Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

THƠ TẾT 2017


Chu Hảo


Sương đầu ngõ vẫn miên man
Ngang trời mây khói chưa tan…Thật buồn
Mà sao Khỉ chẳng đi luôn
Không thuận cửa trước thì chuồn của sau
Để Gà nhập cuộc cho mau
Một mùa Xuân mới biết đâu tưng bừng
Gà lên gáy ở đầu bưng
Chớ què ăn quẩn lừng khừng cối xay(*)
Trước sau rồi cũng có ngày
“Tan sương đầu ngõ, vén mây ngang trời”(**)


Đà Nẵng Tết Đinh Dậu



(*)  Ca dao: Gà què ăn quẩn cối xay

(**)  Kiều

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Bảy giờ trong đồn Công an Cộng sản

Nguyễn Tiến Dân

27-1-2017
1- “Nghe đài – đọc báo của ta”, thấy nói rằng thì là: Hoàng Sa và cả Trường Sa nữa, đều là 1 phần lãnh thổ hết sức thiêng liêng của Tổ quốc. Phần lãnh thổ này, đời ông – đời cha, đã chiếm hữu – đã khai phá – đã tôn tạo và đã thu hoạch ở đó. Cháu – con, phải có trách nhiệm nối tiếp nhau gìn giữ. Ai bảo vệ và giữ gìn mảnh đất thiêng này, Tổ quốc ghi công. Ngược lại, sẽ bị coi là quân bán Nước và sẽ bị mang trọng tội với Dân tộc. Theo cái logic ấy, Hải chiến Hoàng Sa, xứng đáng đi vào sách giáo khoa Lịch sử – Ngụy Văn Thà và đồng đội, xứng đáng được tôn vinh đời đời. Luận điểm này, được ngay cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, công khai ủng hộ. Được truyền cảm hứng từ ông Lâm và ông Dũng, hôm nay, mình đội mưa rét, cùng mọi người ra Bờ Hồ, thắp hương tưởng niệm các Liệt sỹ đã bỏ mình ở Hoàng Sa.
Văn chương, mình chẳng tài. Bởi thế, nhường phần tường thuật cho các blogger chuyên nghiệp. Tính mình, nhút nhát. Bởi thế, chỉ dám đứng xa xa mà ngó vào và lắc đầu – lè lưỡi, cảm phục các bác ấy. Họ kề vai – sát cánh, kết thành một cộng đồng lớn và thành kính dâng hương. Trời rét, nhưng nhìn ánh mắt họ, mình thấy ấm lòng.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

SỚ TÁO QUÂN BÍNH THÂN – PHÚ


Trần Nhương
Cao Bồi Già

Ảnh minh họa. Nguồn: Trần Nhương
Thu khứ đông tàn;
Mai khoe đào nở.
Năm Khỉ tàn lui;
Niên Gà lấp ló.
Hăm ba tháng chạp, Táo Việt:
Yết chầu Ngọc Đế, cưỡi gió đằng vân;
Giã biệt nhân gian, thăng thiên thẳng lộ.
Lòng người thế giờ mong giãi tường;
Chuyện trần gian nay xin tâu rõ.
Nửa năm khí hậu ẩm ương, sông ngòi ngập mặn lửng lơ;
Sáu tháng tiết thời đỏng đảnh, đồng ruộng khô cằn nứt lở.
Đám gia súc kiệt quệ tiêu vong ;
Người nông dân khốn cùng khổ sở.
Việc trợ nông trễ nải, dân lãnh đủ mọi bề;
Tiền cứu hạn loay hoay, bạc ngủ yên một chỗ.
Thiên tai chửa qua ;
Nhân tai họa đổ.
Đầu tháng Tư:

Sao phải “mừng đảng”?

