Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

HẠNH PHÚC

Nguyên Ngọc



Tôi có một chuyện cay đắng về hạnh phúc, mà lại ở Tây Nguyên, nơi tôi gắn bó hơn nửa cuộc đời và yên trí đã hiểu đến tận cùng. Sự thể là ngày ấy, vậy mà thấm thoắt đã mười bảy năm, chúng tôi làm một bộ phim về Tây Nguyên và anh đạo diễn bỗng nảy ý tưởng độc đáo không sử dụng diễn viên chuyên nghiệp vào các vai chính, chỉ mời đúng người dân tộc tại chỗ. Lặn lội khắp cao nguyên từ cực bắc đến cực nam, cuối cùng chọn được hai cô gái Ba Na thật đẹp, cô em, xin gọi là H’Lan, năm ấy mười bảy, rực rỡ đến chói chang, cô chị, cũng xin gọi là H’Nga, mười chín, đằm thắm, đậm đà. Ngày ấy cao su quốc doanh chưa nhiều và lấn vào sát làng như bây giờ, các gia đình vẫn còn được ít rẫy, hôm chúng tôi đến hai chị em vừa ở rẫy về, đang tắm ngoài giọt nước đầu làng. Ở Tây Nguyên người ta gọi bến nước của làng là “giọt”, kể cũng hơi lạ, dòng nước trong và khỏe gần như bất tận được dẫn từ núi cao về theo một hệ thống những thân tre chẻ đôi nối vào nhau thô sơ mà khéo léo, có khi quanh co đến năm bảy cây số trong rừng, cuối cùng đổ ra thành hàng chục vòi, mát lạnh đến tê người những chiều hè oi nồng chưa tắt hẳn nắng, lại phảng phất mùi vị không thể lẫn của rừng sâu, thoảng thôi nhưng thấm tận da thịt. Nước tuôn ra mạnh hơn cả nước máy thành phố, sao gọi là giọt? Thì ra ở lâu mới biết, bến nước đầu làng, với người Tây Nguyên đi xa, hay người Tây Nguyên nay không còn làng, sẽ mãi mãi nhỏ từng giọt kỷ niệm cả kiếp không nguôi, vào tận đáy tâm hồn. H’Lan, bây giờ đã là một người đàn bà đẫy đà ba con mỗi lần gặp chúng tôi vẫn thường nhắc lại cái buổi chiều ấy, mười bảy năm trước, khi chúng tôi ra tìm em ở giọt, cô gái đang mặc nguyên cả quần áo vậy mà tắm, mơn mởn, tươi mát, khỏe mà mềm, rực rỡ mà dịu dàng. Nghe chúng tôi về “bắt người đi đóng phim”, cô sợ quá vùng té chạy. Đám con trai cũng đang tắm ở giọt, mình trần, chỉ mỗi chiếc khố, phô những múi thịt cuồn cuộn đen bóng đẫm nước, phá lên cười giòn tan…

Ừ vậy mà đã mười bảy năm…

H’Nga và H’Lang đi cùng chúng tôi hơn bốn tháng. Vào vai không đặc biệt xuất sắc, nhưng có những điều rất nhỏ diễn viên chuyên nghiệp học mấy cũng không bằng. Như cách vén váy sà xuống cạnh bếp ở góc nhà sàn, một chút buông thả mà kín đáo, xếp hai chân về một bên, và khẽ nghiêng đầu thổi bùng ngọn lửa vẫn âm ỉ ngày đêm; cách đứng dậy, gọn, khỏe, khoát dây gùi lên vai, bên này rồi bên kia, bước ra hiên, thoăn thoắt xuống cầu thang, gùi nặng thế mà thong dong đến lạ; hay buổi chiều tà ở rẫy về, cất tiếng ót ót gọi heo thả rong, và nhìn đàn heo rối rít ùa về như mẹ âu yếm đón đàn con… Trong nghệ thuật vốn vậy, chính những điều nhỏ tưởng không đáng kể đó tạo nên mùi vị không thể thay thế của tác phẩm…

