Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

SỐ PHẬN SOÁI HẠM MATXCOVA VÀ VÀI ĐIỀU CẢNH TỈNH

 Ts Nguyen Ngoc Chu



1. SỐ PHẬN SOÁI HẠM MATXCOVA LÀ HỆ QUẢ CỦA THAM NHŨNG VÀ ĐỘC TÀI

Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương Matxcova của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin, đây còn là điềm dữ.

Có tiền từ bán dầu khí, Tổng thống Putin đổ tiền vào hiện đại hoá quân đội Nga, trong đó, lực lượng Hải quân Nga thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Tàu tuần dương Matxcova (dài 186,4 m, giãn nước 12 490 tấn) mạnh nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, chỉ đứng sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetxov (dài 306,5m, giãn nước 58 600 tấn) và tuần dương hạm hạt nhân Pyter Đại đế (dài 252m, giãn nước 28 000 tấn). Tuần dương hạm Matxcova được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan tầm bắn 800 km với đầu đạn chứa 950 kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương đương 350 000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vũ khí mà Hải quân Nga kỳ vọng có thể tiêu diệt các tàu sân bay và các tàu chiến mạnh nhất của Mỹ từ xa gần ngàn km. Tuần dương hạm Matxcova có một hệ thống vũ khí để chống lại sự tấn công từ xa của đối phương, bất kể từ trên trời hay dưới biển, bao gồm 64 tên lửa phòng không tầm xa loại S -300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA, Hai cụm ống phóng gồm 10 ngư lôi 533mm, hai tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, 6 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần AK-630, 30mm, cụm pháo 2 nòng AK-130 130mm, 1 trực thăng săn ngầm Ka-27, cùng hệ thống tác chiến điện tử. Soái hạm Matxcova từng được đưa đến phục vụ quân Nga trong chiến tranh Syri, không ít lần “nghênh chiến” từ xa với hải quân Mỹ và Phương Tây ở vùng vịnh, được ngợi ca đến mức đối phương phải kiềng nể.

Nhưng bây giờ thì bức tranh về sức mạnh Hải quân Nga hoàn toàn sụp đổ. Tên lửa diệt hạm Neptune do quân đội Ukraine sản xuất, không hiểu bằng cách nào, đã vượt qua các lớp phòng thủ của tuần dương hạm Matxcova, đánh trúng tàu, làm cháy lớn dẫn đến nổ kho đạn và đã làm chìm tuần dương hạm Matxcova xuống đáy Biển Đen.

Sau một tháng, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã cho ông Putin hiểu về sức mạnh quân đội Nga trên không và trên bộ, hiểu đến mức làm ông phải thay đổi mục tiêu và chiến lược, chiến thuật. Giờ, với việc tàu tuần dương Matxcova mạnh nhất của Nga ở Biển Đen bị đánh chìm, ông Putin đã hiểu về sức mạnh thực sự của Hải quân Nga. Và xa hơn, là kết quả của việc hiện đại hoá quân đội Nga.

Ông Putin chắc đã nhìn thấy, dù đã bỏ nhiều tiền nhưng việc hiện đại hoá quân đội Nga không mang đến nhiều hiệu quả như mong đợi. Đó là vì tham nhũng.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

ĐẢNG

 Trần Độ

 


Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi

Chia tay gia đình, bố mẹ, các em

Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền

Lửa chiến trang, cháy tuổi xuân năm tháng

Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng

Nắm tay thề: “Với Tổ Quốc, Non Sông”.

Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng.

Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng.

*

Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng

Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn

Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt

Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng

Như người cha, chỗ dựa của lòng tin.

*

Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin?

Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc

Đến với Đảng để làm điều nhân đức

Cùng lương tâm, cống hiến cho đời.

*

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TÉ : QUỐC TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 




VII. Quốc tế Xã hội chủ nghĩa

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist lnternational, viết tắt là SJ) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội - dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. Tổ chức này được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở thành phố Phranphuốc trên sông Mainơ (CHLB Đức) từ ngày 30-6 đến 3-7-1951. Đến nay, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã tiến hành được 18 đại hội. Đại hội gần đây nhất là Đại hội lần thứ 18 tại Xtôckhôm (Thụy Điển) từ ngày 20 đến 22-6-1989. Cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là Bản tin xuất bản bằng tiếng Anh - ''Socialist Affairs'' (Những vấn đề Xã hội chủ nghĩa).