Đỗ Thành Nhân

25-1-2017

Khẩu hiệu “Mừng đảng, mừng xuân” trên đường phố VN. Nguồn: VOV
Cứ vào dịp cuối năm âm lịch là từ đô thị sầm uất đến nông thôn hẻo lánh, đâu đâu cũng có câu khẩu hiệu “mừng đảng, mừng xuân”. Nhưng hỏi “đảng” là cái gì? Tại sao phải “mừng”?Thì ngay cả chính những người viết câu khẩu hiệu cũng không trả lời thuyết phục được.
1. “Đảng” là cái gì?
Tìm hiểu từ Hiến pháp trở xuống các văn bản pháp luật dưới nữa, không thấy định nghĩa “Đảng là cái gì?”
Còn tra từ điển tiếng Việt online: “đảng” là danh từ chỉ nhóm người kết nối với nhau để cùng thực hiện một mục đích chung nào đó, trong sự đối lập với những nhóm người khác; đồng nghĩa với bè, phái, phe.
Còn có ai muốn biết “đảng là cái gì” rõ hơn nữa thì nên đọc “Cửu bình” trên Google.
Bài viết này nên hiểu “đảng” (không viết hoa) theo định nghĩa tiếng Việt.
2. Tại sao phải “mừng đảng”?

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

NHỮNG CON NGƯỜI QUẢ CẢM

FB Luân Lê

22-1-2017

Ảnh: internet
Chẳng lẽ nhà nước ta lại sợ cả những ông già và cả phụ nữ hay sao?
Bà Cấn Thị Thêu mất đất kêu oan 10 năm khắp mọi nơi chưa thấu, rồi lại bị bắt với tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự hết sức khiên cưỡng.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Khánh Hoà bị bắt vì hành vi “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS.
Hôm qua, bà Trần Thị Thuý Nga ở Hà Nam cũng bị bắt về hành vi tương tự với bà Quỳnh – Tuyên truyền chống nhà nước.
Cũng tương đồng với hành vi này là ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Thu Hà bị bắt giam để điều tra cho đến nay đã hơn 1 năm mà chưa kết thúc giai đoạn này.
Trước đó, ông Trần Anh Kim ở Thái Bình bị bắt theo Điều 79 BLHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Còn ông Nguyễn Hữu Vinh, anh Ba Sàm, mặc dù còn “nguy hiểm” hơn hẳn những người đàn bà nêu trên thì lại bị bắt về tội “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” theo Điều 258 BLHS.
Vậy thử đặt câu hỏi, tại sao nhà nước này, nếu nó tốt đẹp, lại lắm con người đi “tuyên truyền” chống lại họ như vậy? Một nhà nước quản lý kiểu gì mà để những công dân của mình bất bình và lên tiếng phản kháng những hành động của chính quyền nhiều như thế? Và tại sao tuyên truyền lại khiến nhà nước lo ngại và coi nó là nguy hiểm? Tuyên truyền chỉ có độc quyền nhà nước được phép sử dụng? Tự nói xấu mình thì được còn nhân dân chỉ trích, lên tiếng phản kháng thì thành tội phạm, mặc dù họ là người chủ của đất nước, và theo lẽ đó cũng là chủ của chính nhà nước của quốc gia đó?
 KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ BẮT NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CHẾ ĐỘ
22-1-2017

Công an tỉnh Hà Nam bắt giam và khám xét nhà bà Trần Thị Nga. Nguồn: Công an Hà Nam
Như đã nói, một kỹ thuật rất quan trọng trong nghiệp vụ trấn áp của an ninh là phải chọn đúng thời điểm ra tay, đảm bảo yếu tố bất ngờ (nôm na gọi là “đánh úp”), và giành thế thượng phong, làm mất tinh thần và trấn áp đối tượng ngay từ đầu.
Từ trước đến nay, đã có một số người “xin” đi tù thay cho hoặc cùng với các tù nhân lương tâm (như Nguyễn Anh Tuấn trong vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vụ Trương Duy Nhất, và mới hôm qua là Hoàng Dũng trước vụ bắt Thúy Nga).
Họ đều rất dũng cảm, và chính thái độ không sợ hãi của họ là cái mà an ninh cộng sản căm ghét nhất.
TÍNH CHẤT KHỦNG BỐ CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH BẢO VỆ ĐẢNG
21-1-2017