Cuối cùng rồi phim cũng xong, đoàn giải tán. Tôi có tham gia đôi lần những đoàn làm phim như vậy, tôi biết, ba bốn tháng thôi, mà cảm giác rất dài. Bởi vì suốt những ngày tháng ấy người ta không chỉ đi cùng nhau, làm việc cùng nhau, ăn ở cùng nhau; mà còn cùng nhau, cố tình lôi kéo nhau, người ta còn đắm đuối, cố tình tự đánh chìm mình vào một cuộc sống khác hẳn ngoài đời, quyết liệt hơn, hạnh phúc hơn, đau đớn hơn, biết là giả chứ nhưng lại thật hơn thật vì sự tích tụ và cường độ cực cao của nó…

Rồi phim xong. Đột ngột. Bao giờ cũng đột ngột. Đột ngột màn hạ xuống. Một giấc mơ, một cơn mê dài đột ngột được đánh thức. Những người chuyên nghiệp, dạn dày sân khấu, chừng nào đã quen. Nhưng còn hai cô gái Ba Na của tôi? H’Nga ngơ ngác: Hết rồi sao bác? Em hỏi. Hết rồi thật. Ngày mai các cô sẽ trở về làng. Tôi ở trên này đã lâu, tôi biết cuộc sống đang chờ đợi các cô trở về không giống như trong phim các cô cùng chúng tôi vừa dựng, đúng hơn là vừa “sống”, mê đắm. Mà bây giờ, trở về, điều gì đang chờ các cô?… Hầu như có thể chắc chắn, mươi năm nữa, cũng chẳng cần lâu đến thế đâu, chỉ năm ba năm, nhớ tìm về thăm, tôi sẽ gặp hai người đàn bà trên rẫy, vẫn còn phảng phất nét đẹp xưa, nhưng sẽ khác lắm, cháy nắng, con – đứa thứ mấy? – địu trễ nãi trên lưng, đến chiếc áo bạc màu cũng chẳng cần cài cho hết cúc, mặc cho vú vê chảy dài lòng thòng… Tôi cũng biết điều đó, cái cảnh hầu như sẽ chắc chắn đó, sẽ chẳng là gì cả trong hạnh phúc mà họ vui nhận trong cuộc đời, thanh thản, bình yên… Nhưng có thể giúp họ tìm đến một hạnh phúc khác không, một hạnh phúc mới mà họ có thể và xứng đáng được hưởng… Bây giờ nhớ lại, quả thật tôi rắp tâm thực hiện một kế hoạch, mà tôi tin. Ở thiện chí trong sáng của mình. Tin ở điều thật sự tốt lành sẽ đem lại được cho những người tôi suốt đời yêu quý. Còn hơn thế, biết đâu một con đường hạnh phúc mới mẻ có thể mở ra cho bao người nữa trên này, cũng quá xứng đáng được có như hai cô…

Tôi có một anh bạn là giám đốc một cơ quan cấp tỉnh, cơ quan ấy có một cái nhà khách. Anh sẵn sàng nhận ngay hai chị em vào làm ở đấy, cả chị vợ anh cũng hăng hái đồng tình. Chính chị lo lắng thu xếp cho các cô vừa làm vừa học. Thậm chí chúng tôi còn trù tính các bước tiếp theo cho hai cô sau giai đoạn có thể là tạm thời ở nhà khách này. Không ai nói ra, dường như không dám nói hẳn ra, nhưng quả thật chúng tôi mong muốn đưa các cô “đi xa” hơn nhiều. Một cuộc đổi đời, tại sao không?… Không dám nói, vì nó đẹp quá, cái tương lai mong ước ấy, mà cái đẹp ở đời bao giờ cũng mong manh. Lại nữa… nhưng mong ước của chúng tôi, của tôi, cho hai cô, cho người khác, theo cách nghĩ của tôi, tôi có quyền không? Ta có quyền hình dung một cách hạnh phúc của mình suy ra, cho người khác không? Lo lắng không nhiều, mong ước tốt lành át đi tất cả…

Xong xuôi, tôi trở về Hà Nội, đinh ninh đã làm một việc “đúng lương tâm”, đúng cả tâm huyết lâu dài vẫn ấp ủ với vùng đất và người đã thành ruột thịt. Cũng có lúc lại thoáng vẩn lên đôi chút băn khoăn: chúng tôi đang làm một cuộc thử nghiệm, mà có thể là thử nghiệm với cả cuộc đời hai con người. Thực tế hay phiêu lưu… Hồi hộp chờ…

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

ĐỜI ĐỜI GHI NHỚ CÔNG ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ, CÁC MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG. \ 27/7 VÀ NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI...!



