Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Đất nước hay chế độ?

Tạ Duy Anh

(Suy nghĩ nhân ngài Pompeo đến Hà Nội)

Cách nay 8 năm, tôi đã cảnh báo về sự nguy hiểm của hành động Trung Cộng thành lập tỉnh Tam Sa, xin trích:

“…Người Việt không nên coi thường động thái này. Đầu tiên chỉ là cái tỉnh trên giấy, bị Việt Nam, Philippines… coi là vô giá trị. Nhưng sau đó, họ sẽ “ấn” cái tỉnh đó vào đầu hàng tỷ người Trung Quốc, tạo ra những giao tiếp thương mại, ngoại giao với các nước, thông qua Tam Sa. Chẳng hạn hành động mời thầu thăm dò dầu khí, hay những phi vụ buôn bán thương mại với lợi nhuận hấp dẫn, gắn với cái địa danh Tam Sa? Rồi những hội nghị, triển lãm, thi đấu thể thao nhỏ… do Trung Quốc đăng cai được tổ chức ở Tam Sa! Dần dần cái tên Tam Sa sẽ thành một địa danh quen thuộc với thế giới. Nó sẽ đi vào các văn bản giấy tờ mang tính quốc tế. Nó cứ từ từ là một đơn vị hành chính hiện thực của Trung Quốc. Khi đó những hoạt động trên biển Đông của chúng ta, được mặc nhiên coi là hoạt động ở tỉnh Tam Sa của Trung Quốc! Thế giới không bị buộc phải nhớ Tam Sa thực chất là cái gì, gây tổn hại cho ai, mà họ chỉ cần biết Tam Sa mang lại cho họ cái gì. Giống như thói quen thế giới gọi biển phía nam Trung Quốc là biển Hoa Nam, tết Âm lịch là tết Trung Quốc, đến lúc nào đó, họ chỉ còn biết Tam Sa là một tỉnh của Trung Quốc! Về phần mình, Trung Quốc sẽ dựa vào đó để coi hành động tuyên chiến của họ là quyền tự vệ, cụ thể ở đây là bảo vệ Tam Sa!” (hết trích).

Tháng 10 năm 2016, Trung Cộng hoàn thiện bộ máy hành chính Tam Sa thông qua một cuộc bầu cử, bước tiếp theo để hợp thức hóa địa danh bất hợp pháp này.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa và Quốc tế cộng sản.

( Tổng hợp từ tạp chí Xây dựng Đảng tháng 4/2018 )



Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist lnternational, viết tắt là SJ) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội - dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. 

Tổ chức này được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở thành phố Phranphuốc trên sông Mainơ (CHLB Đức) từ ngày 30/6 đến 3/7/1951. Đến nay, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã tiến hành được 18 đại hội. Đại hội gần đây nhất là Đại hội lần thứ 18 tại Xtôckhôm (Thụy Điển) từ ngày 20 đến 22/6/1989. Cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là Bản tin xuất bản bằng tiếng Anh - ''Socialist Affairs'' (Những vấn đề Xã hội chủ nghĩa).

Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội - dân chủ hiện đại, tự mình khẳng định sẽ phấn đấu cho những giá trị truyền thống của mình và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại ngày nay.

Trong Đại hội thành lập của mình, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã ra bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh với nhan đề ''Về mục tiêu và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ'', trong đó định hình rõ khái niệm ''chủ nghĩa xã hội dân chủ''. Ở đây, các thành viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa muốn thay thế khái niệm ''chủ nghĩa cải lương xã hội'' trước đó, và muốn đề cao vấn đề ''dân chủ'' trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hết là dân chủ về xã hội. Các đảng trong Quốc tế này dự định thực hiện ''bằng biện pháp dân chủ'' trong tất cả các lĩnh vực của đời sống để cải cách chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội.

Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã không ngừng phát triển về số lượng và tổ chức của mình. Năm 1976, Quốc tế có 66 đảng và các tổ chức thành viên. Đến năm 1986, số lượng các đảng và tổ chức thành viên là 82. Số lượng đảng viên của tất cả các đảng thuộc trào lưu xã hội - dân chủ năm 1972 gồm 14,4 triệu, năm 1983 là 20 triệu và năm 1986 là 16 triệu. Qua các cuộc bầu cử vào nghị viện, các Đảng Xã hội - dân chủ thu được số phiếu bầu đáng kể của cử tri, chứng tỏ khả năng nhất định về mặt vận động và thu hút quần chúng của họ: năm 1976, họ thu được 80 triệu cử tri; năm 1983, là 210 triệu và năm 1986 là 100 triệu cử tri.

Ngoài các đảng là thành viên hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn lập ra một hệ thống các tổ chức như: Hội quốc tế của những người xã hội trẻ, Phụ nữ quốc tế xã hội, Quốc tế thể thao công nhân, Hội quốc tế nhà giáo dân chủ - xã hội, Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á - Thái Bình Dương, Hội liên hiệp sinh viên quốc tế xã hội chủ nghĩa, Liên đoàn công nhân Do Thái quốc tế, v.v…

Tháng 4 - 1974, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đã thành lập một tổ chức mới lấy tên là ''Liên minh các Đảng Xã hội - dân chủ thuộc Cộng đồng châu Âu''. Tổ chức này bao gồm các đảng có đại biểu tham gia nghi viện của Cộng đồng châu Âu. Đảng đoàn xã hội - dân chủ là đảng đoàn lớn nhất trong 8 đảng đoàn của nghị viện đó, với 131 đại biểu trong tổng số 434 đại biểu Đảng đoàn xã hội - dân chủ tham gia hoạt động trong tất cả 18 ủy ban của nghị viện Cộng đồng châu Âu, nhằm thực hiện ba mục tiêu:

-Cố tạo ra sự đồng nhất của châu Âu để đối chọi lại với các nước xã hội chủ nghĩa

-Tăng cường vai trò của các nước Tây Âu trên vũ đài quốc tế để đối chọi lại với Mỹ.

-Chủ trương cùng nhau giải quyết các vấn đề hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh chung của các nước trong Cộng đồng châu Âu.

Để tăng cường hoạt động trên bình diện châu Âu, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn lập ra các tổ chức khác như: Đảng Nhân dân châu Âu (EVP), Liên minh Dân chủ châu Âu (EDU), Những người dân chủ tự do châu Âu (ELD)… Ngoài ra, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa còn thành lập các ủy ban như: năm 1977, Ủy ban Nam Phi do Ôlốp Panmơ, Phó chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa đứng đầu. Năm 1982, Uỷ ban chính sách kinh tế do V.Bơran, Chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa trực tiếp phụ trách. Một số ủy ban khác cũng được thành lập, như ủy ban các vấn đề Trung Cận Đông do Craixki, Phó chủ tịch Quốc tế Xã hội chủ nghĩa phụ trách; Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển do G.H Brulen, nữ Thủ tướng và là Chủ tịch Đảng Công nhân Nauy lãnh đạo; Ủy ban bảo vệ Nicaragoa, v.v.. cũng được thành trong thời gian gần đây.