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị công an khởi tố bắt giam theo điều 88. Ảnh: internet
Tôi tin rằng hiện nay, đa số người dân thường, khi nghe các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền gọi công an Việt Nam bằng các từ như “an ninh cộng sản”, “mật vụ cộng sản”, “khủng bố”, “côn đồ”, v.v. đều cảm thấy dị ứng, thậm chí khó chịu, mà nguyên nhân chính là vì họ không tin lực lượng chấp pháp của “Đảng và Nhà nước” lại có thể như vậy.
Nhưng sự thực – dù rất cay đắng – lại đúng là như thế: Chúng ta đang là dân của một nhà nước độc tài công an trị, và lực lượng an ninh đóng vai trò vừa là rường cột vừa là công cụ của cái nhà nước ấy; nó vận hành nhờ hai vũ khí chính: lừa đảo và khủng bố.
Bài viết ngắn dưới đây chỉ tập trung vào vũ khí thứ hai của nó: khủng bố.
Trước hết cần hiểu khủng bố là gì. Khủng bố là việc cố ý sử dụng bạo lực (bằng cả hành động lẫn ngôn từ) nhằm gây sợ hãi, trên một diện càng rộng càng tốt, để đạt một mục đích chính trị nào đó, chẳng hạn như tác động tới chính sách: Buộc nhà nước phải thay đổi hay xóa bỏ một chính sách sai lầm, hoặc đe dọa để dư luận không dám ủng hộ nó nữa.

LÝ DO CHỊ BỊ BẮT !

THÚY NGA 


Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Ngày 19.1.1974 – 19.1.2017

18-1-2017
Là người Việt Nam, vì sao không được phép quên ngày này, 19.1.1974? (và tất nhiên, vô số ngày tháng đau buồn khác nữa chỉ tính riêng trong thế kỷ XX và XXI)
Bởi vì đó là một trong những ngày chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất bi kịch của Việt Nam. Bi kịch của một nước nhỏ, chỉ là một con cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế được chơi bởi những cường quốc.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’

FB. Tèo Ngu Khìn

Thứ trưởng Bộ Tài Chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết:
“Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10 - 20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay”, ....đối tượng thu và phương thức thu cũng “được lòng dân hơn”!
Được lòng dân hơn? Được lòng dân mà báo Lao Động, đề cập trong bài “1 lít xăng gánh tới 8.000 đồng thuế môi trường: Tăng rồi tiền để làm gì?” đã phải đặt dấu hỏi to tướng rằng: cần phải rành mạch câu chuyện tăng thuế môi trường cho mặt hàng xăng thì để làm gì?
Báo này cũng cho biết, số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục tăng ổn định qua các năm như sau:
- Năm 2012 thu thuế môi trường là 11.160 tỉ đồng;
- Năm 2013 là 11.512 tỉ đồng;
- Năm 2014 là 11.970 tỉ đồng;
- Năm 2015 là 27.020 tỉ đồng;
- Năm 2016 thu 42.393 tỉ đồng.
Nhưng tổng chi sự nghiệp môi trường lại chỉ như sau:

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

VẪN CHUYỆN TÀU THÌ LẠ, SỰ HÈN HẠ VẪN QUEN !


1. Từ chuyện tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen :
Nếu tôi nhớ không lầm thì từ những năm 2009 cụm từ : tàu lạ “ được báo chí quốc doanh nói đến nhiều. Nỗi kinh hoàng về “ tàu lạ “ đã ám ảnh ngư dân VN trên biển Đông. Rồi đến những năm 2011, 2014, 2015 và 2016 thì nỗi kinh hoàng này ngày càng gia tăng. Hi hữu lắm mới có một vài bài báo quốc doanh dám chỉ mặt đặt tên như :
-  “Ngày 24-09-2011, khi 2 tàu cá của ông Trương Văn Đức và ông Trương Tài chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão thì bị tàu chiến Trung Quốc xua đuổi, phải ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu. Nhưng, chạy được 30 hải lý, thì tàu chiến mà biên phòng Việt Nam gọi là “tàu lạ” đã đuổi theo đâm vào tàu cá Quãng Ngãi, xịt nước và bắn vào tàu cá làm cháy cabin và máy liên lạc”. 
- Lúc 16 giờ ngày 26/5/2014 , tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng.
- Chiều tối nay (29/5/2014), 10 ngư dân và tàu cá ĐNA 90152 bị Trung Quốc đâm chìm đã được các lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa vào đảo Lý Sơn an toàn.

HƯỞNG ỨNG THƯ NGÀY 14/1/2017:



TRUNG QUỐC TỪ NGHÌN ĐỜI NAY ĐÃ THÈM MUỐN VIỆT NAM CHÚNG TA, ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI BÀN CÃI.

