Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

LÀNG TÔI NGÀY ẤY - TẢN VĂN CỦA TRÀN QUÝ LỘC ( I )

 ( Kỳ 1 : Đăng từ trang 1 đến trang 23 )


                                                 Phần một : LÀNG TÔI NGÀY ẤY

 

1.. Làng tôi

        Trước năm 1945, tổng Trường Sơn phủ Đức Thọ có 10 làng, làng tôi tên là Vạn Phúc Trung.

Năm 1945, Nghệ Tĩnh là vùng tự do, thuộc chính quyền cách mạng của nước Việt nam - Dân chủ - Cộng hòa, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Tổng Trường Sơn được gọi là xã Trường Sơn, 10 tên làng được gọi thành 10 xóm, làng Vạn Phúc Trung là xóm 8. Xóm 8 có ba xóm nhỏ là xóm Bến, xóm Đồng và xóm Đồng Nương, gia đình tôi ở xóm Bến.

Năm 1953, xã Trường Sơn được tách làm hai xã Đức Tân và Đức Trường. Từ xóm 1 đến xóm 5 là xã Đức Tân. Từ xóm 6 đến xóm 10 là xã Đức Trường. Biên giới của hai xã là bãi cát rộng được dùng làm chợ trâu bò. Đến năm 1993, hai xã Đức Trường và Đức Tân sáp nhập, lấy tên xã Trường Sơn như trước năm 1953, xóm 8 lấy lại tên cũ là làng Vạn Phúc Trung.

Cả 10 làng của xã Trường Sơn nằm trãi dài dọc phía bắc sông La. Con đường liên xã chạy theo bờ sông, rợp bóng tre. Bắt đầu là cầu Thọ Tường ở phía đông, đến cuối xã là ngã ba Tam Soa ở phía tây. Xã tôi là vùng ngoài đê, một năm đón ba bốn con lụt nhỏ và một con lụt lớn. Con lụt lớn là nước lụt ngập gần hết con đường liên xã, năm lụt lớn nhất có mức nước cao hơn sân nhà tôi trên 2m.

Ngày lụt là ngày vui của những đứa trẻ. Thú vui ngày lụt của chúng tôi là câu cá bù. Chỉ những khi có lụt, cá bù từ miền núi bị nước lũ cuốn về, chúng nhỏ như đồng xu nhôm 5 hào, nhưng dài hơn. Cá bù thường sống theo bầy, tụ tập nơi nước lặng, dưới các gốc sung hay gần những khóm tre. Câu cá bù bằng mồi giun, mỗi khi câu được một con cá bù là cs thể câu được đến 10 con.

2. Tập quán uống  rượu chè xanh

Làng tôi có tập quán mời nhau uống nước chè xanh. Khoảng bảyđến mười gia đình gần nhau, tiện đường đi lại, lập thành một nhóm uống nước chè xanh.

Đầu các buổi tối, nhà có nước chè xanh cho người đi một vòng, đến trước cổng mỗi nhà, mời thật to cho mọi người trong nhà cùng nghe: “Mời chú mự và các em đến nhà con uống nác mới nha...a”, “Mời các bác, các ênh, các ả đến nhà con uống nác mới nha”... Chỉ mời to một lần, không cần chủ nhà đáp lại.

Chủ nhà kê ngoài sân mấy chiếc bàn cùng mấy chiếc ghế băng cho phái nam, chiếc chõng tre cho phái nữ. Trên mặt bàn đặt những chiếc bát sứ đã được cọ rửa sạch sẽ. Khi có người đến uống nước chè, chủ nhà lấy gáo dừa, múc nước chè xanh còn nóng trong nồi đồng điếu, chuyên dùng để nấu nước chè ra bát, mời khách.

 Những người nghiện nước chè xanh, thường đến sớm, uống đợt nước cốt đầu tiên. Đó là bát nước có màu xanh vàng, thơm, nhấp vào lưỡi thấy chát đắng. Người uống nước chè xanh, cầm trên tay bát nước chè còn nóng, sau khi ngửi thưởng thức hương thơm, họ mới nhấm nháp từng ngụm nhỏ, thưởng thức vị chát của chè.

Có chủ nhà nấu nước chè, còn luộc khoai lang hay lạc tươi mời khách. Tập quán uống nước chè xanh, ngoài giúp người dân ngày nào cũng được uống nước chè tươi, còn giúp họ có dịp được cùng nhau giao lưu, tạo nên mối thâm giao tình làng nghĩa xóm.

Buổi uống nước chè xanh thường bắt đầu vào khoảng từ 6 giờ tối cho đến đến 12 giờ đêm, có người đến một lúc rồi về, có người ngồi chơi hết cả buổi, lấy giao lưu là chính. Họ vui vẻ, chuyện cà ràng rôm rả, đủ mọi thứ trên trời dưới biển.

Tôi thường theo bố hay mẹ đi uống nước chè xanh, nghe người lớn kể chuyện cười. Những câu chuyện cười của người lớn khá tục, tạo nên những tiếng cười thoải mái, giúp những người nông dân quên đi một ngày lao động vất vả. Từ năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc, làng tôi không còn tập quán mời nhau uống nước chè xanh nữa.

3. Chiếc roi cày

Sau Điêu tàn ( 1937-1947 ) - thơ Chế Lam Viên

 

Sau Điêu tàn (1937-1947) - Chế Lan Viên

Rút từ Tập thơ không tên, trong này có nhiều bài đã đăng rải rác trên các báo từ 1937 đến 1947

ÁNH SÁNG

Cả trời đất đêm nay tràn ánh sáng
Bên Chiêm nương ta say uống nguồn mơ
Miệng đầy trăng khôn cất một lời thơ
Mắt đầy ánh sao sa khôn thể nhắm
Tai đầy tiếng ái ân lời say đắm
Cũng không nghe tiếng động của trần gian
Mũi đầy hương xa lạ xứ Hoa Trăng
Ngăn hơi thở. Trí thơ ngây đầy mộng
Cũng khôn gieo lấy một vài ý tưởng

Có ai không trên tận đảo mây trôi?
Quăng xuống đây dải lụa, hỡi ai ơi!
Để mau đem hồn ta đi cõi khác!

Trời thăm thẳm! Lời vang không tiếng đáp!


(Phù Cát 4-8-1937)

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

 

BIỂN CẢ

Cây cỏ thờ ơ! Phố phường ngao ngán
Ôi trên tràng! Những lối đi đã quen
Mây ngán trời cao! Tường gay nắng sáng
Đời khắt khe im vằng lá hoa sen

Xin hãy xót thương cho hồn trẻ dại
Khi Người về làm cháy khát bên song
Cả lòng ta, ngươi nói trong vĩ đại
Của lòng ngươi - Ôi Biển cả mênh mông

Ôi, Biển thanh niên, vững già vạn tuổi
Sáng chân trời, nguyên vẹn mặt đơn sơ
Muối, ngươi rót, say đầu không khí chói
Đất ngươi theo, ca những giọng không ngờ

Ngươi có thấy như ta dòng cay đắng
Trong Chén Xanh dừng tỉnh trước môi cau
Không gian ban từng hớp dài im lặng
Trên một lòng thức tỉnh giữa thương đau

Hy vọng! Nghi ngờ! Điền cuồng! Cảm hứng!
Biền nằm nghe thổn thức giữa tâm can
Không trước, sau của những chiều thẳng đứng
Mặt muôn đời im phẳng bóng thơ
Trang!

