Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

ĐẠI TÁ PHẠM PHÚ BẰNG ( PPB): TRUNG QUỐC KHÔNG ĐÁNH MÀ THẮNG ?!

Phạm Viết Đào

Thực hiện tháng 7/2012






Một kỷ niệm nhớ đời của đại tá PPB: Ông tận mắt chứng kiến trận một Trung đoàn anh hùng của Pol Pot, vào năm 1978, dưới sự chỉ huy của cố vấn Trung Quốc đã bao vây, dồn 1 sư đoàn quân ta, cũng là một sư anh hùng vào một chiếc cầu độc mộc để tiêu diệt...

Trận đánh kéo dài từ 10 giờ trưa hôm nay đến 10 giờ trưa hôm sau; trong trận đánh này: 800 bộ đội của ta đã ngã xuống tại chỗ, mặc dù quân ta có xe tăng, có pháo binh, có trực thăng hỏa lực hơn hẳn quân Pol Pot...

Trận đó quân ta bị lính Pol Pot dùng kế hỏa công, giống như trận Gia Cát Lượng thời Tam Quốc lừa quân Tào ở tại Gò Bác Vọng để đốt, bắn, giết; Quân Pol Pot rải hoá chất để đốt rừng, ta không dự kiến được tình huống đó...

Sau trận này cả quân khu và 2 quân đoàn của ta bị kỷ luật vì thua trận...

Đại tá P.P.B:

-Đối tác tác chiến lược là một loại bài toán mà ngành quân sự thường làm,việc này giống như một thứ bài tập của học sinh phổ thông...Xác định đối tác tác chiến lược, tiềm ẩn ư?

Còn gì nữa mà phải xác định đối tượng tác chiến chiến lược?! Xác định kẻ thù của chúng ta là ai, ở đâu, để làm gì khi mà họ đã vào ở với chúng ta từ lâu rồi…

Còn gì là tiềm ẩn nữa, họ đã vào sâu trong đất ta, họ có mặt khắp nơi từ Tây Nguyên đến Cát Bà, Vũng Rô, Cam Ranh; từ Móng Cái đến Bình Phước, Tây Nam Bộ, Hà Tĩnh...Điều này lãnh đạo biết, dân biết vì các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công khai, họ có ẩn đâu, ra ngõ là gặp Trung Quốc ngay...

Vào quãng năm 1967-1968 gì đó, tôi được mời dự một Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua được tổ chức tại vùng giải phóng ở miền nam. Tại đây, tôi được tướng Trần Độ, Trần Văn Trà giao cho ông tiếp xúc với một chiến sĩ thi đua đặc biệt, anh ta là người Trung Quốc...

Anh ta là người không cha, không mẹ, được ông Mao cho gom từ lúc lên 7 tuổi và nuôi, dạy với một chế độ đặc biệt; thành ra anh ta coi Mao Trạch Đông còn hơn cả cha mình...

Anh ta được đưa sang Cămpuchia, sau đó thâm nhập vào miền Nam để tham gia kháng chiến như một chí nguyện quân...Tôi có hỏi: Khi Việt Nam thắng lợi rồi, đồng chí sẽ đi đâu? Anh ta đã trả lời: Sẽ đi làm cách mạng thế giới?

Sau này,tôi đã báo cáo chuyện này lên trên nhưng nhiều người không tin. Trên các nẻo đường Trường Sơn, ngay từ khi đang kháng chiến chống Mỹ, tôi đã gặp rất nhiều thanh niên Trung Quốc tình nguyện tham gia cuộc chiến; họ rất chu đáo, giao việc gì làm việc đến nơi đến chốn và rất đáng tin cậy...

Người Trung Quốc đã có kế hoạch, đã lập trình để thâm nhập vào đất nước ta rất lâu rồi, không phải bây giờ theo các hợp đồng kinh tế, các dự án liên doanh, qua các phi vụ buôn bán qua con đường tiểu ngạch...

Chúng ta là nước có lượng cafe xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, thế mà cafe robusta của ta các xí nghiệp thu mua, chế biến trong nước đang gặp phải một đối tác cạnh tranh rất lợi hại đó là thương lái Trung Quốc...

