. Nguyên Ngọc là một trường hợp hiếm hoi của văn chương Việt: càng già viết các hay, càng sâu sắc càng thông tuệ.

Ông không thôi trăn trở về đất nước. Đất nước thời Đất nước đứng lên đến thời Đường chúng ta đi đầy gían khổ hy sinh nhưng chưa bao giờ làm ông day dứt như thế này. Từ năm 1965, trong tùy bút Đường chúng ta đi, ông đã cất cao câu hỏi : “Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều máu đến vậy không?” Chẳng ngờ đến thế kỉ 21, khi ông đến tuổi tám mươi, câu hỏi ấy vẫn làm ông mất ngủ. Biển Đông đang dậy sóng, biên giới đang nóng lên từng ngày. Trung Quốc, ông hàng xóm khổng lồ, một thời ông đã tin vô cùng về tình hữu nghị, nghĩa anh em trong cái gọi là phe ta, giờ đây đã làm ông vỡ mộng. Trái tim già nua của ông lại sôi lên nỗi đớn đau , uất ức.

Đớn đau uất ức không chỉ vì nước lân bang, chính vì nhìn thấy đồng bào ông bị đánh chết giữa ban ngày, bị đạp vào mặt khi họ xuống đường chỉ để thể hiện lòng yêu nước. Ông giật mỉnh thảng thốt: ” Vụ Nguyễn Chí Đức không hề nhỏ đâu, đặc biệt sau tuyên bố phủi tay của ông Nguyễn Đức Nhanh. Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng.”

Theo Cách mạng từ năm 18 tuổi, năm 1950 ông rời ghế trường trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), gia nhập Quân đội, tham gia trọn vẹn hai cuộc kháng chiến trường kỳ cho đến ngày thắng lợi, ông không thể nhắm mắt làm ngơ trước “dấu hiệu tận cùng” đau buốt ấy. Và thế là Nguyên Ngọc đã xuống đường, sau 9 cuộc biểu tình ông đã không bước ra khỏi ngõ . Bên ông là nhà văn Vũ Ngọc Tiến cũng đã già như ông và người vợ của Cù huy Hà Vũ khổ đau tủi hận.

Ông xuống đường để cùng đồng bào cất cao tiếng thét của một người yêu nước trước những gì “ông bốn tốt” đã làm, cũng là muốn nói với đồng đội của ông, đồng chí của ông, rằng sự nhân nhượng đã chấm dứt, giờ đây hãy biết đứng thẳng lên- ” Người ta lớn bởi vì ngươi quì xuống/ hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên”. Giờ đây nếu ngồi yên cao giọng lý lẽ quanh co lại càng chứng tỏ điều này: sự bạc nhược đớn hèn.

Ông xuống đường để nhìn tận mặt những điệu cười khẩy của những ai gọi những người biểu tình là một lũ điên; để nói với những nhà văn cùng thời, rằng đừng ngồi phòng lạnh uống rượu Tây rồi vỗ tay hoan hô dân chúng biểu tình, còn bảo xuống đường thì có các vàng cũng không dám. Đừng làm thế, bởi vì đó không phải thái độ của nhà văn, càng không phải chính kiến của nhà văn đích thực.

Ông xuống đường để nói với các trí thức cùng thời, rằng đừng thản nhiên gác liêm sĩ lên xó bếp để vinh thân , đừng cố công chạy chọt nhặt nhạnh đủ các loại danh hiệu để che đậy sự bất tài, hãy xuống đường cùng đồng bào, đừng ngồi nhà nói những lời cao đạo. Nếu bạn đúng là trí thức bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng khi được sống cùng nhân dân, đi cùng nhân dân. Hạnh phúc đó hơn ngàn lần khi bạn có cả mớ hư danh.