Ôi Trang xôn xao! Ôi Trang ngời chói!
Những hoan hô khi ngươi thấy cao siêu
Những non nước người chớm đầu đất tối
Những đảo sầu, ngươi bỏ giữa cô liêu

Ôi biển không cùng!
Ta ghê tiếng sóng
Xin im đi! Từng vút gió chơi vơi!
Khi cành lẻ. Người buông qua biển rộng
Ta, đầu cành, sáng nắng, quả ngon tươi

Ôi thương thay những người con lạc Biển
Trưa bâng khuâng chừng Mẹ gọi ngang đầu
Mắt trông lên: suốt một trời ảo huyễn
Khóc giữa lòng trong trắng của Châu cao


Bình Định, 14-7-1940

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

CHẾT GIỮA MÙA XUÂN

Sáng nay sa xuống với sương sa
Những cánh hồng non sắc thắm nhòa
Chưa một làn hoa rung nhụy yếu
Lời thơm đà vắng ở môi hoa

Một mùa xuân chết giữa mùa xuân
Đón lấy môi hoa nhẹ rụng dần
Còn sót nhiều thơ trong sắc nhạt
Mà chưa tan với gió cùng trăng

Để rồi cho đến một mai tươi
Khôn nở trên môi những ánh cười
Khôn kiếm một làn hương ý tưởng
Trong hoa trong bướm rỡn nô vui

Sẽ bảo, trong khi phủ khắp hồn
Màu tang u uất, ý cô đơn
Hôm nay đã chết hoa ân ái
Đã thoáng vườn xuân cánh gió buồn

Ái ân sao đến chết trong tay
Ta chỉ trông nhau khóc bóng ngày
Chỉ biết chôn hoa khi cánh rụng
Khôn làm sao vớt áng hương bay


Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

CHIÊM QUỐC U SẦU

Nàng Trăng đã lui dần về núi thẳm
Gió căm hờn đua gỡ ánh sao mờ
Mà cảnh vật vì đâu sầu ảm đạm
Trên đồi cao, Tháp cũ đứng trơ vơ

Đôi cành khô tìm gì trong đêm vắng
Vươn thân gầy ngăn đón gót Ma Hời?
Lắng nghe xem bóng người bay lẳng lặng
Về tinh cầu giá lạnh chốn xa xôi

Chuôi Bắc đẩu đã quay về Chiêm quốc
Dòng sông mờ trôi mãi dưới trăng tà
Và đồi cao sương lam tuôn không ngớt
Đưa Tháp Chàm về dĩ vãng mờ xa...

Vạn vật đã đua nhau về nước cũ
Còn mình ta ngồi mãi ở đây sao?
Hãy dừng chân, trời cao, đôi Chiêm nữ
Đưa dùm ta về Chiêm quốc u sầu


7 giờ sáng 12.2.1937

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

CHIỀU CHIỀU

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Những đề nghị chiến lược cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhân Đại hội 13

 

Những đề nghị chiến lược cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhân Đại hội 13

Nguyễn Hữu Liêm

Gần đây, khi phát biểu chỉ đạo Ủy ban soạn thảo văn kiện cho Đại hội 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu họ nhìn về tương lai gần và xa để tiên liệu và phác họa một viễn cảnh chính trị và quyền lực cho Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

GS Trọng muốn nhìn xa đến 40-50 năm về phía trước và nói, “Khó lắm các đồng chí ạ!” Cái khó ở đây có phải là sự giới hạn về tầm nhìn của cán bộ tư tưởng, hay là khả năng tồn tại của Đảng cho một viễn cảnh dài lâu như thế?

Thiếu vắng một truyền thống tự kiểm soát và biên độ khách quan, bản chất chính trị của một chế độ là ý chí duy trì quyền lực vĩnh viễn ở tầm mức gần như vô hạn. Muốn được như thế, Đảng CSVN phải có khả năng, trên bình diện lý thuyết, tái kiến tạo một khung tham chiếu mới cho giá trị lịch sử và chính trị nhằm biện minh cho sự độc tôn và độc quyền lãnh đạo đất nước.

Cũng như Đảng đã trải qua nhiều lần tự thay đổi chính mình theo nhu cầu thời thế để tồn tại và vươn lên đáp ứng nhu cầu lịch sử, lần nầy, Đảng lại phải đối đầu với nguy cơ tự phân hủy từ trong nội bộ bởi nhiều nguyên nhân nội tại và khách quan.

Đầu tiên là nguy cơ từ Trung Quốc

Dân ta nói từ mấy thập niên nay “Chơi với Mỹ thì mất Đảng; chơi với Tàu thì mất nước.”  Thế nhưng ông Trọng lại cho rằng mất Đảng là mất tất cả – mà không hề nghĩ đến nguy cơ mất nước là mất luôn Đảng.

Nếu thế kỷ thứ 17-18 là của Đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, 19 là Anh, 20 là Mỹ, thì 21 là của Trung Quốc. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc – song song với sự suy tàn vì yếu tố nội bộ của Mỹ – là sự lớn mạnh của thế giới thứ ba, của Ấn Độ, Úc, các nước ASEAN và Nam Mỹ.

Làm sao để vận dụng được thế đứng quốc gia giữa tiến trình đãi lọc, giao hoán, và tái thiết lập trật tự thế giới là ván bài chiến lược quan trọng và thiết yếu cho sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam trong thế kỷ 21.

Suốt trong chiều dài lịch sử, sự tồn tại và bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trước nguy cơ Trung Quốc là cả một phép lạ. Nhưng phép lạ này không phải là ngẫu nhiên hay do Trời ban, mà là kết quả của một chiến lược lâu dài nhằm sống còn trước nguy cơ Bắc thuộc.

Đồng thuận nhân dân là sức mạnh quốc gia

Ta hãy nhìn lại bài học lịch sử Việt Nam trong hai thế kỷ qua. Đồng thời với lập trường độc lập vững chắc từ biên giới phía Bắc, bằng tinh thần dung hóa linh động, nhà Nguyễn đã tiếp nhận lớp dân Hoa tỵ nạn khi nhà Minh sụp đổ, những người như Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, giao cho họ quyền sống, cơ hội làm thần dân và để khai phá, thu phục các vùng sông nước phía Nam. Nhờ đó mà quốc gia Việt mới mở rộng bờ cõi cho tới Cà Mau và Kiên Giang.

Tức là, cứng rắn đối ngoại phải đi đôi với hóa giải và dung hòa đối nội. Vế sau tạo sức mạnh quốc gia cho tổ quốc; vế trước tạo không gian tồn tại cho khả năng tồn hữu của dân tộc. Mỗi lần đất nước bị phân hóa, nội bộ không đoàn kết thì hiểm họa Bắc thuộc gia tăng. Dân tộc Việt có thể chống ngoại xâm, nhưng không tránh được nội loạn.

Từ đây thật dễ thấy một chiến lược lâu dài cho vấn nạn tồn tại quốc gia bao gồm hai vế. Vế thứ nhất là phải cấp thiết kiến lập một cơ sở đồng thuận dân tộc mới nhằm tạo sức mạnh đoàn kết quốc gia cho hiểm họa đối ngoại. Một mình Đảng CSVN, dù với quá khứ quân sự hào hùng, sẽ không thể có khả năng đương đầu với Trung Quốc – nếu không có sự hậu thuẫn toàn diện của nhân dân, từ trong nước, đến hải ngoại.

Đảng hãy bớt lòng kiêu hãnh về quá khứ, giảm mức lo ngại đối với khối nhân dân ngoài Đảng, vốn đa số. Bước đầu là hãy chấm dứt sự lạm dụng luật pháp cho nhu cầu chính trị của Đảng khi theo đuổi chính sách thất nhân tâm với những biện pháp bức hại, bắt bớ, truy tố và tù đày, hay trục xuất ra khỏi nước, những người bất đồng chính kiến trong nước. Nếu được thế, đó sẽ là một thiện chí cao đẹp và nhân bản lớn lao mà Đảng nên thực thi.

Tiếp đến, hãy hình dung một tương lai khi sức mạnh của tập thể di dân gốc Việt ở Mỹ và các nước tiên tiến cùng lên tiếng ủng hộ lập trường quốc gia cho tổ quốc, có tiếng nói và ảnh hưởng quyết định đối với chính sách của Mỹ đối với quyền lợi Việt Nam – như cộng đồng Do Thái và Cuba đối với chính sách đối ngoại Mỹ hiện nay.  Đây là một sức mạnh tối ưu mà Việt Nam có thể nắm được – nếu lãnh đạo chính trị quốc gia biết khai mở và vun bồi.

Cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là ở Mỹ, dù có khác biệt chính kiến về nhiều vấn đề với Đảng, nhưng khi đối với hiểm họa Trung Quốc, họ sẽ chọn lựa Việt Nam, đứng chung chiến tuyến với Đảng, không phải vì Đảng, mà vì cho cơ đồ tồn vong tổ quốc. Đảng phải nắm lấy nguyên lý ái quốc nầy.

Mặc dù khả năng liên minh quân sự chính thức với Hoa kỳ là điều rất khó có thể, nhưng Đảng hãy tiếp tục và tăng tốc mức độ tiếp cận và giao kết quan hệ chiến lược, cả về kinh tế lẫn quân sự, với Hoa Kỳ. Hãy mở cửa cảng Cam Ranh và mời Mỹ thuê dài hạn làm căn cứ chiến lược quân sự cho Đông Nam Á, thay thế cảng Subic Bay của Phi. Từ góc độ chiến lược, Hoa Kỳ cần một Việt Nam ổn định và vững mạnh về quân sự dưới sự lãnh đạo của Đảng.  Do đó, chơi với Mỹ không sợ mất Đảng, mà ngược lại, cũng cố thêm.

Thoát ra khỏi tình trạng tha hóa của đảng viên

Thứ hai, muốn thực hiện các vấn đề nêu trên cần đi vào căn cơ là cải tổ thể chế chính trị và công quyền nhà nước. Trong những năm gần đây, Đảng và chính phủ đã thành công lớn trên nhiều lãnh vực, từ kinh tế, ngoại thương, ổn định giá cả và tiền tệ, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao mức sống cho nhân dân.  Không ai phủ̃ nhận những thành quả đó. Thế nhưng, vì ý chí quyền lực độc tôn và nhu cầu ổn định chính trị mà thực tế là trì trệ, Đảng và nhân dân đã phải trả một giá quá đắt trên phương diện nhân tâm và đồng thuận dân tộc.

Ngoài việc đàn áp giới bất đồng chính trị, chưa bao giờ mà mức độ bất mãn, chống đối ngầm, nếu không nói là khinh thường chế độ, đang lên cao như bây giờ. Ngay cả trong hàng ngũ thuộc mọi tầng lớp và tổ chức Đảng, từ công quyền, công an, tuyên giáo, cho đến báo chí hay các tổ chức ngoại vi, đều ngấm ngầm biểu lộ thái độ coi thường, chế riễu mọi sinh hoạt và chính sách của Đảng. 

Hầu hết mọi đảng viên nay đều trở nên những con người lưỡng diện. Một đằng thì họ tham gia sinh hoạt Đảng như là đi dự lễ cúng tế ở đình làng, đọc văn sớ thuần khẩu hiệu, nhưng bên trong, họ thầm bất mãn, coi thường uy linh Đảng và đánh giá thấp những gì họ phát biểu, và tệ hơn, họ khinh thường ngay cả chính con người họ.

Từ đó, Đảng – như là một linh hồn tập thể – đang tự tha hóa và phản bội chính mình từ nội tại. Đây là căn bệnh nguy hiểm cho tinh thần Đảng viên, một mầm ung thư càng ngày càng lớn trong nội bộ Đảng. Nó không phải chỉ vì quốc nạn tham nhũng thối nát toàn diện – mà là với hiện trạng này, Đảng đã góp phần to lớn vào sự xuống cấp cho giá trị nhân cách chung của con người Việt Nam.

Đảng phải tự vấn: Tình yêu nước là gì nếu không phải là ý chí vun đắp giá trị cá nhân trên nền tảng đạo lý công dân! Tại sao đến giờ vẫn tự đặt cho mình vai trò một tầng lớp cầm quyền độc đoán, vì ‘ưu việt về di truyền’, về đạo đức nội tâm hơn đa số người dân? Sự phân biệt này cần chấm dứt vì nó thực chất là phân biệt con người và là nguồn gốc của tha hóa chính trị, tham nhũng.

Những đề nghị cụ thể

Suy nghĩ nhiều về hiện trạng xuống cấp của thế hệ Đảng viên hiện nay, cùng với sự bất mãn chung của nhân dân đối với chế độ, do đó, tôi tin rằng nhiệm vụ lớn của Đảng ở Đại hội 13 là công tác khẩn cấp cải tổ thể chế quốc gia – nhằm nâng cao tinh thần Đảng viên, vun đắp luân lý, trách nhiệm công quyền, nâng cao lòng tin công dân vào nhà nước và pháp luật, chấn hưng đạo đức thế hệ trẻ.

Xin phép được nêu ra một số mục tiêu cụ thể.

Việc ưu tiên hàng đầu và sửa đổi Hiến pháp.

Hãy trở về với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thể chế xã hội chủ nghĩa bị đào thải ở Đông Âu và Liên Xô đúng 30 năm trước, và hiện trở thành khẩu hiệu gây mâu thuẫn sắc tộc, chủng tộc và kinh tế tại Hoa Kỳ, nên không có lợi gì cho Việt Nam.

Tiếp theo là cải tổ và tái cấu trúc thể chế công quyền và cơ bản là lập ra định chế công lý và công bằng kinh tế và an sinh xã hội, bao gồm: Cải tổ quyền tư hữu và xóa bỏ ngay định chế “sở hữu toàn dân” đối với nhà cửa và bất động sản. Cải tổ chế độ thuế khóa. Đánh thuế lũy tiến vào giai tầng giàu có, lợi tức cao, nhất là giới kinh doanh bất động sản và các giới kinh tế ngoài biên chế tiền lương định kỳ như văn nghệ sĩ, thương gia, các công ty kinh doanh lợi nhuận lớn.

Cùng với chế độ tư hữu đất đai, phải đánh thuế bất động sản – như tất cả các quốc gia Âu Mỹ đã làm lâu nay. Theo đó thì gia cư chính sẽ được miễn thuế đến một mức hợp lý – ví dụ, theo thời giá hiện nay, một tỷ đồng. Thuế bất động sản định kỳ hàng năm, ví dụ 1% trên giá thị trường, sẽ cung cấp ngân sách quốc gia đầy đủ cho nhu cầu quốc phòng, an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng cơ sở, để trả lương cao hơn cho các ngành giáo dục, y tế, tư pháp, công an, quân đội nhằm giảm thiểu quốc nạn tham nhũng.

Hãy nhìn vào hiện trạng giới chủ nhân bất động sản giàu có ở nước ta đóng rất ít – gần như không có – thuế nhà đất.  Đó là một sự thể bất công và vô lý trầm trọng. Các vụ án tham nhũng lớn phần lớn liên quan đến đất, dấu hiệu của sự bất cập pháp lý mà Đảng biết nhưng cứ để các nhóm lợi ích hoành hành.

Cần ban hành những đạo luật mới – và đòi hỏi công an địa phương thực thi khẩn cấp – nhằm cai chế hiện tượng tội phạm đang đầy các ngõ phố và được bảo kê.

Bãi bỏ chế độ lý lịch và Đảng tịch cho tất cả chức vụ công quyền. Vấn nạn lớn cho sự băng hoại đạo đức hiện nay phần lớn phát xuất từ đòi hỏi lý lịch để rồi Đảng đã cơ cấu vào hệ thống công quyền quốc gia quá nhiều thành phần thiếu nhân cách và kiến thức.

Tinh giản và trong sạch hóa bộ máy công quyền. Tách rời Bộ Công an ra làm hai: Bộ Cảnh sát và Bộ Nội an, nhằm giám sát lẫn nhau và tránh tình trạng mâu thuẫn quyền lợi như hiện nay.