Thương lái Trung Quốc bỏ tiền mua ào ạt, vì họ trả giá cao hơn ta...Cũng chính những người nông dân của ta đứng ra thu gom, đóng bao cho họ. Họ mua cafe khi còn đang chín trên cây, sau đấy chở về Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch...

Cá họ mua, tôm cua họ mua, dừa họ mua, chè, gạo, cao su, ca kao...cái gì cũng mua, họ xuất hiện ở khắp nơi...Khi thì họ đứng tên công khai, khi thì họ núp bóng pháp nhân của người Việt, lấy vợ Việt để hợp pháp hóa...

Thương lái Trung Quốc không chỉ mua chè, họ còn mua cả những gỗ cây chè, nhiều cây chè hàng trăm tuổi đã bị đốn hạ bán cho thương lái Trung Quốc...

Trên thế giới có 3 nước được coi là quê hương của chè: Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam...Thế nhưng thương lái Trung Quốc còn tìm mua những gỗ cây chè với giá cao như mua gỗ lim. Người Trung Quốc rất thích nằm những cái giường làm bằng gỗ cây chè...Loại cây chè to bằng 2 người ôm, hình như chỉ ở Việt Nam mới có.Than ôi,những rừng chè kiểu đó hình như đang bị đốn hạ gần hết để bán cho thương lái Trung Quốc...Rồi cả gỗ sưa nữa, họ đang lùng mua để làm gì chỉ có họ biết...

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

TRẦN MẠNH HẢO – CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI, GIẢI PHÓNG VĂN HỌC VÀ ĐẤT NƯỚC (1)

(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, soạn theo thư “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!)



“Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”

K. Marx

Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,

Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo,

Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!

Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia.

Đã có bao nhiêu lý thuyết chính trị thề bồi giải phóng con người, bao nhiêu cuộc lật đổ, cuộc cách mạng tuyên thệ giải phóng con người, giúp con người hoàn toàn tự do, sau khi đã giết hàng triệu triệu sinh mạng. Rút cuộc, con người hình như vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng, chưa hoàn toàn được tự do, con người vẫn còn sợ hãi vì bị sự dối trá thống trị? Một số đất nước, một số dân tộc trên hành tinh vẫn còn bị nhốt trong nhà ngục có tên là dối trá. Cần phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù kia.

Chìa khóa cuối cùng giúp con người được giải phóng, được hoàn toàn tự do, chính là sự thật, một sự thật không còn bị giấu như loài mèo giấu của quý. Karl Marx đã tôn vinh sự thật lên tột cùng của nhận thức luận và phương pháp luận: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”: không có sự thật đi kèm, mọi kết luận, mọi lý thuyết, mọi khế ước, mọi hội kín, mọi cuộc cách mạng đều chỉ là ngụy lý, ngụy tạo, là lừa bịp. Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński (1949-2010) người vừa bị tử nạn trong vụ rơi máy bay trên đường bay đến rừng Katyn tham dự lễ kỷ niệm 22.440 người con ưu tú của dân tộc Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô chôn sống hồi đầu chiến tranh thế giới thứ hai; trong bài diễn văn viết sẵn mà ông không còn cơ hội để đọc, có đoạn viết như sau: “Sự thật, kể cả sự thật đau đớn nhất luôn luôn giải phóng cho con người. Sự thật gắn kết. Sự thật mang lại sự công bằng. Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp.”

Lấy ý tưởng từ câu cách ngôn kinh điển của K. Marx và lời trăn trối thiêng liêng thống thiết lớn lao của ngài cố Tổng thống Ba Lan trên, chúng tôi viết bản tham luận theo yêu cầu của Hội Nhà văn Việt Nam này.

