Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022

Linh nghiệm

Trần Huy Quang



     Đó là tên một bài trên báo Văn nghệ năm 1992. Báo vừa ra được vài giờ thì được lệnh triệt để thu hồi để đốt hết. Ban tuyên giáo của đảng sôi sục trong lúc Tòa báo Văn nghệ như có đại tang trong nhiều ngày. Tác giả bài báo bị đuổi việc. Cán bộ, nhân dân khắp nơi bàn tán xôn xao và lùng sục xem ai đã mua được, cất giữ được tờ báo để chuyền tay nhau đọc, các hiệu phô tô bí mật nhân bản.

        H…INH là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo nhưng cũng không giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan, nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước.

Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết thân làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ … bằng nguyên bản nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

Hàng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chùy gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các …

Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn. Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái nhìn mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiện hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh. Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói : “Ơn Người, Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con … Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người …” Thế rồi như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng, đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh.

Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm tỏa một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy tỏa hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

– Kính thưa … Hinh bàng hoàng thốt lên.

– Không phải ! Cô gái mỉm cười độ lượng. Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập Đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo mới chỉ ở bước khởi đầu …

– Kính thưa, tôi là người của xứ sở Nhọc nhằn tăm tối …

– Thôi anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

Vị sứ giả trao cho Hinh đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc.

“Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó, đừng vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi : “Có đi không ?” thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để “tìm cái này”. Cứ thế … chỉ cần một lúc sau, anh sẽ có được thiên hạ …”

Hinh ấp cuốn đạo thư vào ngực tức tưởi. “Trời ơi, bảo bối, bảo bối …” Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi …

Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất, mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dần bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng và một bên biển ? Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng, con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi, sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui dăm chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô điếm vật vờ.

– Có đi không ? Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống, trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật, chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp, gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hóa đã thấy vườn hoa Mùa Xuân. Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng như ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa muốn trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại … “Tìm cái này” là tìm cái gì, anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoe, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba sắp đi qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất … Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ giáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và từng bước một chậm rãi.

Những người qua đường lấy làm lạ …

Bắt đầu là một nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ, đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

– Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

– Tìm cái này.

Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm, đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi :

– Tìm cái gì đấy ?

Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

– Tìm cái này.

Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường. Hỏi tiếp đến …

Bây giờ là dân xích lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

– Tìm cái gì đấy ?

– Tìm cái này.

– Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru bi, có lẽ tối qua, tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra bì đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ê, ông kia được một viên rồi hả, bắt nộp phạt chúng mày …

Cứ thế …

Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như một đàn kiến.

Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng lên nhìn họ, hóa ra thiên hạ đã bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ … Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về. Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước, thất vọng ra về trước, người đến sau, thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn để họ trở thành một dòng nước.

Trưa.

Rồi chiều.

Và … vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.

Trần Huy Quang – Báo Văn Nghệ ngày 4-7-1992.

 

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

Trao đổi với Hạo Nhiên tiên sinh

Nguyễn Đình Cống



VNTB ngày 1/12/2022 đăng bài “Tại sao xã hội Việt Nam càng ngày càng trở nên sa đoạ, tha hoá?” của Hạo Nhiên. Tác giả viết: “Việt Nam luôn tự hào về sự ổn định, an ninh chính trị do sự kiềm chế nghiệt ngã dân chủ, tự do, nhân quyền, nhưng rõ ràng xã hội đang vô cùng lộn xộn, tội phạm nghiêm trọng đang ngày càng có xu hướng gia tăng”.

Câu trên tuy không sai, nhưng chưa chuẩn. Viết rằng “Việt Nam luôn tự hào”, Việt Nam ở đây cụ thể là ai? Phải chăng đại đa số nhân dân hay chỉ là một số ít kẻ có quyền cao chức trọng? Ngay cả đảng cầm quyền (mà thực chất là thống trị) có nên tự hào về sự ổn định do kiềm chế nghiệt ngã dân chủ, tự do, nhân quyền. Với sự kiềm chế như vậy thì đáng ra phải nên xấu hổ chứ tự hào cái gì.

Có ổn định chính trị và ổn định xã hội, trong đó ổn định xã hội quan trọng hơn. Ổn định chính trị chỉ là một phần tạo nên ổn định xã hội. Qua sự trình bày, tác giả Hạo Nhiên thể hiện nhận thức vừa nêu, nhưng chưa viết rõ ra.

Sau khi trình bày một số bất ổn của xã hội, Hạo Nhiên viết: “nhưng nguyên nhân chính dẫn đến suy đồi đạo đức, ích kỷ, tham lam của rất nhiều người thì không ai dám nói ra”. Thế rồi ông đã phân tích gốc gác của vấn đề nằm ở chủ thuyết cộng sản và sự thống trị của Đảng CSVN. Họ đề cao việc tôn sùng vật chất, đấu tranh giai cấp bằng bạo lực, chủ trương chuyên chính vô sản, độc quyền đảng trị, chống tôn giáo, vô thần. Họ tập trung mọi nỗ lực vào việc củng cố sự thống trị của đảng chứ không phải vì sự phát triển của đất nước, không phải vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Sự phân tích như thế là xác đáng.