(Hoàng Thế Nhân)



Họ dùng biết bao cuộc chiến nhằm thâu tóm nước ta nhưng đều thất bại, và họ biết nếu tiếp tục tạo ra những cuộc chiến kéo dài hàng chục hay hàng trăm năm như cách họ đã làm trong quá khứ thì kết quả cũng chẳng khả quan hơn.
Vậy Trung Quốc đối phó với một Việt Nam cứng đầu bằng cách nào để có thể bất chiến tự nhiên thành?
Đơn giản là họ sẽ huỷ diệt Việt Nam bằng cách tạo ra một chính phủ đầy rẫy tham nhũng, huỷ diệt nền giáo dục với việc tạo ra những thói xấu cực kỳ lợi hại như đố kị, tham lam, ích kỷ và háo danh.
Từ sự huỷ diệt đó, họ biến Việt Nam thành một XH mà quan chức thì mặc sức vơ vét, bán rẻ tài nguyên đất nước để làm giàu bằng mọi cách. Người nghèo thì khinh ghét người giàu, kẻ vô học khinh bỉ người trí thức, đám trí thức thì say đứ đừ với những loại học hàm học vị và vô số các danh hiệu, dân chúng thì vì chút lợi nhỏ sẵn sàng đầu độc giết hại lẫn nhau.
Họ đề cao tệ sùng bái cá nhân, dựng những con người bình thường thành các bậc thần thánh, đặt tên họ cho các địa danh hay những con đường để dẫn dụ dân chúng sùng bái và thèm khát được trở thành giống họ.
Cứ như vậy, vài chục năm sau, chúng sẽ có một đất nước gồm toàn những bọn tham lam và ngu dốt, được cai trị bởi bọn ăn cướp cũng tham lam và ngu dốt hơn bội phần.

Bất chiến tự nhiên thành là ở đó chứ đâu!

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.


Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

THƯ NGỎ


                                                                              
                                                                                                Ngày 14 tháng 1 năm 2017
Kính gửi tất cả tâm hồn yêu quê hương, …
Đất nước Việt Nam Tổ quốc của chúng ta đang rơi vào tình trạng nguy hiểm MẤT NƯỚC TỪNG NGÀY TỪNG GIỜ.
Hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ dọc theo biên giới phía Bắc đã bị cắt lìa và các bản đồ vẫn bị giấu kín cho đến ngày nay. Ý chí đòi lại các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa và bảo vệ hải phận Việt Nam đều đã tan biến. Ngay cả biện pháp đưa hồ sơ xâm lược ra tòa án quốc tế cũng đã bị bác bỏ.
Hậu quả là các bước xâm lược của Trung Quốc ngày càng trắng trợn và dồn dập hơn, từ dàn khoan HD 981, đến các máy bay quân sự đồn trú tại Hoàng Sa - Trường Sa, đến tàu sân bay Liêu Ninh đang tiến vào Biển Đông. Và còn nguy hơn thế nữa, nhiều khu vực biệt lập, trú đóng lâu dài, của người Trung Quốc đã được cài cắm khắp những vùng hiểm yếu của Việt Nam mà ngay cả chính quyền địa phương cũng không được tiếp cận. Các thực phẩm và hàng hóa độc hại từ Trung Quốc nay tự do tràn ngập xã hội và đầu độc con người Việt Nam.

Những nghịch lý trong một số báo

Nguyễn Khắc Mai
Đọc Tuổi Trẻ (Sài gòn) số ra hôm nay, 13-1-2017, thấy một số nghịch lý, tôi xin nêu ra để dư luận tham khảo.
1. Nghịch lý trong bài Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung
Bài này, Tuổi Trẻ đăng lại của đặc phái viên VNTTX, tháp tùng Anh Trọng, đưa tin.
Nghịch lý thứ nhất, “…đưa quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Ai cũng biết, vành ngoài 16 chữ, vành trong 4 tốt là gì trong những năm qua. Nếu không phải là sự bịp bợm vĩ đại do Trung quốc đưa ra làm hỏa mù cho những hành động kẻ cướp trên biển và cả trên đất liền của họ đối với Việt Nam, thì là một thứ thòng lọng mềm mại và khá lợi hại để quàng vào cổ, trước hết là của ban lãnh đạo Việt Nam, để biến ban lãnh đạo Việt Nam như một con ngựa chạy lẻo đẻo bên cổ xe “bá quyền đại Hán” của Trung Hoa. Nhiều năm qua người Việt Nam đã từng phỉ nhổ, vạch trần cái phương châm mà ông Lê Khả Phiêu từng gọi là vàng ấy. Tưởng nó phải được quên đi. Ai ngờ tổng bí thư Trọng lại “trân trọng “nó đến thế. Đây là một nghịch lý kép. Nó vừa là sự bịp bợm Trung Hoa vừa là thái độ chư hầu không thể chấp nhận.

