Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Tư liệu Đặc biệt: ÔNG VŨ KỲ KỂ CHUYỆN CỤ HỒ KÉN VỢ


Lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình: Cám ơn nhà báo Quoc Phong nguyên PTBT báo Thanh Niên về stt này. Ghi chép lại về đời tư của Bác của thư ký Bác lúc trọng bệnh. Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này!


Lời dẫn của Nhà báo Quốc Phong
Chuyện bây giờ mới kể

Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng sẽ có lúc chúng ta nên công khai về đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hoá. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN . Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, độc lập mà Người đã phải hy sinh , thiệt thòi . 
Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người hơn bội phần.




NHỮNG CHUYỆN ÔNG VŨ KỲ HỒI TƯỞNG 
ĐÃ ĐƯỢC GHI LẠI LÚC TRỌNG BỆNH
Dưới đây là 1 trong 2 câu chuyện được ông Vũ Kỳ , Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại lúc 15h chiều 24/6/ 2004 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Khi đó, ông Vũ Kỳ đã rất yếu rồi . Người được ông mời đến để ghi âm lại những chuyện mà ông kể ra sau đây là bà Nguyễn Thị Tình, khi đó là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng một cán bộ chuyên môn của Viện.
Sau đây là phần bóc băng của Bảo tàng HCM và họ đã chép lại . Để giữ tính trung thực, nó vẫn chưa hề được biên tập gì ( nguyên từ bản bóc băng chép tay của bà Tình. Bản trong băng, tôi- người gõ lại sau đây - cũng chưa được nghe băng trực tiếp. Thực ra, đến nay cuốn băng đã bị hư . Tuy nhiên, ngay sau khi ghi âm, lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chuyển ngay cuốn băng lên Lãnh đạo Bộ Văn hoá Thông tin (ông Phạm Quang Nghị) và Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương( ông Nguyễn Đình Hương) để xin ý kiến. Sau đó, Bộ Văn hoá TT đã có quyết định cử cán bộ của Viện bảo tàng HCM sang các nước châu Âu nghiên cứu sưu tầm tư liệu thêm.
Do đây là văn nói, lại không được nghe băng trực tiếp nên có những câu không rõ nghĩa nên vẫn để dấu (?) bên cạnh . Tôi đã hỏi chị Tình nhưng chị nói cũng không rõ vì khi đó, ông Vũ Kỳ cũng đã rất yếu .để khách quan, tôi không sửa gì hết. 
Nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay, tôi mạn phép trích ra 1 trong 2 nội dung nói trên để mọi người ghé đọc và hiểu thêm về một nhân vật vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Có một nội dung, đó là chuyện Người đi lính 4 năm cho Pháp trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2( 1914-1918). Nội dung này tôi cũng đã viết trên Tạp chí Xưa & Nay đăng vào tháng 10 năm 2015 nên xin không nhắc lại ). Ông Vũ Kỳ kể :


Vấn đề thứ nhất : ( tôi không ghi lại )

Vấn đề thứ hai :

TRƯỜNG CỦA CHÚNG EM


( Kính tặng các thầy cô giáo và các bạn HS trường cấp 3 Tô Hiệu Sơn La )


Chúng em về đây dưới mái trường Tô Hiệu
Xa bao năm nỗi nhớ vẫn cồn cào
Dòng Nậm La  lững lờ một thuở
In đậm tình thầy trò đầm ấm năm nao

Chúng em xa trường nỗi nhớ cứ nôn nao
Nụ cười các thày cô với chúng em ngày nhỏ
Có định luật nào thày Vượng không giảng rõ
Làm hành trang chúng em bước vào đời

Thầy Lâm hiền từ mà nỗi nhớ khôn nguôi
Dạy chúng em ngẩng cao đầu nhìn bầu trời không giới hạn
Rồi một ngày muôn vàn gian khó
Muốn nên người không được sợ gian nan

Thầy Bình, Thầy Ngọc Anh dạy chúng em biết yêu nước nồng nàn
Biết căm thù lũ quân xâm lược
Biết luyện rèn đi lên khó khăn nào vẫn vượt
Bởi những áng thơ văn bất hủ bi hùng

Cô Công đưa chúng em ngược dòng thời gian
Với những trang sử hào hùng
Dân tộc mình có khi đỉnh vinh quang
Cũng có lúc chìm trong máu lửa
Nhưng trang nào cũng vẽ một thanh gươm tự vệ kiên cường

Thầy Oanh chỉ cho chúng em đâu biên giới biên cương
Cha ông ta đổ máu xương gìn giữ
Để hình hài Tổ quốc mãi vẹn nguyên
Một dấu son trên bản đồ Quốc tế
Để giòng giống Rồng Tiên mãi độc lập tự chủ một vùng.