Hạo Nhiên viết tiếp:“Người cộng sản ra rả dạy đạo đức, nhưng là thứ đạo đức định hướng phục vụ đảng là chủ yếu”. Chỗ này có điều cần bàn. Đạo đức định hướng phục vụ đảng là bình thường, không sao cả, khi mà đó là việc làm là QUANG MINH CHÍNH ĐẠI. Vấn đề là sự dối trá trong đó. Thống trị của cộng sản dựa trên hai trụ cột, đàn áp bằng bạo lực làm cho người ta sợ và dối trá trong tuyên truyền để lừa bịp. Hạo Nhiên chưa vạch ra sự dối trá này khi mà nó đã trở thành phương châm sống và quan hệ của nhiều người, từ lãnh đạo cấp cao đến dân thường.

Cuối bài ông viết:“Xấu hơn hay tốt hơn đều do xã hội. Một xã hội bất công, không tình thương, thờ phượng vật chất, và lấy bạo lực để có được thắng lợi không thể tạo ra những công dân tốt, những con người lương thiện. Đó là một phần câu trả lời tại sao xã hội Việt Nam càng ngày càng trở nên đồi bại, tha hoá”.

Đến đây thì không khéo Hạo Nhiên bị chệch hướng khi đổ lỗi cho xã hội. Nó là cái bung xung, Không ai biết nó nhận hay từ chối trách nhiệm người ta gán cho nó.

Xã hội bình thường gồm hai thế lực. Đông đảo người dân và một số ít người có quyền. Mọi việc xảy ra đều có sự đóng góp của cả hai bên, nhưng trong điều kiện bình thường vai trò của những người nắm quyền có tính quyết định.

Ở trên, Hạo Nhiên đã chỉ ra được sai lầm của chủ thuyết cộng sản và hoạt động của Đảng CS. Đúng ra đến cuối bài cần chỉ rõ ra rằng: Những lãnh đạo chóp bu của đảng phải chịu trách nhiệm chính về những tai họa mà đảng đã gây ra. Nhưng rồi ông né tránh, chĩa mũi nhọn vào xã hội. Đổ tội cho xã hội thì cũng giống như gây ô nhiễm môi trường vậy.

Tuy thế Hạo Nhiên cũng đã cài một ý để khi cần thì đem ra bào chữa, nó nằm trong mấy từ sau: “Đó là một phần câu trả lời…”, ngụ ý rằng xã hội chỉ là một phần thôi, còn có phần khác nữa chưa tiện nói (mặc dầu phần khác đó quan trọng hơn, nhưng nhạy cảm).

Dưới đây là bài viết của Hạo Nhiên:

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Đường lối của quốc tế xã hội chủ nghĩa đang ảnh hưởng tới những vấn đề toàn cầu[1]

 Vũ Cao Đàm

 


Dẫn nhập

Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từng xuất hiện các tổ chức gọi là “Quốc tế”

-    Quốc tế I, do Marx sáng lập năm 1864, tồn tại trong khoảng thời gian từ 1864-1878;

-  Quốc tế II, do Engels sáng lập, 1889-1914;

- Quốc tế III, do Lênin sáng lập năm 1919, Stalin giải thể năm 1943; chính Stalin đã tái lập năm 1947 và Khrouchev giải thể năm 1956;

- Quốc tế IV do Trosky sáng lập năm 1938, đến 1953 bị phân liệt nhanh chóng đi đến tan rã; 

- Quốc tế V với tên gọi Liên đoàn Quốc tế V, được kêu gọi thành lập năm 2003 ( thực chất là từ 1951 ) . Đến 2010 đã có nhiều hoạt động tại ÁoSécĐứcPakistanThụy ĐiểnSri LankaVương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nhóm cộng sản New Zeland cũng tổ chức những đối thoại cho một quốc tế thứ năm[2];

- Cuối cùng, còn tồn tại hiện nay là Quốc tế xã hội chủ nghĩa với 120 chính đảng lao động và xã hội dân chủ, trong đó đã có 21 đảng tham gia chính phủ ở các mức độ khác nhau[3].

Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Socialist International), được thành lập năm 1951 tại Franfurt (Cộng hòa Liên bang Đức), tiếp nhận đường lối của Quốc tế II, và cũng có thể xem là tổ chức hậu thân của Quốc tế II[4]. Theo Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN), đường lối của Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã “cố gắng đáp ứng những vấn đề xã hội và những vấn đề toàn cầu”[5]. Đây là một nhận định khách quan trên cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này.

Chúng tôi muốn viện dẫn một nội dung trong đường lối của Quốc tế xã hội chủ nghĩa: Phát triển bền vững. Chính sách này bắt nguồn từ những bế tắc trong tư duy phát triển của nhân loại. Chúng tôi cũng bắt đầu từ đây.

Những bế tắc trong tư duy phát triển của nhân loại

Những bế tắc này bắt nguồn từ một thông điệp cảnh báo rất nghiêm trọng trước thế giới vào năm 1972.

Đó là Nghị trình của Câu lạc bộ Rôm (Rome, tiếng Việt trước đây gọi là La Mã, thuộc nước Ý). Trong những cuộc thảo luận của Câu lạc bộ Rôm, Meadow đã trình bày một báo cáo gây chấn động dư luận về những bế tắc trong các chính sách phát triển. Báo cáo có tên là “Những giới hạn của sự phát triển” (Limits to growth), trong đó đưa ra dẫn liệu nhiều mặt của sự bế tắc, được xem là tư tưởng bi quan trong phát triển. Có thể tóm tắt như sau:

- Tài nguyên bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

- Năng lực sinh lý của con người không thể điều khiển trước tốc độ ngày càng tăng cao của  máy móc

- Tất cả các chủng loại vật liệu hiện có không đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng trong sản xuất, chẳng hạn, vừa đáp ứng các tham số cơ học, nhiệt học, hóa học, quang học, v.v…, lại vừa đáp ứng các tham số sinh học, như kiểu mặt điện thoai thông minh, máy tính bảng và hàng loạt thiết bị được sử dụng trong nền sản xuất hiện đại.