Trích Hồi Ký Tống Văn Công: THÁP TÙNG ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐI “XÉ RÀO”

Tống Văn Công
13-1-2017
Ảnh bìa sách Hồi Ký Tống Văn Công. Nguồn: internet
Ảnh bìa sách Hồi Ký Tống Văn Công. Nguồn: internet
Từ tháng 12-1976 ông Võ văn Kiệt làm bí thư Thành ủy thay ông Nguyễn Văn Linh được điều lên làm Trưởng ban cải tạo Trung ương. Ngày 16– 2–1978 Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Cải tạo, nâng số hộ tư sản từ 6000 lên 28.787 hộ và “quét sạch sành sanh” tư sản công thương nghiệp trong mấy ngày. Sau đó cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm nhặt. Chẳng bao lâu sau tất cả các xí nghiệp bắt đầu vấp những khó khăn giống nhau: Máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế; nhiên liệu, nguyên liệu cạn kiệt không có ngoại tệ để nhập khẩu. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đi khảo sát hàng chục xí nghiệp đang gặp khó khăn lớn.
Biết đây là việc quan trọng, tôi xin ông cho được tháp tùng hầu hết các chuyến đi. Ông Võ văn Kiệt không chỉ nghe giám đốc báo cáo mà sau đó ông gặp từng trưởng phó phòng, ban, chủ tịch công đoàn, bí thư thanh niên và một vài tổ trưởng. Sau mỗi chuyến đi, ông còn hỏi nhận xét của chúng tôi, những người tháp tùng. Ví dụ, trong cuộc làm việc với ngành sản xuất thuốc lá có mặt các vị cục trưởng, tổng giám đốc, các giám đốc, các trưởng phòng. Sau khi ra về ông hỏi: “Theo cậu hôm nay phát biểu của anh nào có giá trị ‘tháo gỡ’ nhứt”? Ông đồng ý với tôi: “Đúng, cái cậu nói tiếng Huế vạch ra những điều phi lý và chỉ rõ cách giải quyết rất căn cơ”. Đó là anh Phó phòng kỹ thuật Lê Đình Thụy, người có cấp bực thấp nhất hôm đó. Ông Kiệt gợi ý Bộ công nghiệp nhẹ bồi dưỡng, đề bạt anh Thụy trở thành Tổng giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Ðức Thánh Trần đối đầu Tập Cận Bình