Mỹ và Việt Nam ‘phát sốt’ vì Trung Quốc có cả căn cứ hải quân và không quân tại Campuchia, nhưng Việt Nam nắm ‘át chủ bài’ chống lại Bắc Kinh


NTD VIỆT NAMTHE DIPLOMAT By Drake Long October 21, 2020

Thiện Nhân • 10:36, 29/10/20

Ngoài căn cứ Hải quân Ream mà Campuchia dành cho Hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đang giành quyền tiếp cận sân bay ở Campuchia, hoặc bất kỳ nơi nào khác ở lục địa Đông Nam Á, và rồi họ sẽ ‘vẽ lại’ toàn cảnh chiến lược của khu vực này; trong đó, Việt Nam có thể rơi vào tình huống nguy hiểm khi rơi vào ‘thế kẹp’…

Trong khi Mỹ, các đồng minh và Việt Nam đang lo ngại về việc Căn cứ Hải quân Ream mà Campuchia giành cho Hải quân Trung Quốc, thì Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc đang ngấm ngầm gây dựng sân bay tại Dara Sakor Campuchia – được cho là căn cứ hải quân tiềm năng cho Không quân Trung Quốc.

Tin tc v vic Campuchia gn đây phá d mt cơ s do M xây dng ti Căn c Hi quân Ream mt ln na làm dy lên nghi ng rng chính ph nước này đang chun b bàn giao căn c này cho Trung Quc, đ Hi quân Quân Gii phóng Nhân dân (PLAN) s dng.

Nếu điều đó thực sự xảy ra, một cơ sở như vậy sẽ tăng cường khả năng viễn chinh của PLAN, vốn gần đây đã mở rộng ở những nơi khác. Ngoài sự quan tâm bùng lên xung quanh Ream, còn có một điều quan trọng hơn về Dara Sakor – một dự án thay thế được cho là địa điểm tiềm năng cho quân đội Trung Quốc. 

Hai yếu tố song song này cho thấy việc Trung Quốc thúc đẩy quân sự ở lục địa Đông Nam Á sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực.

Căn cứ hải quân Ream: Thực tế và mối lo ngại

Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy các tàu chiến của PLAN sẽ xuất kích tại Căn cứ Hải quân Ream. Nhưng một bài báo trên Wall Street Journal từ tháng 7 năm 2019 đã nêu chi tiết về một thỏa thuận bí mật giữa Bắc Kinh và Phnom Penh, nhằm cho phép Trung Quốc tiếp cận căn cứ, có nghĩa là nó cần phải được xem xét.

Mỹ chắc chắn lo lắng về khả năng này. Việc Campuchia từ chối đề nghị của Mỹ về việc sửa chữa Căn cứ Hải quân Ream để ủng hộ một thỏa thuận không rõ ràng với Bắc Kinh đã khiến Đại sứ Mỹ tại Campuchia thúc đẩy cuộc gặp với Tướng Tea Banh vào tháng 9, trong một nỗ lực cuối cùng rõ ràng để ngăn chặn kết quả như vậy.

Binh chủng phòng chống thiên tai

Phân tích rõ ràng, rành mạch lắm nhưng lãnh đạo có tâm huyết, có chiến lược thực thi bài bản không? Quốc pháp không nghiêm nên giờ nhà riêng các cán bộ nhơ nhỡ trở lên đã là bộ sưu tập gỗ quý... lâm tặc ở đấy chứ đâu! Chính phủ thì hạn chế làm thủy điện nhỏ nhưng các địa phương lại ký duyệt tràn lan thủy điện cóc!
Nước người ta thành lập binh chủng Vũ trụ còn ta lại đề xuất lập binh chủng Phòng chống thiên tai! Ô hô ai tai ...

Thanh Bui

Không phải đến bây giờ mà ngay từ những năm đầu 1970, các chuyên gia Lâm nghiệp Liên Xô lúc đó đã đưa ra kết luận: Việt Nam đã cơ bản hoàn thành xuất sắc việc tàn phá Rừng. Hồi đó họ rất sợ hai từ ДОТ ЗАУ (Đốt giẫy/rẫy) là việc tàn phá Rừng ở phía Bắc. Sau 30/04/1975 Đốt giẫy/rẫy được tiếp tục phát huy hết công suất ở phía Nam, đặc biệt là vùng Tây nguyên ... Sức tàn phá của thể chế CNXH trên đất nước hình chữ S này thật ghê gớm và cũng sẽ chưa biết khi nào mới dừng ...

Dang Tuan Phuong

Đất nước ta ở vào vị trí địa lý mà năm nào cũng phải đối mặt với bão lũ. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mức độ tàn phá đều ở mức khủng khiếp cho đến rất khủng khiếp. Đó là sự thật trong quá khứ. Đó sẽ là điều không tránh khỏi trong tương lai với cường độ lớn hơn. Cho nên, không bàn về quá khứ. Không chỉ trích nguyên nhân quá khứ làm trầm trọng tai hoạ bão lũ. Chỉ nói đến biện pháp phòng chống bão lũ cho tương lai.

I. PHẢI BẰNG MỌI CÁCH BẢO VỆ RỪNG VÀ KHÔI PHỤC LẠI RỪNG

Những bức ảnh vệ tinh, mà bất cứ ai cũng có thể chụp được bằng điện thoại cầm tay cho bất cứ địa điểm nào, đã làm hoảng sợ đến cả người vô tâm nhất về sự trơ trọi của rừng Việt Nam. Không phải bom napan trong chiến tranh, không phải hoả hoạn hay bão lũ, mà chính con người mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của rừng Việt Nam.

Bốn thập niên gần đây là bốn thập niên rừng Việt Nam bị tàn phá nặng nề nhất. Sự tàn phá có thể ví với sự diệt chủng – khi mất gần hết rừng tự nhiên.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNN, tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng của Việt nam là 14,6 triệu ha (146 000 km2), trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tỷ lệ tính độ che phủ là 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 41,89% diện tích toàn quốc (https://nongnghiep.vn/cong-bo-hien-trang-rung-toan-quoc-nam…). Nhưng đó là con số tự động viên. Vì không phải có cây thì gọi là rừng. Diện tích rừng đúng nghĩa của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều.

Rừng tự nhiên là rừng nhiều tầng với các cây cao to giữ vai trò trụ cột che phủ, bảo vệ toàn bộ các tầng phía giới và mặt đất. Khi những cây cao to nhất trong một khu rừng tự nhiên bị đốn làm gỗ, thì “phòng tuyến” quan trọng nhất bị tan biến. Nhìn bằng mắt thường và chụp ảnh vệ tinh thì khu rừng vẫn có màu xanh, nhưng đã mất đi các chức năng chính của rừng tự nhiên. Cây to bị đốn đi thì nước trút xuống, không ngấm thành nước ngầm, trôi đi, dẫn đến lũ lụt và sạt lở. Không có mạch nước ngầm thì toàn bộ môi trường sống bị ảnh hưởng, nhất là nước cung cấp trong mùa khô cho con người, cây trồng, và động thực vật.

Vai trò vô cùng quan trọng khác của rừng tự nhiên nhiều tầng là vai trò điều hoà thành phần không khí, nhiệt độ, độ ẩm cho môi trường sống. Các cây to bị đốn đi thì các chức năng vừa nêu bị giảm sút ở mức độ áp đảo. Đó là điều vô cùng nguy hại cho môi trường sống.