- Đặc biệt, công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên ngày càng dẫn tới phá vỡ hệ sinh thái và tàn phá môi trường sống. Con người đang tự mình gây tổn thương cuộc sống của chính mình, thậm chí đến mức có thể nói, dường như nhân loại đang tự sát.

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa

( Trang web điện tử  của ĐCS Việt nam - Theo "Lịch sử thế giới hiện đại", NXb. Giáo dục)

Thứ Ba, 17/4/2018 10:38'(GMT+7)

 


Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist lnternational, viết tắt là SJ) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội - dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. 

Tổ chức này được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở thành phố Phranphuốc trên sông Mainơ (CHLB Đức) từ ngày 30/6 đến 3/7/1951. Đến nay, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã tiến hành được 18 đại hội. Đại hội gần đây nhất là Đại hội lần thứ 18 tại Xtôckhôm (Thụy Điển) từ ngày 20 đến 22/6/1989. Cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là Bản tin xuất bản bằng tiếng Anh - ''Socialist Affairs'' (Những vấn đề Xã hội chủ nghĩa).

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội - dân chủ hiện đại, tự mình khẳng định sẽ phấn đấu cho những giá trị truyền thống của mình và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại ngày nay.

Trong Đại hội thành lập của mình, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã ra bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh với nhan đề ''Về mục tiêu và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ'', trong đó định hình rõ khái niệm ''chủ nghĩa xã hội dân chủ''. Ở đây, các thành viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa muốn thay thế khái niệm ''chủ nghĩa cải lương xã hội'' trước đó, và muốn đề cao vấn đề ''dân chủ'' trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hết là dân chủ về xã hội. Các đảng trong Quốc tế này dự định thực hiện ''bằng biện pháp dân chủ'' trong tất cả các lĩnh vực của đời sống để cải cách chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội.

Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã không ngừng phát triển về số lượng vàtổ chức của mình. Năm 1976, Quốc tế có 66 đảng và các tổ chức thành viên. Đến năm 1986, số lượng các đảng và tổ chức thành viên là 82. Số lượng đảng viên của tất cả các đảng thuộc trào lưu xã hội - dân chủ năm 1972 gồm 14,4 triệu, năm 1983 là 20 triệu và năm 1986 là 16 triệu. Qua các cuộc bầu cử vào nghị viện, các Đảng Xã hội - dân chủ thu được số phiếu bầu đáng kể của cử tri, chứng tỏ khả năng nhất định về mặt vận động và thu hút quần chúng của họ: năm 1976, họ thu được 80 triệu cử tri; năm 1983, là 210 triệu và năm 1986 là 100 triệu cử tri.

Ngoài các đảng là thành viên hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn lập ra một hệ thống các tổ chức như: Hội quốc tế của những người xã hội trẻ, Phụ nữ quốc tế xã hội, Quốc tế thể thao công nhân, Hội quốc tế nhà giáo dân chủ - xã hội, Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á - Thái Bình Dương, Hội liên hiệp sinh viên quốc tế xã hội chủ nghĩa, Liên đoàn công nhân Do Thái quốc tế, v.v…

Tháng 4 - 1974, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã thành lập một tổ chức mới lấy tên là ''Liên minh các Đảng Xã hội - dân chủ thuộc Cộng đồng châu Âu''. Tổ chức này bao gồm các đảng có đại biểu tham gia nghi viện của Cộng đồng châu Âu. Đảng đoàn xã hội - dân chủ là đảng đoàn lớn nhất trong 8 đảng đoàn của nghị viện đó, với 131 đại biểu trong tổng số 434 đại biểu Đảng đoàn xã hội - dân chủ tham gia hoạt động trong tất cả 18 ủy ban của nghị viện Cộng đồng châu Âu, nhằm thực hiện ba mục tiêu:

-Cố tạo ra sự đồng nhất của châu Âu để đối chọi lại với các nước xã hội chủ nghĩa

-Tăng cường vai trò của các nước Tây Âu trên vũ đài quốc tế để đối chọi lại với Mỹ.

-Chủ trương cùng nhau giải quyết các vấn đề hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh chung của các nước trong Cộng đồng châu Âu.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

Bản đồ lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

 

https://ungdungmoi.edu.vn/ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky.html

0
7059

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới.

Nhìn chung lại vùng lãnh thổ cốt lõi nơi phát sinh ra người Việt hiện nay là vùng châu thổ sông Hồng, sau nhiều thế kỷ đi chinh phục, đồng hóa, khai khẩn mà lãnh thổ ngày nay đã trải dài đến tận đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm: Tổng hợp hình ảnh Bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính 63 tỉnh/thành Việt Nam

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ

Trong bài viết này chúng tôi sẽ khái quát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ thời Hồng Bàng khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cho đến ngày nay

Nội dung chính

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

BIÊN GIỚI VIỆT NAM THAY ĐỔI RA SAO TỪ 1802 ĐẾN 1905 ( nhất là trước và sau Hòa ước Thiên Tân 1885 ) :


