Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

NHỮNG ĐIỀU SỈ NHỤC VÀ CĂM GIẬN

 Lưu Quang Vũ



Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường
Cho người ngoài kéo đến xâm lăng
Cho những cuộc chiến tranh
Đẩy con em ra trận
Những điều sỉ nhục và căm giận
Một xứ sở
Nhà tù lớn hơn trường học
Một dân tộc có nhiều gái điếm nhất thế giới
Có những cái đinh để đóng vào ngón tay
Có những người Việt Nam
Biết mổ bụng ăn gan người Việt
Một đất nước
Đến bây giờ vẫn đói
Không có nhà để ở
Không đủ áo để mặc
Ốm không có thuốc
Vẫn còn những người run rẩy xin ăn
Nỗi sỉ nhục buốt lòng
Khi thấy mẹ ta bảy mươi tuổi lưng còng
Phải làm việc mệt nhoài dưới nắng
Khi thấy lũ em ngày càng hư hỏng
Khi người mình yêu

TƯỞNG NHỚ LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH và Bé QUỲNH THƠ, NHÂN 32 NĂM ĐI XA (29/8/1988 - 29/8/2020)

 ĐỊNH MỆNH & TANG LỄ VÔ CÙNG CẢM ĐỘNG

Nhà văn Ngô Thảo



Cuối buổi chiều, sân 51 Trần Hưng Đạo - Trụ sở của 6, 7 Hội Văn học Nghệ thuật xôn xao, ồn ào rồi bàng hoàng khi nhận được tin: Cả nhà Lưu Quang Vũ chết hết rồi.

12 giờ đêm, xe của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đưa được thi hài 3 người từ Bệnh viện Hải Dương về đến Hà Nội. Ở cổng Bệnh viện Việt - Đức mấy trăm nghệ sĩ hơn chục đoàn sân khấu Hà Nội và bạn hữu đã khóc rầm rĩ suốt phố Phủ Doãn. Đêm hè, trời oi ngột, nhà xác bệnh viện Việt Đức trống trải khó chịu đựng được mấy ngày. Nhờ đạo diễn Đình Quang - Thứ trưởng Bộ Văn hóa liên hệ, 3 quan tài được chuyển về nhà xác Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô - nơi duy nhất có nhà lạnh chứa, ở đó họ có 3 ngày cuối cùng bên nhau nơi dương thế!

Thay quan tài là việc theo phong tục rất kiêng kỵ. Nhưng đạo diễn Hoàng Quân Tạo của Nhà hát kịch Hà Nội đại diện nhiều nghệ sĩ dứt khoát bằng giá nào cũng phải thay quan tài mới tử tế hơn.

Lại phát sinh vấn đề về thủ tục hành chính: Nơi an táng 3 người ba tiêu chuẩn: nhà thơ Xuân Quỳnh, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn - được an táng Khu A Văn Điển. Còn Vũ chỉ mới cán sự ba. Và cháu Quỳnh Thơ có khu giành cho tuổi nhỏ.

May có mấy ngày chờ đợi, cả giới Sân Khấu đã cùng nhau chạy để cuối cùng đồng chí Trần Độ, Ủy viên TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn TƯ quyết định để ba người có một suất mộ chung ở Khu A nghĩa trang Văn Điển. Có lẽ đến giờ, đây vẫn là khu mộ gia đình duy nhất ở nghĩa trang này.

Tang lễ 3 người tổ chức ở Trụ sở Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật 51 Trần Hưng Đạo, không chỉ có các văn nghệ sĩ tất cả các hội đang có ở Hà Nội, nghệ sĩ các đơn vị sân khấu, các đoàn ở miền Bắc từ Đà Nẵng - quê Vũ trở ra, mà còn rất đông công chúng yêu mến, hâm mộ Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh. Hai hội Nhà văn và Sân khấu đã phối hợp tổ chức một tang lễ trang nghiêm, xúc động và... hoành tráng!

Tổng thư ký Hội nhà văn Vũ Tú Nam đọc điếu văn cho Ủy viên Ban chấp hành Xuân Quỳnh. Nhưng Vũ chỉ là cán sự ba! Không chút phân vân, Nghệ sĩ nhân dân Dương Ngọc Đức chuẩn bị điếu văn cho Lưu Quang Vũ. Xử sự theo quy định hành chính thông thường chắc không ai dám chắc. Nhưng Tổng thư ký Dương Ngọc Đức là người lão thực. Ông hiểu tình cảm của giới Sân khấu, hiểu vị trí Lưu Quang Vũ trong sân khấu việt Nam. Bài điếu văn của Hội đã thể hiện sự đánh giá tức thời mà chuẩn xác về vị trí, đóng góp của Lưu Quang Vũ, không vì xúc động mà đề cao quá đáng, cũng không vì ấn tượng quá khứ, mà không thấy thành quả và tầm vóc thực sự của người vừa nằm xuống.

"Lưu Quang Vũ là người lao động lực lưỡng gồng trên đôi vai rộng khỏe của mình chương trình tiết mục hàng bốn năm mươi đơn vị nghệ thuật trên cả nước..." - hai mươi năm qua, những lời điếu văn viết vội ấy vẫn nguyên giá trị.

Hàng ngàn người Hà Nội đã tham dự tang lễ gia đình Quỳnh - Vũ. Có vòng hoa bạn bè cả nước và quốc tế. Theo phong tục, xe đưa quan tài qua nhà 96 Phố Huế đối diện chợ Hôm. Một cuộc tập hợp bất ngời của đông đảo tầng lớp công chúng với những tiếng gào thét tiếc thương làm tắc cả một quãng đường Phố Huế - Trần Nhân Tông. Chặng đường từ đó về Văn Điển đông nghẹt người đưa. Cho đến nay, đó vẫn là một đám tang lớn và xúc động ít thấy ở Hà Nội...

(Nhớ về Lưu Quang Vũ - những khoảnh khắc chợt hiện, Ngô Thảo)

Nguồn: FB Bùi Quang Minh


CHUYỄN XE ĐỊNH MỆNH VÀ ĐÁM TANG KỲ LẠ CỦA GIA ĐÌNH LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH

 Cao Thanh Hương






"Đêm hôm đó, chiếc xe đưa 3 cái quan tài bằng gỗ thông về bệnh viện Việt Đức. Tôi bế Vũ trong trạng thái người Vũ cứng nhưng hơi ấm vẫn còn", NSƯT Lê Đại Chức nhớ lại.

NSƯT Lê Đại Chức là một trong những người bạn rất thân với gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Ông hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, là người mà 3 tài nữ điện ảnh - sân khấu Việt Nam: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi gọi bằng cậu ruột.

Trong cuộc gặp mới đây cùng ông tại Hà Nội, NSƯT Lê Đại Chức đã dành cho tôi những chia sẻ đáng quý trước đêm thơ nhạc kịch kỷ niệm 30 năm ngày mất gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh (29.8.1988).

Vũ - Quỳnh đợi nhau trong định số sau lần tan vỡ thứ nhất!

Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh là cặp vợ chồng nghệ sĩ duy nhất ở Việt Nam cho đến lúc này cùng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Và sắp tới, cùng lúc, tại Hà Nội sẽ xuất hiện hai đường phố mang tên họ.

Người ta bàn rất hay về câu chuyện này. Hay là tên phố sẽ là "Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh". Tôi nói, cái đó cũng thật tốt đẹp nhưng nếu ta tìm được phố nào đó gặp nhau ở đầu phố rồi tỏa ra thì chúng ta vẫn có được hai phố mang tên họ.

Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ đều để lại phía sau mình chuyện riêng của mỗi người. Khi còn là diễn viên múa của Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương, Xuân Quỳnh tươi tắn, xinh đẹp.

Tại đó, Xuân Quỳnh làm quen rồi trở thành vợ của một nhạc công là anh Tuấn. Xuân Quỳnh có một bài thơ rất hay về chuyện tình này và mối tình ấy cho chúng ta một người con là Tuấn Anh.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

ĐỪNG LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN!

Mạc Văn Trang



Có anh bạn bảo: Mấy nước Bắc Âu là mô hình XHCN đúng nghĩa Marxist, nên xin đăng lại bài này để trao đổi.

Tạp chí Lý luận Chính trị, 25 Tháng 3 năm 2019, có bài “Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt Nam”.

Tiêu đề bài báo trên “đánh lận con đen” giữa “Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa” và “Xã hội dân chủ Bắc Âu”. Sự lập lờ đó có thể khiến nhiều người hiểu lầm, Việt Nam đang đi theo mô hình Bắc Âu?

Sự thật là Việt Nam chả có gì giống mấy nước Bắc Âu cả! Xin nói rõ mấy điều cụ thể:

1. Việt Nam là nước XHCN, do độc đảng cộng sản toàn trị, độc quyền lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, áp đặt ý thức hệ cho toàn xã hội…

Trong khi đó các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mach, Na Uy, Phần Lan, Iceland) đều là những nước đa nguyên chính trị, đa đảng cạnh tranh nhau để dân tự do bầu cử, được thắng cử đa số thì cầm quyền (mỗi nước đều có 9 – 10 đảng chính trị và thường không có đảng nào chiếm quá bán số ghế trong quốc hội);

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

LÀM ĐĨ !

 Phạm Viên Thiệu


Đừng nhìn em như thế

Đừng ác cảm chị ơi

Em chọn nghề làm đĩ

Là quá lương thiện rồi!

Làm đĩ không trộm cướp

Chỉ bán cái của mình

Thuận mua và vừa bán

Giá cả rất phân minh!

Làm đĩ không hại nước

Và cũng chẳng hại dân

Chỉ là đem trao đổi

Cái mình - họ đang cần!

Trộm cũng không xấu lắm

Chỉ lén lút chôm đồ

Vẫn còn đang sĩ diện

Không chường mặt ra phô!

Cướp cũng không quá xấu

Bởi hành động công khai

Dẫu biết rằng có thể

Bị đạn bắn xuyên tai!

Loại bất lương thượng hạng

Chính là lũ quan tham

Trộm mà không dám nhận

Cướp mà nói không làm!

Chúng thường đi xế hộp

Giảng đạo đức nơi nơi

Nhưng lại là những kẻ

Hạ đẳng nhất trên đời!

Chúng mang danh ông tướng

Nhưng đánh bạc, bảo kê...

Vét vơ trăm, ngàn tỷ

Miệng thì nói: "Xin thề...!"

Chúng mang danh chủ tịch,

Bí thư tỉnh nọ- kia

Tham ô và nhũng nhiễu

Miệng: "Liêm khiết" tía lia!

Chúng mang danh Bộ trưởng

Bán chức tước, phong thần

Bán tài nguyên, đất nước...

Miệng: "Làm việc vì dân!"

...

Hậu quả mà bọn chúng

Đem lại cho nhân dân

Xem ra còn khốc liệt

Hơn trộm cướp muôn lần!

Chị ơi! Em làm đĩ

Có khốn nạn lắm không?

Chị bình tâm suy nghĩ

Trả lời em thật lòng!

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1292135264451664&set=gm.1044938645922811&type=3&theater&ifg=1

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Những chân dung-bây giờ mới biết..

Nguyễn Xuân Minh

                                                      ảnh: Văn Cao và Đặng Đình Hưng.

Khi kẻng báo động vừa khua vang ngoài đầu xóm thì hai người khách lạ đã thập thò trước sân.

– Chúng tôi muốn gặp ông Đặng Đình Hưng…

– À, ra thế là các ông; các ông muốn gặp ông Đặng? Các ông là ai? Gặp có việc gì?

Ông công an xã đưa mắt nhìn ông bí thư thở phào rồi xoi mói nhìn khách.

– Chúng tôi ở trên Bộ Văn Hoá về gặp ông ấy có chút việc riêng.

– Việc riêng không thể nói ra đây được à?

– Tôi là Huy Du, bí thư đảng đoàn Hội nhạc sĩ, yêu cầu ông mời hộ ông Hưng ra cho chúng tôi nói chuyện!

– Dạ… dạ, bác Hưng ngồi ở góc kia…, đó ông có nhìn thấy không? Thôi để tôi vào gọi hộ cho.

Vừa thoáng nghe đến cái tên Huy Du. ông Hưng đã xây xẩm mặt mày. Bao nhiêu rượu uống từ đầu bữa tới giờ toát hết hơi lạnh sau gáy. Nhè miếng giò đang nhai dở trong miệng vào bát, ông ngồi thừ ra lo nghĩ. Ông công an xã sốt ruột bèn xốc nách ông đứng dậy.Chân nam đá chân xiêu, quên cả xỏ guốc, ông lảo đảo vịn vai đám khách đang ngồi bệt dưới đất lần ra ngoài. Huy Du cái tên gợi lại cho ông những hình ảnh đấu tố của Bộ Văn hoá 20 năm về trước. Huy Du, bạn ông; Huy Du, người ngưỡng mộ ông; Huy Du đầu thú; Huy Du thủ trưởng; Huy Du, người phát động đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm; Huy Du, cơn ác mộng của nửa đời ông… và bây giờ Huy Du lại về đây…

Phần 2

Ông còn lúng túng chưa biết xưng hô làm sao thì hắn ta đã ào tới ôm lấy vai, nụ cười gắn sẵn trên môi.

– Sao có khoẻ không Hưng? Bệnh tật vậy mà vẫn còn sức uống rượu à?

Ông cảm thấy nhột nhạt và lo sợ về cử chỉ thân mật bất ngờ nầy. Đã bao lần người ta êm ái, ân cần, nhân danh sự giúp đỡ khuyên vợ ông bỏ ông… và đẩy ông vào tù.

– Nghe tin cậu bị ung thư anh em rất lo. Hôm qua anh Trần Độ điện thoại hỏi thăm và yêu cầu mình về đón cậu đi nhà thương. Anh ấy nhường cả chiếc xe Volga thường ngày đi làm để cho cậu đấy.

Chúng nó vẫn để ý theo dõi mình? Vẫn chưa buông tha… sao chúng nó biết mình ung thư?

– Đời sống dễ chịu không? Chắc cũng khó khăn nhiều phải không? Nhưng giờ thì khá rồi! Cậu biết không, tay đại sứ của mình từ Ba Lan vừa điện về nhà xin ý kiến nên chuyển 30.000 đô-la tiền thưởng vào Ban tiếp nhận viện trợ trung ương hay chuyển vào ngân quỹ của sứ quán. Tụi mình chạy vội lên ông Phạm Văn Đồng xin giúp đỡ… Và thế là Thủ tướng ký lệnh trả lại cho thằng bé số tiền đó.

– Tiền gì? Thằng bé nào…?

– Thì thằng Sơn nhà cậu ấy. Cậu chưa biết chuyện gì xảy ra à? Thằng Sơn giật giải nhất thi Chopin ở Vác-sa-va ba ngày nay, báo chí đài phát thanh phát ầm lên mà cậu không hay sao?