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội - dân chủ hiện đại, tự mình khẳng định sẽ phấn đấu cho những giá trị truyền thống của mình và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại ngày nay.

Trong Đại hội thành lập của mình, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã ra bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh với nhan đề ''Về mục tiêu và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ'', trong đó định hình rõ khái niệm ''chủ nghĩa xã hội dân chủ''. Ở đây, các thành viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa muốn thay thế khái niệm ''chủ nghĩa cải lương xã hội'' trước đó, và muốn đề cao vấn đề ''dân chủ'' trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hết là dân chủ về xã hội. Các đảng trong Quốc tế này dự định thực hiện ''bằng biện pháp dân chủ'' trong tất cả các lĩnh vực của đời sống để cải cách chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội.

Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã không ngừng phát triển về số lượng vàtổ chức của mình. Năm 1976, Quốc tế có 66 đảng và các tổ chức thành viên. Đến năm 1986, số lượng các đảng và tổ chức thành viên là 82. Số lượng đảng viên của tất cả các đảng thuộc trào lưu xã hội - dân chủ năm 1972 gồm 14,4 triệu, năm 1983 là 20 triệu và năm 1986 là 16 triệu. Qua các cuộc bầu cử vào nghị viện, các Đảng Xã hội - dân chủ thu được số phiếu bầu đáng kể của cử tri, chứng tỏ khả năng nhất định về mặt vận động và thu hút quần chúng của họ: năm 1976, họ thu được 80 triệu cử tri; năm 1983, là 210 triệu và năm 1986 là 100 triệu cử tri.

Ngoài các đảng là thành viên hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn lập ra một hệ thống các tổ chức như: Hội quốc tế của những người xã hội trẻ, Phụ nữ quốc tế xã hội, Quốc tế thể thao công nhân, Hội quốc tế nhà giáo dân chủ - xã hội, Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á - Thái Bình Dương, Hội liên hiệp sinh viên quốc tế xã hội chủ nghĩa, Liên đoàn công nhân Do Thái quốc tế, v.v…

Tháng 4 - 1974, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã thành lập một tổ chức mới lấy tên là ''Liên minh các Đảng Xã hội - dân chủ thuộc Cộng đồng châu Âu''. Tổ chức này bao gồm các đảng có đại biểu tham gia nghi viện của Cộng đồng châu Âu. Đảng đoàn xã hội - dân chủ là đảng đoàn lớn nhất trong 8 đảng đoàn của nghị viện đó, với 131 đại biểu trong tổng số 434 đại biểu Đảng đoàn xã hội - dân chủ tham gia hoạt động trong tất cả 18 ủy ban của nghị viện Cộng đồng châu Âu, nhằm thực hiện ba mục tiêu:

- Cố tạo ra sự đồng nhất của châu Âu để đối chọi lại với các nước xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường vai trò của các nước Tây Âu trên vũ đài quốc tế để đối chọi lại với Mĩ.

- Chủ trương cùng nhau giải quyết các vấn đề hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh chung của các nước trong Cộng đồng châu Âu.

Để tăng cường hoạt động trên bình diện châu Âu, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn lập ra các tổ chức khác như: Đảng Nhân dân châu Âu (EVP), Liên minh Dân chủ châu Âu (EDU), Những người dân chủ tự do châu Âu (ELD)… Ngoài ra, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn thành lập các ủy ban như: năm 1977,Ủy ban Nam Phido Ôlốp Panmơ, Phí chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đứng đầu. Năm 1982,Uỷ ban chính sách kinh tếdo V.Bơran, Chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa trực tiếp phụ trách. Một số ủy ban khác cũng được thành lập, như ủy ban các vấn đề Trung Cận Đông do Craixki, Phó chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa phụ trách; Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển do G.H Brulen, nữ Thủ tướng và là Chủ tịch Đảng Công nhân Nauy lãnh đạo; Ủy ban bảo vệ Nicaragoa, v.v.. cũng được thành trong thời gian gần đây.

PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

 


Quốc tế I (1864 - 1876)

Ngày 28-9-1864, một cuộc họp do Đại biểu công nhân Pháp và Anh triệu tập được tổ chức ở Luân Đôn để phản đối sự đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan năm 1863, đã quyết định thành lập tổ chức công nhân quốc tế với tên gọi Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I). Các Mác là người tổ chức Hội nghị, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được giao soạn thảo Tuyên ngôn và Điều lệ. Tuyên ngôn kết thúc bằng khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại !''.