- Hình 1 ( 1802 ) : VN chưa có tỉnh Điện Biên và 1/2 Lai châu ( số 1 ). Chưa cắt 1 phần huyện Quản Bạ cho TQ. ( 2 ). Chưa cắt đoạn bờ biển từ Móng cái đến Phòng Thành ( số 3 ). Vùng Bình Thuận vẫn là vương quốc từ trị Chiêm Thành ( số 4 ). Một số Tieur vương của Lào tự nguyện sáp nhập VN ( số 5 )
- Hình 2 ( 1884 ) : Không còn vương quốc từ trị Chiêm Thành từ 1832( số 4 ). Có một số tiểu vương của Lào gia nhập VN ( số 5, 6 ). Biên giới phía Bắc không thay đổi.
- Hình 3 ( năm 1887 ) : Cắt đoạn bờ biển từ Móng Cái – đến cảng Phòng Thành dài 60km và một phần huyện Quản Bạ cho TQ ( hình 2, 3 ).
- Hình 4 ( 1895 ) : Nhà Thanh trả tỉnh Điện Biên và 1/2 tỉnh Lai châu cho VN ( số 1 )'
- Hình 5 : VN năm 1905. Do thành lập Liên Ban Đông Dương nên Pháp cắt trả Lào các tiểu vương quốc ( số 5,6 ) và sáp nhập VN một tiểu vương ở Đông Nam Lào ( số 7 ) cho VN








Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Vì sao thời nhà Nguyễn lại có 2 bản đồ Việt nam khác nhau ?

 






1. Hình 1 là VN thời nhà Nguyễn từ 1802 đến 1885

2. Hình 2 là bản đồ VN thời nhà Nguyễn từ 1895 đến 19

SỞ DĨ CÓ SỰ THAY ĐỔI NHƯ VẬY VÌ: CĂN CỨ VÀO HÒA ƯỚC PHÁP - THANH, VN PHẢI NHỪNG CHO NHÀ THANH KHOẢNG ĐẤT TỪ MÓNG CÁI ĐẾN PHÒNG THÀNH ( DÀI 60 KM ), SÂU VÀO ĐẤT LIỀN KHOẢNG 30 KM.

NGƯỢC LẠI : NHA THANH PHẢI CẮT TOÀN BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ 1/2 TỈNH LAI CHAU CHO VIỆT NAM.

Tiếc rằng sách dạy sử ở VN hiện nay không viết về cuộc xâm lược của nhà Thanh dưới thời Từ Hy Thái hậu và hoàn ước Pháp Thanh 1885 và 1887. Và người dân VN ko biết tên chỉ huy của nhà Thanh đem quân sang VN xâm lược là Phùng Tử Tài !

Sự suy vong của Vương quốc Chăm Pa

( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

Chăm Pa độc lập được từ năm 192, phát triển cho đến thế kỷ thứ 10 thì bắt đầu suy yếu, đến năm 1832 thì hoàn toàn mất nước.

 





Thất thủ và bỏ kinh đô Indrapura

 Năm 979, vua Chăm là Parameshvaravarman I (sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi là Bê Mi Thuế) đã cử hạm đội hơn nghìn chiếc sang theo hai cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang tấn công Hoa Lư theo thỉnh cầu của phò mã Ngô Nhật Khánh nhà Đinh, nhưng gặp bão và thuyền bị đắm gần hết, chỉ có thuyền của Parameshvaravarman I thoát nạn trở về[1].

Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt đã cử Từ Mục, Ngô Tử Canh sang Indrapura đi sứ nhưng các sứ thần bị bắt giam, vua Lê Hoàn quyết định thân chinh đánh Chăm Pa. Quân Đại Việt đã giết vua Parameshvaravarman[2], tàn phá kinh đô Indrapura (làng Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay) và người Chăm phải bỏ Indrapura dời kinh đô xuống Vijaya (Bình định ngày nay).

Mất 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính.

Sau khi người Chăm rời bỏ kinh đô Indrapura, mâu thuẫn giữa Chăm Pa và Đại Việt vẫn không chấm dứt.

Năm 1020, vua Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở trại Bố Chính (nay thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc Quảng Trạch, Quảng Bình), chém được tướng của Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, quân Chiêm chết đến quá nửa.

Năm 1044, với lý do "Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang", vua Lý Thái Tông thân chinh đi chinh phạt ra oai với Chiêm Thành. Binh lính chưa chạm mà quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Tướng Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận. Đoạt được hơn 30 voi thuần, bắt sống hơn 5 nghìn quân Chiêm, số còn thì bị giết chết, xác chất đầy đồng. Vua tỏ ý cảm khái, xuống lệnh rằng: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". Sau đó vua Lý Thái Tông đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa đem về nước. Khi đến hành điện Ly Nhân (nay là huyện Lý Nhân, Nam), vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.

Năm 1068, Chăm Pa quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Năm 1069, Vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh Chăm Pa,[3], tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya[4]. Vua Rudravarman (Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa LýMa Linh và Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để lấy tự do[5][6]. (Xem thêm Chiến tranh Việt-Chiêm 1069)

 

Người Khmer chinh phục Vijaya

 

Năm 1203, tướng của vua Khmer Jayavarman VII chiếm được Vijaya và biến Chăm Pa trở lại thành một tỉnh của Angkor. Chăm Pa hoàn toàn mất độc lập cho đến năm 1220[7].