– Tôi có cái đài cái đóm nào đâu mà biết… Sao? Nó đoạt giải nhất Chopin à?

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

NGÀY NÀY 75 NĂM TRƯỚC, CỤ PHẠM QUỲNH ĐƯỢC MỜI VÀ MẤT TÍCH

 Vũ Thế Khôi 


75 năm trước, vào 2h chiều ngày 23 - 08 - 1945, một nhóm người vũ trang đi xe o-tô ập vào ấp Hoa Đường trên bờ sông An Cựu, "mời" cụ Phạm Quỳnh đi gặp chính quyền Cách mạng Thừa Thiên-Huế. Cụ Phạm không bao giờ trở về nữa.

Một thời gian dài có những lời biện bạch rằng cụ Phạm bị một nhóm dân quân manh động sát hại. May thay, 8 năm trước đại tá TS Nguyễn Văn Khoan đã viết ra sự thật trong sách do Nxb CAND in ấn: “Báo “Quyết Thắng”, cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt Minh Trung Bộ, số 11 ra ngày 9 - 12 - 1945 cho biết: “cả 3 tên Việt gian đại bợm (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Huân) bị bắt ngay trong giờ cướp chính quyền, 2 giờ (chiều) ngày 23 - 8 và đã bị Uỷ ban khởi nghĩa kết án tử hình và đã thi hành ngay trong thời kỳ thiết quân luật”.

Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế bấy giờ là Tố Hữu…”


Vậy tại sao Hồ Chủ tịch gọi cụ Phạm Quỳnh là "học giả" và viết thư mời ra cộng tác với Cách mạng? 

Nguyễn Cảnh Thuỵ: Lúc chuẩn bị được "mời đi", cụ còn có vẻ phấn khởi, dặn các con lấy hết vải đỏ ra may cờ cho Việt Minh. Khi bị gọi đi, các con nhắc cụ chưa uống thuốc, cụ bảo chốc về uống. Cụ có ngờ đâu họ tóm cụ đi... thủ tiêu(!)

________________

TÔI ĐI CẢI TÁNG THẦY TÔI

Phạm Tuân

Phạm Tôn'blog 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Ông Phạm Tuân là con trai út trong năm con trai của Phạm Quỳnh, sinh năm 1936 tại Huế, hiện định cư tại Mỹ.

…Năm 1948, anh Bích tôi (Phạm Tuân – PT ghi chú) lúc bấy giờ làm Bí thư cho Quốc trưởng Bảo Đại đã dò hỏi được nơi Thầy tôi bị giết và chôn nhưng không thực hiện được việc tìm kiếm. Phần vì địa điểm là một nơi xa xôi, hẻo lánh, hiểm trở, lại là một vùng “xôi đậu” thiếu an ninh. Phần vì nghe lời khuyên can của những người am hiểu tình hình: không nên mạo hiểm, vì rất có thể đây là cái bẫy…giăng ra để bắt và tiêu diệt những người có liên hệ với các nạn nhân…Một hình thức “nhổ cỏ phải nhổ cho sạch rễ” vậy.

Mãi cho đến năm 1956…bỗng một hôm gia đình chúng tôi được thông báo chuẩn bị sẵn sàng để đi nhận lãnh hài cốt Thầy tôi! Một niềm vui mừng khôn tả, đồng thời một nỗi xúc động vô biên tràn ngập trong lòng anh chị em chúng tôi. Lập tức chúng tôi đi tìm những tin tức chính xác hơn.

Được sự giới thiệu của ông Hoàng Hùng (Bộ trưởng Bộ Kiến Thiết) (là con trai một người bạn Phạm Quỳnh, từng ở nhà Phạm Quỳnh thời còn đi học ở Hà Nội – PT ghi chú) và ông Võ Văn Hải (Văn phòng Phủ Tổng thống), chúng tôi tìm đến gặp ông Võ Như Nguyện. Được biết ông Võ Như Nguyện (nguyên Tỉnh trưởng Bình Định) cùng ông Hoàng Ngọc Trợ (Quận trưởng quận Phong Điền, Thừa Thiên) là những người được Tổng thống Ngô Đình Diệm trao cho việc tìm kiếm (hài cốt cha con Ngô Đình Khôi, anh của Ngô Đình Diệm – PT ghi chú).

Việc tìm kiếm hài cốt không đơn giản mà là một công tác lớn lao, đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực, phương tiện và an ninh tuyệt đối

Ngày 5 tháng 2 năm 1956 (cận Tết) tôi và chị Hảo (Phạm Thị Hảo, con gái thứ ba trong tám con gái của Phạm Quỳnh – PT ghi chú) tôi đi Huế để cùng với một phái đoàn của chính phủ tìm và nhận hài cốt các nạn nhân.

…Thật “nghịch đời”, lúc sinh thời, Thầy tôi và cụ Khôi vì khác chính kiến nên đã trở thành thù địch, thề “không đội trời chung”, thế mà khi thác lại nằm chung một hố.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

MẤY VẦN THƠ ( 1935 ) - Thế Lữ

 

MẤY VẦN THƠ - Thơ Thế Lữ ( 1935 )

Thế Lữ (10/6/1907 – 3/6/1989) tên khai sinh ban đầu là Nguyễn Đình Lễ, do là con thứ nên đổi thành Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hoá và Ngày nay. Thời kỳ đầu ông dùng bút danh Nguyễn Thế Lữ, sau viết gọn thành Thế Lữ. Đôi khi ông ký bút danh hài hước Lê Ta, xuất phát từ tên Lễ biến thành “Lê Ngã”, “ta” cũng tức là “ngã”.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957-1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hoá nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.

Tác phẩm chính:
Mấy vần thơ (thơ, 1935)
Vàng và máu (truyện, 1934)
Bên đường thiên lôi (tập truyện ngắn, 1936)
Gói thuốc lá (1940)
Gió trăng ngàn (truyện, 1941)
Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941)
Thoa (truyện, 1943)
Tuyển tập thơ Thế Lữ (1983)

Mấy vần thơ ( 1935 )- Thé Lữ

NHỚ RỪNG

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn Tường Tam


Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

          *

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!


1936

 

TIẾNG GỌI BÊN SÔNG

(Lời chinh phu)
Tặng Khái Hưng


Ta là một khách chinh phu,
Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ.
Mũ lợt bốn bề sương nắng gội,
Phong trần quen biết mặt âu lo.

Vất vả bao từng, chi xá kể?
Gian lao như lửa rèn tâm chí,
Bấy lâu non nước mải xông pha,
Chưa chút dừng chân, chưa lúc nghỉ.

Trong thủa sinh bình, đôi mắt ta
Không hề cho đẫm lệ bao giờ;
Cười phen thất bại, khinh nguy hiểm,
Nện gót vang đường nhịp khúc ca.

Đang độ nam nhi vui trẻ hoài:
Sầu tư bi thiết, gác trên bên tai,
Trái tim chỉ rộn khi căm tức,
Ghét lũ vô thần, giận nỗi đời.

Trong khi lật đật rẻo sông Mê,
Trận gió heo may đuổi nhạn về.
Bụi cuốn đường xa, chinh khách mỏi.
Bỗng nghe tiếng hát vẳng bên kia.

Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền,
Êm như hơi gió thoảng cung tiên,
Cao như thông vút, buồn như liễu:
Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên.

Chinh phu trong dạ nhường tê tái,
Quay gót ta buồn trông trở lại,
Đường vẫn còn xa, còn phải đi,
Song le tiếng hát bên sông gọi:

“Đi đâu vội bấy hỡi ai ơi!
Mà để cho nhau luống ngậm ngùi?
Em trẻ, em son, em lại đẹp.
Sang đây chung hát khúc ca vui!