Thầy Ngà dạy hóa hay đến lạ lùng
Chúng em mãi không quên bài ca hóa trị…

Thầy Hướng dạy sinh đến thật kiên trì
Cho chúng em hiểu quanh mình sự sống
Yêu màu xanh bạt ngàn quê hương truyền thống
Thương bát canh rau rừng mẹ nấu con ăn

Trường của chúng em, tự hào mãi ngàn năm
Được mang tên người anh hùng xứ nhãn
Người cộng sản trong ngục tù chói sáng
Ươm mầm xanh Cách mạng quê mình
Người chiến sỹ anh hùng, anh dũng kiên trung
Chúng em nguyện không ngừng tranh đấu
Tiếp bước cha anh đời đời phấn đấu
Xứng danh mái trường ... yêu dấu mãi ngàn năm./.

16/3/2019
T/g thạc sỹ NTL Phông thư ký riêng bà Tòng Thị Phóng

Di chúc Hồ Chí Minh: những nghi vấn đặt ra từ văn bản


Nguyễn Thị Từ Huy 
23-04-2015
Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch, về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.


Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.
Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ Chí Minh, được công bố trong cuốn «Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh», NXB Trẻ, 1999.
Bản di chúc đầu tiên được đánh máy và ký ngày 15/5/1965, với sự chứng kiến của Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương, có chữ ký của Lê Duẩn trong văn bản đánh máy.
Bản di chúc thứ hai, được viết tay, bằng mực xanh, vào dịp sinh nhật thứ 78, tức là vào tháng 5 năm 1968, với rất nhiều sửa chữa, gạch xóa bằng mực đỏ, không có chữ ký, không có người chứng kiến.
Bản thứ ba, đề ngày 10/5/1969, chỉ có một trang viết tay, với nội dung là phần mở đầu của di chúc.
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh viết hoặc sửa di chúc vào mỗi dịp sinh nhật. Điều này cũng có thể hiểu được : chính là vào dịp sinh nhật mà người ta nghĩ đến quỹ thời gian còn lại của mình, nhất là đối với những người cao tuổi. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho cái chết của mình một cách đầy ý thức, từ nhiều năm trước khi chết.
Bản gốc di chúc thứ nhất và thứ hai đều có ghi quốc hiệu : « Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ». Và đều có ghi chú ở ngay dòng đầu tiên : « Tuyệt đối bí mật ». Đồng thời việc viết và sửa chữa di chúc nhiều lần, việc sửa chữa, thêm bớt từng chữ một, cho thấy rằng, đối với Hồ Chí Minh, di chúc là một văn bản hết sức quan trọng, hết sức có ý nghĩa đối với ông.
Tôi xin xác định rõ : ở đây tôi không đi vào phân tích toàn bộ các văn bản di chúc, không phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh, không đánh giá đúng sai. Có thể tôi sẽ làm việc đó vào một lúc khác nhưng không phải lúc này.
Nhận xét sơ bộ đầu tiên của tôi có thể tóm gọn trong mấy câu hỏi sau đây :
1. Vì sao từ bản di chúc thứ hai ông chọn hình thức viết tay, chứ không đánh máy nữa ? Liệu ta có thể nghĩ đến một trong những câu trả lời khả dĩ : « để không ai có thể sửa đổi hay đánh tráo được » ? Ta biết rằng đối với một văn bản đánh máy, trừ trang có chữ ký ra, bất kỳ trang nào cũng có thể bị thay thế mà… không để lại dấu vết gì. Dù sao đấy cũng chỉ là một phỏng đoán. Nhưng nếu quả thật Hồ Chí Minh đã có linh cảm và lo ngại rằng di chúc của ông sẽ bị sửa chữa sau khi ông chết thì linh cảm và lo ngại ấy quả là chính xác, vì đó chính là điều mà Bộ Chính trị đã làm.
2. Bản di chúc thứ hai, 1968, không có chữ ký, và không có người chứng kiến. Văn bản được công bố với rất nhiều sửa chữa cho phép phỏng đoán rằng đó có thể là một bản nháp. Câu hỏi là : từ sinh nhật 1968 đến sinh nhật 1969 ông Hồ Chí Minh hoàn toàn có thời gian để chép lại văn bản ngắn ấy thành một văn bản hoàn chỉnh, có chữ ký của ông đàng hoàng, như ông đã làm với văn bản thứ nhất, nhưng tại sao ông không làm điều đó ? Tại sao ông mất 5 năm để viết một di chúc, thay đổi, sửa chữa rất nhiều, chứng tỏ nó rất quan trọng đối với ông, mà rốt cuộc ông chỉ để lại một văn bản dang dở và gạch xóa sửa chữa nhằng nhịt như vậy ? Liệu có phải ông Hồ đã viết lại sạch sẽ và ký cẩn thận, nhưng văn bản chính thức có chữ ký đó không còn nữa ?
3. Văn bản năm 1969 chỉ có một trang viết tay, nội dung cho thấy đó là lời mở đầu di chúc, lặp lại một số nội dung đã từng viết ở phần mở đầu của những di chúc trước. Tuy nhiên trông nó như là bản nháp, vì đầu trang không đề quốc hiệu, cũng không có dòng chữ «Tuyệt đối bí mật », như hai bản trước. Chẳng lẽ Hồ Chí Minh chỉ viết phần mở đầu mà không viết phần nội dung chính ? Điều này thật đáng ngạc nhiên. Bởi Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của di chúc, hiểu rõ rằng di chúc của ông chính là một văn bản lịch sử. Câu hỏi đặt ra là : Liệu có phải văn bản năm 1969 chỉ có chừng đó không ? Liệu có phải Hồ Chí Minh đã viết một bản di chúc thứ ba rất hoàn chỉnh, vào sinh nhật năm 79 tuổi, nhưng chỉ còn lại một trang nháp, và phần chính của nó đã bị thất lạc, hoặc bị hủy bỏ, hoặc không được công bố ?
Tại sao có những câu hỏi này ?

