Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Dùng sách chưa chuẩn dạy cho 800.000 học sinh!


Sách “Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục lớp 1” với nhiều thay đổi về cách đánh vần cũng như nhiều bài học bị cho là có nội dung thiếu chuẩn mực đối với học sinh lớp 1 đã được thí điểm ở 49 tỉnh, thành.
Khi xem cuốn sách “Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục (CNGD) lớp 1” do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản, nhiều phụ huynh “té ngửa” với những nội dung bài học gây bức xúc.
Dạy trẻ những thói xấu
Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cho rằng có những bài học nội dung không phù hợp với trẻ. Ví dụ bài “Quả bứa” (trang 87, sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1, tập 2”) kể câu chuyện 2 cháu Năm và Sáu đi qua vườn quả. Năm thấy quả liền la (hô) to và Sáu nhặt quả bứa. Hai cháu giành qua giành lại, cậu Cả đi qua và phân xử. Cậu Cả bổ quả bứa và phán: “Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi”.
Theo đánh giá của một GV, lời lẽ trong câu chuyện rất phản cảm, gọi nhau bằng mày – tao, ý nghĩa thì chỉ dạy các cháu cách sống tiểu xảo. Chưa hết, sách còn có nhiều bài học mà trong câu chuyện lại ẩn hiện ý nghĩa “mớm” cho trẻ những thói xấu như tọc mạch, xu nịnh, nói dối, châm biếm người khác… Nhiều từ ngữ mang tính tiêu cực chứ không có ý nghĩa giáo dục. Một GV tại Trường Tiểu học An Dương (TP Hải Phòng) phàn nàn có lần dạy đến câu “Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”, một học sinh (HS) đã hỏi cô “đánh ghen” là gì khiến cô giáo này lúng túng không biết phải giải thích thế nào cho các em HS lớp 1 hiểu.
Tuy là bộ sách giáo khoa (SGK) được triển khai tới 49 tỉnh, thành trên cả nước nhưng lại dùng quá nhiều từ địa phương như bể (biển), gà qué, quả chấp, bé huơ, khươ mũ. Một GV phản ánh trang 47, quyển 1 sách “Tiếng Việt lớp 1” có bài “Nghỉ hè cả nhà đi bể”. Rất nhiều HS không biết đi bể là đi đâu vì trẻ em miền Nam chỉ biết đi biển. Bộ sách này cũng bị chính các GV phản ánh là có nhiều từ láy khó với cả người lớn chứ đừng nói đến HS lớp 1 như thia lia, thìa lìa, chon chót, sứt sát, quằm quặp, khuýp khuỳm khuỵp… Câu thành ngữ, tục ngữ HS không hiểu mà chỉ học vẹt như “trăm thứ bà giằn”, “bạt ngàn san dã”, “đổ vỡ tóe loe”…
Tranh cãi vì cách đánh vần lạ

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn?


‘Luật bán nước’ chính là một minh chứng hùng hồn về quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi. Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền về ‘trưng cần dân ý’ đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ này – P.C.D.
Sự vận động nội tại để cho một đảng rơi hẳn cái mặt nạ chính danh xuống đất chính là thời điểm mà những nhân vật chóp bu trên sân khấu ngang nhiên đem lãnh thổ của dân ra bán chác. Thời điểm ấy đã được chuẩn bị dần dà từ trong bóng tối lâu nay nhưng đã lộ diện trắng trợn với “luật bán nướ c” này. Thôi thì đủ mọi bộ mặt mà xưa kia Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra trong kiệt tác Số đỏ của mình, nay tái hiện gần như đầy đủ, mà cụ cố Hồng thì “bị nó lừa” là rõ rồi. Cụ làm sao điều khiển nổi cả một đám đang nhâu nhâu quanh bàn tiệc sốt đất, từ mụ Phó Đoan đến Me xừ Xuân… vốn đã, đang tuột ra khỏi bàn tay nhăn nheo của cụ. Có lẽ đây cũng là những pha gay cấn chót trong một vở kịch sắp hạ màn.
Để rồi xem.
Bauxite Việt Nam


Biểu tình chống Luật Đặc Khu.
Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn tại kỳ họp Quốc hội tháng Mười năm 2018 mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu chuyện dưới đây.
Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn đoán về việc ‘đã gom đất đặc khu giá thấp’ như một số quan chức cao cấp để chờ khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không.
Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được ‘nó’ là ai, và đã ‘lừa mình’ là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào.
‘Nó’ là ai?

Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim, và đi về phía trước…


Nguyễn Hoàng Quang

Nghỉ hưu rồi mới có thời gian nhìn lại chính mình, nhìn lại con đường mình đã đi qua, đứng tựa gốc thông già tiếp tục sống nhìn cuộc đời, xã hội, đất nước!
1. Phải chăng dân tộc Việt Nam đã “mắc bẫy” của lịch sử và đã bị “tai nạn lịch sử”!?  “Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc” như là “miếng mồi” mà kẻ giăng bẫy đã đánh vào lòng yêu nước của nhân dân và dân tộc. Đã từng bị sống trong ách nô lệ, mất tự do với những nỗi nhục mất nước, không có quyền sống làm người nên người Việt Nam sống trong nguồn sống của lịch sử dân tộc không ai không yêu nước, không ai không yêu quý độc lập tự do của Tổ quốc. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vua đất Bắc!” (Trần Bình Trọng); “Nếu bệ hạ muốn  hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” (Trần Quốc Tuấn)!  Hạnh phúc của nhân dân, dân tộc chỉ có khi đất nước có tự do, độc lập. Lịch sử đã “mắc bẫy”; nhân dân đã “mắc bẫy”; “lịch sử” đã bị “tai nạn”!
“Độc lập, tự do đã về tay ta” nhưng không phải về tay nhân dân! Đất nước có “độc lập, tự do” nhưng nhân dân nào có quyền tự do, độc lập, nào có quyền dân chủ, “mưu cầu hạnh phúc”! Quyền dân chủ, độc lập, tự do của nhân dân đã bị đánh tráo, bị tước đoạt  nên nhân dân  qua nô lệ này lại bị sụp bẫy nô lệ khác; mất tự do trong tạy giặc ngoại xâm, đấu tranh giành lại để rồi lại bị mất  trong tay giặc nội xâm. Có “nội xâm” vì có “ngoại xâm”, vì có kẻ “nối giáo cho giặc”; đặt quyền lợi tập đoàn, phe phái riêng của mình lên trên lợi ích toàn dân tộc, đất nước. Có thế lực của ngoại xâm nên  kẻ nắm quyền lực xã hội đen mới nhởn nhơ trên đầu trên cổ nhân dân chẵng khác nào những bọn quan lại đô hộ thời thuộc Pháp, của bọn Thái thú phương Bắc xưa…

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Thuyết tiến hóa Darwin: Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại


Toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài – vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần tứng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. Vâng, chính Darwin đã bầy tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau:
“… số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.
Có nghĩa là ngay trong thời của Darwin, người ta đã ra công đào xới, tìm kiếm hóa thạch của các thế hệ chuyển tiếp quá độ, và không tìm thấy gì cả. Từ đó đến nay, 156 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuốn “Về nguồn gốc các loài” ra đời, vẫn chẳng hề tìm thấy gì cả. Thời gian đã quá đủ để thấy sự thật, rằng KHÔNG TỒN TẠI những thế hệ chuyển tiếp, đơn giản vì KHÔNG CÓ SỰ TIẾN HÓA. Nói cách khác, phỏng đoán “vĩ đại” của Darwin là SAI – sai vì tin rằng có tiến hóa.
Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng Darwin ý thức rất rõ rằng vấn đề hóa thạch sẽ quyết định “sinh mạng lý thuyết” của ông. Bằng chứng là ông dành hẳn một chương trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” để bàn về vấn đề này. Đó là Chươn g 9, nhan đề “On the Imperfection of the Geological Record” (Về thiếu sót trong hồ sơ địa chất), trong đó ông viết: “Sự giải thích, như tôi tin, nằm trong sự cực kỳ thiếu sót của hồ sơ địa chất”.
Thế đấy, Darwin đã cảnh báo rằng hồ sơ địa chất (tìm hóa thạch) là cực kỳ thiếu sót.

