Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

TRẢ LẠI SỰ CÔNG BẰNG CHO VUA BẢO ĐẠI



Nói về Bảo Đại thì người ta hay nói về cái vụ ăn chơi phung phí xa hoa.

Nói thiệt tình, độ ăn chơi của vua Bảo Đại thời đó còn thua xa so với các vương tôn công tử của mấy ông đại điền chủ Nam kỳ như Hắc Công Tử, Bạch Công Tử, cậu Sáu Ngọ - ông trùm cờ bạc đất Nam kỳ có quốc tịch Pháp và có tên Tây là Paul Daron..., chưa kể tới mấy đại công tử con nhà chúa Tàu.

Bảo Đại có đi ăn nhà hàng, ở khách sạn thôi mà ăn chơi gì, mấy thằng hạch tội chắc chưa được biết về xứ Nam kỳ thời còn huy hoàng trước 1945. Thuở đó ngự đệ của Rama VII qua Nam kỳ chơi thì giới thượng lưu cùng lắm tôn trọng ngài như bạn bè thân thiết chớ cũng không quan trọng thân phận Hoàng gia cho lắm.

Hắc Công Tử còn cua được công chúa Nga thì Bảo Đại so gì nổi với sự ăn chơi của các vương tôn công tử Nam kỳ.

Nam kỳ lúc đó không thuộc triều đình Huế mà đang được coi như là một tỉnh của Pháp nên có nhiều tài sản lớn, nhiều người còn giàu có hơn cả vua Nguyễn.

Những kẻ hạch tội ông Bảo Đại ăn chơi chỉ toàn là kiểu như:

Đi Pháp du học ăn chơi tiệc tùng bên Pháp.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022

Sáu điều kỳ quặc thấy ở Việt Nam

 


Lời giới thiệu (của người dịch Trần Văn Giang)

– Bài viết này phổ biến trên trang “Blog” của cô Blossom O’Bradovich, một nữ y tá trẻ tuổi người Mỹ gốc Anh Quốc. Cô O’Bradovich là một tay du lịch loại “backpacking” (người trong nước gọi là “Tây Ba-lô”) không biết mệt mỏi. Cô ta ghi lại chi tiết các kinh nghiệm trong thời gian cô đi du lịch các nước Á châu; trong đó có Việt nam.

Tôi chỉ dịch lại phần kinh nghiệm về Việt Nam của cô O’Bradovich để chúng ta cùng nhau suy gẫm về vấn đề văn hóa và giáo dục của người Việt hiện sống trong xã hội Việt Nam qua cái nhìn của một người ngoại quốc – nhất là người Tây phương.

Trần Văn Giang

*

Đây là 6 điều kỳ quặc tôi thấy chỉ có ở Việt Nam:

1- Bóp còi xe liên tục

Người Việt Nam bóp còi xe liên tục với chủ ý muốn nói là “Ê, tôi đang đi tới đây…” khác hẳn với người Tây phương chỉ bóp còi khi tức giận người đi xe phía trước, hay tỏ ý muốn họ tránh ra ngay. Nói cách khác, người Việt bóp còi xe có kèm với nụ cười và một cái gật đầu có ý thông báo là “Tôi đang đi đàng sau bạn” hơn là “một dấu hiệu của sự tức giận, muốn chửi thề.”

Ngoài ra, sự việc người đi bộ lao đầu thẳng vào các dòng xe nhộn nhịp đang đi tới là chuyện hoàn toàn bình thường; bởi vì người lái xe sẽ không bao giờ dừng lại nhường cho bạn đi qua, mà họ sẽ tìm mọi cách tránh bạn. Thật ra, nếu không đi như vậy (lao thẳng vào) thì vô phương mà băng qua đường ở phố xá Việt Nam.

Chạy xe ở Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng đâu. Dù đã biết bấm còi hoàn toàn không có hiệu quả gì cả nhưng người chạy xe vẫn cứ bấm túi bụi y như là muốn gọi phép lạ.

Có lần một anh xe ôm chở tôi, thình lình anh ta dừng xe ngay giữa đường lộ, tắt máy để… dùng “Google Translation” cấp tốc (trên điện thoại di động?) và gõ cho tôi biết bằng dòng chữ Anh ngữ là “Cô thật xinh đẹp!” trên màn hình trong khi hàng loạt xe vận tải phải chạy vòng quanh chúng tôi để tránh. Tôi hoảng hồn tưởng sắp có tai nạn xẩy đến; nhưng kỳ lạ vẫn chỉ thấy dòng xe đông đảo chạy tránh chúng tôi! Chuyện này không thể xảy ra ở Tây phương hay các nước phát triển. Nếu ở Mỹ, thì có lẽ chúng tôi đã bị xe cộ cán chết mất đất rồi!

2- Không có khái niệm về thời gian

Dường như Việt Nam không hề có chút khái niệm gì về thời gian. Mỗi khi tôi hỏi một người Việt Nam về thời gian cần để làm xong một chuyện gì đó thì không có một ai biết trả lời tôi như thế nào? Thời gian có một ý nghĩa khác biệt ở Việt Nam: Mọi người cho là “cứ khi nào xong là xong. Xem giờ giấc làm quái gì?” Ngược lại, đối với người Tây phương thời gian là vấn đề rất quan trọng đã ăn sâu vào tiềm thức từ bé chứ không thể xem là “sao cũng được!” Kể ra ở đây (VN) vì vấn đề thời gian khá cởi mở cũng làm đời sống thoải mái, dễ thở, đỡ căng thẳng hơn. Ngoại trừ trường hợp bạn đang bấn lên khi muốn bắt cho kịp chuyến tàu sắp rời bến, và sau khi hỏi người Việt khi nào tàu chạy thì được trả lời là “sắp rồi” hay “đừng quá lo lắng.”

Một trường hợp khác khi tôi dạy học ở một Trung tâm Anh Ngữ. Tôi nhận một bảng phân giờ mà thực ra chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng hạn, một buổi sáng, tôi vào lớp lúc 7 giờ và bắt đầu công việc dạy học thì một nhân viên người Việt bước vào lớp, kéo tôi ra khỏi lớp và nói: “Buổi học đã bị hủy bỏ.” Nghĩa là tôi phải ngồi chờ loanh quanh đâu đó trong sân trường cho đến giờ của lớp kế tiếp (?)

Tôi chỉ được thông báo sự thay đổi quan trọng vào phút chót, hoặc đã quá muộn. Người đến thông báo thường nói với tôi là: “Đừng lo lắng. Mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Bạn cứ ngồi chờ.” Rồi sau đó, mọi người tự nhiên xem như không có vấn đề gì phải quan tâm – Cứ kiên nhẫn và chấp nhận thôi. Trong khi đó họ lại không muốn thầy giáo nước ngoài có những thay đổi vì lý do riêng vào phút chót.

3- Thức ăn, thức uống quái đản