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Hãy dẹp bớt kiêu ngạo cộng sản


Nguyễn Đình Cống
Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức đối thoại. Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình.
Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI, gửi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7- 2019. Văn bản được gửi bảo đảm qua Bưu điện và mang đến tận văn phòng. Cả 2 nơi đều có biên nhận. Sau vài ngày tôi gửi tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận. Cả 2 văn bản có yêu cầu được trả lời (trước ngày 20 tháng 8 với ông Thưởng, trước ngày 27/8 với ông Thắng).
Thế nhưng cho đến ngày 30 tháng 8, tôi không nhận được một thông tin gì từ phía các ông. Họ không trả lời, dù một câu qua điện thoại, rằng đã nhận được đề nghị. Tại sao vậy? Quá bận chăng. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng thái độ kiêu ngạo cộng sản. Kiêu ngạo này là của cá nhân hay là một chủ trương của Bộ Chính trị mà các ông phải chấp hành. Dù sao thì đây cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.
Ông Thưởng từng phát biểu: “Đối thoại, tranh luận tạo cơ sở để hình thành chân lý”. Từ chối đối thoại phải chăng Ban Tuyên giáo, Hội đồng Lý luận của ĐCSVN không muốn, không cần tìm chân lý.
Các vị lãnh đạo ĐCSVN có một nhầm lẫn tai hại, nghĩ rằng dựa vào đội ngũ trí thức của Đảng, dựa vào các ban ngành, các hội đồng, hội thảo mà họ có thể tìm thấy toàn bộ sự thật.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho VN


PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Tìm kiếm mô hình phát triển cho đất nước là tâm huyết của nhiều chính trị gia và các nhà nghiên cứu.
Đường lối Đổi mới tự nó không phải là mô hình. Đảng Cộng sản lãnh đạo quá trình chuyển đổi sang thị trường có lúc thăng trầm. Theo quan sát của tôi, bối cảnh cải cách hiện nay đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho mô hình phát triển. Xu hướng cải cách tạo ra thời cơ. Tuy nhiên, nó cần được nhận rõ để hiện thực hoá.
Quá trình đổi mới và ‘thập kỷ mất mát’
Hơn 30 năm trước, tính từ 1986, đường lối Đổi Mới với chính sách mở cửa và cải cách đã đưa Việt Nam thoát khủng hoảng kinh tế, vươn lên thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp.
Thu nhập quốc dân GDP trên đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD.
Bỏ qua 5 năm đầu thoát khủng hoảng (1986-1991) và giai đoạn bất ổn từ 2009, trong vòng 20 năm (1991 – 2011), tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 7,34%, quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000.
Kinh tế thị trường không chỉ là cứu cánh và dần thế chỗ kinh tế tập trung, bao cấp. Dư địa tăng trưởng là giải phóng sức lao động và tiềm năng nguồn lực vật chất như đất đai, tài nguyên.
Nay dư địa ‘thô’ dần cạn kiệt và những cảnh báo được đưa ra rằng đất nước có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Thời kỳ bất ổn vĩ mô không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng giảm sút mạnh, mà còn gây khủng khoảng thể chế, đe doạ sự tồn vong của chế độ, mất niềm tin dân chúng và rối loạn xã hội.
Nguyên nhân được cho là sự sai lầm của chính sách kinh tế dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và sự tha hoá của bộ máy hành chính thiếu năng lực điều hành. Bản chất sâu xa là sự duy ý chí khi cho rằng Đảng Cộng sản có thể lãnh đạo kinh tế thị trường mà vẫn duy trì chế độ độc tôn.
Đảng đã không thay đổi kịp để thích ứng với chuyển đổi sang thị trường.
Kinh tế thị trường đòi hỏi không gian tự do cho con người và doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân và tự do cá nhân với các giá trị phổ quát, đối ngược với các chuẩn mực lý tưởng cộng sản.
Sự ‘tự diễn biến, tự chuyển hoá’ trong nội bộ tổ chức đảng là hậu quả của sự duy trì ý thức hệ xã hội chủ nghĩa giáo điều vốn là nền tảng của hệ thống chính trị hiện hành.

MỸ, NHẬT BẢN, ẤN ĐỘ, ĐÀI LOAN ĐÃ ĐẶT MÌNH TRONG TƯ THẾ SẴN SÀNG CHIẾN TRANH VỚI CỘNG SẢN TRUNG QUỐC



Trong tình thế bị Mỹ truy bức trên vũ đài thương mại, Trung cộng bị rơi vào hai tình huống khẩn cấp xảy ra ngay trong nội bộ đảng cộng sản của nó, đó là:
1. Nếu phe chủ hòa của Trung cộng là các chóp bu nắm giữ quyền điều hành kinh tế, được ăn học bài bản ở nước ngoài nắm thế thượng phong, biết nhìn xa trong rộng, dám nuốt nhục luồn trôn thì Trung cộng sẽ chấp nhận đầu hàng Mỹ trên vũ đài thương mại, tức sẽ chọn cái chết êm ái, nhẹ nhàng như Đông Âu, Liên Xô trước đây.
2. Nếu phe chủ chiến là các chóp bu nắm giữ các bộ sức mạnh như quân đội, công an,... giành thế áp đảo trước phe chủ hòa thì Trung cộng sẽ xuất khẩu nội loạn ra bên ngoài, dấy động can qua với lân bang thù địch như Ấn Độ, Úc châu, Nhật Bản, Đài Loan, với trực tiếp thù địch là Mỹ theo cách: "đã liều ba bảy cũng liều".
Đọc được ý nghĩ của Trung cộng, Mỹ và liên minh đã phải đặt mình trong TƯ THẾ SẴN SÀNG CHIẾN TRANH VỚI CỘNG SẢN TRUNG QUỐC. Vì vậy không lạ gì khi Mỹ chuyển giao cho Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và sắp tới sẽ là Úc châu, Ấn Độ các gói vũ khí hiện đại mang tính năng phòng thủ cao và ra đòn chớp nhoáng để đánh dập đầu Trung cộng nếu nó manh động làm liều.
Vừa rồi, việc Mỹ giao cho Nhật Bản 73 giàn phóng hỏa tiễn Standard Missile - 3 (SM-3) Block IIA và MK 29 Canisters với giá trị 3,3 tỷ đô-la Mỹ khi trước đó đã đồng ý giao cho Đài Loan gói vũ khí khủng là một minh chứng.
Việc sản xuất dòng hỏa tiễn Missile (SM) - 3 Block IIA thật ra đã được Mỹ và Nhật Bản hợp tác sản xuất từ năm 2006. Missile (SM) - 3 Block IIA là dòng hỏa tiễn dùng để đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo của đối phương, nó có tầm bắn 2.500km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500km ở ngoài khí quyển, tức là gấp 3 lần phiên bản SM - 3 Block IA/B với tầm bắn 700 km, độ cao đánh chặn 500km. Vận tốc tối đa của SM - 3 Block IIA nhanh gấp 15 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 5,6 km/s.
Như vậy đã không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm xóa sổ chủ nghĩa xã hội quái thai của ông Donald J. Trump mà đầu chòm là Trung cộng. Muốn xóa sổ Trung cộng thì ngoài việc đánh cho nó sụp đổ nền kinh tế ra thì phải kéo nó vào cuộc chạy đua vũ trang để nó sụp đổ như Liên Xô nhưng không dám manh động làm liều như bản chất côn đồ của nó.
Nguồn: (Internet)