Cho nên, khi khu rừng tự nhiên bị đốn hết các cây cao to để lấy gỗ, thì diện tích rừng tuy vẫn được tính, nhưng khu rừng đó mất đi vai trò rừng tự nhiên. Trừ các khu rừng nằm trong diện bảo tồn, ở Việt Nam có thể nói, không còn rừng tự nhiên nữa. Các rừng mới trồng - cần cả trăm năm mới có được phần nào vai trò của rừng tự nhiên.

Chưa kể đến một vai trò quan trọng khác của rừng tự nhiên nhiều tầng - chính là quốc phòng. Trong thời đại vệ tinh soi được đến từng m2 trên mặt đất, bắn đúng bất cứ mục tiêu di động nào nhờ định vị vệ tinh, thì rừng tự nhiên nhiều tầng là bức màn che vô giá.

Huỷ diệt rừng Việt Nam chính là con người. Sau đây xin liệt kê vắn tắt các “kẻ thù” chính của rừng Việt Nam.

1. Nạn phá rừng lấy gỗ

Trong sự huỷ diệt rừng tự nhiên của Việt Nam từ sau năm 1975 thì nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân chủ chốt. Theo thống kê của FAO, Việt Nam là nước có nạn phá rừng đứng thứ 2 thế giới, sau Nigeria.

2. Lấn chiếm đất ở và sản xuất

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Đóng góp mô hình quản lý mới cho đảng CSVN của tiến sĩ Vũ Trọng Khải.

Lưu Trọng Văn

                                                                 Vũ Trọng Khải

(Đảng CSVN cần lập một Ban tiếp nhận nghiên cứu các góp ý trên Cộng đồng mạng).

Vũ Trọng Khải , Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp, con trai của luật sư Vũ Trọng Khánh bộ trưởng bộ Tư pháp chính phủ Hồ Chí Minh và là một trong các tác giả Hiến pháp 1946- Hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất của VNDCCH vàCHXHCNVN.

Ông Khải vừa gửi bản góp ý Văn kiện ĐHĐ 13. Gã rất chú ý đến mô hình quản lý quốc gia trong thực tiễn đảng CSVN vẫn độc tôn cầm quyền. Đây là mô hình tiệm cận Dân chủ nhưng đảng CSVN vẫn không sợ mất vai trò lãnh đạo của mình.

Để chuyển qua hoàn toàn Dân chủ tất yếu theo ông Khải cần đi từng nấc thay đổi mô hình thể chế theo tinh thần của ông Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề cho Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận:

"Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân sự, phương thức, lề lối làm việc”.

Ông Vũ Trọng Khải đề xuất mô hình mới như sau:

1.Đổi mới cấu trúc của đảng để có thể “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”

a) Luật về đảng trước hết phải bảo đảm triệt để dân chủ, mọi đảng viên đều bình đẳng trước luật và điều lệ đảng: được quyền phát biểu, tranh luận, bảo lưu ý kiến, quan điểm của mình,nếu thuộc thiểu số trong tổ chức đảng, mà không bị quy chụp là thoái hóa ,biến chất; mọi đảng viên đều có quyền tự do ứng cử ,tranh cử bằng chương trình hành động,và bầu cử các cấp lãnh đạo của đảng.

b) Ban Chấp hành trung ương đảng nên có cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ như là thượng viện ở các nước theo chế độ đại nghị. Các ủy viên trung ương hoạt động chuyên trách, hưởng lương thượng nghị sĩ và có kinh phí hoạt động thực thi nhiệm vụ. Và do đó đương nhiên Tổng Bí thư sẽ kiêm chức Chủ tịch thượng viện. Các ban giúp việc của Ban chấp hành trung ương đảng chuyển thành các ủy ban chuyên trách của thượng viện và được nhận lương từ ngân sách nhà nước. Do đó ,các ủy viên Bộ chính trị sẽ đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm các ủy ban của Thượng viện

c) Ủy ban Kiểm tra của đảng không do Ban Chấp hành bầu ra như hiện nay mà phải do đại hội đảng trực tiếp bầu ra, để có thể xóa bỏ tất cả vùng cấm trên thực tế, tương tự như Ban Kiểm soát của công ty cổ phần. Do vậy, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng sẽ kiêm nhiệm Chánh tòa bảo hiến, các ủy viên Ủy ban Kiểm tra là thẩm phán của Tòa án này và đương nhiên Ủy ban Kiểm tra đảng sẽ không ăn lương của đảng. Việc xử lý sai phạm của thành viên Ủy ban Kiểm tra do một Tòa án đặc biệt được thiết lập cho từng trường hợp cụ thể, theo luật định.

2. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, nhân sự và phương thức lề lối làm việc

2.1. Thành lập Hạ viện.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Thư góp ý với Đảng Cộng sản Việt Nam

 KÍNH GỬI CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Trên mạng lưới báo chí và truyền thông đại chúng đã đăng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và kêu gọi đảng viên, nhân dân góp ý.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, chúng tôi trân trọng góp đôi điều với Đảng như sau:

1. Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành từ cơ sở trở lên theo nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi rõ trong Điều lệ Đảng. Dõi theo tiến trình Đại hội từ cấp cơ sở lên đến tỉnh, thành phố, chúng tôi thấy nguyên tắc đó bị vi phạm nghiêm trọng. Ví dụ nổi bật nhất là việc điều động khá nhiều đảng viên về tham gia cấp ủy và nói rõ những đảng viên này sẽ là Bí thư Thành ủy, hay Tỉnh ủy để rồi đại hội sẽ bầu như trường hợp Đảng bộ TP Hồ Chí Minh và Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp là ví dụ.

Đối chiếu mục 4, Điều 2, Chương 2 Nguyên tắc Tổ chức và Cơ cấu tổ chức ghi trong Điều lệ Đảng: “Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị” và Mục 6, Điều 13: “Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy mà, các cấp ủy Đảng nói trên đâu phải là những đơn vị “hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị cũng không là “không thể mở đại hội được, để cần phải có cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy của tổ chức đảng đó”. Vậy thì việc điều động ông Nguyễn Văn Nên về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, hay điều động ông Lê Quốc Phong, về làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp “rồi sẽ được Đại hội bầu” là vi phạm Điều lệ Đảng.

Điều này gây xôn xao trong dư luận: liệu có phải ông Nguyễn Thiện Nhân và Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Hoan và Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã vi phạm điều gì nghiêm trọng lắm mà phải vô hiệu hóa ngay không thì không kịp. Người ta liên tưởng đến trường hợp ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị bắt cấp tập khi Hà Nội đang chuẩn bị Đại hội! Nếu không phải vì lý do nói trên thì là một sự áp đặt, mất dân chủ trầm trọng. Trường hợp điều động ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, một Bí thư Tỉnh ủy năng động, gần dân, có uy tín cao trong đảng viên và nhân dân tỉnh Đồng Tháp về làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là một ví dụ khá điển hình về sự áp đặt.

Phải nói rằng, riêng về Đảng, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị lãnh đạo kiểu gì, mà để “chào mừng Đại hội 13” là một loạt những bắt bớ, trong đó có khá nhiều đảng viên đang giữ những chức vụ quan trọng. Trong lịch sử đảng, chưa bao giờ có tình hình bắt bớ những tướng lĩnh, quan chức cấp cao trước khi Đại hội. Điều này nói lên sự thoái hóa, biến chất của Đảng, trước hết là của những người gánh vác trọng trách cao nhất, đặc biệt là trong 10 năm gần đây với hai nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, cuộc chiến quyền lực ngày càng quyết liệt và gay cấn. Phải chăng cũng vì vậy mà có sự điều động cấp tập và chỉ định trước khi đại hội đại biểu bầu bí thư một cách bất thường, mang tính áp đặt của người đang nắm quyền lực trong tay.

