Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Tranh cãi thiên niên kỷ về sắc đẹp của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra

Ngoại hình của vị Pharaoh Ai Cập cuối cùng từ lâu đã là một đề tài thu hút. Và vì Nữ hoàng sông Nile được miêu tả theo nhiều cách trong hàng thiên niên kỷ qua, khuôn mặt thực sự của bà phần lớn vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay.

Lịch sử đã để lại rất ít manh mối. Nhưng điều đó không ngăn được các nhà sử học và các nhà sản xuất phim ở Hollywood chạy đua với những suy đoán về khuôn mặt thật của Cleopatra. Liệu bà có quyến rũ như Elizabeth Taylor trong bộ phim "Cleopatra" năm 1963, hay chỉ là một phụ nữ giản dị với “sự duyên dáng không thể cưỡng lại” như nhà sử học Hy Lạp Plutarch đã từng tuyên bố?

Ngoài ngoại hình đẹp của Cleopatra, một chủ đề khác cũng truyền cảm hứng cho các cuộc tranh luận, đặc biệt trong những năm gần đây, là chủng tộc của bà. Mặc dù nữ hoàng cổ đại thường được miêu tả là người da trắng, một số người suy đoán rằng bà là người da đen, hoặc có thể một chủng tộc hoàn toàn khác.

Trong 2.000 năm kể từ khi Cleopatra qua đời, các nhà sử học đã thu

Cleopatra sinh ra ở Ai Cập vào khoảng năm 70 trước Công nguyên. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, nữ hoàng có lẽ không phải là người Ai Cập. Trên thực tế, bà thuộc dòng dõi những nhà cai trị hậu duệ của Ptolemy I. Là một vị tướng và nhà sử học, Ptolemy đến Ai Cập cùng với Alexander Đại đế. Tại đây, Ptolemy tự lên ngôi vua sau cái chết của Alexander Đại đế vào năm 323 trước Công nguyên. Do Ptolemy đã chiến thắng nhiều người Ai Cập bản địa vào thời điểm đó, về cơ bản họ chấp nhận các hậu duệ của ông như là dòng dõi mở rộng của các Pharaoh.

Nhưng Ptolemy đến từ Hy Lạp, và gia đình ông dường như tránh kết hôn với người Ai Cập bản địa. Thay vào đó, họ thường kết hôn với nhau. Đây là một thực tế quan trọng, bởi thay vì câu hỏi “Cleopatra trông như thế nào”, người ta sẽ tò mò hơn: "Cleopatra có phải là người da đen không?"

Rất khó để trả lời một cách chắc chắn. Bởi dù nguồn gốc Hy Lạp của Cleopatra về phía cha bà được ghi chép rõ ràng, nhưng nguồn gốc người mẹ không rõ danh tính của bà thì vẫn chưa thể xác định. 

H1 . Một bức tượng bán thân được cho là tạc Nữ hoàng Cleopatra, ra đời khoảng năm 40 đến 30 trước Công nguyên. Ảnh: Wikimedia Commons

Cuộc tranh cãi chủng tộc

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Họ Hồng Bàng và những vị thuỷ tổ của dân tộc Việt


Vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt mãi đến ngày hôm nay vẫn còn rất mù mờ, vì có rất ít nghiên cứu sâu xa về nguồn gốc dân tộc. Những bộ sử giáo khoa chỉ tạo thêm màu không khí buồn thảm, mặc cảm, cho những ai muốn đọc lại hay tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Việt. Các bộ sử Việt do các học giả người Việt phần lớn ghi lại khởi điểm từ thời Triệu Ðà đánh An Dương Vương, thời gian sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, được xem như là thời điểm quá muộn màng đối với lịch sử về nguồn gốc dân tộc Việt.

( 1 )


Nếu bạn muốn hiểu nguồn gốc dân tộc Việt, điều kiện tiên quyết bắt buộc là phải hiểu nguồn gốc dân tại vùng Thái Bình Dương cùng những biến chuyển thay đổi về khí hậu, địa lý tại vùng nầy. Ðây là phần chuyển nhập trước khi vào truyền thuyết họ Hồng Bàng. Nếu không hiểu phần chuyển nhập nầy, thì khó mà thông hiểu truyền thuyết họ Hồng Bàng.

Phần chuyển nhập nầy cho chúng ta hiểu sự di chuyển của người Ðông-Nam-Á trong đó bao gồm tiền nhân người Việt vào thời trước khi hình thành dân tộc, đã từ vùng đất liền Ðông-Nam-Á đi qua Phi-Luật-Tân và xuống tận Úc Châu, đồng thời đi lên tận phía Bắc Trung Hoa đến Nhật Bản. Những điều ghi trên đã được tôi trình bày và chứng minh trong một số bài viết, qua khảo cổ như chứng minh xương súc vật của vùng Ðông-Nam-Á đã lên đến tận phía Bắc Trung Hoa mà các nhà khảo cổ đã tìm được chung với các loại sọ người Công Vọng Linh 公望玲( Kung-wang-ling ) nằm không xa người Lam Ðiền 藍田人(Lantian man) ở tỉnh Thiểm Tây và người Bắc Kinh (Peking man) ở tỉnh Hà Bắc của Trung Hoa.