Dostoyevsky, nhà văn vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực Nga và thế giới, từng tuyên ngôn rất hoa mỹ, rằng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”. Chúng tôi thêm: “Sự thật sẽ cứu chuộc thế giới”. Sự thật sẽ cứu chuộc nền văn học của chúng ta, cứu chuộc Tổ quốc ta, nếu chúng ta cả gan một lần cùng nhau: “Gọi sự vật bằng tên của nó” theo cách ngôn của phương Tây.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG LỊCH SỬ TIỀN TỆ VIỆT NAM

Viêt Cuong , sưu tầm và biên soạn từ ký ức




Trong lịch sử tiền tệ từ khi thành lập nước VNDCCH đến CHXHCNVN đã trải qua 6 lần đổi tiền.Những người ở lứa tuổi ngoại ngũ tuần ngày nay ấn tượng nhất, gắn liền với họ nhiều kỷ niệm nhất là đồng tiền phát hành trong lần đổi tiền thứ 3 vào năm 1959 và kết thúc lưu hành vào 2/5/1978.

Những đồng tiền Việt Nam có mệnh giá rất thấp nhưng giá trị lại rất cao và ổn định trong suốt 20 năm lưu hành. Tỷ giá hối đoái của 1 đồng VN = 1,36 Rúp Liên Xô và = 1,2 USD.

Mệnh giá đồng tiền gồm các loại:

*Tiền giấy đợn vị Hào : 1hào, 2 hào, 5 hào.

* Tiền giấy đơn vị Đồng:

1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, đến 1965 có thêm mệnh giá 10 đồng.

* Tiền kim loại đơn vị Xu:

1 xu, 2 xu, 5 xu.

10 xu=1 hào,10 hào =1 đồng.

Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là tờ 10 đ được dân giã gọi vui là tờ Cụ mượt hay tờ Cụ nghiêng(hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh in trên tờ tiền) là tờ tiền rất giá trị trong sinh hoạt của người dân. Thanh niên thời đó mặc áo Popelin trắng, túi áo ngực có tờ Cụ mượt thì trông oách lắm, chẳng khác gì các thiếu gia bây giờ.

Trên tất cả các loại tiền này đều in năm sản xuất là 1958, nhưng thực tế phát hành là 1959 theo sắc lệnh số 15 SL ký ngày 27/2/1959.

Lương cấp bậc của CNVC nhà nước và giá cả hàng hóa đươc tính đến từng xu.

Tôi xin kể một vài ví dụ:

* Tiền lương 1 ngày của công nhân thuộc công nghiệp nặng có 7 bậc:

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

TRUNG QUỐC SỬ DỤNG “CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN” ĐỂ ĐỒNG HÓA VIỆT NAM ( Phần 1)

Phạm Viết Đào



Quan niệm về Đảng Cộng sản của giới học thuật Việt

Vừa qua, nhà báo Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí CS đã bị cư dân mạng “ném đá “ tơi tả do công bố trên Báo Đầu tư bài có nhan đề: ”Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”; Nhị Lê đã phải nhận lấy những lời chỉ trích pha lẫn sự chế diễu nặng nề do quan niệm mà ông đưa ra bị người đọc hiểu là chiêu trò “đảng hóa dân tộc”…

Dư luận không chấp nhận khái niệm của Nhị Lê đưa ra bởi: "Thứ nhất, dân tộc đang bị đảng hóa. Thứ hai: người viết chả hiểu thế nào là dân tộc, thế nào là một đảng chính trị..." Có người thì đùa trên Facebook rằng "Trong đại gia đình các dân tộc VN, giờ Đảng tộc đông chỉ sau mỗi Kinh tộc". Bạn Nguyễn Hiệu thì viết trên Facebbook của BBC News Tiếng Việt: "Nói chung là không hiểu gì? Vậy người không đảng không phải dân tộc hay sao. Lại nữa, thế từ trước đến giờ Đảng là gì mà bây giờ mới ngày càng xứng đáng ??? Ôi đau đầu quá. Duclong Hoang nêu: "...Cho Đảng là dân tộc là việc không đúng cả về khoa học và trong thực tế. Chỉ có những người u mê do bị nhồi sọ mới có những ý kiến viển vông như thế." ( BBC)

Trước những chỉ trích của cư dân mạng, Nhị Lê đã lên tiếng thanh minh; ông cho rằng khái niệm đưa ra được dẫn trích từ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Khi bàn về tính dân tộc của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.