- Có 1.146.250 Liệt sỹ trên cả nước.

+ 191.605 Liệt sỹ hi sinh trong kháng chiến chống Pháp

+ 849.018 Liệt sỹ hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ

+ 105.627 Liệt sỹ hi sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo…)

- Hơn 200.000 hài cốt Liệt sỹ chưa được tìm thấy, thi hài các anh còn nằm lại trên các chiến trường Việt Nam, Lào, Cam pu chia, Biển Đông…

- Hơn 300.000 hài cốt Liệt sỹ đã được quy tập về các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính tên tuổi, quê quán, đơn vị…

- Tỉnh có nhiều Liệt sỹ hi sinh nhất: Tỉnh Quảng Nam có 65.000 Liệt sỹ hi sinh trong các cuộc chiến tranh. (ngoài ra tỉnh Quảng Nam còn có hơn 30.000 thương binh) (tính đến năm 2012).

- Huyện có nhiều liệt sỹ nhất cả nước là huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) với hơn 19.800 Liệt sỹ. (tính đến năm 2012).

- Ngoài ra, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có khoảng hơn 4 triệu dân thường Việt Nam ở hai miền (miền Bắc và miền Nam) đã chết và bị thương tật suốt đời do bom đạn, do kẻ thù giết hại…

Có 9.637 công trình tri ân, ghi công Liệt sỹ như tượng đài, nhà bia, nghĩa trang Liệt sỹ trên địa bàn cả nước. (tính đến năm 2012)

+ Hơn 3.000 nghĩa trang Liệt sỹ trên địa bàn cả nước (hầu hết các tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường, thị trấn trên đất nước Việt Nam đều có nghĩa trang Liệt sỹ…)

- Có 9.000.000 người có công trên cả nước

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

"VIỆT NAM" NGHĨA LÀ GÌ?





Câu sấm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ VIỆT NAM KHỞI TỔ XÂY NỀN “ sau đúng 300 năm đã ứng nghiệm vào năm 1802 Vua Gia Long đặt quốc hiệu nước ta là NAM VIỆT để sau hai năm 1804 đã đổi là VIỆT NAM

1/ Không ít người bây giờ vẫn tưởng "Việt Nam" nghĩa là "nước Nam của người Việt". Hoặc là, qua một số em sinh viên trẻ cho tôi biết ở trường giải thích: "Việt Nam" nghĩa là nước Việt nằm về phương Nam (so với Tàu). Mắc giống gì mà danh xưng một quốc gia lại đi lấy một quốc gia khác làm "hệ qui chiếu"? Coi đi, quốc gia của người Hàn nằm về phía đông nước Tàu, họ đâu giải thích nước họ là ... "Hàn Đông".

Ý nghĩa của hai chữ "Việt Nam" bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, NHƯNG cho dù diễn giải vi diệu/hay ho/cao siêu tới đâu đi nữa thì - xin nhấn mạnh - hãy nhớ rằng tên nước VIỆT NAM là do nhà Nguyễn đặt ra. Thành thử phải tìm hiểu nhà Nguyễn gọi vậy với ý nghĩa gì (chớ đừng nhét cách diễn giải của đời sau vào miệng tiền nhân)!

... Hệt như có một làn gió mát mẻ, hết sức khỏe khoắn sau khi tôi may mắn biết được ý nghĩa đích xác của tên nước "VIỆT NAM" khi Gia Long định danh.

"Việt" trong quốc danh "Việt Nam" , té ra không phải làm một với "Việt" trong quốc danh "Đại Việt" (mặc dù nhìn vô mặt chữ hệt nhau)!

Nói nào ngay, "Việt" đàng nào cũng có cái hay, nhưng lại không giống nhau.

2/ VIỆT NAM trở thành quốc danh chính thức, lần đầu tiên, là vào đời vua Gia Long, năm 1804.

2a) Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là "Nam Việt" .

Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ (Nam Việt) lặp lại quốc danh "Nam Việt" mà Triệu Võ Đế (Triệu Đà, năm 204 TCN - năm 137 TCN) đặt ra, bấy giờ lãnh thổ không chỉ có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (đồng bằng sông Hồng cho tới Hà Tĩnh) mà bao trùm luôn Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).

2b) Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi "Nam Việt" thành VIỆT NAM ( ).

Dầu "Nam Việt" hoặc "Việt Nam" cũng đều chung ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, có mặt trong đoàn xứ qua Tàu đàm phán với nhà Thanh, cho biết:

"Việt Nam là quốc danh thích hợp để chỉ một lãnh thổ hợp nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, "chúng ta (nhà Nguyễn) sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó".

Hai chữ VIỆT NAM là sự kết hợp giữa VIỆT (THƯỜNG) với (AN) NAM.

3/ Việt Thường là xứ mô?

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

TRIỀU TIÊN BỎ RƠI VIỆT NAM RẤT XA



Sưu tầm

Nói thẳng, tôi không thích nước CHND Triều Tiên, nhưng cũng không chấp nhận thông tin phương Tây, nhất là Hàn Quốc vào hùa xuyên tạc bôi nhọ, hướng dư luận có cái nhìn lệch lạc ác cảm với quốc gia này.

Dưới đây là một số sự thật mà có thể nhiều người chưa biết.

Từ lâu Triều Tiên đã tổ chức nhà nước theo chế độ đa đảng: đảng Lao động chiếm 75% số ghế, ngoài ra còn các đảng Dân chủ, đảng Thanh niên đạo và 5 ghế cho đảng Kiều bào ở Nhật; các đảng này trực thuộc Hội đồng Nhân dân tối cao. Mặc dù Triều Tiên đi theo chủ nghĩa cộng sản nhưng từ năm 2009 các mối liên hệ với CNCS theo học thuyết Marx – Lénine đã bị Quốc hội loại bỏ khỏi Hiến pháp.

Nếu như Việt Nam là nước chưa làm nổi con ốc vít ra hồn thì từ năm 2012 Triều Tiên đã chế tạo thành công tên lửa mang vệ tinh lên vũ trụ. Ngày nay họ đã tự lực chế tạo được điện thoại di động, máy tính bảng, pin năng lượng mặt trời, phần cứng phần mềm smartphone, ôtô, máy bay không người lái, máy bay dân dụng, tàu ngầm... Về vũ khí quân sự tối tân họ đã chế tạo và thử thành công bom nguyên tử, bom khinh khí và gần đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Khoảng năm 1987 Triều Tiên đã hoàn thiện hai công trình xây dựng rất hùng vĩ tầm cỡ quốc tế, đó là khách sạn Ryugyŏng cao 330m và hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng.

Từ năm 1954 đến 1974 Triều Tiên được kể là nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, GDP vượt Hàn Quốc. Năm 1986, GDP là 2.400 đô la (bằng 5.500 bây giờ), mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 25% cùng Nhật Bản là hai quốc gia phát triển cao nhất Đông Á.

Nhưng đến năm 1990 Triều Tiên bị rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, phần do thiên tai, phần do sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu. Kim ngạch xuất khẩu sụt 90% kéo theo thu nhập đầu người giảm 70%. Đất nước lâm cảnh thiếu đói nhưng không kéo dài và tệ hại như truyền thông thù địch đồn thổi.

Nếu như giáo dục, y tế là hai mảng bê bối tồi tệ nhất ở Việt Nam thì ngược lại ở Triều Tiên là thiên đường. Từ năm 1979 nhà nước Triều Tiên đã thực hiện chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc. Học sinh từ tiểu học đến đại học không hề phải đóng góp một loại phí nào mà còn được cấp sách vở, quần áo, giày dép. Cùng năm chính phủ lại ban hành luật Bảo hộ y tế toàn dân, khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Mấy năm gần đây do kinh tế đi xuống, bệnh nhân phải trả tiền thuốc, còn tiền thăm khám, xét nghiệm, tiền giường được nhà nước hỗ trợ.