Hỡi khách! Sang đây với bạn tình.
Vui đi! Đời người mấy xuân xanh?
Ưu tư chi để sầu mây nước,
Kìa cánh hoa đua rỡn trước cành.”

Tiếng ái ân kia réo rắt hoài,
Mà lời mây nước giục bên tai.
Đau lòng rứt mối tơ vương vấn,
Nước mắt đầu tiên lã chã rơi.

Vì chưng ta cũng biết yêu đương,
Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường.
Trong lúc non sông mờ cát bụi
Phải đâu là hội kết uyên ương?

Âm thầm từ giã cô thôn nữ,
Cô đứng bên sông không hát nữa,
Lòng ta thổn thức còn đê mê
Nhịp với lòng ai nhường than thở?

Âm thầm ta lại bảo cô rằng:
“Mặt đất mênh mang biết mấy chừng,
Em có yêu ta thì gắng đợi,
Đem lòng mà gửi lên cung trăng.

Ở chốn đường khơi ta nhớ em.
Thì lòng ta sẽ hoá ra chim
Bay lên lưu luyến bên cung nguyệt
Sẽ ngỏ cho nhau thấu nỗi niềm.”

Ta đi theo đuổi bước tương lai.
Để lại bên sông kẻ ngậm ngùi.
Chí nặng bốn phương trời nước rộng,
Từ nay thêm bận nỗi thương ai.

 

LỰA TIẾNG ĐÀN

Gửi cho bạn Mỹ thuật ở Hà nội

Trong nhà tranh, một mình tôi than thở,
Với cây đàn, tập giấy. Các anh xa.
Sáng hôm nay, sương biếc toả mờ mờ.
Như hương khói đượm đầu cau, má rạ:
Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá,
Trời trong xanh chân trời đỏ hây hây.
Tiếng chim xuân nhí nhảnh ở trong cây.
Cảnh vui thế, sao tôi còn buồn nữa?

Bởi vì gió ở đây trong trẻo quá:
Tiếng đàn tâm réo rắt nẩy càng cao,
Bởi vì đây duy có nàng Ly Tao.
Với bao nỗi tiếc thương hồi quá vãng,
Vẫn cùng tôi ở chung nhà bầu bạn.
Tôi bùi ngùi âu yếm mối bi ai,
Và để sầu tư mơn trớn lòng tôi,
Nên cảnh đẹp lại thêm chiều mai mỉa.

Tôi muốn sống cuộc đời thi sĩ, để
Uống say nồng, nhưng chỉ thấy chua cay,
Tìm mộng vàng trên cảnh lộng trời mây,
Mây thường biến: trời như lòng, tẻ ngắt.
Được lăn lóc mãi trong đời Mỹ thuật,
Như các anh vui, sướng trẻ trung sao!
Các anh đi len lỏi giữa xôn xao,
Và cười cợt ở trong luồng gió bụi;
Đập vang gót trên bờ hè Hà Nội,
Rủ nhau xem vẻ đẹp của lầm than,
Thấy hình tiên ngay giữa đám trần gian.
Và bôi đỏ lên những màu u ám.
Thôi! Hãy để giọng buồn thương ta thán,
Cho chúng tôi là một bọn nhạc công,
Trăm ngàn năm nẩy mãi sợi tơ lòng,
Ca những khúc sầu vui, tình thiên hạ.

Chán nản ư? Các anh đừng than thở,
Cứ im đi, rồi bảo cho tôi hay.
Lựa giọng buồn, tôi sẽ vặn trầm giây,
Và gọi gió, gọi thông, lên tiếng hoạ.
Nỗi buồn sẽ theo mây mờ mịt toả,
Bạn hữu ơi! Cất tiếng ta cười chung,
-- Để cho tôi được chút vui cùng.

 

TIẾNG TRÚC TUYỆT VỜI

Tặng Trường Bách

Tiếng địch thổi đâu đây,
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt,
Mây bay... gió quyến mây bay...
Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may.

Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu,
Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc,
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô.
Như khua động nỗi nhớ nhung, thương tiếc
Trong lòng người đứng bên hồ.

Cô em buồn đứng bên hồ
Nghiêng tựa mình cây, dáng thẩn thơ.
Chừng cô tưởng đến ngày vui sẽ mất,
Mà sắc đẹp rỡ ràng rồi sẽ tắt
Như bóng chiều dần khuất
Dưới chân trời.

Cho nên cô nghe tiếng trúc tuyệt vời,
- Thổn thức với lòng cô thổn thức,
Man mác với lòng cô man mác -
Cô để tâm hồn tê tái, bâng khuâng.

Ta muốn nâng
Tấm khăn hồng lau mắt lệ cho ai.
Vì ta sợ má đào kia phai,
Cũng như ta đã ca
Khuyên ngày vui trở lại
Cùng với ánh quanh minh còn mãi.
- Cho người vui cảnh quên già.

 

TIẾNG SÁO THIÊN THAI

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC

Phạm Đình Trọng


Trong những ngày đầu tháng Tám 2020 dịch bệnh covid trở lại với mức độ khủng khiếp hơn. Người dân thành phố phương Nam lớn nhất nước, đông dân nhất nước đang bàng hoàng lo lắng thì các báo chính thống có cùng một tổng biên tập tối cao là ban tuyên giáo trung ương, cùng một ngày đồng loạt đưa một tin còn bàng hoàng, hoang mang hơn cả tin dịch bệnh covid:

Tin các báo “ông Tất Thành Cang, thành ủy viên, phó trưởng ban thường trực ban Chỉ đạo công trình lịch sử thành phố, nguyên giám đốc sở Giao thông vận tải, có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đến nay đã HẾT THỜI HIỆU xử lý kỷ luật đảng nên ban chấp hành đảng bộ thành phố thống nhất kết luận hình thức phê bình”.

Thông tin trên đã gây kinh ngạc, sững sờ cho người dân, gây bức xúc, bất bình rộng rãi trong dư luận xã hội. Sự bao che cho tội ác của Tất Thành Cang với dân Thủ Thiêm, sự o bế không trừng trị thỏa đáng tội hình sự của Tất Thành Cang gây thất thoát hàng ngàn ngàn tỷ tiền của dân của nước là lại thêm một lần phỉ báng cái gọi là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thêm một lần nữa diễu cợt cái gọi là chống tham nhũng không có vùng cấm.

Với sự lộng hành của cặp quyền lực Lê Thanh Hải – Tất Thanh Cang đã gây ra cái chết cho nhiều người dân Thủ Thiêm, đã san bằng nhà cửa, phá tan cuộc sống bình yên, gây đau khổ, điêu linh cho hơn mười bốn ngàn, sáu trăm gia đình dân lành, biến khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đại nhất Đông Nam Á thành địa ngục đày đọa hơn sáu mươi ngàn người dân đã đổ mồ hôi, đổ máu khai phá đất Thủ Thiêm, gây thất thoát hàng ngàn ngàn tỷ tiền ngân sách, làm chậm tiến độ xây dựng khu đô thị hiện đại Thủ Thiêm hơn hai chục năm trời. Đó là tội phạm hình sự, tội giết người, cướp của, tội làm chết người trong thi hành công vụ, tội xâm phạm chỗ ở của người khác, tội lạm quyền, tội tham ô, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng… Ông Tất Thành Cang đã gây ra một loạt tội hình sự kinh hoàng chứ không phải chỉ là khuyết điểm, vi phạm hành chính để chỉ bị phê bình.

Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được những người làm qui hoạch kỳ vọng là hiện đại nhất Đông Nam Á có quyết định phê duyệt số 367/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 4.6.1996. Từ đất lau lách, sình lầy, muỗi mòng, rắn rết của lưu dân khai khẩn trở thành đô thị lung linh ánh sáng thì giá trị đất sẽ tăng hàng ngàn, hàng chục ngàn lần. Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng tới 930 ha, trong đó 160 ha đất dành cho dân mở đất Thủ Thiêm tái định cư, 770 ha dành cho các nhà đầu tư cất lên những lâu đài ánh sáng.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Viết cho ngày Chủ nhật: Chuyện hão huyền?!

 Lê Phú Khái

Tôi có anh bạn, cùng đồng hương Hà Nội, lại học với nhau một trường từ hồi còn sinh viên. Ra trường một thời gian, sau ngày đất nước thống nhất lại cùng vào công tác và định cư tại Sài Gòn. Hằng tháng, hằng tuần thường gặp nhau trò chuyện. Thấy tôi hay quan tâm đến chuyện dân chủ, nhân quyền…, anh bạn tôi bảo: Ông quan tâm chi những chuyện hão huyền, tôi thì tôi chỉ lo cho gia đình mình mà thôi, hơi đâu mà quan tâm đến chuyện xã hội…

Vợ chồng ông bạn tôi chỉ có duy nhất một cậu con trai. Ông tìm mọi cách để đưa con mình sang Úc du học. Cậu con trai học xong đại học và tìm mọi cách để ở lại bên đó. Một hôm, hai vợ chồng ông bạn tôi rất vui vẻ hồ hởi đến báo với tôi rằng, thằng con trai của ông đã lấy được vợ cũng là người Việt và sắp được nhập quốc tịch nước sở tại. Ông tuyên bố: “Gia đình tôi thế là xong”! Khi nào vợ chồng thằng con ông trở thành công dân Úc, chúng sẽ bảo lãnh cho vợ chồng ông sang sống vui vẻ tuổi già bên đó. Thế là xong!

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi… Đùng một cái, đại dịch Covid Vũ Hán nổ ra. Vợ chồng ông hốt hoảng chạy đến tôi than: Vùng vợ chồng thằng con tôi ở là ổ dịch, không biết vợ chồng con cái nó sống chết ra sao! Tôi lo mất ăn mất ngủ, còn bà vợ tôi thì suốt ngày điện thoại!

Tôi thủng thẳng bảo với vợ chồng ông: Anh từng nói “Chỉ lo cho gia đình mình mà thôi”! Anh quên mất rằng, gia đình anh sống trong một xã hội, và xã hội nước ta lại tồn tại giữa xã hội loài người. Nếu Trung Quốc có dân chủ thì bác sỹ Lý Văn Lượng, người phát hiện ra bệnh Covid Vũ Hán đã được nói, không bị bịt mồm, và cả loài người hẳn đã không phải phát điên phát đảo, không phải cuống cuồng đi lùng mua khẩu trang, không phải chạy ngược chạy xuôi kiếm máy trợ thở, không phải chết như ngã rạ khắp các nẻo đường trên hành tinh này như hôm nay! Và, gia đình anh không phải âu sầu ủ não như lúc này! Dân chủ là tất cả, nó không “hão huyền” như anh nói.

Ông bạn tôi ngồi ngây như pho tượng!

Con Covid đã dạy cho loài người hôm nay bài học đắt giá nhất về xã hội dân chủ. Trước hết là với 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Quốc. Bao năm dân Trung Quốc đói khổ, nay đã có 300 triệu dân trung lưu, còn lại được ăn no, còn được Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền rằng, người Hán sẽ bá chủ hành tinh! Nay ngộ ra rằng, được ăn mà không được nói sẽ chết như rạ!

Thứ hai, con Covid đã dạy cho xã hội phương Tây thấy rằng, vì hám nhân công rẻ, vì thích mua hàng rẻ, vì muốn có thị trường đông dân… phương Tây đã xa rời và lãng quên những giá trị tự thân của mình: “tự do – bình đẳng – bác ái”, mà ngó lơ, để cộng sản Trung Quốc chà đạp những người đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc, những người đã báo trước hiểm hoạ độc tài Trung cộng sẽ gieo xuống đầu họ như hôm nay. Chính vì thế mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Pompeo, trong một cuộc nói chuyện với cử toạ Mỹ ở thư viện một trường đại học Mỹ gần đây, đã mời hai nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc đến dự buổi nói chuyện và mời họ đứng lên để mọi nguời được thấy… như một cử chỉ ăn năn của chính quyền Mỹ. Cũng chính vì thế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dõng dạc tuyên bố: Con Covid đã chấm dứt toàn cầu hoá! Người thông minh sẽ hiểu rằng, Tổng thống Trump đã nhìn thấy, với toàn cầu hoá thì 1 tỷ 400 triệu người Trung Quốc sẽ toả đi bốn phương trời mười phương đất, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ cài cắm vào những nơi đó những đội quân gián điệp chuyên đánh cắp các phát minh, đánh cắp thông tin, chuyên hối lộ mua chuộc để tha hoá xã hội phương Tây, nhằm mau chóng đưa cộng sản Trung Quốc lên ngôi bá chủ!

Con Covid được Đảng cộng sản Trung Quốc xua đi từ Vũ Hán đến trời Âu đất Mỹ để huỷ diệt nhân loại. Nào ngờ! Lịch sử thường đi những lối bất ngờ (Tố Hữu)! Và lịch sử cũng sang trang từ con Covid Vũ Hán, từ những động thái quyết liệt của Tổng thống Donald Trump!

L.P.K.

 

Viết cho ngày Chủ nhật: Chuyện hão huyền?!

 Lê Phú Khải

Tôi có anh bạn, cùng đồng hương Hà Nội, lại học với nhau một trường từ hồi còn sinh viên. Ra trường một thời gian, sau ngày đất nước thống nhất lại cùng vào công tác và định cư tại Sài Gòn. Hằng tháng, hằng tuần thường gặp nhau trò chuyện. Thấy tôi hay quan tâm đến chuyện dân chủ, nhân quyền…, anh bạn tôi bảo: Ông quan tâm chi những chuyện hão huyền, tôi thì tôi chỉ lo cho gia đình mình mà thôi, hơi đâu mà quan tâm đến chuyện xã hội…

Vợ chồng ông bạn tôi chỉ có duy nhất một cậu con trai. Ông tìm mọi cách để đưa con mình sang Úc du học. Cậu con trai học xong đại học và tìm mọi cách để ở lại bên đó. Một hôm, hai vợ chồng ông bạn tôi rất vui vẻ hồ hởi đến báo với tôi rằng, thằng con trai của ông đã lấy được vợ cũng là người Việt và sắp được nhập quốc tịch nước sở tại. Ông tuyên bố: “Gia đình tôi thế là xong”! Khi nào vợ chồng thằng con ông trở thành công dân Úc, chúng sẽ bảo lãnh cho vợ chồng ông sang sống vui vẻ tuổi già bên đó. Thế là xong!

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi… Đùng một cái, đại dịch Covid Vũ Hán nổ ra. Vợ chồng ông hốt hoảng chạy đến tôi than: Vùng vợ chồng thằng con tôi ở là ổ dịch, không biết vợ chồng con cái nó sống chết ra sao! Tôi lo mất ăn mất ngủ, còn bà vợ tôi thì suốt ngày điện thoại!