Dâng hai châu Ô cho Đại việt:

Năm 1306, Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman III. Chế Mân đem 2 châu Ô, Lý làm quà sính lễ. Năm 1307, Chế Mân chết. Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung[8] sang Chiêm Thành lừa người Chiêm cứu công chúa Huyền Trân đem về để khỏi bị hỏa thiêu theo tục lệ Chiêm Thành.

Mất Chiêm Động, Cổ Lũy:

Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Hai bên đụng trận, tướng Việt là Đinh Đại Trung và tướng Chiêm Thành là Chế Tra Nan đều tử trận. Vua Chiêm Jaya Indravarman VII (Tiếng Việt là Ba Đích Lại) hoảng sợ, sai cậu là Bố Điền dâng đất Chiêm Động (huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam), một voi trắng, một voi đen và các sản vật địa phương, để xin rút quân. Bố Điền tới, Quý Ly bắt ép phải dâng nộp thêm cả động Cổ Lũy (nay là các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi).

 

Kinh đô Vijaya thất thủ và bị phá hủy hoàn toàn:

 

Do vua Chăm là Bí Cai (Bichai) nhiều lần xua quân quấy nhiễu, năm 1446, vua Lê sai Trịnh Khả, Lê Thụ và Lê Khắc Phục đã đem 60 vạn quân tấn công Chăm Pa, thành Vijaya rơi vào tay quân Việt, vua Chăm là Bí Cai (Bichai) bị bắt sống mang về Thăng Long cùng với nhiều phi tần[9].

Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Chăm Pa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Chăm rất yếu và thiếu tính tổ chức[10]. Thủy quân Đại Việt do các tướng Đinh Liệt và Lê Niệm chỉ huy tấn công trước. Lê Thánh Tông dẫn đại quân theo sau[11]. Tháng 2 năm đó, vua Chăm là Trà Toàn cử em đem tượng binh và bộ binh đến sát trung quân của vua Lê Thánh Tông[12]. Các tướng Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm, Lê Thế và Trịnh Văn Sái đem thủy quân chắn giữ cửa biển Sa Kỳ (nay là huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi) chặn lối rút của quân Chăm[12]. Vua Lê Thánh Tông dẫn thủy quân tiến đánh quân Chăm[12] ở cửa Áp (tức cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam)[12] và cửa Tọa (tức cửa Cựu Tọa sau là cửa Tiểu Áp cách cửa Đại Áp hơn 7 dặm[13]). Đồng thời bộ binh Đại Việt do Nguyễn Đức Trung ngầm đi đường núi tấn công quân Chăm khiến quân Chăm phải rút về thành Vijaya[12]. Quân Việt nhanh chóng tiến lên đánh bại quân Chăm và bao vây thành Vijaya[14] Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh[10]. Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường chở về Thăng Long[15]. Ít nhất hơn 60.000 người Chăm bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn[10]. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya[10] và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây [16].

 

Vương quốc Chăm Pa trở thành Thuận Thành Trấn.

 

Cho đến sau năm 1471, thì đất đai của vương quốc Chăm Pa chỉ còn Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) trở vào,.

Năm 1611, do người Chiêm Thành lấn chiếm biên ải, chúa Nguyễn Hoàng đã sai một viên tướng gốc Chăm là Văn Phong đưa quân vào dẹp loạn và đặt ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này.[17]

Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tranh xâm phạm biên cảnh, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sai người đánh dẹp, người Chiêm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khương, Diên Ninh và gồm 5 huyện: Quảng Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khương), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu (thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này nay tỉnh Khánh Hoà. Sau đó chúa Nguyễn chiếm lãnh thổ Cao Miên ở vùng Biên Hòa ngày nay. Thế là Chăm Pa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Biên Hòa.

Năm 1692, vua Chăm tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chiêm Thành bại trận, vua Chiêm và hoàng gia bị bắt.

Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại vùng đất của Chiêm Thành, chúa Chăm được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của chúa Nguyễn.

 

Lịch sử Chăm Pa chấm dứt:

 

Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Bình Thuận (từ Phan Rang trở về tây) chia làm hai huyện An Phước và Hòa Đa[18]. Cũng từ đây vùng đất Chăm còn lại (Phan Rang trở về đông) đã trở thành phiên thuộc của chúa Nguyễn và mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương[18].

Đến năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban hành một bản hiệp ước mới gọi là Ngũ điều Nghị định, trong đó khẳng định quyền xét xử của các chúa Chăm đối với các thần dân người Chăm và cũng quy định nghĩa vụ của các chúa Chăm đối với các chúa Nguyễn. Để giải quyết xung đột giữa người Chăm và người Việt, bản hiệp ước quy định các xung đột này sẽ do chúa Chăm tức Trấn Vương cùng với quan Cai bạ và quan Ký lục (cả hai là người Việt) phán quyết[19]. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận[18] cho đến tận cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn.

Năm 1793, phiên vương Thuận Thành là Tá (gọi theo Tiền Biên; tên Chăm: Po Tithun da parang) theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Ánh cho tướng người Chăm của phe mình là Thôn Bá Hú (tức Nguyễn Văn Hào, gọi theo Tiền Biên, tên Chăm: Po Lathun da paguh) làm Chánh trấn Thuận Thành và trong năm 1794 đặt chế độ chánh trấn và phó trấn và bỏ chế độ phiên vương.[20]

Năm 1832, nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhưng không thành công.[18]. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp[21]. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây[22].