Mình không biết Nguyên Ngọc có nghĩ như vậy không khi ông xuống đường. Nhưng nhìn dáng ông thấp bé lẫn trong đám đông, hình như không ai biết ông, không ai quan tâm đến ông… mình biết chắc chắn ngày hôm nay (14/8) Nguyên Ngọc rất hạnh phúc, hạnh phúc của một người biết mình là ai, có ai bên mình. Chỉ có nhà văn đích thực, một trí thức đích thực mới cảm nhận được hạnh phúc đó mà thôi.

Bọ Lập.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

ĐÔI LỜI VỀ ÔTÔ VINFAST

 


Tôi không rõ anh Vượng định làm gì khi một lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và Ô tô.

Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BĐS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng: “Thế giới họ ko làm được, thì VN một đất nước zero về công nghệ và khoa học càng không bao giờ làm được”.

Thị trường ô tô hay điện thoại di động giờ đây đã trở nên quá bão hoà và là sự độc chiếm của những ông lớn trên thế giới chia miếng bánh với nhau. Trong lĩnh vực ô tô từ phân khúc thấp cấp, trung cấp, cao cấp đều đã có sự xuất hiện của Toyota, Huyndai, hay BMW và Mer; điện thoại di động thì Xiaomi, Huawei rồi SamSung, Apple.

Giầu có, vĩ đại như Microsoft ti toe nhảy vào làm điện thoại chết sặc máu. Một anh đại cỡ lớn như Sony cũng vừa tuyên bố ko làm điện thoại nữa (vì ko cạnh tranh lại nổi với TQ, HQ). Vậy anh Vượng nghĩ mình nhiều tiền hơn Microsoft và VN có trình độ công nghệ cao hơn Mỹ??

Ngành ô tô còn khủng khiếp hơn, GM là công ty ô tô trong lịch sử đã từng đứng hạng top thế giới của Mỹ; nhưng giờ đây do ko chịu cải tiến đã ko thể cạnh tranh nổi với ô tô của Nhật hay Hàn Quốc. Hậu quả chính phủ Mỹ tung hàng chục tỷ USD ra để cứu nhưng đến giờ vẫn ko ăn thua, GM vẫn sống ngắc ngoải trông chờ bầu sữa của chính phủ.

Malaysia cách đây mấy chục năm tự hào tuyên bố về thương hiệu ô tô Proton với tỉ lệ nội địa hoá gần 70% (tức Made in Malaysia tới 70%) mà giờ đây chính phủ đang mỗi năm bỏ tới 3,4 tỉ USD để nuôi báo cô. Nên nhớ nền công nghiệp Malaysia phát triển gấp vài chục lần VN thì họ mới có khả năng tự nội địa hoá sản phẩm của mình tới tỉ lệ 70%. Không phải như cái xe của anh Vượng đặt hàng nguyên con của nước ngoài rồi gắn cái mác của mình vào rồi hô hào tự hào Việt Nam.

Nếu sản xuất ô tô chỉ là đi đặt hàng, rồi mua công nghệ thì quá đơn giản chắc ô tô TQ bá chủ thế giới từ lâu rồi (vì ai nhiều tiền bằng TQ???). Nhưng vấn đề đơn giản không chỉ là mua công nghệ, bởi nếu chỉ đặt hàng mua công nghệ thì họ chỉ bán cho anh cái sản phẩm đã hoàn thiện, chứ đâu có bán cho anh cách sản xuất cái công nghệ đó? Giống như bạn bỏ tiền mua phần mềm Windows, chứ có mua được mã nguồn của Windows để viết ra một cái Windows mới đâu?

Nhà sản xuất tư bản nước ngoài nó không ngu để bán công nghệ cho người khác (nếu có bán, chỉ là bán những công nghệ lỗi thời lạc hậu mà thôi). Dĩ nhiên, khi đã không tự sản xuất được mà phải nhập ngoại thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao lên, dẫn đến đắt hơn giá trị thật và không có tính cạnh tranh. Bởi thế, muốn phát triển ô tô các nước như Nhật, Hàn, TQ đều phải phát triển từ cái gốc đi lên ấy là từ công nghệ luyện kim, cơ khí để tạo ra được khung, gầm, ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó dần dần mới tiến đến những thứ xa hơn như thiết kế và chế tạo động cơ.