Tôi thủng thẳng bảo với vợ chồng ông: Anh từng nói “Chỉ lo cho gia đình mình mà thôi”! Anh quên mất rằng, gia đình anh sống trong một xã hội, và xã hội nước ta lại tồn tại giữa xã hội loài người. Nếu Trung Quốc có dân chủ thì bác sỹ Lý Văn Lượng, người phát hiện ra bệnh Covid Vũ Hán đã được nói, không bị bịt mồm, và cả loài người hẳn đã không phải phát điên phát đảo, không phải cuống cuồng đi lùng mua khẩu trang, không phải chạy ngược chạy xuôi kiếm máy trợ thở, không phải chết như ngã rạ khắp các nẻo đường trên hành tinh này như hôm nay! Và, gia đình anh không phải âu sầu ủ não như lúc này! Dân chủ là tất cả, nó không “hão huyền” như anh nói.

Ông bạn tôi ngồi ngây như pho tượng!

Con Covid đã dạy cho loài người hôm nay bài học đắt giá nhất về xã hội dân chủ. Trước hết là với 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Quốc. Bao năm dân Trung Quốc đói khổ, nay đã có 300 triệu dân trung lưu, còn lại được ăn no, còn được Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền rằng, người Hán sẽ bá chủ hành tinh! Nay ngộ ra rằng, được ăn mà không được nói sẽ chết như rạ!


Thứ hai, con Covid đã dạy cho xã hội phương Tây thấy rằng, vì hám nhân công rẻ, vì thích mua hàng rẻ, vì muốn có thị trường đông dân… phương Tây đã xa rời và lãng quên những giá trị tự thân của mình: “tự do – bình đẳng – bác ái”, mà ngó lơ, để cộng sản Trung Quốc chà đạp những người đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc, những người đã báo trước hiểm hoạ độc tài Trung cộng sẽ gieo xuống đầu họ như hôm nay. Chính vì thế mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Pompeo, trong một cuộc nói chuyện với cử toạ Mỹ ở thư viện một trường đại học Mỹ gần đây, đã mời hai nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc đến dự buổi nói chuyện và mời họ đứng lên để mọi nguời được thấy… như một cử chỉ ăn năn của chính quyền Mỹ. Cũng chính vì thế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dõng dạc tuyên bố: Con Covid đã chấm dứt toàn cầu hoá! Người thông minh sẽ hiểu rằng, Tổng thống Trump đã nhìn thấy, với toàn cầu hoá thì 1 tỷ 400 triệu người Trung Quốc sẽ toả đi bốn phương trời mười phương đất, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ cài cắm vào những nơi đó những đội quân gián điệp chuyên đánh cắp các phát minh, đánh cắp thông tin, chuyên hối lộ mua chuộc để tha hoá xã hội phương Tây, nhằm mau chóng đưa cộng sản Trung Quốc lên ngôi bá chủ!

Con Covid được Đảng cộng sản Trung Quốc xua đi từ Vũ Hán đến trời Âu đất Mỹ để huỷ diệt nhân loại. Nào ngờ! Lịch sử thường đi những lối bất ngờ (Tố Hữu)! Và lịch sử cũng sang trang từ con Covid Vũ Hán, từ những động thái quyết liệt của Tổng thống Donald Trump!

L.P.K.

 

Công lý nửa vời, một thủ thuật trị an!

Trân Văn

Nếu tỉnh táo, chắc chắn người ta sẽ thở dài khi thấy hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt loan báo ông Nguyễn Đức Chung “có nhiều chỉ đạo bất thường để công ty Nhật Cường có cơ hội trúng thầu” (1).

Tường thuật về những “chỉ đạo bất thường” của ông Chung trên hệ thống truyền thông chính thức để Công ty Nhật Cường trúng thầu không phải là điều tra riêng của các nhà báo. Ai cũng thấy các tình tiết liên quan đến vai trò và trách nhiệm của ông Chung trong vụ án “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường, vừa được tường thuật rộng rãi đều từ… công an mà ra, thay… công an để… loan báo! Các tình tiết liên quan đến vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” dính líu đến ba cá nhân mà công việc của họ đều liên quan mật thiết đến ông Chung cũng thế!

Cần phải nhớ rằng, Luật Tố tụng hình sự cấm việc “tiết lộ bí mật điều tra” (Điều 177) còn Luật Hình sự xác định việc “cố ý làm lộ bí mật điều tra” là tội phạm và tùy tính chất, mức độ sai phạm, người vi phạm có thể bị phạt đến bảy năm tù (Điều 286).

Đến nay, ông Chung vẫn chưa phải là bị can trong bất kỳ vụ án hình sự nào. Bộ Chính trị chỉ tạm thời đình chỉ sinh hoạt đảng của ông Chung trong BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và không cho phép ông hành xử như Phó Bí thư Thường trực của Thành ủy Hà Nội trong 90 ngày. Tương tự, Thủ tướng Việt Nam cũng chỉ tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch thành phố Hà Nội của ông Chung trong 90 ngày để công an dễ dàng thực hiện công việc điều tra. Về nguyên tắc, điều tra chỉ nhằm xác định ông Chung có tội hay không, bị điều tra không phải là đương nhiên trở thành tội phạm. Đó cũng là lý do thiên hạ cấm các cơ quan điều tra “tiết lộ bí mật điều tra”.

Thế thì tại sao công an lại tích cực “tiết lộ bí mật điều tra”, chưa kể từ trước đến nay, gần như chẳng bao giờ hệ thống bảo vệ pháp luật xuống tay với đảng viên nào vi phạm pháp luật nếu đảng chưa kỷ luật “đồng chí” đó. Vì sao Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng CSVN chưa xem xét, chưa đề nghị kỷ luật như… qui trình mà xưa giờ vẫn áp dụng đối với các “đồng chí” loại đặc biệt, thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, vì sao chưa lấy ý kiến của BCH TƯ đảng, Bộ Chính trị chưa xác định có kỷ luật hay không mà công an bất kể… truyền thống, bất chấp pháp luật, liên tục cung cấp đạn dược cho hệ thống truyền thông chính thức… bắn phá ông Chung dữ dội như vậy?

Rõ ràng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống bảo vệ pháp luật tại Việt Nam không mắc “tứ chứng nan y” (mù, câm, điếc, bại liệt), thế thì tại sao đến năm ngoái mới phát giác chủ Công ty Nhật Cường “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và từ năm ngoái tới nay mới phát giác hàng chục viên chức hữu trách tiếp tay cho chủ Công ty Nhật Cường phạm đủ thứ tội? Qui hoạch – qui định – qui trình lựa chọn, sắp đặt nhân sự vẫn được khẳng định là chặt chẽ, đúng đắn, tại sao lại để lọt… ông Chung. Đảng có chịu trách nhiệm không khi nâng ông Chung lên để ông tiếp tục phạm thêm tội khác?

Vụ án thứ ba (2) mà công an cho rằng ông Chung có liên quan (“vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại thành phố Hà Nội) có phải là vụ Công ty Arktic (do con ông Chung làm Giám đốc) được chọn làm doanh nghiệp độc quyền cung cấp RedOxy-3C (sản phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước) cho Hà Nội, từng khiến dư luận râm ran cách nay vài năm (3), tại sao đến bây giờ công an mới tích cực… tìm hiểu? Tại sao Văn phòng BCH TƯ đảng tích cực thái quá đến mức hi hữu (soạn – gửi văn bản yêu cầu Ban Tuyên giáo BCH TƯ đảng chỉ đạo hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin ông Chung bị tạm đình chỉ công tác trong ngày 12 tháng 8)?