Cải tổ toàn diện Bộ Tư pháp với tên mới là Bộ Công Lý (Ministry of Justice) theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao định chế, chất lượng nhân sự và quy trình pháp chế. Theo đó là nâng cao vai trò độc lập và chuyên nghiệp của hệ thống tòa án.

Quy tụ các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm cùng nhau phác thảo một chiến lược Giáo dục mới cho quốc dân.  Bổ nhiệm một dàn nhân sự chuyên nghiệp và trong sạch cho Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm thu hút và  kết hợp nhân sự, chuyên gia giáo dục trong và ngoài Đảng, trong nước và hải ngoại.

Tôi kêu gọi hãy mở cửa hơn nữa cho Việt kiều được tham chính, ứng cử, được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo công quyền. Ví dụ, phải hủy bỏ điều kiện chỉ có đảng viên cộng sản mới được giữ chức vụ hiệu trưởng đại học – các đại học Đông Nam Á, và trên thế giới có đâu đặt tiêu chuẩn đảng phái như thế không và sự lạc điệu này cần chấm dứt.

Chính phủ cần cho phép Việt kiều chưa hề bỏ quốc tịch Việt Nam được ứng cử Quốc hội. Ngày nay, so với các nước ASEAN, công dân Việt sống ở nước ngoài bị đối xử kém hơn nhiều vì không có quyền bỏ phiếu và ứng cử gì hết.

Chưa nói các ngành khác, những ngành mà Việt kiều có ưu thế là khoa học, giáo dục thì chức thứ trưởng, viện trưởng về khoa học, công nghệ, giáo dục nên có sự tham gia của họ.

Cần thành lập Bộ Bảo vệ Môi trường để gia tăng chức năng và thẩm quyền giám sát về an ninh và an toàn môi sinh.

Thành lập Bộ Gia cư và Bất động sản nhằm tập trung giải quyết vấn đề bất công trong thực trạng nhà ở cho giới nghèo khổ và lợi tức thấp.

Thành lập Bộ Việt kiều với chức năng độc lập với Bộ Ngoại giao. Hàm thứ trưởng của Bộ, ít nhất, phải có sự tham chính của Việt kiều. Cần giải thể ngay Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức ngoại vi hữu danh vô thực, vốn chỉ tốn ngân sách và góp phần đánh mất lòng tin vào thể chế chính trị quốc gia.

Hãy kiêu hãnh vì đám thay đổi

Cuối cùng, tôi chân thành chia sẻ một niềm kiêu hãnh và kỳ vọng mới của một công dân Việt ở hải ngoại mà tôi tin rằng đó cũng là lòng mong mỏi chung của cộng đồng người Việt khắp thế giới và toàn thể nhân dân Việt Nam. Đã bao thế hệ con dân Việt đã cùng với Đảng hy sinh xương máu, hạnh phúc bản thân và gia đình đi theo tiếng gọi cứu quốc.

Hôm nay, nguy cơ mất nước, bị thuộc địa hóa từ bên trong và tụt hậu triền miên đang dâng lên cũng chỉ vì tinh thần bảo thủ của một thiểu số trong Đảng CSVN không còn tin nhưng lại khăng khăng kiên định một hướng đi và lập trường chính trị đã và đang sai lệch, không đáp ứng với nhu cầu thời đại trước hiểm họa nội tại và khách quan, và đối với nhân tâm dân tộc. Họ bắt các đảng viên khác và đại đa số nhân dân phải đi vào ngõ cụt về tư duy chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân, vì ‘bệnh sĩ’, không có lý do gì khác.

Như một tổng thể Đảng hãy nhìn tới Thập kỷ trước mắt bằng một niềm kiêu hãnh mới. Năm 2021 mở ra không chỉ một năm mới mà là một thập niên, đến 2030, và xa hơn nữa. Thay đổi cần sự can đảm và ý chí cải cách triệt để cho Đảng. Tương lai của Tổ quốc và Nhân dân đang chờ Đảng hành động.

N.H.L

California 26/12/2020

Nguồn: Văn Việt

ĐIÊU TÀN ( 1937 ) - Chế Lan Viên

 

ĐIÊU TÀN ( 1937 )- Chế Lan Viên

Đề tựa

Hàn mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào máu mắt, nó cười tràn cả tuỷ là tuỷ. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với Người, và chê nó là giả dối không chân thật. Vâng! Nó không chân thật, nó giả dối đối với Người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả.

***
Thấy dòng sông Linh quằn quại trong thơ tôi, thấy người Dũng Sĩ vùng vẫy trong sách tôi, người ta hỏi: sông Linh ở đâu? Người Dũng Sĩ ăn mặc như thế nào?

Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?

***
Điêu Tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kìa kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi.

***
Đọc tập ĐIÊU TÀN này xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng gió thì xin anh hãy cầu khẩn tất cả những gì Thiêng Liêng, những gì Cao Cả tha tội cho phạm nhân là tôi đây. Nếu, khi sách đọc xong mà cái Buồn, cái Chán, cái Hãi hùng cũng ùa nhau đến bọc lấy hồn anh, làm cho anh phải cư­ời, phải gào, phải khóc, thì xin anh chớ hẹp hòi gì mà cười cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hê, rồi gửi cái cười, cái gào, cái khóc ấy cho không trung. Tôi nằm ngủ ở trong sao, nghe được, tung mây ngồi dậy, vồ lấy cái quà quí báu ấy rồi say sưa, rồi ngây ngất, rồi điên cuồng vỗ lên đầu sao Khuê, sao Đẩu, lên cả Nguyệt Cầu mà bảo chúng nó rằng:

- Ha, ha! bay ôi! Loài người thành thi sĩ như ta cả rồi.

***
Và vênh vang, kiêu ngạo, ta lấy mây làm bút, lấy trăng làm mực đề lên nền trời xanh:
"Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi
Trong thơ ta xương máu khóc không thôi"


Viết ở Tháp Đồ Bàn
một đêm thu đầy trăng
           CHẾ LAN VIÊN

 

CÁI SỌ NGƯỜI

Này chiếc sọ người kia, mi hỡi!
Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi
Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối?
Mi trông mong ao ước những điều chi?

Mi nhớ đến cảnh pháp trường ghê rợn
Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi?
Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn
Hồn mi bay trong đốm lửa ma trơi?

Có tìm chăng, những chiều không tiếng gió
Của người mi thi thể rữa tan rồi?
Có tưởng lại mảnh hồn mi đau khổ
Đang lạc loài trong Cõi Chết xa xôi?

Hỡi chiếc sọ, ta vô cùng rồ dại
Muốn riết mi trong sức mạnh tay ta!
Để những giọt máu đào còn đọng lại
Theo hồn ta, tuôn chảy những lời thơ

Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ!
Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô!
Để nếm lại cả một 
thời xưa cũ
Cả một dòng năm tháng đã trôi xa!

 

NHỮNG SỢI TƠ LÒNG

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
Thu thôi sang! Ðông thôi lại não lòng tôi!

Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!

Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy!
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ!
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!

Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt!
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!

 

MỘNG

Ta vừa thấy bóng Nàng trên cỏ biếc
Suối tóc dài êm chảy giữa giòng trăng
Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết
Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng

Mộng tàn rồi! Bóng người Chiêm nữ ấy
Biết tìm đâu, lòng hỡi, dưới trăng ngà!
Trên trời cao giòng Ngân kia lặng chảy
Thấy cùng chăng tha thiết 
bóng xiêm qua?

Ta lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa Tháp
Cả đêm nay vì sao buồn man mác!
Ngàn lau vàng hoa trắng ngập bao la

Vẳng đâu đây, rùng rợn dưới trăng mờ
Tiếng xương người mạnh va sườn quách gỗ
Rùng rợn như... tiếng vỡ sọ dừa ta!


Trên báo Ngày nay số 75 (ngày 5-9-1937), bài thơ này và bài Mộng được đăng là hai phần hợp thành bài thơ Hai đêm sầu não, đây là bài thứ hai.