Chả có quốc gia nào không làm nổi cái xe đạp lại có khả năng chế tạo ra cái ô tô cả? Mọi người liệu có biết rằng trước khi trở thành cường quốc ô tô của thế giới thì Hàn với Nhật Bản là cường quốc luyện kim, chế tạo máy của thế giới không? Có biết rằng trước khi thành công với ô tô họ đã trải qua một thời gian dài làm những vật dụng gia đình như ti vi, máy lạnh, tủ giặt (để có kinh nghiệm và trình độ về công nghiệp chế tạo máy).

Không những chỉ là chế tạo và nội địa hoá mà muốn thành công thì anh phải tối ưu dây chuyền sản xuất của mình làm sao để tạo ra sản phẩm mà giá thành lại phải rẻ hơn hẳn các hãng khác. Đây chính là lí do vì sao mà nhiều nước có nền công nghiệp nặng trình độ cao như Nga mà ngành công nghiệp ô tô của họ chết ngỏm củ tỏi. Người Nga thừa sức tạo ra những miếng thép, cái ốc vít, động cơ để lắp vào phi thuyền, phóng lên trên vũ trụ khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nhưng do ko có kinh nghiệm tối ưu hoá cho nên sản phẩm họ làm ra không có tính kinh tế để cạnh tranh với xe Nhật, Hàn.

Anh Vượng nếu tuyên bố mở nhà máy chế tạo luyện kim, gang thép chất lượng cao để cung cấp phụ kiện ô tô đạt chuẩn quốc tế cho Toyota hay BMW thì tôi tin. Chứ anh chém gió bảo sản xuất ô tô để cạnh tranh ngang hàng với Toyota hay BMW thì không bao giờ. Bởi nên nhớ để duy trì được một dây chuyền sản xuất ô tô hoạt động có lãi thì mỗi năm dây chuyền đó phải sx ra khoảng 300.000 chiếc ô tô. Nếu sản xuất thấp hơn con số này thì càng hoạt động càng duy trì sẽ càng lỗ. Anh Vượng liệu có đủ khả năng đá đít Toyota ra khỏi thị trường VN để đạt được con số này không? Anh Vượng nhiều tiền thì cũng chỉ 4,5 tỉ USD nhất Việt Nam này thôi, chứ so với thế giới là cái deck gì?, liệu anh đủ tiền duy trì bù lỗ như chính phủ Mỹ bơm cho GM không?

Tất nhiên, cái mà tôi lo lắng không phải việc anh Vượng có thành công với cái ô tô của mình hay không? Mà vấn đề ở đây đó là có nhiều kẻ bơm thổi cái ô tô đồ chơi của anh Vượng trở thành thương hiệu quốc gia, rồi khi nó làm ăn thua lỗ (như các quốc gia khác) lúc đó chính phủ sẽ phải bỏ tiền thuế của dân ra để duy trì và nuôi báo cô (có thể không phải dưới dạng tiền mặt, mà bằng các hình thức khác như: ưu đãi thuế, rót vốn, thu hồi thêm đất vàng để bán...). À mà quên, kể cả trường hợp dự án ô tô này bết bát, thì anh Vượng vẫn còn trong tay hơn 300 ha đất tại Cát Hải - Hải Phòng, chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ là cả một đống của. Nên nhớ, Vinashin diễn ra gần chục năm mới mất 4 tỉ USD, còn mỗi năm để duy trì một cái “thương hiệu quốc gia” như của anh Vượng cũng tốn hàng tỉ USD. Các bạn hô tự hào Việt Nam lúc đó liệu xem có sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để nuôi cái của nợ ấy không?

https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1627476280975470/

(lượm trên fb)

LÊNIN

 Thái Bá Tân

 


Năm kia, đi hội nghị,

Tôi trở lại nước Nga,

Muốn tìm con phố cũ

Mà tìm mãi không ra.