Ngô Nhân Dụng
Lâu nay, BVN vẫn chủ trương không bàn đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, bởi thấy chứa phải lúc, và tình hình đất nước hiện tại có nhiều vấn đề sống còn nóng bỏng đáng bàn hơn rất nhiều. Vả chăng, đào xới lại lịch sử thì phải có đủ tư liệu đáng tin cậy để lật đi lật lại vấn đề cho thấu đáo. Nhưng nhân chuyện đang xảy ra ở Lâm Đồng là việc một pho tượng Trần Hưng đạo đặt trên bệ ở vườn nhà một người dân bị những kẻ cầm quyền địa phương, do giáo dục của thể chế trong bao nhiêu năm làm cho ngu tối như một lũ mù lòa đui điếc, thui chột đến kiệt cùng những tình cảm yêu nước sơ đẳng nhất, khăng khăng bắt hạ xuống khỏi cái bệ cao 1 mét, khiến người Việt trên khắp thế giới đều công phẫn, nên xin mượn bài này của ông Ngô Nhân Dụng để gửi đến bạn đọc xa gần.
Hồ Chí Minh vẫn được chúng ta xem là một nhà ái quốc chân chính, rất khôn khéo trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc trong suốt thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Sau khi quân đội Trung Hoa vào làm đường ở phía Bắc đất nước – nhân dó chúng đã làm không ít điều tệ hại, như đào xuyên lộng cả quả núi ở Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở ẩn (cùng nhiều địa điểm khác nữa), có vẻ như vì tin vào thuyết phong thủy mà chủ tâm phá long mạch của nước ta; hay chém đứt đầu tượng Hoàng đế Trần Nhân Tông cũng như đập phá cả khu lăng mộ nhà Trần ở Yên Sinh Đông Triều... – ông Hồ Chí Minh đã bằng mọi cách “mời” được toàn bộ 320 ngàn quân Trung Hoa rút về nước vào cuối 1968, không để họ vin vào bất kỳ lý do nào mà trú đóng lại...
Định luận trước nay thì vẫn là thế, tuy nhiên đòi hỏi bức thiết hàng đầu đối với nhà nghiên cứu lịch sử là phải khui ra được nhiều tư liệu quý đang cất giữ đây đó để tham bác, bổ sung. Trong bài viết này, tác giả Ngô Nhân Dụng đã cung cấp cho chúng ta một nguồn tư liệu từ một cuốn sách Trung Quốc, tuy chưa hẳn đáng tin cậy hoàn toàn song cũng có thể giúp soi sáng thêm một vài khía cạnh vấn đề nêu trên.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam

Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân Việt Nam tôn thờ như một vị thánh. Ngay ở khu vực Tiểu Sài Gòn, California, nước Mỹ, người Việt xa xứ cũng dựng tượng Ðức Thánh Trần tại hai địa điểm. Nhưng ngay trong nước Việt Nam thì tượng ngài lại gặp rắc rối! Chắc Ðức Thánh phải lắc đầu: Thời đại Nguyễn Phú Trọng thật không hiểu nổi!

VỤ ÁN HỒ DUY HẢI: Ai đang bóp chết nền tư pháp nước nhà?

Nguyễn Đăng Quang

hai
Trên thế giới không một quốc gia nào dám khẳng định là nước mình không có án oan sai, nhưng cũng không một nhà nước nào lại nhẫn tâm bỏ qua, không xem xét những chứng cứ oan sai, dù chỉ là một dấu hiệu rất nhỏ! Song trong vụ án Hồ Duy Hải ở Long An thì lại hoàn toàn khác!
Cách đây 9 năm, vào tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man. Ngay sáng hôm sau, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Long An vào cuộc. Tất cả những ai có mặt tại Bưu cục Cầu Voi tối hôm trước (13/1/2008) đều bị CQĐT triệu tập, lấy lời khai. Sau khi sàng lọc, CQĐT “khoanh” nghi can có dấu hiệu đáng ngờ nhất là Nghị (trong vụ án này, danh tính Nguyễn Văn Nghị được thể hiện rõ trong Hồ sơ vụ án, một thanh niên nghiện ma túy, quê ở Cai Lậy, Tiền Giang). Nghị được CQĐT xác định là nghi can số 1. Nghị không chỉ là bạn của nạn nhân Hồng mà là người thường xuyên lui tới Bưu cục Cầu Voi thăm Hồng. Tất nhiên, Nghị là người có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án. Nhưng sau mấy ngày bị tạm giữ để phục vụ điều tra, Nghị được trả tự do một cách bất ngờ và đầy khó hiểu!
Người dân đang rất thắc mắc và nghi ngờ, thì 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, CQĐT đột nhiên triệu tập Hồ Duy Hải để hỏi về tội cá độ bóng đá, rồi đọc lệnh bắt và khởi tố Hải về tội danh sát hại 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi! Trong quá trình điều tra và xét xử Hải, cả 3 cơ quan tố tụng của tỉnh Long An là Điều tra (Công an), Truy tố (Kiểm sát), Xét xử (Tòa án) phạm phải rất nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó Giám đốc CA Tp.HCM, một trong các luật sư được gia đình bị cáo mời bào chữa, nhận định về bản án tử hình tuyên cho Hồ Duy Hải như sau: “Bản án được xác lập theo một trình tự vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật tố tụng!”. 
Người viết bài này xin nêu lên 5 trong số các sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử mà các cơ quan tố tụng tỉnh Long An mắc phải:
1/. Dấu vân tay để lại tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải.
2/. Không có nhân chứng nào khẳng định nhìn thấy Hồ Duy Hải, và CQĐT cũng không chứng minh được đương sự có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án.
 3/. CQĐT không tìm thấy và thu giữ được những tang vậy mà bị cáo Hồ Duy Hải khai đã dùng để gây án. CQĐT phải nhờ người ra chợ mua mới (dao và thớt) hoặc dùng chiếc ghế tương tự khác để thay thế cho “hung khí thật”!
4/. Hồ sơ vụ án bị làm sai lệch: Lời khai của Hồ Duy Hải trong bản cung bị tự tiện tảy xóa, sửa chữa, không có sự xác nhận của bị cáo.
5/. HĐXX chỉ chọn và sử dụng những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc buộc tội, ngược lại không sử dụng và loại bỏ những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc gỡ tội!