 

ĐIỆU NHẠC ĐIÊN CUỒNG

Hầu ran nóng, lửa hồng bừng cháy mắt
Máu hồng tươi lay vỡ cả thành tim
Ðâu điệu nhạc điên cuồng ta khao khát
Chẳng vang lên tràn ngập suối träng êm?

Ðem mau đây, chiếc sọ dừa ứ huyết
Chiếc xương khô rợn trắng khí tinh anh!
Và rót mau trong hồn ta tê liệt
Những nguồn mơ rồ dại, hỡi yêu tinh!

Ta sẽ nhịp khớp xương lên đỉnh sọ
Ta sẽ ca những giọng của Hồn Ðiên
Ðể máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ
Ðể trôi đi ngày tháng nặng ưu phiền!

Ðể hưởng lấy một giờ không tục lụy
Ðể uống vào một phút chết say sưa!
- Nhạc trần gian khôn vui hồn quạnh quẽ
Rượu trần gian gây nhớ vết thương xưa

 

NGỦ TRONG SAO

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Tuyên bố 30 tháng 12 năm 2020

Tuyên bố 30 tháng 12 năm 2020

Mời ký tên Bản Tuyên bố về việc Đình chỉ bắt bớ và thả TNLT

Xin kính mời quý tổ chức và cá nhân muốn đồng hành tham gia tuyên bố gửi về địa chỉtb2020tnlt@gmail.com, vui lòng soạn mail theo cú pháp:
{Họ Tên, Nghề nghiệp, Chức danh (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố cư ngụ, Quốc gia (chỉ cần nếu cư ngụ ở nước ngoài)}

Sẽ kết thúc nhận chữ ký từ: 21g ngày 05 tháng 01 năm 2021 (giờ Việt Nam)
Trân trọng


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong năm 2020 rất nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nói ngắn gọn là viết và công bố lên mạng xã hội những bài phê phán một số chính sách, việc làm của nhà cầm quyền, tiêu biểu là các nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.

Ngày 15/12/2020, nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch bị toà án tỉnh Nghệ An xử 12 năm tù và 3 năm quản chế vì tội “chống lại chính quyền nhân dân”.

Ngày 21/12/2020 tòa án TP HCM xét xử, tuyên án các ông Nguyễn Đăng Thương, Trần Trọng Khải, Huỳnh Anh Khoa.

Mới đây nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ bắt Ông Trương Châu Hữu Danh về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân nhà nước”, sau đó bắt Bà Lê Thị Bình vào ngày 22/12/2020.

Và trước đó hàng trăm người bị bắt và tống giam cũng với những lý do tương tự, theo các điều 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015 đã bị dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước lên án và yêu cầu nhà nước VN trả tự do vô điều kiện.

Thưa ông Chủ tịch Nước,

Tất cả các trường hợp nêu trên đều là phản kháng phi bạo lực, phản kháng bằng phản biện báo chí. Ông cũng biết rằng dưới sự lãnh đạo của ông, hàng loạt tướng tá, quan chức chính phủ tới cấp bộ trưởng bị truy tố và xử lý vì tội tham nhũng; trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, tham nhũng đã xâm nhập vào đến Bộ Chính trị; một phần không nhỏ trong bộ máy cầm quyền đã chống lại nhân dân bằng hình thức tham nhũng của các cá nhân tổ chức từ hạ tầng lên đến thượng tầng, cả chiều rộng và chiều sâu. Những vụ tham nhũng đó được phát hiện phần lớn nhờ báo chí “lề trái”, những tờ báo phản biện xã hội của chính những con người ông đã bỏ tù.

Qua các lệnh bắt cũng như các tội trạng được nêu tại các phiên tòa, không thấy có bất cứ dấu hiệu nào lật đổ, chống phá nhà nước, mà chỉ có phản biện xã hội nhằm quét sạch rác rưởi trong bộ máy cầm quyền để bộ máy cầm quyền ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng tiến bộ, nhân dân càng no ấm hạnh phúc. Thay vì ghi công và tôn vinh những con người dũng cảm có trách nhiệm với quê hương đất nước, nhà cầm quyền lại khủng bố, bắt bớ, giam cầm họ. Đó là việc làm vô đạo, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và xu thế thời đại, xu thế dân chủ tự do và phát triển mà chính các ông đã đưa vào dự thảo nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản VN.

Một nhà nước không chấp nhận phản biện là nhà nước đui mù. Một xã hội không có phản biện là xã hội không phát triển. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực để sự vật phát triển, đó là nguyên lý bất biến.

Vì những lý do trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu ông:

1. Chấm dứt bắt bớ và trả tự do vô điều kiện những cá nhân bị bắt bị xử bị tù vì vi phạm điều 117 và 331 của luật hình sự 2015.

2. Chỉ đạo Quốc hội huỷ bỏ hoặc sửa lại các điều trên để khuyến khích quyền phản biện trong nhân dân.

3. Chỉ đạo các cấp thực hiện đầy đủ Hiến pháp 2013, nhanh chóng ban hành luật lập hội và luật biểu tình.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020

A. Tổ chức:

1. Lập Quyền Dân, đại diện: ông Nguyễn Khắc Mai

2. Diễn đàn Bauxite Viêt Nam, đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.

3. Diễn đàn Xã hội Dân sự, đại diện: Tiến Sĩ Nguyễn Quang A.

4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, đại diện: nhà văn Nguyên Ngọc.

5. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đại diện: Ông Lê Phú Khải , nhà báo, Saigon

6. Diễn đàn Vietnam21, CHLB Đức, đại diện: TS Dương Hồng Ân, Stuttgart, Đức

7. Hội Anh Em Dân Chủ, Montreal, Canada, Đại diện: Nguyễn Phú Thịnh

B. Cá nhân:

1. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp

2. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

3. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

4. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa Học, Sài Gòn

5. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Sài Gòn

6. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

7. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

8. Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội

9. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội

CON CUA MƯỜI TRIỆU

 Thái Bá Tân

 


Một con cua Hoàng Đế

Giá những mười triệu đồng.

Tôi nghe người nói thế.

Các bác có tin không?

 

Con cua mười triệu ấy

Được đưa lên bàn ăn,

Hầu các quan lãnh đạo.

Tất nhiên tiền của dân.

 

Ăn gì mà kinh thế?

À, tiếp khách, “ngoại giao”.

Có hóa đơn thanh toán,

Không đút túi đồng nào.

 

Quan gì mà sang thế?

À, mấy bác nhà quê,

Mấy năm trước cày ruộng,

Giờ cà vạt, com-lê.

 

Đâu chỉ cua Hoàng Đế,

Còn tôm hai triệu đồng…

Bữa tiệc khoảng trăm triệu,

Coi nhẹ như lông hồng.

 

Mà họ là đầy tớ,

Nhớ nhé, đầy tớ dân,

Đã học đạo đức Bác,

Về chữ kiệm, chữ cần…

 

Sau đấy, tôi dám chắc,

Chúng sẽ dạy chúng ta

Liêm khiết người cộng sản,

Tránh lãng phí, xa hoa.

 

Xin lỗi, tôi đang khóc,

Suýt mửa, lòng nôn nao.

Chúng nó giờ vậy đấy.

Các bác nghĩ thế nào?

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Tản mạn cuối năm Chuột


Đặng Văn Sinh

Còn nhớ vào những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX, mỗi khi lên lớp, tôi sợ nhất là phải giảng bài "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" của nhà thơ Chế Lan Viên. Thú thật, nhìn những gương mặt xanh xao thiếu dinh dưỡng của đám học trò nông thôn, mà trong đó vài đứa, chốc chốc lại ngáp ngủ, thì ông thầy dù có văn hay chữ tốt đến mấy cũng chẳng thể nào nhét vào bộ nhớ của chúng những hình ảnh "siêu thực":

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

(…)

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn".