Tôi gặp cậu cảnh sát.

“Ông hỏi phố Lênin?

Không có tên phố ấy.

Chỉ có phố Elsin.”


Biết tôi, anh ngốc nghếch,

Phố đổi tên từ lâu,

Mà còn tìm đến hỏi,

Hắn diễu tôi, lắc đầu:


“Lênin là ai nhỉ?

Chưa nghe tên bao giờ.”

Thực ra là hắn biết,

Ghét ông, nên giả vờ.

*

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Hậu báo “Văn nghệ” và “Nỗi buồn chiến tranh” (Kỳ 2)

 Nguyên Ngọc

Đại hội Nhà văn lần thứ IV, họp từ ngày 28-10 đến 1-11-1989 thì quả là một đại hội “hậu báo Văn nghệ”. Trong Hòa bình khó nhọc tôi đã kể khá rõ việc trước đại hội ông Đào Duy Tùng “mời tôi đến chơi” ở trụ sở Ban Bí thư Trung ương Đảng, đường Nguyễn Cảnh Chân ngày đêm có công an gác chặt ở hai đầu. Cảm giác của tôi là hơi buồn cuời: ông ấy, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tư tưởng, ông ấy sợ. Đại hội họp quá gần với vụ báo Văn nghệ. Họ sợ đây sẽ là cơ hội bùng nổ phản ứng rộng rãi, dữ dội và ồn ào việc họ xử lý báo Văn nghệ, đến lúc này hãy còn nóng bỏng. Ông Tùng hỏi tôi nghĩ gì về đại hội lần này. Câu hỏi ngớ ngẩn và vụng về, tại sao lại hỏi tôi, người mới bị thanh trừng. Rõ ràng ông sợ tôi đứng ra hoặc anh em lấy tôi làm “một ngọn cờ” (!) để nổi dậy thì sẽ khó cho các ông quá. Tận dụng luồng gió còn có ít mùi dân chủ của Đại hội Đảng lần thứ VI, các nhà văn đã đòi và đòi được họp đại hội toàn thể chứ không phải đại hội đại biểu như các lần trước để cái gọi là hệ thống chính trị loại đi bớt những người họ không ưa. Anh em cũng đã đòi được quyền đại hội bầu trực tiếp Tổng thư ký (Cũng xin nói luôn, trước đây có tục không thành văn, hội nào có nhân vật thuộc loại khai quốc công thần tham gia ban lãnh đạo thì mới bầu người gọi là Chủ tịch, như Hội Nhà văn có thời cụ Nguyễn Công Hoan làm Chủ tịch, dưới ông mới đến Nguyễn Đình Thi là Tổng thư ký. Sau đó lại trở lại chỉ có Tổng thư ký. Bây giờ thì Chủ tịch tất, lệ mới không biết ra đời từ bao giờ, nhưng mà nhớ lại từng có lúc dự định – hẳn phải là của Bộ Giáo dục – ngay từ lớp Một, lớp Hai, các cô cậu nhóc con trưởng lớp sẽ được gọi là Chủ tịch lớp kia mà, “cái nước mình nó thế” anh Hoàng Ngọc Hiến nói rồi).