Thương chiến Mỹ-Trung cuộc đối kháng sống còn


FB Nguyễn Ngọc Chu
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh đối đầu toàn diện Mỹ - Trung – là cuộc đối đầu lớn nhất và sẽ dài lâu nhất kể từ sau cuộc đối đầu Mỹ - Xô ở thế kỷ trước.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
Xuất phát từ những luận cứ đó, sẽ thấy được cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện tại -khởi đầu từ TT Donald Trump – chỉ là cuộc chiến thương mại cục bộ khốc liệt đầu tiên. Nó chưa thể đưa ra cú đánh Knock – out ngay Trung Quốc Cộng sản. Nhưng đó là cú đòn mạnh làm rạn vỡ những đốt cột sống của Trung Quốc Cộng Sản. Và một thể chế dân chủ ở Trung Quốc sẽ xuất hiện sau nhiều cú đòn thôi sơn làm tan rã đế chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Vấn đề là bao giờ? Cả nhân loại ngoài Trung Quốc và cả nhân loại trong Trung Quốc mong chờ ngày đó.
Nhưng trước hết, xin đề cập đôi điều về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhân điểm tựa CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI của các nước G7 vừa được thông báo ngày 26/8/2019 tại Paris.
TẠI SAO LẠI LÀ TRUNG QUỐC?
1. Sau sự tăng trưởng mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới;
Sau sự lớn mạnh của lực lượng quân đội, nhất là sức mạnh của tên lửa và sự vượt trội số lượng của hải quân; Sau trộm cắp được công nghệ cao tiệm cận với trình độ khoa học công nghệ của các cường quốc tiên tiến bậc nhất; Cậy vào lực lượng dân số đông nhất thế giới;
Trước sự nhún nhường mềm yếu của Obama :
Bắc Kinh đã bỏ qua gia đoạn “nép mình chờ thời” lộ liễu tiến ra uy hiếp vị trí cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.
Chứng cớ khởi đầu là ngang ngược xây đảo nhân tạo trên biển, để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Từ đó, biến đại dương thành biên giới quốc gia., tiến sát đến bất cứ quốc gia nào cuối chân trời góc biển . Đó là chống lại sự sắp đặt tự nhiên của vũ trụ, là trái với đạo trời đất; là điều chưa có trong lịch sử nhân loại.
Xây đảo nhân tạo trên biển là chứng cớ bạo ngược đầu tiên của Trung Quốc trong giấc mộng mộng thống trị thế giới. Việc để cho Trung Quốc bình yên làm trái với đạo trời đất là lỗi của chính quyền Obama mềm yếu.
2. Bắc Kinh biết chưa phải là thời điểm chín muồi và còn mất nhiều thời gian nữa mới đến cơ hội soán ngôi. Nhưng Bắc kinh cho là thời điểm thích hợp để tuyên bố vị trí thứ 2 thế giới.
3. Tại sao Bắc Kinh lại dám xem thường Nga để tự nhận mình vào vai trò cường quốc số 2?
Theo Bắc Kinh thì:
- Nước Nga tuy là cường quốc quân sự số 2 nhờ lực lượng hạt nhân và vũ khí tân tiến. Nhưng lực lượng quân đội thông thường có số lượng thấp. Mà chiến tranh hạt nhân lại khó xẩy ra. Nên giao tranh phi hạt nhân thì Bắc Kinh nghĩ rằng số đông vượt trội sẽ không làm cho Bắc Kinh phải sợ.
- Kế đến là tình thế chua chát của Nga khi Nga đang bị cô lập hầu như mọi mặt, nền kinh tế bị cấm vận lao đao, xã hội tiềm chứa nhân tố bất an, làm cho Matxcova trở nên yếu thế.

Có thực là đang “nghiêm chỉnh thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” không?