Ai đó sẽ lập luận rằng: rồi vẫn là do Đại hội bầu đấy thôi. Thì đúng thế, Đại hội vẫn bầu. Từng đại biểu sẽ lần lượt bỏ lá phiếu vào hòm phiếu một cách vô cảm, trừ những người đã thấy trước vị thế của mình với cách bầu cử kiểu này! Không hề có vận động tranh cử, chỉ có điều động và chỉ định, lẩn tránh việc lựa chọn công khai và dân chủ ngay tại Đại hội Đảng. Rõ ràng là cách làm trên cho thấy việc bố trí nhân sự (mà việc điều động và chỉ định vừa nói cũng chỉ là một ví dụ nhỏ) thể hiện khá tâp trung sự lúng túng và bối rối trong việc phân chia quyền lực. Ở đây, hoàn toàn là cuộc chiến giữa các thế lực đang nắm giữ các trọng trách của đất nước, còn tuyệt đại bộ phận đảng viên đứng ngoài cuộc. Đảng viên đã vậy thì nhân dân càng xa lạ với chuyện của Đảng mà quên rằng, rồi đây họ sẽ gánh chịu hệ lụy của các quan chức trong Đảng vừa được bầu ra!

2. Đại hội Đảng các cấp từ cơ sở đến Trung ương đang lần lượt diễn ra, đặc biệt là Đảng bộ Hà Nội tiến hành với mọi nghi thức trọng thể vẫn không thể làm lu mờ cái chết oan khốc của đảng viên Lê Đình Kình, 84 tuổi, 56 tuổi Đảng, sinh hoạt tại cơ sở Đảng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội từng giữ nhiều chức vụ trong Đảng tại cơ sở, chưa hề bị kỷ luật, được đảng viên và dân làng mến phục nhưng đã bị khởi tố và rồi bị bắn chết một cách dã man. Về sự kiện dã man này, một đảng viên từng là quan chức nói với đài BBC đó là cách hành xử của thời trung cổ! Liệu rồi trong Đại hội sẽ thành công tốt đep có ai dám nêu lại sự kiện Lê Đình Kình, một sự kiện vô tiền khoàng hậu, trời không dung, đất không tha không?

Cũng như vậy, vụ Hồ Duy Hải dường như không được nhắc lại trong suốt thời gian qua. Phiên “Giám đốc thẩm” do chánh án Nguyễn Hòa Bình chủ trì đã bị dư luận chỉ rõ là sai Luật, vi pham Hiến pháp. Nghiêm trọng đến nỗi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải lên tiếng qua bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nay là Chủ nhiệm, đã đưa ra một báo cáo với kết luận minh bạch, vạch trần bản án đã sai từ khâu điều tra cho đến xét xử, rồi đến phiên Giám đốc thẩm. Những sai trái đó nói lên rằng nền tư pháp Việt Nam không có công lý.

Trong ý kiến gửi đến các cơ quan có thẩm quyền cao nhất ngày 23.7.2020, chúng tôi đã nêu rõ những sai trái đó và đề nghị thi hành kỷ luật người đứng đầu trong phiên Giám đốc thẩm. Thế nhưng cho đến hiện nay mọi sự việc đều rơi vào sự im lặng đáng sợ. Người chịu trách nhiệm cao nhất ngồi ghế chủ tọa phiên Giám đốc thẩm vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp vẫn bằng chân như vại, và nghe đâu còn được đưa lên cao hơn nữa trong cơ cấu nhân sự của ông Tổng Bí thư. Như ai đó đã nói rất đúng: "Đây là phần nổi của tảng băng đang bào mòn lòng tin của người dân. Đồng thời là hồi chuông để thôi thúc Quốc hội quyết liệt hơn nữa trong trách nhiệm giám sát của mình để đảm bảo pháp luật được thượng tôn, niềm tin nhân dân vào nền tư pháp được củng cố, góp phần làm trong sạch cơ quan bảo vệ pháp luật".

3. Tiến trình thực hiện Đại hội Đảng các cấp cũng là tiến trình bắt bớ và đàn áp những người bất đồng chính kiến mà trường hợp cô Phạm Đoan Trang, nhà báo, người viết sách, được trao Giải thưởng Homo Homini do tổ chức People in Need vinh danh là “một trong những nhân vật hàng đầu bất đồng chính kiến”, đồng thời cũng được tổ chức Phóng viên không biên giới trao giải “Tự do báo chí” năm 2019, là một ví dụ. Phát ngôn nhân của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng về vụ bắt bớ này. Cùng với Pham Đoan Trang, nhiều người khác cũng đang chịu nhiều sức ép vô lý từ bộ máy toàn trị, phản dân chủ, vi phạm nhân quyền.

Một không khí ngột ngạt đang lan tỏa trong xã hội. Điều này càng làm cho dân xa Đảng, đối phó với Đảng, giảm sút nghiêm trọng niềm tin với Đảng, một đảng cầm quyền. Chính những lý do nói trên đã thúc giục chúng tôi gửi bức thư đề đạt ý kiến này sau bức thư ngày 23.7.2020.

Kính mong các vị lãnh đạo nghiêm túc xem xét.

TP Hồ Chí Minh ngày 25.10.2020

*Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tù chính trị trước 1975, bác sĩ Y khoa, Đại biểu Quốc hội khóa 6, hiện làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

*Lê Công Giàu, nguyên là cán bộ hoạt nội thành trước 1975, tù chính trị trước 1975, Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên sau 1975.

*Huỳnh Kim Báu, tù Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Sài Gòn sau 1975.

*Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

*Tương Lai, nguyên thành viên tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.

 

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Kiến nghị- 12/10/2020

Nguyễn Trung

Kính gửi : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa các Đồng chí,

Với trách nhiệm công dân, hưởng ứng kêu gọi lần này của Đảng về góp ý cho Đại hội XIII, tôi trân trọng đề nghị Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa Đại hội XII quan tâm 5 vấn đề dưới đây.

1. Tổng bí thư - Chủ tịch nước nên quyết định tiến hành xử lại vụ án Đồng Tâm đúng với luật pháp hiện hành và mọi quy định đã ghi thành Luật về các thủ tục điều tra và xét xử, nhằm làm rõ sự việc, xử đúng việc đúng người, tránh oan sai. Qua việc xử lại vụ án này với nhận thức đúng đắn như vậy, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị - nhà nước của quốc gia. Vụ Đồng Tâm là một vết thương nghiêm trọng đối với dân tộc, đánh dấu một bước phát triển nguy hiểm cho đất nước. Dư luận chân chính trong nước và bè bạn quốc tế không tán thành cuộc trấn áp, cách xét xử vụ án, và bản án sơ thẩm đã công bố ngày 14-09-2020.