 

 

Nguyên nhân sự suy vong của Vương quốc Chăm Pa

 

Chính sách mở rộng bờ cõi của vua chúa Việt:

Nếu chiến tranh của Chăm Pa chống nước láng giềng là chiến tranh "chinh phạt" để làm suy yếu đi sức mạnh quân sự và chính trị của phe địch, thì đối với Đại Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh không chỉ nhằm mục tiêu chinh phạt phe địch đơn thuần mà theo đó là chiếm lấy tài sản và đất đai về quốc gia của mình.[23]

Làn sóng di dân người Việt:

Do thiếu đất đai để canh tác, dân Việt tràn xuống phía nam, tức Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễn kêu gọi dân Việt xung phong vào đội ngũ khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự quấy nhiễu của Chăm Pa ở biên giới. Chúa Nguyễn cũng khuyến khích dân Việt vượt biên giới tràn sang Chăm Pa khai thác những khu đất hoang mà dân bản xứ Chăm Pa không canh tác. Sau đó, họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại cho họ. Lợi dụng sự hiện diện của người Việt trên lãnh thổ Chăm Pa, chúa Nguyễn bắt đầu can thiệp vào nội bộ của vương quốc này với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi cư dân người Việt. Sau đó, chính những cư dân Việt này tham gia vào các cuộc chiến tranh với Chăm Pa

Hậu quả các cuộc nội chiến giữa dân tộc Việt:

Trong cuộc Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn đã phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Chăm Pa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình.

Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã biến lãnh thổ Chăm Pa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm. Các tầng lớp lãnh đạo Chăm Pa chia thành hai phe nhóm do Tây Sơn và Nguyễn Ánh dựng lên. Khi chiếm Chăm Pa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này thân Nguyễn Ánh. Và khi tiến quân vào Chăm Pa, Tây Sơn lại thanh trừng những phần tử người Chăm Pa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác thân của Tây Sơn.

Mất liên lạc với thế giới:

Trước năm 1471, Chăm Pa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn Độ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế. Sau khi thất thủ Đồ Bàn năm 1471, thất thủ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) năm 1611, và Nha Trang vào năm 1653, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Chăm Pa nữa. Chăm Pa hoàn toàn bị cô lập không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17.

Mỹ nhân kế:

Năm 1301, nhân dịp viếng thăm Chăm Pa, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (khu vực tỉnh Thừa Thiên). Đối với Chăm Pa đây là món quà sính lễ quá đắt.

Năm Tân Mùi (1631), vua Chăm Pa là Po Romé (1627-1651) kết hôn với công nữ Ngọc Khoa của nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi là Bia Ut (công chúa miền bắc). Theo truyền thuyết của Chăm Pa, Bia Ut đến vương quốc này với một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Còn theo các học giả Chăm Pa, Bia Ut đến Chăm Pa làm gián điệp, nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa.

Thể chế liên bang lỏng lẻo:

Trong khi Đại Việt là một thể chế quân chủ tập quyền thì Chăm Pa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang lỏng lẻo với năm tiểu vương quốc đó là IndrapuraAmaravatiVijayaKauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng. Cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng quân sự của quốc gia một khi vương quốc này bị tấn công bởi một nước láng giềng.

 

 

 

 

Nguyên nhân suy tàn của vương quốc Champa

Trà Thanh Toàn

 

Vì sao Chiêm Thành mất nước? Do Đại Việt hay vì xung đột xã hội Chăm Pa ?

Phan Hưng Nhσn

Chăm Pa độc lập được từ năm 192, phát triển cho đến thế kỷ thứ 10 thì bắt đầu suy yếu, đến năm 1832 thì hoàn toàn mất nước.

 




       Cό người cho rằng: “Công bằng mà nόi thὶ dân tộc nào cῦng cό đầu όc thực dân cἀ, không nhiều thὶ ίt, nhưng tôi nghῖ rằng thực dân Việt siêu hσn thực dân Phάp và Tàu nhiều, không tin ư? Thὶ Chiêm Thành và Thὐy Chân Lᾳp đᾶ bị xόa trên bἀn đồ thế giới đό.” Tuy nhiên, xе́t lᾳi lịch sử bang giao Việt – Chiêm thὶ sự SỰ SUY THOÁI VÀ TIÊU VONG cὐa CHIÊM THÀNH KHÔNG PHẢI ĐẾN TỪ THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG CỦA NGƯỜI VIỆT

       Sự thật là, hiện tượng người Việt từ lưu vực sông Hồng dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vὺng đất cῦ cὐa Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long phần nhiều không phἀi là do tham vọng bành trướng cὐa người Việt, mà là một hệ quἀ tất yếu cὐa sự suy thoάi bên trong chίnh cάc chίnh sάch trị quốc cὐa người Chiêm thời bấy giờ.

 

Nước Chiêm Thành ( Chăm Pa ) :

Người Việt Nam thường gọi người Chiêm là Chàm. Tên Chiêm Thành là do người Hάn đặt ra. Người Chiêm gồm nhiều sắc tộc khάc nhau. Mỗi sắc tộc lᾳi bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đάnh nhau. Cό hai thị tộc mᾳnh nhất:

Thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vὺng đất Indrapura phίa bắc thuộc cάc tỉnh Quἀng Nam – Đà Nẵng và Nghῖa Bὶnh ngày nay; vὺng lᾶnh thổ họ cό tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).

Thị tộc Cây Cau chiếm cứ vὺng lᾶnh thổ mang tên là Panduranga từ đѐo Cὺ Mông đến lưu vực sông Đồng Nai.