Tôi không trả lời câu hỏi đầy lo lắng của ông Tùng, chỉ nói cái đại hội này, và thậm chí cả cái Hội Nhà văn của nhà nước kia chẳng có gì quan trọng lắm đâu, ông và các ông chớ có lo. Đúng ra đừng có nó là hơn. Nguyễn Huy Thiệp viết hay không dính dáng chút nào đến sự lãnh đạo Đảng đoàn của tôi, tôi viết dở chẳng hề do tội ông Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký. Tôi nói một chuyện khác, theo tôi quan trọng hơn nhiều. Và tôi nói với ông, nghiêm túc, trong gần một tiếng, về sự xuống cấp trầm trọng ở tầng lớp trí thức nước ta bị Đảng liên tục vùi dập bao phen và bằng nhiều cách. Với một nền tảng của một tầng lớp trí thức ưu tú của dân tộc xuống cấp và bị ĐẢNG KHINH BỈ SÂU SẮC như anh Nguyễn Đăng Mạnh đã nói thẳng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong cuộc gặp mặt nổi tiếng, thì đừng hòng có một nền văn học lớn như ta cứ muốn đòi vống lên… Tôi không tin ông Tùng hiểu lắm ý kiến và mối lo thật sự của tôi. Ông còn lo thậm chí đại hội bầu tôi làm Tổng thư ký.

Trước đại hội ít lâu, Nguyễn Khoa Điềm ở Huế ra có đến nhà tôi chơi. Có lần tôi làm trưởng đoàn nhà văn Việt Nam đi thăm Liên Xô, thành viên có Nguyễn Khoa Điềm và hình như cả Lê Văn Thảo, nên tôi có hiểu Điềm. Hôm ấy ở nhà tôi, tôi có nói với anh lần này Điềm phải ra làm Tổng thư ký đi. Theo tôi, Điềm là người hiểu biết hơn cả, có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, và là người đàng hoàng. Nếu Điềm không làm, tôi dự đoán tình hình sẽ như thế này: tôi thì chắc chắn không bao giờ người ta để cho tôi làm. Còn mấy người có thể làm được, Nguyễn Quang Sáng thì nhất định không chịu ra Hà Nội đâu, anh ấy tốt nhưng là người thích tự do ăn chơi, rượu chè, gái gú, sẽ không chịu bỏ Sài Gòn mà đi. Nguyễn Khải rất có năng lực và tốt, nhưng lại lười, không muốn làm người đứng đầu gánh vác. Tôi rất e người ta sẽ chọn một nhân vật sao cũng được, kiểu Vũ Tú Nam chẳng hạn. Sẽ rất buồn và nhạt nhẽo cái hội dẫu sao ta vẫn cứ phải đành hy vọng. Hai anh em trò chuyện khá lâu. Điềm nhất định từ chối. Anh bảo để anh đi con đường của tỉnh chắc hơn. Lúc bấy giờ anh đang làm Phó Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Tôi hiểu. Cả sau này, có lần sang làm Tổng thư ký Hội Nhà văn, anh vẫn giữ chắc chân cùng lúc làm luôn Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Con đường ấy rõ ràng và suôn sẻ hơn, cứ thế mà lên. Ở đại hội, khi bầu cử, anh xin rút tên khỏi danh sách ứng viên.

Hội Nhà văn được coi là hội quan trọng hàng đầu, bao giờ cũng được họp ở hội trường Ba Đình, cũng có một vị rất cao đến dự khai mạc và đọc diễn từ chào mừng. Lần này lại đặc biệt đáng lo, hội viên cả nước về, trông chừng khí thế rất hăng rất “dữ”, nghe bảo lúc nào cũng có một ông ủy viên Bộ Chính trị ngồi giấu mình theo dõi phía sau màn sân khấu, không biết có đúng không. Trí nhớ tôi tồi, tôi không nhớ những ông quan trọng nào đã đến đại hội.

Vừa rồi có anh em nhắc chính ông Lê Đức Thọ cũng có đến, và nhân khi ông đến, Phạm Tường Hạnh liền xông lên diễn đàn kêu cứu và hung hăng tố cáo đám đổi mới.

Nguyễn Duy mô tả cảnh đó:

Phạm Tường Hạnh vứt văn chương

vọt lên đánh hụt một đường đại đao

Anh ta gào lên:

“… ối giời ơi! bác Sáu (Thọ] ơi!...

nhà ta nó phá tan rồi còn đâu…”.