Họ Chế (đúng ra là họ Phan) trong cơn lên đồng đã tưởng tượng ra một thực cảnh (không phải viễn cảnh vì cấu trúc câu thơ của ông đều sử dụng thì hiện tại) chỉ có ở chốn Bồng Lai, nơi mà các vị tiên chẳng phải làm gì, suốt ngày chỉ có uống rượu, đánh cờ và múa hát mà vẫn được ăn ngon mặc đẹp. Đối lập với những vần thơ có cánh ấy, học trò lại cảm thụ theo cách của chúng. Tất cả các bài kiểm tra đều cùng một kiểu "diễn đạt văn vần thành văn xuôi", đương nhiên là được chèn thêm khá nhiều những liên từ, giới từ và trạng từ ngô nghê vốn chẳng liên quan gì đến nội dung thơ Chế.

Ba mươi bảy năm sau, Chế ngộ ra những bài thơ mình viết trước đây đều là của giả được mạ vàng tây, trang kim lấp lánh, xủng xoảng những động từ, tính từ lừa thiên hạ, ông tự thú nhận mình cũng tiếp tay cho tội ác:

"Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?

Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong".

Chế phản tỉnh, nhưng lạ thay, bài học nhỡn tiền vẫn không đủ cảnh báo những kẻ cuồng tín. Năm mươi nhăm năm kể từ khi "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" ra đời lại có quý ngài ở tầm "phương diện quốc gia" phán một câu xanh rờn "Nhìn tổng quát lại đất nước có bao giờ được như thế này không?".

Câu nói rất đúng nếu ta chỉ bịt mắt soi vào quá khứ, hay một cách văn vẻ là "cái nhìn lịch đại". Những người cổ vũ cho "học thuyết lịch đại" này luôn lấy năm 1945 làm mốc rồi từ đó phóng chiếu đến tương lai, hẳn nhiên, thời bây giờ hơn đứt ngày xưa chẳng cần phải bàn cãi. Năm Ất Dậu dân ta làm gì có màn chống muỗi, đào đâu ra phích đựng nước nóng, có nằm mơ giữa ban ngày cũng chẳng tưởng tượng ra tủ lạnh, TV, máy tính… Nhờ có Cách mạng tháng Tám, có Đảng, Bác Hồ mới được cơm no áo ấm. Vì thế phải đời đời ơn Đảng, ơn Bác, mong Đảng "muôn năm vinh quang". Ai nghĩ ngược lại tức là "thế lực thù địch".

Thế nhưng, cuộc sống luôn vận động bởi vận động là phương thức tồn tại của vạn vật từ vĩ mô đến vi mô. Vũ trụ xoay vần với hàng tỷ thiên hà luôn bị quy luật sinh diệt chi phối. Bản thân con người cũng vận động không ngừng. Đó là quy luật bất biến. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, con người phải có cái nhìn đồng đại. Đây là cái nhìn biện chứng, khách quan đúng như lý thuyết của Marx trong cuốn Tư bản. Vậy nếu so sánh theo chiều ngang (đồng đại) thì Việt Nam đang đứng ở thứ bậc nào trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói là trên thế giới?

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

LÀNG TÔI

 Hoàng Xuân Họa

 


Làng ta tên gọi An Khang

nửa làng thiên Chúa, nửa làng Thích ca

đầu làng xòe tán cây đa

cuối làng cây gạo đỏ hoa cháy chiều

nửa kia kính Chúa cũng nhiều

nửa này tâm Phật vạn điều ước mong

sông Hồng vẫn nghẹo khúc cong

con đê ngăn lũ uốn vòng con đê

làng tôi như ngậm bùa mê

ăn hạt lúa chét, hạt kê mấy đời

khuyên nhau chín bỏ làm mười

ra đường chỉ gặp nụ cười nửa môi

Thánh thần ăn thịt ăn xôi

còn nồi cháo thí dân ngồi chia nhau

tội thân ba vị đầu rau

đội nồi nước xuýt đục ngầu nhìn xuông

làng tôi cà pháo dầm tương

vẫn vui như tết!... Nghĩ thương cái làng!

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Sự khốn nạn tột cùng của đám văn nô, điếm bút phò cộng sản.!

 Phi lộ: Tôi thật sự không biết nghĩ gì khi đọc câu chuyện làng Nhô qua hai stt từ hai người khác nhau này. Đau buồn!

Đau buồn cho người chết phải chết tức tưởi hai lần - một lần bị giết bởi chính quyền, và một lần bởi ngòi bút của các tác gỉa phim truyền hình "Chuyện làng Nhô". Và còn đau buồn hơn nữa vì một trong hai tác giả của kịch bản là người quen mà tôi quý mến.

Nhận thức có quá trình. Đã một thời, có những lớp người hết lòng tin tưởng những gì họ được cho nghe cho thấy. Chia sẻ hai câu chuyện này, tôi mong người chết được giải oan và người sống có cơ hội nhìn lại, sám hối. Xin đừng nặng lời vì chính tôi là người đau lòng trước tiên khi đọc những lời phê phán.

________________

                                                              Nguyễn Quang Thiều
                                                                      Phạm Ngọc Tiến

TỪ KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG ĐẾN CHUYỆN LÀNG NHÔ, MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến…bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận dân chúng…

Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.

Chờ cho sự xúc động của hắn dịu xuống, tôi hỏi: Ông chứng kiến những việc đó? Hắn bảo, không chỉ chứng kiến, mà còn là một trong những thanh niên cùng dân làng lập lũy chiến đấu chống lại bọn quan tham từ đầu đến cuối. Không hiểu sao lúc đó tôi thoát được, trốn vào Nam, vay mượn tiền bạc, đổi tên thay họ tìm đường sang Nga, rồi Balan, để lúc này cùng uống rượu với ông đây.

Có lẽ, chưa tin hẳn lời cái gã Balan này, nên hôm rồi, tôi gọi điện hỏi người bạn thời trung học, ở Sở công an Hà Nam. Dù làm bộ phận hành chính và đã về hưu, nhưng hắn vẫn nhớ khá rành rọt về vụ việc ở Lạc Nhuế (Làng Nhô). Tuy một vài chi tiết nhỏ hơi khác với lời kể của gã Balan, nhưng nhìn chung diễn biến và bản chất sự việc, con người hoàn toàn trùng khớp nhau.

SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997

( ĐÚNG LÀ LỐI VIẾT CỦA BỌN BỒI BÚT, CHẲNG THẤY CÁI SAI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÂU CẢ ! )

Sự kiện Thái Bình năm 1997 mặc dù được nghe “truyền miệng” nhiều nhưng lại ít thấy có cuốn sách nào, tờ báo chính thống nào nói một cách đầy đủ và hệ thống. Dù sao, nói đến Thái Bình 1997, người ta vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng khi phát ngôn, bởi người ta vẫn nghĩ nó "nhạy cảm”. Sau khi dư luận lên tiếng về vụ Tiên lãng thì sự ám ảnh nặng nề mỗi lần nhắc đến Thái bình có giảm xuống.

Mới đây TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH chỉ đạo cho ra đời cuốn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 2010.

Cuốn sách, theo lời giới thiệu của ông Bùi Tiến Dũng – Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh giới thiệu, “gồm 5.000 mục từ với hơn 1.300 trang”, đáng được xem là một công trình từ điển bách khoa về Thái Bình.

Không ngại va chạm để nói đến những sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt, lần đầu tiên một ấn phẩm, một công trình đồ sộ do Tỉnh Thái Bình xuất bản chính thức đưa Sự kiện Thái Bình 1997 vào sách dưới những đề mục nhỏ, như một sự công nhận lịch sử mà không hề chối bỏ.

Cuốn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH là sách tra cứu và không phải ai cũng có thể sở hữu vì số bản in không nhiều. Đối với sự kiện Thái Bình năm 1997, có 4 đề mục nhỏ là: Vụ Quỳnh Hoa, Vụ Quỳnh Hội, Vụ Quỳnh Mỹ và Vụ Thái Thịnh.

Xin trân trọng giới thiệu lại toàn bộ 4 vụ này trong cuôn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm.