Sau sự thanh minh này, những độc giả thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức đã tìm đến văn bản gốc; Họ đã phát hiện đoạn dịch trên trong Tuyên ngôn Đảng CS sang tiếng Việt là không sát đúng với văn bản của Marx viết. Theo văn bản tiếng Anh độc giả Nguyên Tổng cho rằng đoạn này phải dịch:“Vì giai cấp vô sản trước hết phải có được uy quyền về chính trị (chứ không phải “giành được chính quyền”), phải tự vươn lên thành giai cấp dẫn dắt dân tộc, phải tự mình mang tầm vóc dân tộc”…

Các ý kiến phản đối ý kiến của Nhị Lê cho rằng: Cần hiểu Tuyên ngôn Đảng CS do Marx viết 1888 về vai trò của Đảng Cộng sản là "tự vươn lên thành lực lượng chủ đạo trong dân tộc", chứ không bao giờ lại "thành dân tộc"…

Qua vụ Nhị Lê, độc giả thêm một lần hồ nghi: Liệu Việt Nam đang xây dựng một nhà nước, thể chế theo học thuyết Marx- Lenin nguyên gốc hay đi theo đường lối của người phiên dịch?

Các khái niệm của chủ nghĩa Marx- Lê nin bị nhiều người đặt vấn đề phải được xem xét không chỉ riêng Tuyên ngôn Đảng CS…

“Communism” dịch “ Chủ nghĩa cộng sản” có chính xác? Chữ “cộng sản” (共产) từ đâu ra ?

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC

 

Sưu tầm (Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học)

Một bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker:

- Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao?

- Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi...

- Khổ quá... Mày không biết xem số à?

- Cháu có xem, nhưng chỗ Nhà thờ không có số. Cháu nghĩ số 2 là đầu đường nên chờ mãi. Đang tính báo “Hủy” thì bác gọi lại...

- Mày học hành sao mà đầu đường, cuối đường không biết?

- Dạ, cháu có đi học chứ. Cháu mới tốt nghiệp Đại học Luật bác ạ. Nhưng quê ở Tây Ninh. Giờ tốt nghiệp, xin việc hoài không được, phải chạy Grab kiếm cơm. Bác thông cảm . . .

- Thôi được, chạy đi. Tao dạy mày một lần cho biết nhé. Cái đó gọi là Kiến thức phổ thông, nhưng tao biết gần như 100% người Việt ở Việt Nam không biết. Từ xếp lớn đến thằng chạy xe ôm như mày. Vì có học đâu. 100 anh chạy xe ôm đều không biết trừ những anh tao nói thì biết thôi. Nhớ nhé:

Trong một đô thị đã có quy định: Mặc nhiên là số nhỏ luôn tính từ sông lên. Ví dụ: Số 2 đường Đồng Khởi là Cà phê Runam tao đang đứng đây là số nhỏ vì nó giáp sông Sài Gòn. Vậy, chỗ mày chờ lúc nãy là ở Nhà thờ Đức Bà là cuối đường Đồng Khởi. Số lẻ luôn bên tay trái, số chẵn bên tay phải khi mày đứng nhìn từ đầu đường đến cuối đường. Vậy khách Tây nó nói cho xe đến trung tâm Sài Gòn thì mày chạy đi đâu?

- Dạ... Chắc chạy ra Nguyễn Huệ phải không bác?

- Trật lất. Ở một đô thị, trung tâm là nơi có nhà ga xe lửa chính. Rồi nếu không có thì là Bưu điện Trung tâm. Tức là chỗ Nhà thờ Đức Bà vừa nãy đó.

Trước 1975, trung tâm Sài Gòn là Nhà ga xe lửa ở chỗ gần chợ Bến Thành, chứ không phải là Chợ Bến Thành. Sau năm 1980, nhà ga này dời về Hòa Hưng nên trung tâm Sài Gòn hiện nay là Bưu điện trung tâm Sài Gòn.