Lê Khả Phiêu, lãnh tụ bị thất sủng

 Khánh An dịch

 (VNTB) – Ông Lê Khả Phiêu giữ chức tổng bí thư đảng chưa đầy bốn năm, rồi bị mất chức sau các cuộc tranh giành phe phái công khai bất thường.

Nhiệm kỳ lãnh đạo cứng rắn ở Việt Nam của ông Lê Khả Phiêu, xuất thân là bộ đội, đã kết thúc một cách ô nhục khi ông bị cách chức trong bối cảnh đấu đá công khai bất thường. Ông Phiêu đã qua đời vào ngày 7 tháng 8 tại Hà Nội hưởng thọ 88 tuổi.

Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết ông mất “sau một thời gian ốm đau”, và do “tuổi già sức yếu”.

Ông Phiêu, bộ đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào năm 1997, trong thời điểm tranh giành quyền lực và chính quyền bế tắc.

Là một người bảo thủ, ông được coi là một lựa chọn thỏa hiệp. Nhưng ngay lập tức ông Phiêu phải đối mặt với xung đột phe phái liên tục với những người cải cách đảng và, và kết quả là bị phế truất vào năm 2001, sau khi phục vụ chỉ chưa đầy 4 năm trong nhiệm kỳ 5 năm của mình.

Ông Phiêu bị chỉ trích vì sự lãnh đạo kém hiệu quả, không vực dậy được nền kinh tế đang trì trệ của Việt Nam, không có khả năng diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng, phụ thuộc vào Trung Quốc và hành vi “phản dân chủ” nhằm bành trướng quyền lực cá nhân.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ‘để lại di sản nhiều mặt’


Việt Nam ngày 14/8 tổ chức lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi vòng hoa viếng.

Tang lễ ông Lê Khả Phiêu được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Ông là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001).

Nhân dịp này, một số nhà quan sát chia sẻ với BBC News Tiếng Việt quan điểm của mình về di sản hay dấu ấn của ông Lê Khả Phiêu để lại, cũng như cảm tưởng, cảm nghĩ riêng.

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình (cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam): Tôi còn nhớ thái độ của ông cụ thân sinh của tôi (cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh) đối với ông Lê Khả Phiêu khi ông cụ còn sống, rằng lúc đầu khi ông Phiêu mới lên làm Tổng Bí thư, ông có một số biểu hiện hăng hái chống tham nhũng thì ông cụ lấy làm hài lòng.

Ông lại là đồng hương Thanh Hóa nên cụ đã vui vẻ chụp chung với ông ấy một bức ảnh. Cụ còn cho phóng to bức ảnh ấy và để trong phòng khách của cụ.

Nhưng sau năm 1999, hiệp ước Phân định biên giới Trung Quốc – Việt Nam được ký thì cụ đã gỡ bỏ tấm ảnh đó đi rồi.

Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Hữu Vinh (cựu Thiếu tá An ninh, Công an Việt Nam): Khái niệm “di sản” thường mang ý nghĩa tích cực. Nếu đúng vậy thì theo tôi ông Lê Khả Phiêu không có thứ này.

Báo chí, theo lệ thường, cứ bàn về “di sản” của ông, đại để là cũng có một số phát biểu nhắc nhở về chống tham nhũng, nhưng trên thực tế không có mấy ấn tượng. Khi ông chấp chính, cũng có Nghị quyết về chỉnh đốn đảng, nhưng hiệu quả thực thi không rõ. Hầu hết thời gian sự nghiệp của ông là trong quân đội, để rồi giai đoạn cuối mới chuyển qua công tác đảng, đó cũng là mặt hạn chế cho ông trong cương vị Tổng bí thư.

Một thứ nổi lên ở ông Lê Khả Phiêu, nếu như được gọi là “di sản”, là quan hệ với Trung Quốc. Ông bị nhiều thông tin rất bất lợi, kể cả giai đoạn còn bên quân đội. Tuy nhiên, do bản chất chính trị Việt Nam được giữ “bí mật” ghê gớm, nên mọi đồn đoán có lẽ phải để hậu thế “giải mật” và phán xét.

Mặt khác, cũng bản chất chính trị Việt Nam là lãnh đạo, chịu trách nhiệm tập thể, nên nếu như có những nhân nhượng với Trung Quốc liên quan lãnh thổ, lãnh hải, thì dù có trách nhiệm cao nhất, ông Phiêu cũng phải được sự chấp thuận của Bộ Chính trị, thêm nữa còn là của các “cố vấn” (những người dường như đã đặt ông vào cái ghế cao tột đỉnh, rồi lại chính họ hạ ông xuống).

Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội): Theo quy định của Nhà nước, ông được ân hưởng nghi lễ quốc tang vào ngày mai (14/8/2020). Làm đến Tổng Bí thư Đảng cầm quyền, tham gia mấy cuộc chiến tranh liên tiếp, ông để lại một di sản nhiều mặt cho đất nước hôm nay.

Tôi biết ơn ông vì ông đã không ngăn cản việc đưa Internet vào Việt Nam những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Cuộc sống của chúng ta thay đổi to lớn nhờ được thụ hưởng thành quả của cuộc cách mạng tin học mang lại.

Tuy nhiên, di sản quan trọng nhất TBT Lê Khả Phiêu để lại là Việt Nam ký hai hiệp định biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc vào các năm 1999 và 2000. Cho tới nay, dân chúng chưa được thông tin đầy đủ về toàn bộ các cuộc đàm phán giữa hai bên để đi đến phân định lại biên giới Việt Trung. Nhiều nguồn tin nói Việt Nam mất hàng ngàn cây số vông trên bộ và hàng triệu cây số vuông trên biển Vịnh Bắc bộ. Ải Nam Quan nay nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, một phần ba Thác Bản Giốc và những vùng đất khác nữa cũng trở thành đất Trung Quốc!

Tại sao người Campuchia mượn bản đồ do người Pháp vẽ và lưu giữ làm căn cứ xác định biên giới hai quốc gia, trong khi chúng ta không thể làm như vậy khi đàm phán, phân định với Trung Quốc?

Thật đau lòng khi nhìn các bức ảnh chụp người Trung Quốc đào lên và rời đi các cột mốc biên giới (bằng đá khắc chữ Pháp và Hán) dựng sau Công ước Pháp – Thanh (1887).

Tôi cho rằng vấn đề này cần được thảo luận rộng rãi, thẳng thắn và công tâm. Tôi tin con cháu người Việt sẽ còn trở lại vấn đề này.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Theo tôi, ông ấy để lại di sản tai hại cho đất nước và tiếng xấu muôn thuở cho bản thân ông.

Tuy nhiên, chỉ đến khi hồ sơ lưu trữ của ĐCSVN được bạch hoá thì chúng ta mới đánh giá chính xác hơn về di sản của ông Phiêu mà theo dư luận chung là xấu, mặc dù tuyên truyền của ĐCSVN thấy nói toàn về cái hay.

Vấn đề tranh cãi nhất trong di sản của ông Phiêu là vai trò của ông trong quan hệ với Trung Quốc, trong vấn đề lãnh thổ và biên giới.

Học gì ở lãnh đạo lớp trước?

Nhân dịp này, các nhà quan sát, bình luận cũng nêu ý kiến về điều gì mà theo họ ban lãnh đảng cầm quyền và nhà nước hiện nay nên học hỏi điều gì từ thế hệ lãnh đạo ‘tiền bối’ qua một vài thập niên gần đây.

