Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn

 Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi đọc được bài của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, có đầu đề “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”. Kèm theo đầu bài có tiêu đề “Hội thảo Quốc tế - Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội” (1).

Nhận thấy vấn đề được quan tâm là đúng, hay, có tính thời sự  nên tôi đã xem đi, xem lại vài lần. Bài gồm 4 mục

1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua.

2. Những thách thức đối với tăng trưởng  kinh tế Việt Nam.

3. Mô hình tăng trưởng và vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

4. Thực trạng giáo dục Việt nam và nhiệm vụ.

Khi chỉ mới xem qua một lần thì thấy bài viết  đã nêu ra được thực trạng của nền kinh tế và giáo đục, đề ra được những việc cần quan tâm. Tuy nhiên, khi đọc và phân tích kỹ  mới thấy lộ ra một số ý kiến cần trao đổi với những người có trách nhiệm hoặc quan tâm (trước hết là với TS. Tuấn),  hy vọng có được cách nhìn và đặt ra nhiệm vụ đúng.

Thứ nhất là sự “Đổi mới”. 

Năm 1986, dùng từ đổi mới để nói lên tinh thần ci cách của lãnh đạo Đảng là phù hợp, chấp nhận được. Nhưng đến bây giờ, đã đến lúc cần gọi đúng bản chất của sự kiện là sửa sai. Gọi theo hai cách là nhằm hai mục đích khác nhau. Mà cách gọi chệch chỉ nên xem là tạm thời, còn về lâu dài cần phải gọi đúng bản chất thì mới có cách phát triển chinh xác. Lãnh đạo Đảng, vì lý do nào đó chưa dám công nhận “sửa sai”, nhưng một người trí thức như PGS. Tuấn mà vẫn cố tình dùng sai khái niệm thì thật đáng tiếc.

“Trở về với Phật giáo nguyên thủy” trong đời sống hiện tại

2:14 | Posted by BVN1

Mạc Văn Trang



Đây là câu chuyện tôi muốn kể với các bạn về TỲ KHEO THÍCH BẢO NGUYÊN Ở MỘT “CHÙA NGHÈO” TU NGŨ MINH.

Hồi đầu tháng 10/2021 tôi bị F0 covid 19, nhưng không chịu đi tập trung, cố thủ trong phòng (Thực ra lúc đó lãnh đạo TP đã nới lỏng, nên mới chống được lệnh cưỡng chế).

Do mình bình tĩnh, vợ chăm sóc hết lòng và dùng thuốc của BS Đại, do Nghiên, con gái đỡ đầu gửi đến, nên vượt qua dễ dàng. Một người bạn gửi cho thuốc Nam để uống và thuốc nhỏ mũi, nói là thuốc của Thầy Thích Bảo Nguyên, chữa Covid tốt lắm. Nhưng đã đỡ nên tôi chỉ dùng thuốc nhỏ mũi…

Sau 15 ngày thì thấy dường như hết bệnh. Tôi đi bộ ra Trạm xá xã để Test kiểm tra, lấy Giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid 19. Đi chậm chừng 30m thấy mệt, đi nhanh dăm bước là tức thở phải dừng lại…Rất vất vả mới đến chỗ xét nghiệm và lấy Giấy chứng nhận, chừng hơn 2km. Lúc về phải ngồi xe ôm.

Thì ra “Hậu covid” ảnh hưởng đến nhiều thứ, nhất là Phổi. Lúc này tôi mới dùng thuốc uống của Thầy Bảo Nguyên; đó là thứ rượu thuốc, pha “1 nắp chai” với nước ấm và uống sáng, chiều sau ăn.

Uống vào thấy ho nhiều và ra đờm liên tục, rất khó chịu. Tôi bảo, thuốc quái gì, uống vào bệnh lại nặng thêm? Sau nghĩ ra, có lẽ ho, ra đờm nhiều là chữa bệnh, làm sạch phổi, nên cứ uống tiếp. Phải sau chừng 2 tháng, uống thuốc, luyện đi bộ, đập lưng, khí công, mới phục hồi gần được như trước khi bị bệnh.

Cuối năm 2023, Kim Chi liên hệ được với cô Phước, người đã chuyển thuốc của Thầy Bảo Nguyên cho người bạn của chúng tôi, để đưa cho tôi. Ngày 2/1 vợ chồng tôi cùng vợ chồng cô Phước đi thăm Thầy Bảo Nguyên.

Bố cáo nhân 10 năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

09:14 | Posted by BVN4

Câu lạc bộ (CLB) Lê Hiếu Đằng được thành lập tính đến nay đã tròn 10 năm (10/2/2014 – 10/2/2024).

1. Bối cảnh ra đời

Lê Hiếu Đằng là Thủ lĩnh phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975. Ông từng bị nhà chức trách Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Sau 1975 ông là luật sư, chức vụ trong chính quyền là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hiếu Đằng mất ngày 22/1/2014 (nhằm 22 tháng Chạp Quý Tỵ). Trong thời gian trọng bệnh, ông đã chia sẻ những nỗi niềm trăn trở, những lời tâm huyết với các bạn bè về thực trạng đất nước và những sai lầm của đảng cầm quyền đi ngược lại ý nguyện và những đóng góp của những người đã xây dựng lên chế độ, trong đó có ông.

Lê Hiếu Đằng là một trong 72 người đầu tiên đã kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 2013. Ông cũng là người đi đầu trong các cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Ông lớn tiếng phê phán chính quyền đã vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền khi trấn áp những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo. Lê Hiếu Đằng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống xâm lăng đấu tranh ôn hòa chống độc tài, đòi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam.

Trung thành với những di sản, tâm nguyện của Lê Hiếu Đằng, sau khi ông mất, ngày 10/2/2014, các đồng đội cũ của ông đã họp mặt tại công viên Văn Thánh, TP. Hồ Chí Minh, chính thức thành lập CLB Lê Hiếu Đằng và bầu bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ nhiệm câu lạc bộ. Ba năm sau, Hội nghị ngày 19/2/2017 bầu ông Lê Thân, bạn chiến đấu của ông Lê Hiếu Đằng làm Chủ nhiệm.

2. Mục đích / Sứ mệnh của CLB