Ðồng thời tôi cũng chứng minh qua những nhận định của các nhà khảo cổ Trung Hoa như ông Hoàng Vạn Ba 黃萬波 (Huang Wanbo) thuộc viện cổ sinh vật học của viện khoa học Bắc Kinh, nhà khảo cổ Bình Thái Hạo (Ping Ti-Ho) đều cho biết rằng người Lam Ðiền và người Bắc Kinh là những người từ phía Nam đi lên, cũng như những sọ tìm được tại nền văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) là loại sọ từ Ðông-Nam-Á tức là từ phía Việt-Nam đi lên. Ngoài ra tôi cũng cho thấy ông J.Y. Chu với dẫn chứng về di truyền học mang tên “Genetic Relationships of Population in China” đăng trong tờ Tạp Chí Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, đã cho biết rằng, nguồn gốc của người Trung Hoa nói riêng và người Ðông Á (bao gồm người Nhật, Triều Tiên, Trung Hoa) nói chung là do giống người từ Ðông-Nam-Á đi lên.

Ngoài phần khảo cổ và di truyền học, tôi cũng dẫn chứng qua “dân tộc học” dựa vào những truyền thuyết của các giống dân tại vùng Thái Bình Dương như truyền thuyết của bộ lạc ở vùng Banaue của Phi-Luật-Tân cho biết tổ tiên của họ từ vùng Ðông-Nam-Á qua; cũng như truyền thuyết của thổ dân người Úc cho biết tổ tiên của họ từ Ðông-Nam-Á đi xuống.

Sau phần chuyển nhập, tôi vào phần phân tích truyền thuyết họ Hồng Bàng. Phần nầy gồm có định nghĩa Hồng Bàng, minh chứng khởi điểm của họ Hồng Bàng bằng cách so sánh sự phát triển dân tộc Việt đi song song với sự phát triển các dân tộc trên thế giới qua Nhân chủng và Khảo cổ học. Sau họ Hồng Bàng, tôi còn dẫn chứng cho thấy Phục Hi và Thần Nông là những lãnh tụ phát xuất từ miền Nam Trung Hoa đã bị các học giả Trung Hoa coi là “ngoại lai”, tức là không thuộc Trung Hoa vì lý do là không thuộc vùng Trung Nguyên. Cuối cùng tôi còn định nghĩa về nước Văn Lang cũng như dẫn chứng về sự hiện diện của Hùng Vương qua chứng tích “cái qua” được các nhà khảo cổ tìm được ở Hồ Nam có khắc tên vị vua Hùng thứ 14 tên là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao.

Tóm lại tôi đã định nghĩa, phân tích và giải thích truyền thuyết họ Hồng Bàng qua văn tự chữ Nho, qua dân tộc học với các truyền thuyết khác nhau, qua khảo cổ và nhân chủng học với các xương sọ người và súc vật, cũng như di truyền học của ông J.Y Chu, qua cổ thư Kinh điển, cổ sử là bộ Sử Ký Tư Mã Thiên, tất cả đã được tổng hợp lại để đưa ra một cái nhìn tổng quát cũng như chi tiết về truyền thuyết họ Hồng Bàng, một truyền thuyết duy nhất nói lên nguồn gốc dân tộc Việt, và được xem là có thể tin được qua sự chứng minh của khoa học, cổ thư và cổ sử nói trên.

Bài viết nầy là một tiếp nối tìm hiểu cội nguồn dân tộc để coi ai là những vị tổ sáng lập ra dân tộc, phát triển cũng như bảo vệ và bành trướng dân tộc Việt, mà chúng ta cần phải nhớ tới ngày Giỗ Tổ để ghi ơn các Ngài.

"VIỆT NAM" NGHĨA LÀ GÌ?

 



1/ Không ít người bây giờ vẫn tưởng "Việt Nam" nghĩa là "nước Nam của người Việt". Hoặc là, qua một số em sinh viên trẻ cho tôi biết ở trường giải thích: "Việt Nam" nghĩa là nước Việt nằm về phương Nam (so với Tàu). Mắc giống gì mà danh xưng một quốc gia lại đi lấy một quốc gia khác làm "hệ qui chiếu"? Coi đi, quốc gia của người Hàn nằm về phía đông nước Tàu, họ đâu giải thích nước họ là ... "Hàn Đông".

Ý nghĩa của hai chữ "Việt Nam" bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, NHƯNG cho dù diễn giải vi diệu/hay ho/cao siêu tới đâu đi nữa thì - xin nhấn mạnh - hãy nhớ rằng tên nước VIỆT NAM là do Nhà Nguyễn chính thức định danh. Thành thử phải tìm hiểu Nhà Nguyễn gọi vậy với ý nghĩa gì (chớ đừng nhồi nhét cách diễn giải của đời sau vào miệng tiền nhân)!