Nhân đây xin nhắc lại kinh nghiệm cũ: Khi nhận thức được sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách Ruộng đất (CCRĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh hồi ấy đã tự nhận hết trách nhiệm về riêng mình, và quyết định sửa sai triệt để, nhờ vậy cả miền Bắc một bề yên lòng, cùng nhau khắc phục được mọi thương đau và tổn thất đã xảy ra. Sau đó tất cả mới có thể cùng nhau dốc lòng chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhờ đó có được hôm nay. Chủ lực trực tiếp đảm nhận gánh nặng lớn nhất của toàn bộ sự nghiệp này là tầng lớp nông dân của chúng ta.

Mong rằng việc xử lại theo tinh thần như vậy vụ Đồng Tâm sẽ nói lên ý chí của lãnh đạo ĐCSVN quyết đổi mới nền tư pháp hiện nay - một trong những đòi hỏi rất cấp bách của đất nước trước tình hình và nhiệm vụ mới. Hợp lý nhất là Tổng bí thư - Chủ tịch nước nên ban bố quyết định này trước khi họp Đại hội XIII, tạo ra trong Đảng một tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật và củng cố đoàn kết dân tộc, quyết vượt qua mọi sai lầm, khó khăn, thách thức, cùng nhau nắm bắt thời cơ mới, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới.

Kính thưa Tổng bí thư - Chủ tịch nước và toàn thể Bộ Chính trị,

Tại đây, tôi xin trình bầy thêm một phương án khác nữa, rất mong được cân nhắc:

Trong thâm tâm, suy nghĩ kỹ, tôi mong muốn: Đúng đắn nhất có lẽ là nên quyết định hủy vụ xử án này, để xử lý vụ Đồng Tâm bằng con đường dân sự theo tinh thần sửa sai (gọi là phương án sửa sai) như đã làm trong Cải cách Ruộng đất. Kinh nghiệm một năm trời (1956-1957) tôi trực tiếp đi sửa sai CCRĐ[1] ở Trực Ninh - Nam Định, khiến tôi vô cùng nhức nhối về vụ Đồng Tâm, thôi thúc tôi đưa ra phương án này.

Vụ Đồng Tâm xảy ra vì bất kỳ nguyên do gì - rồi sẽ phải làm rõ, nhưng đã làm cho đất nước lâm vào những khó khăn nội tại mới, rất nhạy cảm, đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào xu thế mang tính quy luật của chế độ toàn trị: nội trị xuống cấp, trấn áp gia tăng - ngày càng đi vào chiều hướng tới một điểm nào đó sẽ không thể đảo ngược được nữa, với triển vọng đen tối cho cả nước. Giữa lúc này những thách thức đối với nước ta và mọi nguy cơ uy hiếp mới nhiều bề từ bên ngoài ngày càng lớn. Toàn bộ thực tế quyết liệt này đòi hỏi nước ta sống hay là chết phải chuyển đoạn đi vào một thời kỳ phát triển mới, và sống hay là chết nước ta phải giành bằng được một vị thế quốc tế mới để thoát khỏi thế bị giằng xé và lệ thuộc hiện nay, để tự quyết định lấy vận mệnh của nước mình! Hòa bình và tương lai của đất nước đang quyết liệt đòi hỏi như vậy.

Tiếp tục đi sâu nữa vào con đường đang đi với triển vọng đen tối của chế độ toàn trị hiện nay đối với Đảng và đối với quốc gia, đành chịu để cho nội tình phân tán, chia rẽ, tiềm năng phát triển của đất nước tiếp tục bị kìm hãm, uy hiếp, nguy cơ đổ vỡ và bạo loạn bên trong gia tăng, ý chí chiến đấu của quốc gia có lúc mang những biểu hiện phân tán, tê liệt trước sự can thiệp từ bên ngoài và nguy cơ xâm lược?

Hay là Đảng quyết rũ bỏ chế độ toàn trị này để mở đường sống cho bản thân mình và cho đất nước, đem tất cả nghị lực giành lấy một tương lai mới, nước mình tự làm chủ vận mệnh của mình trong một thế giới đầy bất định và giành giật nhau quyết liệt, để đất nước có hòa bình, phát triển và hạnh phúc?

Thực ra, ngay từ khi bước sang thế kỷ 21 đất nước ta đã đứng trước hai câu hỏi định mệnh nói trên, và từ hồi ấy cho đến hôm nay trong nước liên tục có nhiều tiếng nói cảnh báo rất sớm, nhưng vô ích. Cục diện quốc tế mới hôm nay quyết liệt và căng thẳng hơn rất nhiều, thôi thúc ráo riết ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo của Đảng phải hành động trước khi quá muộn. Xin hãy nhìn ra toàn thế giới và nhìn kỹ những gì hiện đang xẩy ra ở Đông Nam Á, trên Biển Đông, những diễn biến khác ở nhiều quốc gia - nhất là ngay trong khu vực mình, để hiểu được hai câu hỏi định mệnh nêu trên đang ngày càng nóng bỏng đối với quốc gia!

Người đời nói và nói đúng: Ngoại trừ bị đập tan hay sụp đổ - chưa thấy một đảng cộng sản nào nắm quyền ở bất kỳ đâu trên thế giới này có thể tự thay đổi được chính nó.

Nhưng 4 cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước đã đòi hỏi dân tộc ta phải chịu đựng những hy sinh tổn thất không lời nào nói hết mới có được hôm nay. Vì thế tôi thấy dứt khoát phải làm mọi việc chặn đứng cho đất nước ta nguy cơ một cuộc bể dâu mới sẽ lại cướp đi tất cả, để quyết khai phá con đường sống cho đất nước và cũng là con đường tối ưu cho sự nghiệp của Đảng. Phải nói với nhau hết lời: Tình hình đã tới mức ĐCSVN cách mạng đã từng dẫn dắt nhân dân hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất, nhưng hôm nay chỉ còn cách một cái xảy chân để có thể ngã xuống biến thành trở lực đối kháng của dân tộc, nhất là giữa lúc Việt Nam hôm nay đang có trong tay cơ hội vượt qua mọi thách thức hiểm nghèo để giành lấy một tương lai xán lạn! Chưa bao giờ như hôm nay Việt Nam đang được hầu hết mọi đối tác coi là điểm đến giầu tiềm năng và rất hứa hẹn trong thế giới đầy xáo động này! Bè bạn thế giới đều muốn có một Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu cho hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực! Vì thế, hơn bao giờ hết, lãnh đạo Đảng phải chắt chiu từng cơ may nhỏ nhất, hội tụ mọi khát vọng cháy bỏng của nhân dân cả nước thành sức mạnh đổi đời đất nước. Nắm vận mệnh đất nước trong tay, nếu Đảng không thực hiện được sứ mệnh này sẽ là mắc trọng tội đối với đất nước và tổ tiên! Đấy là những lý do tôi quyết định nói với các đồng chí:

Đối thoại về ý kiến “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”

 I. Không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luồn cúi đế quốc ban phát dân chủ!

Âu Dương Thệ*

BVN có nhận được lá thư thứ hai của ông Âu Dương Thệ kèm theo bài viết mà ông nói là toàn văn những ý kiến của ông trao đổi về bài “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Rất tiếc đọc vào thì đó là một bài viết khác, nhắm vào việc phê phán thể chế cầm quyền hiện nay. Một bài viết như vậy, theo chúng tôi đã chuyển sang một chủ đề khác, không còn thích hợp với cuộc trao đổi lần này. Nếu đăng lên không chỉ làm cho người đối thoại với ông là GS Nguyễn Đình Cống cũng như 14 tác giả của bản Ý kiến chúng tôi có thể phải ngỡ ngàng, mà ngay bạn đọc đông đảo cũng không hiểu vì sao câu chuyện đặt ra nghiêm túc trên một bản kiến nghị cải cách toàn diện đất nước gần 10 năm trước lại trở thành chuyện thời sự trước mắt xoay quanh mọi thứ hoạt động nhằm bảo lưu sự thống trị của một đảng cộng sản đang nắm giữ chiếc ghế quyền lực. Nếu phải làm cái chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đó e rằng sẽ khó lòng kết thúc cuộc đối thoại cho suôn sẻ, không nói có thể còn bùng nổ thêm nhiều tranh luận gay cấn khác

Bởi vậy, xin cảm ơn tác giả và xin phép ông cho giữ lại văn bản cũ, tương ứng với những lời trao đổi ở dưới của GS Nguyễn Đình Cống, chỉ thay lại đầu đề đúng với đầu đề văn bản mới do ông gửi.