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Thư ngỏ gửi ông Tất Thành Cang: Hãy đối thoại mặt đối mặt

 Posted by adminbasam on 11/01/2017

Phạm Chí Dũng
11-1-2017
phamchidung
Kính gửi: Ông Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM
Đồng kính gửi:
– Ông Đinh La Thăng – Bí thư thành ủy TP.HCM
– Ban Tổ chức thành ủy TP.HCM
– Ban Nội chính thành ủy TP.HCM
– Ban Tuyên giáo TP.HCM
– Văn phòng thành ủy TP.HCM
– Một số cơ quan và báo đài trung ương
1.                Ba tôi – Phạm Văn Hùng, một cán bộ lão thành đã 86 tuổi, đã hết chức vụ từ lâu và phải chống nạng vì xương háng bị gãy – vào ngày 10/1/2017 đã bị ông “triệu” đến Thành ủy để “làm việc” về những vấn đề liên quan đến tôi.
Không thư mời, chỉ thông báo qua điện thoại. Gia đình tôi đánh giá cách đối nhân xử thế của một người sinh năm 1971 như ông với ba tôi là trịch thượng và vô lễ.
Tháng 7/2014, ngay sau khi Hội Nhà báo độc lập Việt Nam do tôi chủ xướng ra đời, ba tôi cũng bị “triệu” đến để nghe gần hết Ban thường vụ thành ủy TP.HCM “đấu tố” về tôi.
Đôi khi tôi thật sự ngạc nhiên là với cả một bộ máy khổng lồ có trong tay, đặc biệt là Công an và Tuyên giáo, tại sao Thành ủy lại không gặp trực tiếp tôi để trao đổi, hoặc nên hơn cả là đối thoại mặt nhìn mặt và chỉ nói sự thật chứ không phải chụp mũ quan điểm hay hình sự hóa hành vi dân sự?
Sự thật ấy chính là những bài viết của tôi về sự thật chế độ hiện hành, quốc nạn tham nhũng, thực chất nền kinh tế, phản kháng xã hội tràn ngập, các quyền tự do căn bản của người dân bị từ chối hoặc bị đàn áp… mà các cơ quan đảng và chính quyền từ cấp trung ương xuống địa phương đều cố bưng bít, chứ không phải là cách quy chụp “xuyên tạc” như ông và những cán bộ của ông một chiều chỉ trích tôi.

Năm Gà Đinh Dậu, Ngẫm Nghĩ về “Kê Minh Thập Sách”