Đó là các kiến thức phổ thông. Mày biết thì đi đâu ở nước ngoài cũng không sợ bị lạc đường. Nó có những quy tắc phổ quát ở đô thị, trong một xã hội băn minh. Phải được dạy dỗ từ bé. Nhưng người ta không làm. Người ta dạy rất nhiều thứ vô bổ. Người Việt đi nước ngoài khổ lắm. Đi từng đoàn, xem bản đồ không biết, xem la bàn không biết. La hét inh ỏi. Xấu hổ ghê lắm . .

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

MẤY LỜI CHÂN THÀNH GỬI TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC

Mạc Văn Trang



Trước hết xin chúc mừng Anh Bảy đã được Quốc hội bầu vào chức vụ cao quý: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Anh đã đặt tay lên Hiến pháp và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào nhận vinh dự và trọng trách lớn lao CHỦ TỊCH NƯỚC.

Thưa Chủ tịch,

Là một công dân, tôi chân thành gửi đến Tân Chủ tịch mấy điều thành thật sau đây:

1. Chủ tịch hãy phát huy tính năng động tích cực vốn có, đi sâu, đi sát các tầng lớp nhân dân, nhất là những nhóm yếu thế, vùng sâu vùng xa, thấu hiểu thực trạng xã hội để có tiếng nói và các quyết sách hợp lòng dân. Tránh tình trạng chỉ quanh quẩn tiếp xúc nhóm “cử tri chuyên nghiệp” ở Ba Đình để nghe những lời tâng bốc!

2. Chủ tịch hãy phát huy bản lĩnh, trí tuệ, nghĩa khí của người “Quảng Nam hay cãi': Cãi vì SỰ THẬT, cãi vì CÔNG LÝ. Cho nên hãy dùng quyền lực của Chủ tịch nước để bảo vệ SỰ THẬT, bảo vệ CÔNG LÝ, dám cách chức những quan chức làm láo, nói láo, chà đạp lên Hiến pháp, pháp luật, đạo lý…

3. Chủ tịch nước có vai trò, vị thế khác với Thủ tướng, nên phong cách và ngôn ngữ cũng phải khác với Thủ tướng. Cách quát nạt như khi họp Chính phủ; cách “nổ" khi đi các địa phương, tỉnh nào cũng là “đầu tàu", là “trung tâm"; rồi tỉnh nào đó phải thành “Hồng Công", Hà nội thành Paris, Sài Gòn thành Singapore, Việt Nam thành “Hổ" thành "Rồng", hay “cột điện Mỹ mà có chân cũng chạy về Việt Nam" v.v...là ngôn ngữ của tuyên giáo. Chủ tịch nước phải nói năng rất chuẩn mực, dùng thư ký chuẩn mực, chớ dùng loại thư ký viết những bài diễn văn sáo rỗng dài dòng mà mang vạ vào thân. Chủ tịch nước cần lắng nghe nhiều, nhìn nhiều, nói ngắn, nói ít thôi.

4. Chủ tịch hãy dùng quyền lực của mình, sửa sai vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Đồng Tâm đi! Hai vụ án đó trái pháp luật, trái đạo lý, lòng dân rất bức xúc. Chính ông cũng đã nói khi tiếp xúc cử tri ở Đồ Sơn, Hải Phòng rằng: “Vụ án Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai quy định của pháp luật". Từ cái sai nhỏ dẫn đến cái sai lớn và rồi dẫn đến tội ác. Vậy bây giờ là lúc Chủ tịch có quyền trong tay để sửa sai hai vụ án nhức nhối này.

5. Chủ tịch đã đặt tay lên Hiến pháp để thề, vậy Chủ tịch hãy quyết tâm thực hiện lời thề đó bằng cách chỉ đạo, giám sát các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thượng tôn và thực hiện đúng những Điều ghi trong Hiến pháp, đặc biệt là Chương II của Hiến Pháp năm 2013, mà tôi xin phép dẫn ra dưới đây.