Bauxite Việt Nam

 

Rất cám ơn anh Huệ Chi đã gởi để thông tin và yêu cầu góp ý kiến về bài “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của 14 chuyên viên đã gởi cho Bộ Chính trị ngày 8.9.2011. Người đứng đầu Bộ Chính trị từ đó đến nay vẫn là Nguyễn Phú Trọng, một thủ lãnh cực kì bảo thủ, độc tài tàn bạo và tham quyền lì lợm.

Nay đã sau hơn 9 năm những đề nghị của anh em “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”, chúng ta hãy bình tâm và dùng trí tuệ để cùng nhau nghiêm túc xem kết quả những đề nghị này như thế nào? Có phải là “báu vật của đất nước”, như đã từng có người nói hay không?

Trong phần nhận định về tình hình đất nước nhiều mặt - từ các tệ trạng trong giáo dục, tham nhũng, chà đạp nhân quyền, quốc doanh phá sản ... tới cúi đầu trước Bắc kinh và cả nguyên nhân đưa tới các tệ trạng lên là do chủ nghĩa Marx-Lenin. Những nhận định này phần lớn đúng, nhiều cá nhân và tổ chức dân chủ trước đó cũng đã lên tiếng. Nhưng các GIẢI PHÁP của 14 anh em này nêu ra để giải quyết những tình hình rất xấu và rất nguy hiểm này lại cực kì sai lầm!

Thật vậy, điều hết sức kinh ngạc là, khi đưa ra các giải pháp để chấm dứt những sai lầm và giải trừ độc tài, đàn áp thì một mặt các anh em này yêu cầu “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Nhưng mặt khác, khi tìm giải pháp xem TỔ CHỨC nào, và NGƯỜI nào có thể thực hiện tốt việc này thì 14 người này lại đã gửi trọn niềm tin vào ĐCSVN và Bộ Chính trị khi ấy: “Chúng tôi cho rằng, ở thời điểm này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực hiện được cuộc cách mạng này”!!!

Chẳng những thế, một mặt họ đòi hỏi “phải triệt để thực hiện dân chủ”, nhưng thực hiện trên cơ sở PHÁP LÍ nào? Họ đã trả lời là “đúng như quy định của Hiến pháp và đúng như trong Cương lĩnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra”! Khi đưa ra đề nghị này họ biết rằng, đó là ủng hộ việc tiếp tục duy trì “Điều 4 của Hiến pháp” để ĐCSVN độc quyền toàn diện và thực hiện “Cương lĩnh Chính trị 2011” theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Nguyễn Phú Trọng là tác giả chính! (Những câu trong “...” trích từ trong “Ý kiến chúng tôi...”)

Như thế họ tin tưởng rằng, GIẢI PHÁP thực hiện cuộc cách mạng mới do họ đề nghị, về mặt TỔ CHỨC thì cứ giữ nguyên tình trạng hiện nay là chế độ độc đảng, cùng với với Hiến pháp 1992 và Cương lĩnh Chính trị 2011 theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Còn về mặt NGƯỜI thực hiện, họ chờ đợi và tin tưởng rằng, các vua tập thể CS - những người suốt đời chỉ biết độc tài, đàn áp và tham nhũng - sẽ “tự thay đổi để lãnh đạo dân tộc bước vào một thời đại mới” đưa đất nước chúng ta tới dân chủ, tự do, phú cường và chống được ngoại xâm phương Bắc!!!

Nay hơn 9 năm đã trôi qua, hãy bình tâm và nghiêm túc nhìn lại xem, từ khi 14 anh em đưa ra đề nghị “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” thì nhóm lãnh đạo CSVN từ Đại hội 11 (1.2011) dưới quyền của Nguyễn Phú Trọng đã có tự mình thực hiện dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, chấm dứt cúi đầu trước Bắc Kinh, như các anh em này đã tin tưởng và đề nghị? Hay nhân dân ta đang càng phải sống dưới sự kìm kẹp và đàn áp tàn bạo của những người vẫn tôn thờ Marx-Lenin như thánh sống và vẫn tin rằng, “tình hình biển Đông không có gì mới” mặc dù Tập Cận Bình - Nguyễn Phú Trọng gọi là “Bạn” - đang công khai biến các hải đảo chiếm được thành các pháo đài trên biển Đông để chiếm đoạt tài nguyên, giết hại ngư dân, đe dọa trực tiếp chủ quyền và độc lập của VN và hòa bình trong khu vực?!

Tình hình mọi mặt của VN chúng ta sau hơn 9 năm ra đời các đề nghị trong “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” đã cho thấy càng xấu, càng tồi tệ và cực kì nguy hiểm! Nó diễn ra hoàn toàn ngược lại với các GIẢI PHÁP họ đề nghị! Vì sao?

Khi đưa ra các GIẢI PHÁP trên những anh em này đã đi vào những sai lầm căn bản. Trong đó một số qui luật trong chính trị đã không được nghiêm túc để ý. Đó là:

SÁCH “CÁNH BUỒM” KHÔNG LIÊN QUAN GÌ VỚI SÁCH “CÁNH DIỀU”!

Mạc Văn Trang



Chết thật! Có nhiều người nhầm lẫn nguy hiểm, có cô giáo hỏi tôi:

- Sách Cánh Diều cũng là sách Cánh Buồm phải không?

- Không! Không! Không! Nó cũng giống như hàng “Xôi gà Ông Già”; nổi tiếng ởTây Hồ, ít lâu sau thấy xuất hiện bên cạnh một cửa hàng to hơn: “Xôi gà Ông Già xịn” rồi sau đó lại thêm cửa hàng mới hoành tráng: “Xôi gà Ông già Nhà quê”…khiến dân tình không biết đâu mà lần!