Tương Lai

Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.
Tín hiệu phát ra của Bắc Kinh quá trắng trợn nhằm đánh đòn cân não, giáng đúng vào cái não trạng đã nhão nhoét một mớ tín điều “ý thức hệ” ôi thiu của Nguyễn Phú Trọng khi nghe nói là Trọng đang xoay bản lề để có chuyến “công du Mỹ Quốc” mà hình như Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 20. 8.2019 đã đề cập đến.
Điều này càng đặt “Tổng Chủ” vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trước thế nước chênh vênh. Trọng lại càng lúng túng như gà mắc tóc, trước đòn Tàu quá hiểm, mà làn sóng phẫn nộ của dân thì lại đang như nước triều dâng! Thế cuộc đang đặt Trọng đối diện với một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại lẫn đối nội! Bãi Tư Chính không chỉ hệ trọng về vị trí chiến lược, mà còn có ý nghĩa sống còn về chính trị, vì để mất Bãỉ Tư Chính là mất hết. Nếu điều ấy xảy ra thì tính chính danh của Trọng không thể vớt vát được trước công luận quốc tế. Nhưng đáng sợ hơn với Trọng còn là cái biển oán giận ngày càng tràn đầy trong lòng dân khi bộ mặt hèn nhát cam chịu phận chư hầu ngày càng rõ trong thủ đoạn đu dây lươn lẹo với xu hướng “nhất biên đảo” bởi sự ràng buộc quá hiểm của Tập Cận Bình.
Vì vậy, sợ giặc cướp nước một thì Trọng lại sợ dân mười. Tại sao? Vì giặc xâm lược, tên cướp biển đang được trang bị những vũ khí hiện đại để uy hiếp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải trên Biển Đông với cái “đường lưỡi bò” ngang ngược kia đâu phải từ bây giờ, mà đã từ rất lâu của thời “Mạnh mượt răng chắc” rồi đến “Trọng lú” trong những chuyến triều kiến “thiên triều” vẫn chỉ một mực tung hô “lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan” và xem 16 chữ vàng như là bùa hộ mạng để chúng giữ được cái ghế quyền lực. Với chúng, dù nước có bị uy hiếp nhưng “còn đảng là còn mình”, cái ngai vàng của “Tổng” rồi “Tổng Chủ” vẫn còn kéo dài cho dù sự sụp đổ chỉ là sớm muộn! Vì thế mà khi giặc cướp đang hoành hành, trong những lần xuất hiện đúng vào lúc lòng dân đang sôi sục, Trọng vẫn im thin thít không dám hé răng. Định học chiêu nếm phân của Câu Tiễn để lo “đại cục” chăng? Nhưng cái “cục lớn” đã thối hoăng ra rồi đâu cần phải nếm!
Hãy chỉ nói đến một lời cảnh báo của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công An từ năm 2016 về: “biết nhưng dường như không dám nói ra. Nói ra, nhiều khi cứ sợ mấy thứ luẩn quẩn đại loại như: vướng vào chuyện kích động “chủ nghĩa dân tộc” bài Trung Quốc; ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái “vòng kim cô”... Điều 70 của Hiến pháp nói rằng công dân có quyền được thông tin. Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời: tại giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, tại tọa độ ấy, Trung Quốc đã hành động thế này thế kia. Người dân phải được biết, hệ thống truyền thông phải thông báo kịp thời để người dân được biết. Điều này hoàn toàn khác, không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc.
Người dân cần phải được biết an nguy của dân tộc ở đâu. Nếu không làm chuyện này thì trách nhiệm thuộc về các cấp có thẩm quyền. Không ai làm thay được chúng ta... bây giờ mình mà không chống sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông thì ai ủng hộ. Bây giờ tôi chỉ nói đơn giản chuyện thế này thôi. “Gã hàng xóm” đẩy cửa vào đập phá nhà “anh”, người dân xung quanh đến giúp, “anh” lại bảo: “Không có chuyện gì đâu. Bạn bè chưa hiểu nhau ấy mà”. Thế thì ai còn có thể giúp “anh” được nữa. “Anh” phải lên tiếng phản đối... thì bạn bè, bà con hàng xóm người ta mới đến giúp “anh” chứ. Nó đến nó đập nhà phá phách thế mà “anh” lại bảo không có chuyện gì cả thì thôi chứ còn gì nữa”.
Vị tướng nghiên cứu về chiến lược ấy đã chỉ rất rõ ràng là: “Nếu chúng ta không có những hành động mạnh, quyết liệt thì chỉ trong vòng 15 tháng nữa (đến nửa đầu năm 2017) Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông. 15 tháng còn lại kể từ tháng 4 năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hoàn thiện tất cả các căn cứ quân sự ở Biển Đông, đưa máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K xuống sân bay đá Chữ Thập, đưa máy bay tiêm kích J-10, J-11 xuống sân bay Gạc Ma, lắp thêm hàng chục ra đa tần số cao phục vụ quân sự ở các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa; đưa thêm các tên lửa hành trình YJ-62 chống hạm, đưa một loại tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.400km đến Phú Lâm và các đảo khác nữa. Coi như họ hoàn thiện hệ thống quân sự trên Biển Đông và khống chế hoàn toàn Biển Đông… Nếu ta cứ ngồi yên như hiện nay thì họ sẽ làm như vậy!”.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Đảng Cộng Sản hãy một lần nêu tinh thần "Giang Văn Minh"