Do tập tục, lề thόi khάc nhau nên giữa hai thị tộc này cῦng thường xἀy ra xô xάt. Cάc thị tộc nhὀ khάc tuy sống trong hai vὺng này nhưng tᾳi cάc nσi rừng nύi vẫn giữ độc lập với nhau. Tổ chức chάnh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm mầm mống chia rẽ vὶ sắc tộc đᾶ cό sẵn. Thêm vào đό, giới thượng tầng tᾰng lữ và quу́ tộc tuy thiểu số lᾳi điều khiển đa số dân chύng quά nghѐo khổ. Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hἀi tặc.

Khoἀng nᾰm 605, thị tộc Cây Cau trở nên hὺng mᾳnh và cai quἀn luôn vὺng lᾶnh thổ Indrapura phίa Bắc cὐa thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành. Chάnh quyền Chiêm thường đem quân đi cướp bόc hoặc chinh phᾳt khắp nσi. Trên mặt biển, họ tổ chức những đoàn cướp biển. Hἀi tặc Chiêm một thời là mối hᾶi hὺng cho những thưσng thuyền qua lᾳi ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến Nam Dưσng. Suốt thời gian dài hἀi tặc Chiêm hὺng cứ vὺng biển Đông cho đến thời cάc nước phưσng Tây làm chὐ Ấn Độ Dưσng và Thάi Bὶnh Dưσng với những tàu bѐ lớn, trang bị sύng ống tối tân, ngᾰn trở hoᾳt động cὐa những người sống nghề cướp biển với những hἀi thuyền nhὀ và khί giới thô sσ.

 

Hoᾳt động hἀi tặc và buôn bάn trên biển

Cάc hἀi thuyền Chiêm thường đi gây hấn nhiều nσi nên Chiêm Thành thường bị cάc nước đem quân đάnh trἀ. Trung Hoa tuy ở xa nhưng cῦng đᾶ hai lần đến đάnh Chiêm Thành vào cάc nᾰm 605 và 1282.

Sẵn cό lực lượng hἀi thuyền hὺng mᾳnh, thưσng gia Chiêm buôn bάn nhiều nσi khắp Đông Nam Á làm cho vưσng quốc Jawa chύ у́ vὶ bị cᾳnh tranh. Người Jawa hai lần đάnh cướp Chiêm Thành. Một lần vào nᾰm 774, người Jawa đάnh chiếm và tàn phά thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và nᾰm 787, họ đάnh phά thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hᾳi cho dân chύng địa phưσng. Sự bang giao giữa hai nước về sau tốt hσn vào cuối thế kỷ thứ 9, sau cάc cuộc trao đổi viếng thᾰm giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau khi vua Chiêm Chế Mân lấy công chύa Tapani cὐa vưσng quốc Jawa.

 

Chiêm Thành và nước Việt

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

PHẢI CHĂNG TỪ TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ CÓ “LỄ HỘI KHAI ẤN”?

 Nhà văn Hoàng Quốc Hải

 


 “TẤT CẢ CÁC LỄ HỘI KHAI ẤN ĐỀU BỊA ĐẶT”

Ai cũng biết lễ hội có hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Lễ là phần tâm linh, phần này nhằm mục đích cố kết cộng đồng bằng tâm thức, hội tụ quanh một hoặc nhiều vị thần nào đó mà cộng đồng tôn thờ làm phúc thần, để che chở cho cả cộng đồng. Thần linh có thể là một vị nhân thần có công lớn với đất nước, cũng có thể là một người dẫn dân đi khai hoang lập ấp, sau thành xóm thành làng, dân cư đông đúc, đời sống khấm khá, cộng đồng đó tôn thờ người ấy làm thành hoàng làng để tỏ lòng biết ơn. Cũng có thể là người đã đem một nghề nào đó về cho cả làng sinh sống rồi trở thành làng nghề, chính người đó được tôn vinh làm tổ nghề và đưa vào điện thần thờ làm Thành hoàng. Lại có vùng thời tiết dữ dội, gió mưa bão lụt khôn lường, dân rước thiên thần vào thờ làm Thành hoàng làng, như Long Hải đại vương. Hoặc cầu mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi, dân thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp điện tức là các thần Mây - Mưa - Sấm - Sét.

Dù thờ thần nào cũng là sự biểu lộ lòng biết ơn của cộng đồng đối với thần linh. Vì vậy phần lễ là linh hồn của mọi lễ hội.

Sau các nghi thức rước, tế và cúng kiếng của lễ, tiếp đó là phần hội.

Khác với lễ, chỉ có một số ít đại biểu được cộng đồng lựa chọn vào việc thờ cúng và tế rước thần linh. Trái lại, hội là phần của toàn thể cộng đồng, ai cũng có thể tham gia tùy sở trường và năng khiếu, không phân biệt giầu nghèo, đẳng cấp. Trong hội có nhiều trò vui, ví như vật, đánh đu, đánh cờ, chọi gà, chọi chim, đánh pháo đất, đi kheo, hát chầu văn (lên đồng), hát chèo, hát đúm, đánh bài tổ tôm điếm hoặc tam cúc điếm vv… Cho nên trong hội, có thể trò này anh là người diễn, sang trò khác anh lại là người xem. Do tính cộng đồng cao, nên lễ hội là một sinh hoạt luôn hấp dẫn và không thể thiếu của cư dân nông nghiệp, qua đó lễ hội còn biểu thị khát vọng của người lao động.

Hội của nước ta thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu là thời điểm nông nhàn. Hội mùa thu chỉ lác đác mà tập trung hội vào mùa xuân.