CHƯƠNG II

QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

LỜI VĨNH BIỆT VỚI 156 HA RỪNG THÔNG GIA LAI, TẤT CẢ CHỈ CÒN LẠI TRONG KÝ ỨC CHO THỂ HỆ SAU NÀY

 Fb Nguyên Đình Trọng:



Hôm nay ngày 3/4/2021, báo đã đưa tin thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Đáng chú ý, Thủ tướng cho phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án. (vietnamfinance.vn)

Vâng, như vậy sau bao nhiêu lần dân phản ứng, các nhà khoa học phản biện chân chính thì chính phủ đã ngưng và dừng bút ký duyệt dự án phá gần 156 ha rừng thông tuyệt đẹp này tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Nhưng cuối cùng, những ngày chuẩn bị bầu bán nhiệm kỳ mới thì dự án này đã được ký chính thức.

Như vậy, 156 ha rừng thông tuyệt đẹp này sẽ chỉ còn trong ký ức của người dân huyện Đắk Đoa và dân Gia Lai mà thôi. Vì khi rừng còn, thì đó là tài sản chung của chúng ta, mọi người dân ai cũng được quyền tới để ngắm để nhìn, đề chụp ảnh đẹp. Nhưng một khi nó được đưa cho tập đoàn phá làm sân Golf thì nó thành tài sản quản lý của tập đoàn đó. Khi đó dân nào được vào khu sân golf này nữa. Có chăng chỉ là một vài kẻ lắm của nhiều tiền không biết tiêu gì mới vào đó thư giãn đốt tiền, chứ dân ở đây nghèo đói tiền đâu mà vào đánh Golf.

Rừng Gia Lai đã bị tàn phá, lúc mình còn nhỏ thì đi khoảng 1 km mà rừng gỗ ôm không xuể. Nhưng bây giờ cũng chỉ còn ký ức, rừng sạch sẽ cây gỗ. Thay vào đó là những khu đồi trọc với những cây cao su không có thảm thực vật bên dưới. Rồi rừng mất, rồi hạn hán, rồi quê mình không còn làm được 2 vụ lúa nữa, cây trồng không có nước tươi, dân không có nước uống. Dân mình khổ đói lại phải sang tận Campuchia và Lào để làm thuê kiếm tiền gởi về quê lo cho gia đình.

Rừng vốn đã bị tàn phá và tận diệt, nhưng họ lại tiếp tục tàn phá tiếp thông qua những dự án như thế này đây. Sự tác động của phá rừng là không kể hết ở đây: lũ lụt, xói mòn, hạn hán, dân đói khổ do thiên tai, ô nhiễm môi trường...

Thôi họ đã quyết tàn phá thì mình đành chịu, mình chỉ là một con người nhỏ bé giữa cái xã hội đảo điên này. Mình đâu làm được gì hơn, mình lên tiếng rất nhiều lần phản đối dự án phá rừng làm sân Golf này. Sân Golf này phục vụ ai ở Gia Lai, bao nhiêu kẻ thừa tiền mà không có trái tim nhân ái tới đây chơi trong khi người dân quá khốn khổ và đói nghèo.

Nhân quả luôn báo ứng, mình tin như vậy. Dự án này sau này sẽ thấy hậu quả. Rồi nhân quả sẽ tới sớm những kẻ ác, kẻ bất nhân. Sau này lịch sử hãy nhắc tên và nguyền rủa những ai đã tiếp tay những dự án kiểu này. Nếu có nguyền rủa thì mình xin lịch sử hãy chừa lại tên của mình và một số ít con người cố gắng lên tiếng bảo vệ nhưng bất thành.

Thời gian trôi qua mỗi ngày, dòng chảy lịch sử sẽ ghi lại, cuộc sống con người là hữu hạn, tiền nhiều để làm gì? Tham tiền, tham chức quyền, xu nịnh, lợi ích nhóm, vì cá nhân để bia miệng ngàn năm... thành tội đồ lịch sử đấy!

BUỒN...

P/s: Ghi lại mấy dòng tự sự để lưu lại thế hệ sau này đọc vậy!

Link hình từ hình chụp tại khu rừng thông này nhân chuyến về quê gần đây nhất, và lấy thêm từ bài báo bên dưới đây:

https://www.google.com.vn/.../thu-tuong-cho-phep-chuyen...