Sách CÁNH DIỀU là do GS TS Nguyễn Minh Thuyết Chủ biên, theo Chương

trình quốc gia của Bộ GD& ĐT, vừa xuất bản, đưa vào sử dụng cho lớp Một từ tháng 9/2020 và gây dư luận xôn xao…

Sách CÁNH BUỒM do nhà giáo Phạm Toàn Chủ biên cùng nhóm Cánh Buồm vừa biên soạn vừa dạy cho học sinh (HS) từ năm 2009 đến nay. Sách Cánh Buồm cũng có mấy môn vừa dạy thử nghiệm, vừa biên soạn: Tiếng Việt, Văn, Lối sống, Khoa học, Tiếng Anh...cho HS Tiểu học. Nhưng trong đó môn Tiếng Việt và Văn thành công chắc chắn nhất và đã có sách dạy đến hết lớp 9. Sách Cánh Buồm được làm ra bởi một nhóm thiện nguyện do nhà giáo Phạm Toàn

khởi xướng và lãnh đạo, làm sách phi lợi nhuận, không tốn 01 đồng của nhà nước và đã đưa lên mạng ebooks cho mọi người lấy dùng miễn phí (xem trang “Sách Cánh Buồm https:canhbuom.edu.vn/sachmo/ ). Đến cuối năm 2019 đã được download gần 30 ngàn lần. Nhà giáo Phạm Toàn nói: Cánh Buồm hai tay dâng bộ sách này cho thế hệ trẻ Việt Nam!

1. PHẠM TOÀN LÀ AI?

Phạm Toàn quê tại Đông Anh, Hà Nội, sinh năm 1932 (Nhâm thân); mỗi lần gặp

hai người bạn Nguyên Ngọc, Dương Tường, ông lại đùa: “Ba con khỉ tinh nghịch”. Phạm Toàn qua đời ngày 26 tháng 6 năm 2019. Năm 1946 Phạm Toàn đi bộ đội. Cuối năm 1951 ông được đi học sư phạm cao đẳng. Sau đó ông vừa dạy học vừa viết văn với bút danh Châu Diên. Phạm Toàn là nhà văn. Ông viết Truyện ngắn, Thơ, Tiểu thuyết… không nhiều lắm, nhưng bạn bè khen văn ông hay và cá tính… Phạm Toàn là dịch giả. Những năm khốn khó, ông sống nhờ vào dịch thuật. Ông dịch khoảng chục sách văn học Pháp; dịch nhiều tài liệu lý luận, Triết học cho Viện Khoa học Xã hội; ông dịch tiếng Anh cũng nhiều, tiêu biểu là 2 cuốn “Nền Dân trị Mỹ” của tác giả Alexis De Tocqueville và “Cơ cấu Trí khôn” của Howard Garner, đều do NXB Tri thức, ấn hành…

Phạm Toàn là nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục. Phạm Toàn nhiều năm dạy HS miền núi. Ông vừa dạy vừa nghiên cứu xây dựng nên Chương trình và viết sách cho HS. Sách của Phạm Toàn dạy cho HS dân tộc vùng núi đã được Giải thưởng UNESCO (1984). Cả đời Phạm Toàn vừa dạy học, vừa viết văn, vừa dịch sách, vừa nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật, Tâm lý học, Giáo dục học… Bằng con đường TỰ HỌC phi thường, Phạm Toàn thông thạo mấy ngoại ngữ, có vốn kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhất là về Khoa học giáo dục. Ông làm việc gần 20 năm tại Cơ sở Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, nhưng ông muốn nghiên cứu những gì sâu, rộng hơn. Vì vậy ông viết “Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục” (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008)...

Dẫu say mê với chuyên môn, Phạm Toàn luôn đau đáu trách nhiệm xã hội, ông cùng GS Nguyễn Huệ Chi và GS Nguyễn Thế Hùng lập ra trang web Bauxite VN nổi tiếng với những phản biện mạnh mẽ...

Có lần hội thảo về sách Cánh Buồm, GS Hồ Ngọc Đại nói (đại ý): Tầng lớp trí

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

NHỮNG SAI LẦM MANG TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA MỚI

 Nguyen Ngoc Chu

      Những điều viết dưới đây là đề cập chung cho các bộ sách giáo khoa (SGK) mới, chứ không chỉ riêng cho ‘Cánh Diều’ hay ‘Kết nối trí thức với cuộc sống’; và liên quan đến tất cả cả các môn, chứ không riêng gì Tiếng Việt hay Toán.

     Mục đích bài viết không phải để chỉ trích cá nhân hay bộ SGK cụ thể, mà là để rút kinh nghiệm cho tương lai, mong có được các bộ sách giáo khoa mới tốt hơn. Tốt hơn theo 5 phương diện:

1. Học ít mà biết nhiều.

2. Biết những điều quý giá hữu ích.

3. Không mất nhiều thời gian.

4. Không tốn nhiều công sức.

5. Không mất nhiều tiền bạc.

Vì hạn chế về đề tài, dung lượng, và thời gian, nên bài viết còn những điều khiếm khuyết. Do vậy, bài viết không cạnh tranh về tính đầy đủ và tính đúng đắn. Bài viết cũng không toan tính áp đặt quan điểm của người viết cho người khác.

I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN HỆ THỐNG ẢNH HƯỞNG XẤU LÊN CHẤT LƯỢNG CỦA SGK

Trước khi các bộ SGK mới ra đời đã xuất hiệu nhiều phản biện gay gắt của xã hội trên truyền thông về hai phương diện: chất lượng và chi phí. Và nay, ngay khi vừa đưa các bộ SGK mới vào giảng dạy đã bộc lộ những sai sót nghiêm trọng. Những sai sót của SGK mới là hậu quả tất yếu từ những sai lầm mang tính nguyên tắc về cách tiếp cận trong thiết lập cơ chế soạn SGK. Sau đây đề cập đến 6 nguyên nhân chính, đều có nguồn gốc sâu xa từ một nguyên nhân thống soái.

1. HẠN CHẾ CHỈ 1 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ CHỈ 1 TỔNG CHỦ BIÊN

Trong vũ trụ không có thứ gì là độc nhất. Vũ trụ biến hoá đa dạng không ngừng. Tiến bộ nhân loại là một phần tiến hoá của vũ trụ. Bởi vậy nó chịu sự chi phối của quy luật vũ trụ. Hơn 200 quốc gia trên thế giới không chung một khung chương trình giáo dục. Quy định một bộ khung chương trình duy nhất cho giáo dục là ràng buộc tiến hoá. Tự do học thuật cần nhiều chương trình. Rõ ràng khi có 2 chương trình khung là có nhiều lựa chọn hơn cho người dùng, chắc chăn tốt hơn khi chỉ có 1 chương trình khung.

Ngay cả chỉ có 1 chương trình khung thì cũng không thể chỉ có 1 tổng chủ biên. Quy định này trói buộc khả năng tự do toả sáng của các tổng chủ biên. Giống như thiết kế, cùng là thiết kế máy bay, nhưng mỗi tổng công trình sư có một thiết kế khác. Hạn chế chỉ có 1 tổng chủ biên cho SGK mới đã ngăn cản đường sáng tạo của các tổng chủ biên khác. Giá mà có 2 tổng chủ biên, thì tình trạng SGK mới đã không rơi vào hoàn cảnh hiện nay.

2. CHỌN TỔNG CHỦ BIÊN CHƯA PHÙ HỢP

Các tổng chủ biên dù bác học đa ngành đến đâu cũng không thể đứng đầu được ở nhiều môn học khác nhau.