Do bị cô lập, ít bạn nhiều thù, Triều Tiên luôn bị bao vây, tấn công nhiều mặt mà tệ hại nhất là luôn bị tấn công trên mặt trận truyền thông. Xin nêu mấy vụ đơm đặt ác ý bị hãng AP phủ nhận hoặc do chính kẻ vu khống lên tiếng cải chính.

- Báo Chosun IIbo Hàn Quốc bịa tin ngày 20-8-2013, nữ ca sĩ Hyon Song – wol (người tình của Kim Jong-un) cùng 11 nghệ sĩ khác bị chính Kim ra lệnh xử bắn. Nhưng chỉ ít lâu sau lại thấy cô xuất hiện trên truyền hình, và đến năm 2018 vừa qua thì chính cô và đoàn nghệ thuật Triều Tiên đã đến biểu diễn tại Hàn Quốc!

- Tin chú dượng Kim Jong-un bị hành quyết là bịa đặt.

- Tin Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bị xử tử là hoàn toàn vu khống, ông chỉ bị bãi chức và đang sống bình thường cùng gia đình.

- Tin Han Kwang-song Giám đốc tài chính của đảng bị xử tử là tin bịa đặt giật gân, vì chỉ ít ngày sau người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình đến thăm trại thủy sản.

- Tin Ri Yong-gil Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên bị tử hình tháng 2-2016 là tin vu khống bỉ ổi nhất, vì chỉ sau đó 3 tháng (5-2016) ông được bầu vào Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Và còn hàng nghìn tin vu khống bịa đặt khác...

Một số báo chân chính phương Tây, trong đó có AP đánh giá Triều Tiên là nước duy trì được nên công nghệ cao, riêng giáo dục xứng đáng đứng đầu thế giới (con số mù chữ chỉ còn 1%).

Công bằng mà nói, điểm sáng văn hóa trong đời sống xã hội Triều Tiên văn minh hơn Việt Nam rất nhiều. Ở Triều Tiên tuyệt đối không có tệ nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy, gái điếm, bạo lực gia đình, bạo lực học đường... vì đó là những tội bị luật pháp áp dụng hình phạt rất nặng. Đường phố, công sở, trường học, bệnh viện, khách sạn... ở Triều Tiên đều sạch sẽ ngăn nắp như phòng thí nghiệm. Người Triều Tiên coi trọng việc ăn mặc, nhất là phụ nữ, y phục luôn nhã nhặn, duyên dáng, thanh lịch và rất kín đáo.

Đương nhiên dưới sự cai trị độc đoán thiếu cởi mở của nhà cầm quyền, cuộc sống của người dân Triều Tiên còn phải chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. Nhưng nếu chỉ xét riêng về mặt phát triển công nghệ, phúc lợi xã hội, hệ thống giáo dục y tế cùng nếp sống văn hóa, văn minh xã hội thì họ đã bỏ rơi Việt Nam rất xa! Thấy cái hay của họ sao không học, chắc là không học nổi chứ không phải không muốn học.

Bài: Trần Xuân

Thực hiện: Nghiêm Việt

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Trung Quốc, không phải Nga, vẫn đặt ra thách thức lớn nhất đối với an ninh của Hoa Kỳ

 

Việc ngăn chặn Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ này ở châu Á phải là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ — ngay cả khi đối mặt với những gì đang xảy ra ở châu Âu.

THE NATIONAL INTEREST by Elbridge Colby – July 1, 2022 

(Elbridge Colby là Đồng sáng lập và Giám đốc của Marathon Initiative, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận. Ông lãnh đạo việc xây dựng Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 với cương vị Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chiến lược và Phát triển Lực lượng từ năm 2017–2018. Ông là tác giả cuốn The Strategy of Denial: American Defense in an Age of Great Power Conflict).

Ba Sàm lược dịch

Chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau cuộc chiến tranh Nga-Ukraina nên nhanh chóng hướng đến khu vực đóng vai trò quyết định nhất của thế giới: Châu Á.

Điều này đòi hỏi chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ phải thực sự đặt châu Á lên hàng đầu — trong các khoản đầu tư quân sự của chúng ta, trong việc phân bổ vốn và nguồn lực chính trị của chúng ta, cũng như sự chú tâm của các nhà lãnh đạo của chúng ta.