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

“TÔI CẦU MONG CHÚNG TA SẼ THỨC TỈNH…”

 Lê Kiên Thành

Một lần, khi sang Hàn Quốc, có một đại biểu QH nói với tôi rằng: “Nếu nói về kinh tế, các ông thua chúng tôi không dưới 30 năm. Nhưng nói về thống nhất đất nước, chúng tôi không biết sẽ thua các ông đến bao giờ…”. Người Hàn Quốc và Triều Tiên có lẽ còn mất rất lâu để chờ đến ngày thống nhất. Hoặc có thể là không bao giờ. Nhưng người VN đã làm được điều đó. Thế mà cũng dân tộc đã làm nên kỳ tích đó, ngày hôm nay lại đang đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng về mọi thứ: là sự tham ô của những người lãnh đạo; là sự suy thoái về đạo đức của xã hội; là sự lạnh lùng, tàn nhẫn đến ghê người giữa người với người.

Điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Đó là buổi sáng, khi tôi đọc tin về một cậu thanh niên cứa cổ đứa bé 8 tháng tuổi; đó là khi tôi đọc tin về những người dân cùng xông vào đánh chết một kẻ trộm chó… Có những người trong chúng ta hôm nay dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì.

Có thể con người VN hôm nay dường như đang gặp phải một sai lầm nào đó trong tổ chức cuộc sống, khiến cho tình cảm, lòng thương người, sự vị tha đang bị biến dạng một cách ghê gớm. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Có lẽ chưa từng có một giai đoạn nào trong quá khứ mà người VN phải trải qua tình cảnh như ngày hôm nay. Người Việt từng sống dưới ách nô lệ cả nghìn năm của các triều đại phương Bắc, từng bị đế quốc, thực dân đô hộ, chịu đựng đủ sự tàn ác, bóc lột từ ngoại bang. Nhưng chưa bao giờ tôi nghe được về chuyện người Việt tàn ác với chính đồng bào của mình. Chưa bao giờ người Việt đối xử với nhau hằn học đến thế, man rợ đến thế. Chúng ta không nghèo như ngày xưa, không đói như ngày xưa, tại sao chúng ta lại ác hơn ngày xưa?

TUYÊN BỐ CỦA CLB LÊ HIẾU ĐẰNG VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỞ HỮU ĐẤT ĐAI

 Kính gửi Quốc hội khóa XIV nước CHXHXN Việt Nam



Quốc hội Việt Nam đang làm việc để chuẩn bị nhân sự lãnh đạo nhà nước cho nhiệm kỳ mới mặc dù chưa kịp bầu Quốc hội khóa kế tiếp cũng là một điều mới lạ không hợp với các quy định truyền thống đã có từ trước. Việc họp và bầu bán gấp như vậy hẳn là có lý do rất đặc biệt, với công việc đã được sắp xếp kỹ trước, như lời ông TBT kiêm CT nước đương nhiệm đã từng nhiều lần phát biểu.

Theo Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định rõ, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”, vì vậy kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Khóa XIV đang diễn ra trong mấy ngày hôm nay là có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng mà mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều đang chú mục nhìn vào với niềm hi vọng sẽ có sự đổi mới gì đó đáng gọi đổi mới và mang tính thực chất.

Theo chúng tôi, dù phương án nhân sự có là ai chăng nữa nhưng nếu đường lối chính sách căn bản vẫn không thay đổi và mang tính đột phá cách mạng thì mọi thứ cũng sẽ đi vào bế tắc.

Đất nước đã và đang có đến hàng trăm vấn đề cần đặt ra để thảo luận giải quyết, nhưng theo chúng tôi, trước mắt và quan trọng hơn cả, cứ bị làm trì trệ mãi, đó là việc cải cách nền tư pháp và sửa đổi những luật lệ liên quan quyền sở hữu đất đai. Đây cũng là hai vấn đề nổi cộm mà từ lâu, cũng như ngay trong kỳ họp của Quốc hội Khóa XIV lần này, một số đại biểu Quốc hội cũng đã thẳng thắn đề cập, nhưng chưa nói thật rõ.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Có phải Champa biến mất là do Đại Việt?