Anh em còn nhắc chuyện ông Trần Trọng Tân chăm chỉ một cách bất thường, bỏ nhà đến ăn ngủ ngay tại nhà khách 37 Hùng Vương, nơi đại biểu các nơi về ở mấy ngày đại hội, để dò la tình hình chuẩn bị đối phó. Cũng không ngờ họ sợ đến vậy…

Còn những người đầu tiên ngạc nhiên về đại hội là các nhân viên phục vụ và bảo vệ ở hội trường Ba Đình. Chưa bao giờ họ thấy tụ hội ở cái nơi long trọng nhất nước này một đám đông gọi là đại biểu những 396 người hết sức ồn ào và mất trật tự, ăn mặc đủ kiểu đủ mốt, nói năng ngang tàng, mà lại nghèo đến thế. Tuyệt đối toàn xe đạp, không ô tô đã đành, chỉ duy nhất một nguời là ông nhà văn đại tá Hồ Phương cưỡi chiếc xe máy Peugeot từ đời nảo đời nào của Tây, được coi là kỳ quan.

Tôi không nhớ người ta đã làm những gì ở đại hội để mà họp được lâu thế, những năm ngày, từ 28 tháng 10 sang tận mồng 1 tháng 11. Gọi là đại hội nhà văn nhưng hầu như chẳng mấy ai nói thật sự về những vấn đề sâu sắc của văn học. Công kích nhau là chính, hoặc sỗ sàng dao búa hoặc thâm thúy cay chua. Tất nhiên có phản đối mạnh mẽ vụ xử lý báo Văn nghệ, trong khi Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu im re như không nghe thấy (Thậm chí đến cuối buổi bế mạc, Nguyễn Đình Thi bỗng bất ngờ bước tới ôm hôn tôi thắm thiết)… Còn thì chủ yếu hướng đến chuyện bầu bán, hoặc ngầm ám chỉ đến chuyện bầu ai, loại ai.

Tôi không để ý, nhưng về sau Hữu Mai có lần bảo tôi: “Cậu thấy không, tất cả những người rốt cuộc được bầu vào Ban Chấp hành đều im lặng, không ai phát biểu câu nào suốt năm ngày cực kỳ ồn ào ấy. Im lặng là vàng…”.

Mấy câu của Nguyễn Duy trích ra ở trên là trong bản trường ca rất hay của anh “Nhìn từ gần đại hội nhà văn”. Trong tác phẩm bi hài ấy, anh chia đại hội ra thành hai phe mà anh gọi là hai phái, “phái vui tươi” tức đám cải cách, và “phái hằm hằm” tức đám bảo thủ. Nhìn chung phái vui tươi đông hơn, tươi cười, hớn hở, rất thoải mái, tự do và tài tử; thường bỏ hội trường xuống căng-tin uống bia, thậm chí bỏ đi chơi đâu đó, thích thì trở về xông lên diễn đàn, ăn nói hùng hồn. Tất nhiên cũng có người nhỏ nhẹ, mà nghe kỹ sắc tựa dao, như Trần Thùy Mai, con gái Huế mà lại! Có chuyện anh Trần Độ đi công tác vắng, gửi lại đại hội một bức thư thẳng thắn và nghiêm trang, Chủ tịch đoàn có Nguyễn Đình Thi và Trần Bạch Đằng lúng túng không muốn công bố. Anh Nguyễn Văn Hạnh, là Phó ban Văn hóa Văn nghệ của anh Độ liền bước lên diễn đàn đọc thư anh Độ. Trong trường ca đặc sắc viết nhại theo “Chinh phụ ngâm” của mình, Nguyễn Duy ghi lại khoảnh khắc “lịch sử” ấy như sau:

Trần Độ biến nơi nào chẳng thấy

thấy phất phơ có mấy tờ thư

phấp pha phấp phới ngôn từ

đoàn Chủ tịch cứ ậm ừ mần thinh