1. Vụ Quỳnh Hoa

"Điểm nóng số 1 của tỉnh. Chiều ngày 16/6/1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã dong lên huyện, đi bộ trên quãng đường 7km dưới trời mưa không cho đội mũ nón, vừa đi vừa lăng mạ, chử bới, đánh đập. UBND huyện cứ người ra tiếp, trong cuộc đối thoại, yêu sách của dân tập trung vào việc đòi xử lý cán bộ xã tham nhũng, tiêu cực; huyện yêu cầu trả tự do cho cán bộ xã và hứa cử đoàn thanh tra về làm rõ, nếu cán bộ vi phạm sẽ xử lý.

Sau đó, tại xã Quỳnh Hoa vẫn tiếp tục tiếp diễn tình trạng lăng mạ, vây ép đòi cán bộ xã phải ký vào những văn bản do một số người thảo sẵn. Ngày 12/9/1997, 34 cán bộ xã Quỳnh Hoa gồm Đảng ủy, UBND, Công an, xã đội, các đoàn thể HTX nông nghiệp và 6/10 trưởng xóm mang 6 con dấu và đơn xin nghỉ việc lên trả cho huyện. Không khí ở địa phương rất căng thẳng, ngày nào cũng có hàng trăm người lên UBND xã chất vấn cán bộ. Ngày 12/11/1997, khoảng 400 người dân xã Quỳnh Hoa kéo lên UBND tỉnh khiếu tố, đòi gặp chủ tịch tỉnh.

Do không chấp nhận giải thích của lãnh đạo UBND tỉnh, một số người đã hành động quá khích, gây rối trật tự công cộng, lăng mạ chửi bới cán bộ trước cổng UBND tỉnh. Đoàn người tập trung ngoài cổng trụ sở UBND tỉnh từ sáng tới chiều tối thì nhiều người trèo qua cổng và hàng rào tràn vào UBND tỉnh, đập phá cửa kính, hò hét, chửi bới.

Trước tình hình đó, ngày 13/11 cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt một số người phạm pháp quả tang trong đoàn khiếu kiện tại thị xã và tại xã Quỳnh Hoa. Đối phó lại, ngay chiều tối hôm ấy, tại xã Quỳnh Hoa hàng nghìn người bao vây cản trở không cho công an thi hành nhiệm vụ, lùng sục bắt giữ 23 công an và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; cướp 1 máy bộ đàm ném xuống ao, phá hỏng 1 xe ô tô; đối xử tàn nhẫn thô bạo với những người bị bắt đồng thời tổ chức rào làng, đặt chướng ngại vật, huy động thanh thiếu niên sử dụng dao kiếm, côn gậy tuần tra canh gác, liên tục đánh kẻng, gõ mõ báo động, kiểm soát chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” gây không khí căng thẳng.

Trong khi đó, hàng trăm người ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giao, Quỳnh Thọ, An Ấp, An Thái cũng kéo sang Quỳnh Hoa, càng làm cho tình hình thêm phức tạp.

Sau 2 ngày thuyết phục vận động, đến 16h ngày 16/11/1997, 20 cán bộ chiến sĩ công an mới được trả tự do (4 chiến sĩ đã tự giải thoát)

Hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã Quỳnh Hoa hoàn toàn bị tê liệt, không kiểm soát được tình hình. Các đoàn công tác của tỉnh, huyện cũng phải rút khỏi Quỳnh Hoa. Sự kiện Quỳnh Hoa gây chấn động dư luận, thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước.

Từ ngày 2 đến 4/7/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại Quỳnh Hoa. Vụ án có 40 bị cáo, đông nhất từ trước đến nay ở Thái Bình, 28 bị cáo bị tạm giam, 12 bị cáo tại ngoại, một số bị cáo là thương binh, đối tượng chính sách.

Đào Văn Tá bị xử phạt 11 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Văn Hội 9 năm tù giam, Nguyễn Xuân Hùng 8 năm tù giam. Các bị cáo khác bị phạt tù từ 7 năm đến 18 tháng tù cho hưởng án treo. Đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cũng quyết định khởi tố vụ tham ô tài sản XHCN đối với Nguyễn Thanh Vận, Phan Văn Phền, Chủ nhiệm và nguyên chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quỳnh Hoa."

Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1082 – 1083.

2. Vụ Quỳnh Hội

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Trò chuyện với cựu Trung tướng Đặng Quốc Bảo

 Đại tá Tạ Cao Sơn và Đại tá Quách Hải Lượng ghi ngày 26/6/2009* 

Lời giới thiệu: Tướng Đặng Quốc Bảo sinh năm 1928, là trung tướng về hưu, từng là uỷ viên trung ương ĐCS VN tại Đại hội IV (cuối 1976), từng là Hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật quân sự trong thời chiến, sau đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, rồi thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là Trưởng ban Khoa giáo TW đảng. Nhiều người cho rằng, những ý kiến táo bạo của ông Trần Xuân Bách trong đầu những năm 1990 có nhiều ý tưởng của ông Bảo trong đó

Có mấy vấn đề: 1) Bàn về chủ thuyết phát triển; 2) Hiểu biết thế giới toàn cầu hóa; 3) Chống độc tài, thực hiện dân chủ.

I. Phát triển

Muốn phát triển, điều đầu tiên, yếu tố đầu tiên là phải giữ được an ninh quốc gia. An ninh quốc gia ở đây nổi lên là vấn đề Trung Quốc. Không xử lý vấn đề Trung Quốc, không thể phát triển. Trong mọi khó khăn, cái khó khăn nhất là đối phó với Trung Quốc.

Vậy, trong vấn đề phát triển của Việt Nam phải đặt vấn đề Trung Quốc lên hàng đầu. Có 5 điều kiện thực hiện phát triển của Việt Nam:

1. Khắc phục vấn đề Trung Quốc;

2. Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản. Phải thấy: nó không chết, nó có nhiều biến động, vận động nội tại rồi biến thành một xã hội tốt đẹp hơn. Hiểu như vậy ta sẽ chung sống và lợi dụng được nó để có thêm điều kiện phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở CNTB. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thâu tóm quyền lực vào Đảng, rồi chỉ là một tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng Cộng sản độc tài là như vậy. Chúng ta cần tạo cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Việt Nam.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

TRẢ LỜI BẠN BA SÀM



2020 là năm hạn của tôi. Bị thương nặng ở mắt cá chân và cột xương sống, 5 tháng nằm giường và phục hồi chức năng trong môi trường Cô Vi, quay (cuồng) làm và dựng phim mới « Việt Nam : tiếng gào thét từ bên trong », vẫn chưa được công chiếu vì đại dịch vi rút tàu, rồi đến phiên bà xã nhập viện khi tôi viết những dòng này, và cuối cùng, như quả anh đào đặt trên cái bánh ga-tô (thành ngữ Pháp), cái mà tôi xin gọi là cơn cuồng Trump. Đã tưởng bài xác minh ý kiến cá nhân (về cuộc bầu cử Mỹ) viết và nhờ dịch xong, tôi sẽ thoát ra khỏi trận cuồng nộ tập thể đang gây chia rẽ và làm quên nhãng những vấn đề thực chất của Việt Nam, đổ thêm dầu vào ngọn lửa phá hoại nền dân chủ Mỹ vốn bị suy nhược, đồng thời làm suy yếu phong trào đoàn kết vì một nước Việt Nam dân chủ. Với bài viết ấy, tôi muốn thoát ra khỏi nạn ô nhiễm Trump để tiếp tục hoạt động vì Việt Nam. Vậy mà không xong. Bài viết của Ba Sàm đã nhận đầu tôi xuống vũng nước ngày càng đục ngầu khiến tôi buộc phải trả lời bài viết đã nêu đích danh tôi, vì tôi vốn tôn trọng con người tác giả. Vụ việc này, chắc « đảng ta » và ông bạn vàng họ Tập khoan khoái lắm. Đành chịu, bị mắc bẫy, tôi không thể đánh bài chuồn.