Như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hội khai sớm nhất là hội Chùa Hương Tích huyện Mỹ Đức, xưa thuộc tỉnh Hà Đông. Hội mở từ ngày 6 tháng giêng và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân. Đây là hội dài ngày nhất.

Kết thúc mùa hội xuân là hội Gióng làng Phù Đổng, tổ chức vào ngày 8 tháng tư (âm lịch) tức là đầu mùa hạ.

Tuyệt đại đa số các lễ hội ở nước ta là hội làng. Cũng có một số hội vùng là do sức thu hút của hội đó chứ không có quy định nào của nhà nước, kể cả thời có vua quan thống trị. Các hội vùng nổi tiếng như hội Chùa Hương (Hà Tây), hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), hộ Phủ Giầy (Nam Định), hội núi Bà Đen (Tây Ninh), hội Bà Chúa Xứ (An Giang), hội đền Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) vv…

Hội của cả nước là rất hiếm. Như hội Đền Hùng ngày nay có quy mô cả nước cũng mới ra đời từ năm 2000, sau khi có quyết định của Quốc Hội, nâng tầm vóc ngày giỗ các vua Hùng (10 tháng 3 âm lịch) làm ngày Quốc lễ.

Trong tất cả các danh mục lễ hội được tổ chức công khai trong cộng đồng, từ hội làng đến hội vùng, hội tầm quốc gia, kể từ vài trăm năm nay không thấy có loại lễ hội nào gọi là “ Lễ hội khai ấn”.

Tuy nhiên, mỗi cuối năm, trước khi nghỉ tết, các chánh văn phòng của các cơ quan nhà nước từ triều đình đến tỉnh, huyện đều thu dọn các đồ văn phòng, đặc biệt là ấn triện, niêm phong cất đi, gọi là phong ( gói ) ấn. Sang giêng, tới ngày các cơ quan làm việc, thì những người giữ ấn tại các cơ quan, lại khai ( mở) ấn ra. Đó là công việc thuần túy sự vụ hành chính, không hề có nghi lễ gì trong việc này.

THỬ DÒ TÌM TRONG LỊCH SỬ XEM CÓ THẤY “LỄ HỘI KHAI ẤN”

Nước ta bị bọn thống trị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm, khi giành được quyền độc lập tự chủ vẫn phải dùng chữ Hán. Do đó về lễ nghi, phong tục ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa Trung Hoa.

Tuy ảnh hưởng, nhưng văn hóa phong tục của dân tộc Việt Nam hoàn toàn khác với người Hán, như Nguyễn Trãi từng viết trong “ Cáo bình Ngô”:

Duy ngã Đại Việt chi quốc

Thực vi văn hiến chi bang

Sơn xuyên chi phong vực ký thù

Nam Bắc chi phong tục diệc dị.

(Như nhà nước Đại Việt ta

Thực là một nước văn minh

Núi sông bờ cõi đã riêng

Phong tục Bắc – Nam cũng khác)

Để xác định được khách quan, ta thử khảo sát việc lễ của Trung Hoa, và bắt đầu từ bộ “Lễ ký” tức là sách kinh điển về việc lễ của Trung Hoa chép từ thời cổ đại, có cả sự nghị bình từ các đời Hán - Đường - Tống - Nguyên - Minh - Thanh.

Đọc kỹ các việc lễ ở đây từ lễ thầy học đến lễ vua chúa về đủ mọi phương diện từ trung hiếu đến quan, hôn, tang, tế(1) vv… tuyệt nhiên không có một thứ lễ nào gọi là “Lễ khai ấn”. Ngoài ra còn tham khảo thêm cả Kinh Thi và Kinh Xuân Thu của chính Khổng Tử san định và trứ tác.

(1).( Quan là lễ đội mũ cho con trai đến tuổi trưởng thành. Hôn là việc cưới hỏi. Tang công việc đối với người chết. Tế là thờ cúng tế tự.)

Lại xét trong lịch sử nước nhà thì Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn nhất do Lê Văn Hưu biên soạn, hoàn tất năm 1272. Sách chép từ Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng. Sau Phan Phu Tiên chép tiếp từ 1223 đến 1427 gọi là Đại Việt sử ký toàn thư tục biên. Hai bộ sử này tuy bị giặc Minh cướp và đốt hết, nhưng khi soạn Đại Việt sử ký toàn thư (bản đang lưu hành) Ngô Sỹ Liên có sưu tập và tham khảo cốt yếu ở hai bộ sử trên.

Sách này chép kỷ nhà Trần rất kỹ, nhưng về lễ nghi, phong tục không thấy đề cập đến cái gọi là “Lễ khai ấn”. Và trước đó từ kỷ nhà Triệu qua Đinh - Lê - Lý cũng không thấy bóng dáng “Lễ khai ấn”.

Tiếp nhà Nguyễn là thời đại chăm chút đến việc biên tu quốc sử vào bậc nhất, và họ cũng để lại cho hậu thế một khối lượng sách khổng lồ ghi chép về đủ thứ. Đặc biệt là quốc sử. Thế nhưng khảo trong bộ “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, và cả bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” đều không thể tìm ra cái gọi là “Lễ khai ấn” hoặc “Lễ hội khai ấn”.

Và điều này mới quan trọng, tức là cả bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú biên soạn hết sức công phu. Tìm khắp trong phần “Lễ nghi chí”, có đủ các thứ lễ cực kỳ phong phú, trừ “Lễ khai ấn”…