... Hệt như có một làn gió mát mẻ, hết sức khỏe khoắn sau khi tôi may mắn biết được ý nghĩa đích xác của tên nước "VIỆT NAM" khi vua Gia Long định danh.

"Việt" trong quốc danh "Việt Nam" , té ra không phải làm một với "Việt" trong quốc danh "Đại Việt" (mặc dù nhìn vô mặt chữ hệt nhau)!

Nói vào ngay, "Việt" đàng nào cũng có cái hay, nhưng lại không giống nhau.

2/ VIỆT NAM trở thành quốc danh chính thức, lần đầu tiên là vào đời vua Gia Long, năm 1804.

2a) Ban đầu, năm 1802 (Nhâm tuất) vua Gia Long đặt tên nước là "Nam Việt" .

Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ (Nam Việt) lặp lại quốc danh "Nam Việt" mà Triệu Võ Đế (Triệu Đà, năm 204 TCN - năm 137 TCN) đặt ra, bấy giờ lãnh thổ không chỉ có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (đồng bằng sông Hồng cho tới Hà Tĩnh) mà bao trùm luôn Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).

2b) Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, đầu tháng hai năm Giáp tý (1804) vua Gia Long đã đổi "Nam Việt" thành VIỆT NAM ( ).

Dầu "Nam Việt" hoặc "Việt Nam" cũng đều chung ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, có mặt trong đoàn sứ qua Tàu đàm phán với nhà Thanh, cho biết:

"Việt Nam là quốc danh thích hợp để chỉ một lãnh thổ hợp nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, "chúng ta (Nhà Nguyễn) sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó".

Hai chữ VIỆT NAM là sự kết hợp giữa VIỆT (THƯỜNG) với (AN) NAM.

3/ Việt Thường là xứ mô?

Theo những sách cổ xưa như "Hậu Hán thư", "Thượng thư đại truyện", "Tư trị thông giám cương mục" thì nước Việt Thường nằm về phía nam Giao Chỉ.

Trong cuốn "Đại Nam Chính biên Liệt truyện sơ tập" thì xác định tên gọi VIỆT THƯỜNG "là tên cổ của xứ Champa"!

Một nguồn khác cho biết cách gọi "Việt Thường" là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).

Khi Trịnh Hoài Đức viết "chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước", là nhằm ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp). Sau đó Nguyễn Phúc (phước) Ánh (vua Gia Long) đã "thêm vào vùng An Nam " là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).

4/ HÃNH DIỆN HAI CHỮ "VIỆT NAM"!

Trước đó, theo dòng lịch sử qua các đời Lý, Trần, Lê... cho dù tự xưng quốc danh "Đại Việt, Đại Nam"... hay đại gì đi nữa. Tuy nhiên, nước Tàu không tôn trọng mà họ cứ gọi xứ sở (lấy Thăng Long làm kinh đô) là "An Nam" miết (và gọi các đời vua Lý, Trần, Hậu Lê đều là "An Nam quốc vương")!

Đến đời Hoàng đế Gia Long, ban đầu triều đình bên Tàu ép vẫn phải dùng quốc danh "An Nam", không chịu "Việt Nam". Nhưng sứ giả của vua Gia Long không đồng ý.

Với quốc danh VIỆT NAM, quí bạn chú ý: Đây là LẦN ĐẦU TIÊN trong suốt lịch sử cả ngàn năm, Tàu đã phải từ bỏ cách gọi truyền kiếp "An Nam" đối với nước Việt chúng ta!

Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ "Việt Nam" thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do Hoàng đế Gia Long đặt ra, thống nhất sơn hà, và sau đó năm 1808 vua phân chia địa giới khu vực. Đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.

5/ THAY LỜI KẾT

"Việt" (trong "Đại Việt" ) dùng để chỉ Việt tộc.

Còn "Việt" (trong "Việt Nam" ) tuy cùng mặt chữ nhưng được lấy từ trong danh từ kép "Việt Thường" (định danh về địa lý).

Ghép chữ "Việt" (trong "Việt Thường") với "Nam" (trong "An Nam") thành quốc danh VIỆT NAM, là sự ghi nhận đàng hoàng về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!

Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc hợp nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài. Lãnh thổ nước ta LẦN ĐẦU TIÊN trải rộng từ bắc đến nam, từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu theo đường cái quan đi từ Quảng Ninh tới mũi Cà Mau thì thành đường cong chữ S.

Tắt một lời, VIỆT NAM là quốc danh mang ý nghĩa về SỰ HỢP NHỨT LÃNH THỔ.

Ý nghĩa nêu trên của hai chữ VIỆT NAM, thiệt hay hết sức, độc đáo hết sức trong tinh thần đoàn kết các cộng đồng dân tộc ./.

PHAN LÊ (st)