Xem chi tiết

 

Quốc tế II (1889 - 1914)

Năm 1889, phong trào công nhân quốc tế có nguy cơ bị chia rẽ, Ăngghen đã tiến hành thu thập chữ ký và ra lời kêu gọi triệu tập Đại hội thành lập một tổ chức quốc tế mới. Việc làm đó của Ăngghen đã được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, đặc biệt là các nhà hoạt động nổi tiếng. Đại hội công nhân quốc tế họp ở Pa-ri (Pháp) ngày 14-7-1889 đã được tổ chức để thành lập ra một tổ chức quốc tế mới - Quốc tế xã hội chủ nghĩa (quốc tế II). Dự Đại hội có 395 đại biểu từ 20 nước trên thế giới. Khẩu hiệu trung tâm của Đại hội là ''Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại !”.

Xem chi tiết

 

Quốc tế III (1919 - 1943)

Đại hội thành lập Quốc tế III tổ chức ở Mátxcơva từ ngày 2 đến 6-3-1919, có 51 đại biểu thay mặt cho 30 nước tới dự. Ngoài đại biểu phương Tây còn có đại biểu các nước phương Đông: Triều Tiên, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, chứng tỏ Quốc tế III là tổ chức của giai cấp lao động của cả các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đại hội được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Lênin. Lênin khẳng định: "chỉ có nền dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, không có nên dân chủ thứ ba. Dân chủ vô sản là nền dân chủ cao nhất, do vậy nhiệm vụ của Quốc tế III là phải xác lập được dân chủ vô sản".

Xem chi tiết

 

Bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản

Bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tiền thân là Hội đồng Tuyên truyền các dân tộc phương Đông, được thành lập theo quyết định ngày 7/9/1920 của Đại hội I các dân tộc phương Đông họp ở Bacu (Baku; Liên Xô) do Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản triệu tập.

Xem chi tiết

 

Cục Thông tin quốc tế

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế, của các Đảng Cộng sản mở rộng hơn nhiều so với thời kì trước chiến tranh: lãnh đạo công cuộc xây dựng chính quyền mới, công cuộc giải phóng dân tộc, lãnh đạo cuộc đấu tranh cho hoà bình, cho dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội; nhiều vấn đề mới của thực tiễn cách mạng được đặt ra trước mắt những người cộng sản.

Xem chi tiết

 

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa ( 1951 )

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist lnternational, viết tắt là SJ) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội - dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. 

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist lnternational, viết tắt là SJ) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội - dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. 

Tổ chức này được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở thành phố Phranphuốc trên sông Mainơ (CHLB Đức) từ ngày 30/6 đến 3/7/1951. Đến nay, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã tiến hành được 18 đại hội. Đại hội gần đây nhất là Đại hội lần thứ 18 tại Xtôckhôm (Thụy Điển) từ ngày 20 đến 22/6/1989. Cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là Bản tin xuất bản bằng tiếng Anh - ''Socialist Affairs'' (Những vấn đề Xã hội chủ nghĩa).

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội - dân chủ hiện đại, tự mình khẳng định sẽ phấn đấu cho những giá trị truyền thống của mình và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại ngày nay.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG ĐANG NẰM Ở ĐÂU ?

 FB Võ Văn Dũng



Hỏi :Có nhiều Facebooker thắc mắc hỏi tôi rằng dạo này thấy Bộ công an đưa ra cảnh báo ở Việt Nam hiện nay THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG rất đông, vậy thế lực phản động là kẻ nào? xin nhờ LS Võ Văn Dũng có thể chỉ rõ để chúng tôi biết mà đề phòng, thật sự chúng tôi là dân đen, kiến thức có hạn nên cảm thấy hoang mang lắm lắm!

Tôi trả lời với họ như sau: THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG ở Việt Nam hiện nay rất đông, đúng như nhận định của Bộ công an, con số có thể lên đến hàng trăm ngàn người. Vậy chúng là ai, vì sao gọi chúng là thế lực phản động? các bạn có thể nhận ra thế lực này nếu chúng có 1 trong những biểu hiện sau:

• Thứ nhất: Những kẻ nào dùng quyền lực để móc ngoặt, cấu kết tham ô, rút ruột tiền ngân sách, mà tiền này là tiền thuế mà người dân phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí là đổ máu để có được.

• Thứ hai: Những kẻ vì đồng tiền dơ bẩn, sẳn sàng dùng quyền lực có được ký kết nhập những thực phẩm độc hại, hoá chất độc hại, nhập những dự án công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường từ trung quốc về để huỷ hoại nòi giống Việt Nam.