GS Nguyễn Minh Thuyết có chuyên môn về tiếng Việt nên có thể tham gia soạn thảo SGK môn tiếng Việt. Nhưng đặt GS Nguyễn Minh Thuyết vào vị trí tổng chủ biên chương trình khung bao gồm các môn toán, lý, hoá, sinh, địa , sử, ngoại ngữ…là quá sức của GS Nguyễn Minh Thuyết. Thực tế việc GS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên môn tiếng Việt lớp 1 trong nhóm ‘Cánh Diều’ đã bộc lộ năng lực hạn chế của GS Nguyễn Minh Thuyết ngay trong môn tiếng Việt lớp 1, chứ chưa nói đến vị trí tổng chủ biên của toàn bộ chương trình cải cách SGK mới. Việc để xẩy ra những sai sót mang tính nguyên tắc, không riêng gì trong môn tiếng Việt, mà ở các môn khác, đều có trách nhiệm lớn ở tổng chủ biên chương trình khung.

3. CHỌN CÁC TÁC GIẢ VIẾT SGK MANG TÍNH KHÉP KÍN

Nhìn vào chủ nhân của các bộ SGK và các tác giả SGK, thì biết đây là sân chơi khép kín của một nhóm người chơi. Đây là rào cản đối với tự do học thuật, mà hệ quả là không cho ra đời được những bộ SGK tốt.

4. TẬP THỂ VIẾT SÁCH GIÁO KHOA

Không có sách giáo khoa xuất sắc nào - được viết bởi 5-7 tác giả. Những bộ sách giáo khoa xuất sắc nhất - tuyệt đại đa số là của 1 tác giả, một số rất ít có 2 tác giả.

Hổ không ngồi chung với sư tử. Nếu đã có hổ thì báo, chó sói, cáo cũng không thể cùng chung chuồng.

Không ai soạn nhạc cho học sinh thì phải đưa cho học sinh nghe rồi sửa theo ý thích học sinh. Không ai vẽ tranh cho thiếu nhi phải đưa cho thiếu nhi xem rồi sửa lại. Không nhà văn nào viết truyện lại đi đọc cho khắp các tầng lớp người nghe để tiếp thu ý kiến, sửa rồi mới in. Không công trình kiến trúc nổi tiếng nào lại có thợ sơn, thợ nề, thợ mộc, thợ điện, thợ nước… đứng chung tên là tác giả.

Các tác phẩm văn học vĩ đại, các bức tranh nổi tiếng, những tuyệt tác âm nhạc – chỉ có 1 người đứng tên. Các giáo trình vĩ đại ở đại học đều được tác giả viết mà không cần biết đến ý kiến sinh viên và người dạy.

Một loạt tác giả đứng tên viết giáo trình có nghĩa là:

1/ Không ai trong số các tác giả có đủ khả năng một mình viết giáo trình đó.

2/ Không phân biệt được công lao đóng góp của mỗi người.

3/ Với xác suất lớn, những người đứng trong nhóm cuối mới là những tác giả lao động nhiều nhất.

4/ Chất lượng của giáo trình được quyết định bởi tác giả có chất lượng thấp nhất.

Trong sáng tạo, càng tập hợp được trí tuệ của nhiều người càng tốt. Nhưng là để phản biện chứ không phải là đồng tác giả. Nếu theo ý kiến mọi người mà sửa tác phẩm của mình thì đó là ‘đẽo cày giữa đường’. Tại hoạ của SGK mới - là quá nhiều tác giả đứng tên trong một cuốn sách giáo khoa phổ thông cho một môn của một lớp.

5. CHƯA THỬ NGHIỆM ĐÃ ĐƯA NGAY VÀO GIẢNG DẠY

Covid 19 làm thiệt mạng hàng triệu người, mà không ai dám đốt cháy giai đoạn về sử dụng vaccine mới sáng chế. Thế mà bộ SGK vừa được biên soạn, chưa hề được thử nghiệm, đã đưa ngay vào giảng dạy chính thức.

Có phải nóng vội vì tài chính? Đây là một sai lầm không thể chấp nhận được của Bộ GD&ĐT.

6. LỢI ÍCH KINH TẾ

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

STASI - CÔNG AN MẬT DÔNG ĐỨC

 10 sự kiện kinh hoàng

Laura Williams

Phạm Nguyên Trường dịch



Trong bảo tàng Stasi, nền móng, chỉ đạo, điều hành là Nga, sau đó là Liên Xô, Xem mới thấy đcs Nga đã can thiệp quá sâu vào nội bộ Đông Đức và có thời kỳ là Tây Đức. Vì vậy thấy rõ bản chất đcs là gì và sụp đổ thế nào mà biết rút ra bài học.

      Chức năng duy nhất của Stasi là bảo vệ chính quyền của đảng. Làm thế nào không phải là việc họ quan tâm.

Để giữ quyền lực trong suốt 40 năm trong khi dân chúng chết đói và tìm cách bỏ trốn, Đảng Cộng sản Đông Đức phải rất khéo léo trong việc kiểm soát người dân và phá hoại ngầm những người đối lập. Nhưng bạo lực công khai trên đường phố và ám sát là những hiện tượng không tốt cho hình ảnh của Đảng, vì vậy Bộ An ninh Quốc gia phải có tinh thần sáng tạo. Cảnh sát mật, được nhiều gọi là Stasi, là Thanh kiếm và Lá chắn của Đảng. Chức năng duy nhất của họ là bảo vệ chính quyền của Đảng Cộng sản. Làm thế nào không phải là việc họ quan tâm.

1) Họ soi trước khi có sự kiện gì đó

Stasi là những kẻ dối trá rất hiệu quả. Trong những năm 1950, đàn áp tàn bạo, tra tấn. Đầu những năm 1970, với mong muốn được chấp nhận trên trường quốc tế, Cảnh sát mật Đông Đức buộc phải tinh tế hơn. Mục đích của Zersetzung (thuật ngữ quân sự được định nghĩa lại là tan rã hoặc ăn mòn) là để “ngắt” bất kỳ người và nhóm hoạt động nào có thể đe dọa Đảng. Cảnh sát thu thập hồ sơ về y tế, trường học và của chính cảnh sát, họ phỏng vấn hàng xóm và người thân, và bất kỳ bằng chứng nào khác mà họ có và sau đó sẽ ra đòn trực tiếp đánh vào tâm lí của từng cá nhân.

Stasi tìm cách hủy hoại một cách có hệ thống cuộc sống của bất kì người nào, nếu họ cho rằng người đó dường như có thể thách thức tính chính danh hoặc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản. Họ sử dụng những biện pháp như tống tiền, nói xấu công khai, đe dọa và tra tấn. Sự nghiệp, danh tiếng, quan hệ và cuộc sống bị phá hoại nhằm gây bất ổn và làm mất uy tín người phê phán chính phủ. Một số hình thức quấy rối có thể coi là khôi hài: đặc vụ lan truyền tin đồn về người mà họ nhắm tới, bỏ đầy hộp thư tranh ảnh khiêu dâm, dịch chuyển đồ đạc trong nhà, hoặc ngày nào cũng xì hơi lốp xe đạp của đối tượng. Mộ số biện pháp can thiệp thẳng vào đời sống: Những người bị coi là lật đổ không được học lên cao, không tìm được việc làm và buộc phải tị nạn. Những trò dối trá của Stasi đã làm cho nhiều người bị tổn thương tâm lí lâu dài, mất thu nhập và cảm thấy nhục nhã.

2) Họ có mặt (hầu như) khắp nơi