Trước khi làm phật lòng bạn, tôi xin nói tới đoạn anh Ba Sàm viết về « những kỷ niệm đẹp… ». Tôi xin xác nhận : tôi đã ủng hộ anh trong suốt cuộc đấu tranh ly khai dũng cảm của Ba Sàm, đã lên tiếng phản đối khi anh bị bắt và suốt thời gian anh bị cầm tù, đơn giản bởi vì mọi cuộc chiến đấu vì tự do cần phải được ủng hộ – chứ không phải vì lí do cá nhân nào cả. Và tôi còn nhớ cuộc gặp ngắn ngủi của chúng ta bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hôm ấy, một thanh niên (tình cờ ?) tới gặp tôi ở quán nước Thuỷ Tạ và đưa tôi đến cà phê Bốn Mùa, là nơi anh đang ngồi nói chuyện với một người bạn sĩ quan công an của anh. Lúc đó tôi ra Hà Nội « tị nạn chính trị », giãn cách với công an Sài Gòn sau khi họ dùng cơ bắp để ngăn cấm buổi chiếu cuốn phim đầu tay « Hoàng Sa Việt Nam : nỗi đau mất mát ». Ông bạn anh đề nghị tổ chức một buổi chiếu riêng cho khoảng năm mươi người và tôi đã từ chối đề nghị ngọt ngào ấy vì tôi cho rằng cuốn phim không xứng với môt buổi chiếu chui xập xệ. Tóm lại, đó là một cuộc gặp gỡ ngắn mà vui. Hôm nay, sự bất đồng của chúng ta là một bất đồng « dân chủ ». Xin anh an tâm : tôi đã trải nghiệm những bất đồng sâu sắc và đau lòng hơn nhiều – bất đồng mà không nói ra với những người bạn vong niên thân thiết, những người bạn tù dưới chế độ cũ đã không công khai lên án tội ác của chế độ độc tài hiện nay như cuộc tàn sát ở Đồng Tâm và trò hề xử án hiện nay, những phiên toà thực sự ám sát công lý.

Trở lại bài viết của anh, thú thật là tôi hơi thất vọng. Rất tiếc những điểm anh nêu lên không đề cập điều cơ bản, là phân tích chính sách của Trump và những hậu quả của nó, mà chỉ tập trung vào vào nhân vật Trump, nghĩa là về phần trình diễn « sô ». Tôi cũng rất tiếc đã làm anh thất vọng vì những điều mà anh cho là tôi « thiếu sót » : « rất thiếu những lập luận chặt chẽ dẫn chứng rõ ràng… » … « thiếu thứ hết sức quan trọng là khả năng đối thoại với quần chúng ».

1) Về những cách tôi nói tới nhân vật Trump :

Xin nhận là tôi đã dùng những lời huỵch toẹt, vô đạo đức giả để nói tới ngài tổng thống tỉ phú đội cát-két đỏ. Nhưng tôi không hề sỗ sàng với những người đối thoại trên FB, mà đã kiên nhẫn trả lời những bài khiêu khích, thậm chí thoá mạ của một số người. Tôi đã dành khá nhiều thời gian không đáng đối với những người công kích quá khứ và những ý kiến phái tả của tôi. Điều đó, có thể anh không biết. Cá nhân tôi chưa bao giờ nuôi tham vọng chính trị, lẽ nào sang tuổi 75, tôi lại bắt đầu. Phải chăng vì vậy mà tôi không biết « nói với quần chúng » như anh trách tôi. Tôi không biết ngoại giao mà chỉ biết nói lên những ý kiến cá nhân, bộc trực. Thuận tai càng tốt, nghịch nhĩ cũng không sao, cũng như những thực tại mà tôi cảm nhận.

Những từ ngữ mà tôi dùng để nói tới Trump có điều gì không phù hợp ? Dưới đây tôi chủ ý tham khảo một tờ báo Pháp thuộc phái hữu, là tờ Le Figaro mà anh có trích dẫn một cách hơi bị chọn lọc (nếu cần, tôi sẽ cung cấp đủ nguyên văn, ngày tháng, số trang những câu trích dưới đây). Le Figaro, anh biết đó, là nhật báo phát hành trên toàn quốc, có lần đã dành trọn trang nhất để thoá mạ tôi, khi tôi leo lên tháp chuông nhà thờ lớn tuyệt thực để đòi Bộ giáo dục Pháp thừa nhận những năm tôi bị giam tù vì hoà bình cho Việt Nam.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

TƯ LIỆU LỊCH SỬ: VỤ “XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG”

Cái gọi là "Bất đồng chính kiến", "Chủ nghĩa xét lại" trong vụ án "Xét lại chống đảng".

Các ông Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang và nhiều người khác đã qua đời, mang theo đau thương và uất hận.

Những người gây ra tấn thảm kịch lớn nhất trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam – Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Trường Chinh… cũng đã chết.

...

Những nhân chứng cuối cùng rồi cũng sẽ không còn, nhưng ký ức về vụ trấn áp sẽ còn sống mãi với thời gian.

Lịch sử không thể bị tẩy xoá.

VÌ LỊCH SỬ VÀ CÔNG LÝ, CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ.

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Đoàn đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam (ĐCSVN) do Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh cùng với Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và các ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh tham dự đã ký vào bản Tuyên bố chung Hội nghị trên. Đường lối mới này đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kịch liệt lên án, gọi là “Chủ nghĩa xét lại hiện đại”.

Sự thay đổi trong nhận định về quan hệ quốc tế đã phân hoá nội bộ một số đảng cộng sản. Trong ĐCSVN cũng xuất hiện hai luồng quan điểm khác nhau. Một bên ủng hộ “cùng tồn tại trong hoà bình”, phản đối đường lối giáo điều tả khuynh của ĐCSTQ, chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, phát triển kinh tế đa thành phần.

Bên kia, theo đường lối của ĐCSTQ, chủ trương chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại”, duy trì xã hội chuyên chính phi dân chủ, đẩy mạnh cải cách xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế kinh tế thị trường, kiên định chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực.

Cuộc đấu tranh trong nội bộ diễn ra âm thầm nhưng căng thẳng đã kết thúc bằng nghị quyết của Hội nghị Trung ương 9 ĐCSVN họp năm 1963, đi ngược lại Tuyên bố chung Maskva 1960 đã được đoàn đại biểu Việt Nam long trọng ký kết. Nghị quyết 9 (phần đối ngoại), về thực chất là bản sao đường lối của ĐCSTQ đã khởi đầu cho cuộc trấn áp những đảng viên bất đồng chính kiến bị chụp mũ “chủ nghĩa xét lại hiện đại”. Cần lưu ý là Chủ tịch Hồ Chí Minh không tham gia biểu quyết nghị quyết này.

Toàn văn Nghị quyết 9 được giữ trong tình trạng tuyệt mật, nhưng nội dung tinh thần được phổ biến cho các đảng viên và trí thức. Vì có quá nhiều tranh cãi nội bộ nên Đảng tuyên bố cho phép bảo lưu ý kiến khác biệt. Thái độ cởi mở này chỉ là biện pháp để phát hiện những người không tán thành.

Nhiều ý kiến bất đồng được biểu lộ công khai như những bài viết của các ông Hoàng Minh Chính - Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, ông Trần Minh Việt, phó Bí thư Thành ủy kiêm phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội. Những tâm thư của nhiều đảng viên lão thành gửi đến Bộ Chính trị, phản đối đường lối đối ngoại thân Trung Quốc, tranh luận về đường lối giải phóng miền Nam bằng bạo lực, nóng vội trong cải tạo kinh tế xã hội chủ nghĩa và tất cả các ý kiến phát biểu trái chiều tại các cuộc học tập đều được thu thập để rồi trấn áp khốc liệt vào cuối năm 1967.

DIỄN BIẾN SỰ KIỆN.