• Thứ ba: Tiếp tay, làm ngơ, vẽ đường cho kẻ thù mua đất đai, bất động sản, thành lập doanh nghiệp, lập phố riêng, khu tự trị riêng khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, mà người dân Việt Nam không thể thâm nhập, kiểm tra, giám sát...

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Quyền lợi dân tộc là ở hiện tại và tương lai Nga xâm lược Ukraine Bỏ phiếu LHQ

Nguyễn Ngọc Chu

 




Việt Nam đứng về phía Nga là do bị ép hay tự nguyện?

Trước cuộc bỏ phiếu, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của chính quyền Moscow hôm 6/4 cho biết, những nước đồng ý với nghị quyết của UNGA sẽ bị coi là “các quốc gia không thân thiện” và sẽ lãnh những hậu quả trong quan hệ song phương. Tuyên bố này nhắc nhở Việt Nam sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí, trang bị, huấn luyện quốc phòng. Ngoài ra, sự lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc, chịu nhiều sức ép và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam cũng không phải là điều xa lạ. Quan trọng hơn tất cả, sự tồn tại mô hình độc tài – độc quyền quản lý nhà nước của CSVN chỉ có thể được bảo đảm bằng sự ràng buôc mật thiết với Trung Quốc và Nga, các cựu đồng minh, vừa yêu vừa ghét cả trước kia lẫn ngày nay. Quan hệ với Mỹ và Phương Tây, dù có cần thiết đến mấy, vẫn chứa đựng “nguy cơ” dân chủ hoá, tự do hóa xã hội Việt Nam, đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN (4).

Người Việt Nam, từ ngàn xưa, luôn thể hiện là dân tộc tình nghĩa, thuỷ chung, hiếu khách. Đó là những đặc tính quý giá.

Nhưng trong một xã hội phát triển, với muôn vàn quan hệ, loài người không thể dựa trên các tham số tình nghĩa, thuỷ chung, mến khách để quyết định cuộc sống, mà phải dựa vào luật pháp. Chỉ có sự rạch ròi của luật pháp mới điều phối một cách khả dĩ muôn vàn mối quan hệ phức tạp chồng chéo trong đời sống hiện đại. Các tham số cảm tính, trong không gian pháp luật, lại trở thành các rào cản.

Tiếc thay, trong đời sống hiện tại, không ít người dựa vào các tham số tình cảm để đưa ra các quyết định hàng ngày, thậm chí là cho cả các vấn đề quốc tế.

1. Vài số liệu về viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam

Phải khẳng định, trong số các viện trợ quân sự nước ngoài mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) nhận được, thì Liên Xô (Liên bang CHXHCN Xô Viết) giữ vị trí số 1. Bởi thế, các công dân VNDCCH thế hệ 7x trở về trước luôn có một tình cảm đặc biệt dành cho Liên Xô, mà trong tiềm thức phần lớn của họ đã đồng nhất nước Nga với Liên Xô là một.

Liên Xô có diện tích là 22 402 200 km2, bao gồm 15 nước cộng hoà (Nga, Ukraina, Belorusia, Uzebekítan, Kazakhstan, Grudia, Azerbaijan, Litva, Mondavia, Latvia, Kỉrghizia, Tajikistan, Armenia, Turkmenistan, Estonia). 3 nước cộng hoà có diện tích lớn nhất là Nga (17.100.000 km2), Kazakhstan (2.725.000 km2), Ukraina (603.000 km2). Năm 1971 dân số Liên Xô khoảng 243 triệu người, Nga là 131 triệu người, Ukraina là 47,44 triệu người, Uzebekistan là 12,45 triệu người, và Belorusia là 9,116 triệu người. (Xin lưu ý để so sánh, dân số Việt Nam năm 1971 là 44,48 triệu người, ít hơn Ukraine khoảng 2,96 triệu người. Sau năm 50 vào năm 2021, dân số Ukraine còn 43,46 triệu người, trong khi dân số Việt Nam đạt 98,5 triệu người, hơn Ukraine đến 55,04 triệu người). Thu nhập bình quân đầu người của Liên Xô vào năm 1973 là 6058 USD và của Hoa Kỳ là 16 689 USD. (Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của LB Nga là 10 846 USD và của Hoa Kỳ là 59 959 USD).