Posted by adminbasam on 11/01/2017

Nguyễn Khắc Mai
11-1-2017

Kê Minh Thập Sách tại đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu. Nguồn: internet
Kê Minh Thập Sách, nghĩa là Mười Chính Sách (dâng) Lúc Gà Gáy Sáng, tương truyền là của Nguyễn Cơ Bích Châu, một vị phi hậu của vua Trần Duệ Tông (1336-1377).
Theo Truyền Ký Tân Phả của Đoàn Thị Điểm, Bà “là con gái nhà quan, tính cách cứng cỏi, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật Lê viên, theo đòi văn từ nghệ phố, vua Trần Duệ tông nghe tiếng cho tuyển vào cung”. Nhân thấy chính sự triều Trần, sau khi Dương Nhật Lễ tiếm quyền, ngày càng suy kém, Bà liền thảo bài “Kê Minh Thập Sách” dâng lên (Kê Minh, tên một bài thơ trong Kinh Thi, nói về một bà Hậu, nghe gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi dự phiên chầu. Tên bài thơ về sau được dùng để nói việc vợ khuyên chồng lo việc quốc gia).
Các nhà nghiên cứu Kê Minh Thập sách như Vũ Ngọc Khánh, Chương Thâu, Hữu Ngọc… đều khẳng định tiếng gà gáy là hình tượng của sự thức tĩnh. Hữu Ngọc trong một bài viết đăng trên Le Courrier du Vietnam có nhan đề “Tiếng gà gáy vọng về qua nhiều thế kỷ”. Liệu tiếng “Kê minh” đã vang vọng từ bảy thế kỷ nay, có làm thức tỉnh điều gì trong chúng ta, khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chấn hưng và phát triển đất nược hay không? Quả thật mỗi điều là một minh triết. Nó không phải là tư duy duy lý, mà là những chân lý giản đơn, có tính khái quát, phổ cập rất cao. Chúng giống như những công thức, mà mỗi thời đều có thể đem dùng trong những bài toán cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, dân sinh của thời đại mình.

THƯ NGỎ

THƯ NGỎ

Về giải quyết thảm họa Formosa
Kính gửi: 
- Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Đài Loan
- Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế
- Những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường
Kính thưa quí vị,
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa môi sinh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một chi nhánh của Tập Đoàn Formosa Đài Loan – gây ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, điều mà người dân Việt Nam chúng tôi gọi là “Thảm họa Formosa”.
Trước hết, chúng tôi tin tưởng các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chính phủ và nhân dân Đài Loan là những người quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường sống và hệ quả của nó lên con người. Các nỗ lực bảo vệ môi sinh của quý vị trên toàn thế giới và tại Đài Loan đã cho thấy rõ quyết tâm đó. Vì thế, chúng tôi gửi thư này đến quý vị với mong muốn nhận được sự trợ giúp để giải quyết thảm họa Formosa.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Đề nghị giảm án, trả tự do cho tù nhân nhân dịp Tết Nguyên Đán

Posted by adminbasam on 10/01/2017
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Thư ngỏ
V/v đề nghị giảm án, trả tự do cho tù nhân nhân dịp Tết Nguyên Đán
Kính gửi:
               – Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước
               – Bà Nguyễn thị Kim Ngân, Chủ tịch Quộc Hội
               – Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính Phủ
Tết cổ truyền đã cận kề. Đó là thời khắc thiêng liêng trong mối giao cảm giữa trời đất và con người từ năm cũ bước sang năm mới. Trong truyền thống đạo lý dân tộc, ngày Tết là ngày đoàn tụ, mà cao cả và thiết thực nhất là đoàn tụ gia đình. Trên hành trình của sự nghiệp và của cuộc mưu sinh thì trong tâm hồn Việt, hai tiếng “về quê” có sức lay động dữ dội, về bằng bước chân, về trong tâm tưởng.
Đó cũng chính là trải nghiệm thẳm sâu của chúng tôi, những cựu tù chính trị trước 1975. Chính vì vậy, chúng tôi càng cảm thông và chia sẻ nỗi đau với những người đang phải chia lìa với người thân yêu để chỉ có thể nhớ về gia đình qua chấn song nhà tù nghiệt ngã. Khi chọn cho mình một lẽ sống, chắc rằng họ đã hiểu, cũng có thể chưa thật rạch ròi, nhưng không thể không biết ra rằng dấn thân vô là phải chịu tù đày.
Cho dù có thế, thì vào những thời điểm cận kề cái Tết như hôm nay, không thể không chạnh lòng. 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Cuộc gặp mặt đầu tiên của cựu binh và thân nhân Hoàng Sa & Gạc Ma

Tối nay, 9-1-2017, 11 cựu binh, 4 thân nhân của những người lính VNCH đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 với 16 cựu binh, 6 thân nhân của những người lính QĐND VN đã tham gia trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 lần đầu tiên cùng có mặt tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc gặp do Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức nhân kỷ niệm 3 năm ngày khởi xướng Chương trình (7-1-2014 - 7-1-2017).

Gia đình Hoàng Sa – Gạc Ma