 Phan Hưng Nhơn

 


Gần đây trên một bài báo nọ, có người đã viết: “công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư ?. Thì Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã bị xóa trên bản đồ thế giới đó.”

Thật là một phát ngôn kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịch sử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với những dư luận lỗi thời từng đổ lỗi cho người Việt Nam về sự suy thoái của nước Chiêm Thành. Vì vậy, cũng nên tìm hiểu nguyên do suy thoái của nước Chiêm Thành thật sự từ đâu ? Sở dĩ có dư luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng người Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đã dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long.

SỰ SUY THOÁI CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH

Người Việt nam gọi họ là Chàm. Chiêm Thành là do người Hán đặt ra. Người Chiêm Thành gồm nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau. Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).. Còn thị tộc Cây Cau chiếm cứ vùng lãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai do tập tục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữ độc lập với nhau. Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã có sẵn. Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng lữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ. Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hải tặc.

Khoảng năm 605, thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ Indrapura phía Bắc của thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành. Chánh quyền Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc hoặc chinh quạt khắp nơi. Trên mặt biển, họ tổ chức những đoàn cướp biển. Hải tặc Chiêm Thành một thời là mối hãi hùng cho những thường thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến Nam Dương. Suốt thời gian dài hải tặc Chiêm Thành hùng cứ vùng biển Đông cho đến thời các nước phương Tây làm chủ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với những tàu bè lớn, trang bị súng ống tối tân ngăn trở hoạt động của những người sống nghề cướp biển với những hải thuyền nhỏ với khí giới thô sơ..

NGUYÊN NHÂN NGOẠI LAI

Các hải thuyền Chiêm Thành thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước đem quân đánh trả. Trung Hoa tuy ở xa nhưng cũng đã hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm 605 và 1282.

Sẵn có lực lượng hải thuyền hùng mạnh, thương gia Chiêm Thành buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương quốc Jawa chú ý vì bị cạnh tranh. Người Jawa hai lần đánh cướp Chiêm thành. Một lần vào năm 774, người Jawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787, họ đánh phá thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng địa phương. Sự bang giao giữa hai nước về sau thân hữu hơn vào cuối thế kyẻ thứ 9 sau các cuộc trao đổi viếng thăm giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau khi vua Chiêm Thành Chế Mân lấy công chúa Tapani của vương quốc Jawa.

CHIÊM THÀNH VÀ NƯỚC CHÂN LẠP

Sau khi Phù Nam, nước lân bang phía nam Chiêm Thành bị Chân Lạp sát nhập vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp dụng lối ngoại giao mềm dẻo để ngừa hờ sự bành trướng của Chân Lạp. Hoàng thân Chiêm Thành Jadgaharm cưới công chúa Cavani con vua Chân Lạp Icanavar-man.

Đến thế kỷ thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căng thẳng, năm 950 Chân Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang, nhưng giữa thời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc Nam Vang). Năm 1145, quân Chân Lạp phục thù đánh chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành. Năm 1177, vua Chiêm Thành Jaya Indra-Varman phái một đội chiến thuyền hùng hậu tiến ngược dòng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng sau đó phải thối binh vào năm 1181. Năm 1190, Chiêm Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng lần này quân Chân Lạp phản công lại rồi tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành, rồi chia nước Chiêm Thành làm hai tiểu quốc đặt dưới quyền đô hộ của Chân Lạp. Năm 1192, hoàng thân Chiêm Thành Vidyanandana đánh đuổi được quân Chân Lạp, thống nhất trở lại được nước Chiêm Thành. Đến năm 1203, vua Chân Lạp đem đại quân đánh chiếm Chiêm Thành và sát nhập Chiêm Thành vào lãnh thổ Chân Lạp.. Mãi đến năm 1220, dân Chiêm Thành mới có cơ hội độc lal65p nhờ Chận Lạp bận rộn đối phó với Xiêm La (Thái Lan).

CHIÊM THÀNH VÀ VIỆT NAM