An Viên, Việt Nam Thời báo, ngày 26/8/2019
(VNTB) - Cái chủ trương đã gạt chính trị và chủ quyền ra khỏi chủ thể nhân dân và thâu tóm hoàn toàn các thông tin, quyết định nằm trong tay một nhóm người. Những cú đòn đau từ lực lượng an ninh trong trấn áp người biểu tình, những cái đạp-khiêng người biểu tình từ những sĩ quan an ninh ở Hà Nội đã góp phần không nhỏ đến cách mà người dân thờ ơ, lạnh nhạt với chủ quyền hiện nay.
Hải Dương 8 tiến sát vùng biển Việt Nam sau nhiều tuần.
Cách đảo Phú Quý 102km, cách bờ biển Phan Thiết 185km.
Tàu hải quân Quang Trung, con tàu có tính năng "tàng hình" hiện đại bậc nhất của Việt Nam được báo chí nước ngoài miêu tả là "tháo chạy về bờ", và neo đậu tại cảng Cam Ranh.
Hai tàu hải quân Việt Nam hiện đang theo dõi tàu Hải Dương 8 và 4 tàu hải cảnh Trung Quốc.
Twitter Ryan Martinson trong một chia sẻ ngày 24.8 cho biết.
"Có vẻ như Haiyang Dizhi 8 đang mở rộng khảo sát đến một khu vực gần bờ biển của Việt Nam."
Điều đáng sợ, là thông tin hoạt động của dàn tàu Trung Quốc chìm trong lượng thông tin liên quan đến nạn cháy rừng Amazon. Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa có một tuyên bố kịp thời. Và trên hết, sự bàng quan, thờ ơ chủ quyền quốc gia đang là biểu hiện chính của cộng đồng người dùng mạng xã hội Facebook.

Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII (Tiếp theo và hết)