CÁI SAI CỦA SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT MỘT


FB Chu Mộng Long
Trước khi viết bài đầy đủ về Âm và Chữ như hai phạm trù khác biệt giữa một bên là nhận diện âm thanh và một bên là nhận diện hình ảnh để đi đến xác định cần dạy như thế nào để trẻ em viết đúng chính tả, tôi dành Stt ngắn này để chỉ ra cái sai của Sách giáo khoa lớp Một.
Bài trước tôi chỉ nhận xét về cách dạy của cô giáo trong phạm vi của clip đang gây phẫn nộ trên mạng. Cho nên rất dễ gây ngộ nhận rằng tôi hoàn toàn đứng về "tính khoa học" của sách giáo khoa.
Khi xem trang hướng dẫn cách đánh vần của sách giáo khoa, quả thật tôi tá hỏa vì một số chỗ sai nghiêm trọng, phản khoa học nhưng lại được sinh ra từ đầu óc những nhà khoa học.
Phần Cách đọc một số vần khó, theo phân tích ngữ âm học trên thực tiễn khách quan của tiếng Việt, tôi không đánh giá sai mà chỉ bàn thêm vài điểm. Hiện tượng viết Chữ (nhận diện hình ảnh) và đọc Âm (nhận diện âm thanh) không thể thống nhất là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Chữ có tính khu biệt cao hơn âm, nó khắc phục nhiều trường hợp khó khu biệt của phát âm như tôi từng nói về chữ Bùi Hiền. 

THƯ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ DẠY CHỮ QUỐC NGỮ THEO SÁCH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1 CẢI CÁCH



Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2018 
Kính gửi: 

– Quốc hội nước Việt Nam
– Uỷ ban Thường vụ quốc hội
– Các Uỷ ban của quốc hội
– Thủ tướng Chính phủ
– Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao
– Bộ Nội Vụ
– Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Bộ Tư pháp

Đồng kính gửi: Toàn thể nhân dân, phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Tôi là: Lê Văn Luân, một luật sư và cũng là một công dân Việt Nam, đang sống và làm việc tại thủ đô Hà Nội, cùng toàn thể nhân dân cùng ký tên phần cuối thư này, mong muốn và một cách khẩn thiết gửi tới các Quý cơ quan những tâm tư cùng sự lo lắng tột độ của tôi về một vấn đề rất cấp bách và cũng thực sự nghiêm trọng sau đây.

Trong thời gian vừa rồi, qua truyền thông và việc chứng kiến các nội dung sách giáo khoa mới được áp dụng theo chương trình cải cách đối với lớp 1, mà ở đó thể hiện các cách phát âm (đánh vần) khác hoàn toàn với chữ viết là tiếng Việt, vốn được ấn định là chữ Quốc ngữ của Việt nam từ hàng trăm năm nay, tất cả chúng tôi vừa thấy phẫn nộ lại vừa thấy kinh ngạc về sự việc này.

Thưa các Quý ông cùng các Quý cơ quan hữu trách,

Ngôn ngữ tiếng Việt, với tư cách và vai trò là chữ Quốc ngữ, được Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 5.3. Và theo đó, chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ phổ thông, có tính đơn nhất và được áp dụng trên toàn quốc.

Ngôn ngữ có tính đơn nhất về hai mặt: chữ viết và ngữ âm.

Và do đó, một quốc gia không thể có hai ngôn ngữ hoặc các biến thể của ngôn ngữ song cùng tồn tại. Hơn nữa, vấn đề về ngôn ngữ phải được đưa ra Quốc hội thảo luận để thông qua trong Hiến pháp cũng như phải đưa ra toàn dân để trưng cầu dân ý, vì rằng, đây là vấn đề trọng đại của quốc gia, của dân tộc và của nhiều thế hệ người Việt trên đất nước chúng ta Cho nên, không thể là vấn đề riêng của Bộ Giáo dục hoặc một vài nhà nghiên cứu có thể tự đưa ra và áp dụng trong hệ thống giáo dục một cách kín đáo và nhanh chóng. Đó hẳn là một hành vi vi hiến nghiêm trọng.