Bà Nguyễn Nguyên Bình: Khi ông Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội thì tôi đang làm ở bộ phận nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, tôi phát hiện bên Trung Quốc họ có chủ trương gọi là: “Đào tạo nhân tài lưỡng dụng”, nghĩa là họ sử dụng thời gian hai năm nghĩa vụ quân sự để đào tạo cho binh lính quân đội của họ hai kĩ năng, một là chiến đấu, hai là tay nghề kĩ thuật về các ngành nghề sản xuất công nghiệp để sẵn sàng đón đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài trong khi Trung Quốc mới được gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế).

Sau này ai cũng biết chủ trương đó đã có tác dụng tốt, hàng triệu binh sĩ có tay nghề đó đã góp phần làm giàu cho Nhà nước Trung Quốc để họ đã vỗ ngực là nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Vào cùng thời gian TQ đưa chủ trương đó, nhận thấy nó cũng phù hợp với Việt Nam trong lúc Việt Nam cũng đang chuyển đổi, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, được dịp làm việc trực tiếp với ông Lê Khả Phiêu, tôi đã báo cáo nội dung đó của Trung Quốc, mong ông lắng nghe và có thể nghiên cứu vận dụng một cách thích hợp cho quân đội để đào tạo cho chiến sĩ nghĩa vụ của Việt Nam…

Nhưng chẳng biết ông Phiêu có suy nghĩ chút nào về đề xuất đó hay không mà chẳng thấy ông hồi âm gì cả.

Đến nay, tôi thấy hình như bỏ qua việc như vậy cũng là bỏ qua một thời cơ đáng tiếc. Dù Trung Quốc có là thù hay bạn, thì cái gì của họ là có hiệu quả, giúp ích được phát triển của đất nước mình chứ?

Ông Nguyễn Hữu Vinh: Thứ cần rút kinh nghiệm trước tiên với các nhà lãnh đạo chóp bu qua các thời kỳ là: Dân chủ trong đảng. Trong một chính đảng độc quyền lãnh đạo, với đội ngũ 5 triệu đảng viên, quyền lực lớn tới vậy, mà không có dân chủ trong tất cả các khâu trong nội bộ, thì làm sao có được dân chủ trong dân.

Thứ hai, cần rút kinh nghiệm nữa là chuẩn bị nhân sự. Trường hợp ông Phiêu, và có lẽ cả ông Nông Đức Mạnh, có vẻ như họ không được chuẩn bị tốt, chuẩn bị từ lâu cho việc nắm giữ vị trí quyền lực đó. Còn cách của ông Phiêu, cất nhắc quá nhiều những người đồng hương vào bộ máy, hoàn toàn phản tác dụng, không xứng với tầm cỡ của một nhà lãnh đạo cả một quốc gia.

Thứ ba, là Lòng dân. Như với ông Võ Văn Kiệt, ông được lòng dân bằng tiếng nói và hành động, bằng những hiểu biết sâu rộng, bằng thái độ lắng nghe và biết sử dụng người tài. Chẳng thấy vị lãnh đạo nào có được một phần nhỏ như ông.

Sáng suốt mấy cũng không bằng dân?

Ông André Menras (Hồ Kiên Quyết): Việt Nam hiện nay rất cần sự thay đổi thật sự để phát triển, giải phóng tư duy, giải phóng tiềm lực sáng tạo của rất nhiều nhân tài, bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ, đánh nạn tham nhũng một cách hiệu quả.

Việt Nam cần dân chủ để thoát Trung.

Nhưng ở thềm Đại hội XIII, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là đàn em phụ thuộc ĐCS Trung Quốc. Không dám kiện Trung Quốc về Hoàng Sa, về Gạc Ma, không cho dân tưởng nhớ hàng vạn nạn nhân Việt của cuộc xâm lược tại biên giới miền bắc…Cái chính sách « ba không » của Đảng theo tôi chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Nói tóm lại, chỉ thấy ở đây một phe ngày càng bảo thủ mà thôi. Không thấy phe cải cách nào như ông Võ Văn Kiệt hồi xưa, thật là “Vũ như cẩn” (vẫn như cũ) mà thôi!

Ông Nguyễn Quang A: Trong cái cơ chế quyền lực không được kiểm soát minh bạch của vua hay vua tập thể (ĐCSVN) mà những người nắm quyền lực có quyền quyết định lớn về người kế vị hay những người kế vị thì ĐCSVN có rút kinh nghiệm cả trăm lần cũng chẳng giải quyết được gì!

Các ông Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt xưa cũng vậy, ông Nguyễn Phú Trọng hiện thời cũng thế. Quyền lực vốn phải ở nhân dân như họ nói, nhưng đảng Cộng sản Việt Nam đã cướp mất quyền đó của nhân dân thì họ rút kinh nghiệm phỏng có ích gì.

Họ phải trả lại cho nhân dân quyền quyết định chọn những người lãnh đạo của mình qua các cuộc bầu cử định kỳ, tự do, cân bằng và minh bạch và phải tạo điều kiện cho các lực lượng chính trị đối lập hoạt động một cách hợp pháp thì chắc chắn sự “rút kinh nghiệm” ấy sẽ có giá trị.

Để buộc họ phải “rút kinh nghiệm” như thế thì nhân dân phải lên tiếng, phải tổ chức nhau lại một cách ôn hoà, xây dựng để “thực thi dân quyền” tức là thực thi tất cả các quyền được long trọng ghi trong Hiến pháp hiện hành do chính đảng Cộng sản Việt Nam viết cũng như tất cả các quyền dân sự và chính trị của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, một luật quốc tế) mà Việt Nam đã tham gia, đã phê chuẩn từ 24/9/1982.

Đó là kinh nghiệm lớn nhất đảng Cộng sản Việt Nam nên rút ra, và nhân dân phải ép, gây áp lực 24/7 bằng cách “quyền ta ta cứ làm” để buộc ĐCSVN phải “rút kinh nghiệm”.

 

ĐIẾU TANG CỦA TỔNG TỊCH NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI TANG LỄ CỰU TBT LÊ KHẢ PHIÊU

 Chấp bút : Dũng Trương



Đồng bào và chiến sĩ cả nước yêu mến!

Đồng chí TBT Lê Khả Phiêu muôn vàn kính yêu của chúng ta ko......còn nữa.........

Đồng chí Phiêu sinh ra trong một gia đình bần nông tại thanh hoá, đồng chí là hậu duệ của nhà yêu nước Lê Chiêu Thống. Để tiếp bước cha ông, ngay từ nhỏ đồng chí đã ý thức được chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng chí đã vào bộ đội để giải phóng dân tộc, đồng chí đã tham gia đánh đuổi hai đế quốc Pháp và Mỹ. Tại chiến trường đồng chí luôn luôn gương mẫu dẫn đầu đoàn quân ko sợ bom rơi đạn nổ xông vào những nơi hỏa lực mạnh nhất của địch mà đánh. Điều đáng ngạc nhiên trải qua mấy chục năm xông pha, trận mạc đồng chí ko bị hòn tên mũi đạn nào găm vào người, chứng tỏ đồng chí ko khác gì Triệu Tử Long thời tam quốc, đánh trận nào thắng trận đó,” bách chiến bách thắng”. Đồng chí đã trải qua những kinh nghiệm thực tiễn và tôi luyện trong chiến đấu vì thế đồng chí từ cấp binh nhì leo tót lên thượng tướng.