Liên Xô là một trong những nguồn viện trợ chủ chốt của Việt Nam trong các cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1954-1989 tại Việt Nam. Bởi thế, cho đến bây giờ, sau hơn 40 năm, thế hệ người Việt thuộc VNDCCH, sinh trước các năm 1970, vẫn còn mãi nhớ ơn Liên Xô. Trong mắt nhiều người, họ đã đồng nhất Nga là Liên Xô. Trên thực tế, trong mỗi 4 tấn hàng mà Liên Xô viện trợ Việt Nam, thì có 2 tấn hàng đến từ Nga, 1 tấn hàng đến từ Ukraine, 1 tấn hàng đến từ 13 nước cộng hoà còn lại trong Liên bang Xô viết.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

LIÊN XÔ đã lừa được cả thế giới cho đến khi chính bản thân họ cũng bắt đầu tin vào những điều lừa dối đó !



Sau Cách Mạng tháng 10, Liên Xô có 5 nguyên soái được phong. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II có thêm 3 nguyên soái, tổng cộng Liên Xô có 8 nguyên soái.

Khi vào lính, có lẽ giấc mơ cao nhất của anh binh nhì là ngày nào đó trở thành nguyên soái. Nhưng biết được thông tin này, tôi tin giấc mơ của nhiều binh nhì sẽ tàn lụi, vì 4/8 nguyên soái Liên Xô đã bị xử bắn bởi chính quân đội LX. Tỷ lệ thương vong 50% là quá rủi ro cho sự nghiệp. Số tướng, tá bị xử bắn thì không tính hết.

Chỉ trong cuộc đại thanh trừng của Stalin: 3/5 Nguyên soái, 14/16 Tư lệnh Tập đoàn quân, 60/87 Quân đoàn trưởng, 136/199 Sư đoàn trưởng, tổng cộng 40.000 sĩ quan Hồng quân lần lượt trở thành "kẻ thù của nhân dân".

NGUYÊN SOÁI Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (tiếng Nga: Михаи́л Никола́евич Тухаче́вский) (16 tháng 2, 1893 – 12 tháng 6, 1937) là nguyên soái bị thanh trừng đầu tiên.

Lễ duyệt binh ngày 1 tháng 5 năm 1937 là lần cuối cùng Tukhachevsky xuất hiện trước quân đội. Ngày 22 tháng 5 năm 1937, ông bị bắt ở Saratov và bí mật chuyển về Moskva bằng xe tù. Ngày 2 tháng 6, trong một cuộc họp của 116 tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân, Stalin lên tiếng về vụ bắt giữ là "không nghi ngờ gì nữa, một âm mưu quân sự - chính trị do bè lũ phát - xít Đức kích động và tài trợ chống lại Nhà nước Liên Xô đã xảy ra".

Trong 3 tuần bị giam, theo các tài liệu được công bố trên tờ Pravda năm 1988, ông đã bị tra tấn, buộc phải nhận tội làm gián điệp cho Đức Quốc xã. Bản nhận tội của ông - được đăng trên cùng số báo - còn dính lấm tấm những vết máu có hình dạng bất thường, được xác minh là rơi ra từ một thân thể đang chuyển động, tức là ông đang cố gượng dậy khi bị đánh vào đầu vào thời điểm "thú tội". Bằng bản cung ép buộc đó, Tukhachevsky bị kết án tử hình cùng với 7 nhà lãnh đạo khác của Hồng quân trong phiên xử kín được biết dưới tên "Vụ án bè lũ phản cách mạng Trotskyist trong Hồng quân" vào ngày 11 tháng 6. Ông bị xử bắn ngay sau khi án được tuyên.

Sau khi ông bị tử hình, con gái ông - Svetlana, lúc đó mới 12 tuổi - bị bắt đưa về trại mồ côi dành cho con em "kẻ thù của nhân dân" và đến 17 tuổi thì bị đưa vào trại GULag. Vợ ông lẫn người vợ đã ly hôn trước đó đều bị bắt, bị kết án đày ở Siberia và sau đó đều bị bắn. Mẹ ông và các anh chị em ông đều bị bắt đi đày rồi chết trong thời gian bị đày hoặc bị xử tử trong khoảng vài năm sau đó.

NGUYÊN SOÁI: Aleksandr Ilyich Yegorov (tiếng Nga: Александр Ильич Егоров) (13 tháng 10 năm 1883 – 22 tháng 2 năm 1939), là một Nguyên soái Liên bang Xô viết được phong ngày 20 tháng 11 năm 1935.