Điều 5.3 Hiến pháp hiện hành quy định: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia.

Luật Ban hành văn bản quy phạm 2015, tại Điều 8: Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu;

Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009), tại Điều 7: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục;

Luật Điều ước quốc tế 2016, tại Điều 5: Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt;

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự là tiếng Việt;

Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14, tại Điều 18 Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu;

Thông tư số 25/2011/TT-BTP về kỹ thuật trình bày văn bản, tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 quy định về việc văn bản sử dụng ngôn ngữ viết và từ ngữ đúng chức năng, từ ngữ đúng nghĩa;

Quyết định số 240/QĐ của Bộ Giáo dục năm 1984, tại mục A.1(b) quy định nguyên tắc chuẩn hoá tiếng Việt: Khi chuẩn hoá chính tả đã được xác định, phải nghiêm túc tuân theo; tuy việc chuẩn hoá và thống nhất phát âm chưa đặt thành yêu cầu cao nhưng cũng nên dựa vào chuẩn chính tả mà phát âm; tại mục B.1(b) phần Quy định cụ thể quy định: dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định;

Theo Tiêu chuẩn quốc tế hoá tiếng Việt đã đăng ký: tiêu chuẩn ISO 639-1 (mã hai chữ cái – vi) và tiêu chuẩn ISO 639-2 (mã ba chữ cái – vie) thì việc Việt hoá đã được định dạng chuẩn tắc trên hệ thông ngôn ngữ quốc tế như đã nêu.

Cùng một loạt các luật khác như: Luật Kế toán; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Bưu chính; Luật Thương mại; Bộ luật Dân sự,…đều quy định rõ tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng trong các giao dịch hay hoạt động, từ trong nước cho đến với người, tổ chức nước ngoài.

Trong khi đó, đối chiếu với các quy tắc đánh vần mới của sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lớp 1, mặc dù dựa trên chữ viết Tiếng Việt, nhưng với cách phát âm đã bị thay đổi đến mức sai khác về ngữ âm và mặt liên kết chữ cái cũng như cấu tạo từ thông thường, khiến cho việc sử dụng tiếng Việt trở nên rối loạn và vô cùng phức tạp.
Cụ thể như sau: 

Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc

David Fickling

Lê Văn dịch
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/08/H-166.jpg
Dồn sức phát triển Siberia giúp châm ngòi cho Liên Xô.sụp đổ. Photographer: Oleg Nikishin/Getty Images
Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?
chi tin chóng mt cho các láng ging chiến lược.
Nn cng hòa ca nhân dân
Lc lượng lao đng ca Trung Quc được d đoán s gim trong năm 2018 ln đu tiên sau 5 thp k.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/08/H3-28.png
Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, Bloomberg.
Ging như Liên bang Xô viết trong thp niên 1970, Trung Quc sp kết thúc mt s bùng n lc lượng lao đng lâu dài, và hy vng rng s đu tư ào t s vn duy trì s hp dn trong khi c gng n đnh các bt n biên thù.
S thành công hay tht bi ca d án Vành đai và Con đường Belt and Road Initiative BRI trong khi vn có ngun chi tiêu ln hơn trong nước s xác đnh liu Trung Quc có đt được ước mơ thnh vượng hay không hay có đ sc đ chng li các lc lượng như đã làm sp đ Liên bang xô viết.
S lo lng thông thường v sáng kiến Vành đai và Con đường mt khung n m cho khong 1,5 nghìn t đô la cho các d án cơ s h tng trong thp k ti trên khp Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á đó có phi là bn án dành cho các con n ca ông ch n hào phóng Bc kinh?
Mt t đây, mt t đó
Phn ln các d án Vành đai và Con đường chính là Malaysia, Nam Á và Đông Dương.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/08/H3-29.png
(Nguồn: Chứng khoán Nomura, AIIB, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, các báo cáo tin tức, các tính toán của Bloomberg). Lưu ý: Đông Dương bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Cambodia. Chúng tôi đã tách Malaysia ra một cách riêng biệt và không có dự án nào ở Việt Nam đủ lớn để hiển thị trên biểu đồ nàỵ