Nguyễn Đình Cống
5- Trí tuệ - nguồn gốc và sự thể hiện
Trí tuệ khác với kiến thức. Nó gần với trí thông minh. Trí tuệ được hình thành từ 2 nguồn: Tiên thiên và Hậu thiên.
Tiên thiên là phần có trước, do bào thai tiếp nhận từ di truyền, từ năng lượng tâm linh. Hậu thiên là phần có sau, do tiếp nhận từ học tập và hoạt động. Tiên thiên là  cơ bản, là hạt giống, hậu thiên là môi trường, là bổ sung. Người có trí tuệ cao thường được xem là thiên tài, nhân tài, tinh hoa.
Khi tiên thiên không tốt, không đủ thì dù có đào tạo bao nhiêu, may lắm cũng chỉ thành được người có trí thức, có bằng cấp chứ không có trí tuệ cao được. Trí tuệ thuộc lĩnh vực vô hình, nó thể hiện ra thành những câu nói, những hành động, những cách giải quyết sự việc với nhiều hình, nhiều vẻ trong cuộc sống, mà chủ yếu là chọn lựa phản ứng khi chịu một tác động nào đó. Cùng một tác động, dù tốt hay xấu đến đối tượng A thì tùy theo mức độ của trí tuệ mà A có những phản ứng khác nhau, cho những kết quả khác nhau.
Thí dụ một A nào đó bị B mắng hoặc đánh. Tùy theo trí tuệ (hoặc phẩm chất) mà các A sẽ có phản ứng khác nhau:
A1- Chửi lại, đánh lại hung hăng hơn.
A2- Ghi nhận thù hận vào lòng, lập mưu để trả thù vào dịp khác.
A3- Xem như không nghe lời chửi, tránh bị đánh hoặc chỉ đỡ đòn.
A4- Bình tĩnh, tạm  tránh, tìm hiểu xem B có hành động như vậy vì lý do gì. Nếu B bị nhầm thì hãy tha thứ. Nếu mình có lỗi thì nhận lỗi và nếu cần thì phải đền bù thiệt hại.
Việc phản ứng như thế nào có thể xảy ra tức thời hoặc sau một thời gian. Phản ứng tức thời vì không kịp phân tích và suy nghĩ, thường theo bản năng, mà bản năng này là kết quả tích lũy của tiên thiên và hậu thiên. Phản ứng về sau là có sự can thiệp của lý trí.
Một trong những phản ứng của con người là khi thấy được, ngửi được cái lợi về vật chất. Lúc này sẽ thể hiện khá rõ mức độ của trí tuệ. Người tầm thường tìm cách kiếm lợi, không nghĩ sâu xa đến mưu mô và rủi ro (vì thế nhiều người bị mắc lừa), kẻ ích kỷ cố đoạt được lợi mặc cho nó mang tai họa đến cho người khác, bọn đểu cáng tìm cách lừa dối, hãm hại, tiêu diệt đồng loại. Với người có trí tuệ thì phải “kiến lợi tư nghĩa” (thấy lợi phải nghĩ đến đạo nghĩa) hoặc thấy lợi phải nghĩ ra, tìm ra cho hết những điều hại có thể kèm theo.
Mác và những đồ đệ của Mác, dù là lãnh tụ của đảng này đảng kia vẫn mắc vào lỗi kém trí tuệ vì họ quá tin vào học thuyết duy vật. Học thuyết cho rằng bản chất của vũ trụ là vật chất mà thuộc tính của nó là vận động, rằng vật chất có trước ý thức, rằng ý thức là sản phẩm bậc cao của vận động vật chất. Học thuyết duy vật của Mác, cũng như thuyết tiến hóa của Darwin một thời khuất phục những người cộng sản, nhưng rồi nó đã bị đánh đổ ở nhiều nơi trên thế giới. Chỉ còn những người kém trí tuệ vẫn tin theo, tạo thành vòng luẩn quẩn, càng tin theo càng làm cho trí tuệ kém hơn.
Cộng sản không công nhận Tâm linh, là phần quan trọng của Vũ Trụ và Con Người, là nguồn tiên thiên của trí tuệ. Họ chỉ chú trọng vào vật chất, làm cách mạng vô sản chỉ nhằm chiếm đoạt vật chất. Ngay như khi cai trị đất nước cũng ưu tiên phát triển kinh tế để thỏa mãn nhu cầu vật chất.
Một số người tuy có tiên thiên tốt (giống tốt), nhưng bị hãm vào môi trường khắc nghiệt thì cũng không phát triển được  để có thể phát huy toàn bộ tài năng, may lắm chỉ thể hiện được trong một số phạm vi hạn chế.
6- Một số thể hiện kém trí tuệ của CS

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII (Kỳ 1)


Nguyễn Đình Cống
Một đảng đã xâm lưoc biên giới đất liền của ta, giết hại hàng vạn đồng bào , chiến sĩ ta, chiếm Hoàng Sa của ta, chiếm bãi Tư Chính của ta, chiếm Gạc Ma của ta, một đảng như thế mà Đảng CS Việt Nam coi nó là đồng chí, đảng anh em cùng lí tưởng thì có được không?
Lại bá vai bá cổ thảo luận các thứ lí thuyết xã hội chủ nghĩa coi có được không? Nguy cơ bị xâm lược đang hiện hữu. Một đảng như thế có lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc được không?
Đại hội đảng lần thứ 13 nên suy nghĩ vấn đề này một cách nghiêm túc.

Đại hội XIII của ĐCSVN cũng giống như các ĐH trước đây, có 2 việc quan trọng nhất là Nhân sự và Báo cáo. Về 2 việc này tôi đã có bài đăng trên Báo Tiếng Dân và Boxitvn (bài Góp ý về chuẩn bị ĐH XIII, ngày 11/6 / 2019; bài Trao đổi về ĐH XIII, ngày 10/6/2019). Tôi cho rằng nếu không có những thay đổi cơ bản về nhận thức và cách làm thì mặc dầu tốn rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí, vẫn chỉ có thể chọn ra đội ngũ cán bộ làng nhàng với nhiều kẻ cơ hội, chỉ có thể soạn ra một báo cáo dài dòng với lời lẽ văn hoa nhưng nội dung thiếu chân thật, tạo ra sự lãng phí lớn.
Bài này tôi trình bày vài suy nghĩ theo hướng đánh giá tình hình.
1- Các mức độ của sự thật
Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đó là phương châm, là khẩu hiệu được nêu ra mạnh mẽ từ ĐH VI của ĐCSVN.
Chuẩn bị cho ĐH XIII, một số văn kiện nhắc lại khẩu hiệu trên. Quan trọng của nhìn vào sự thật chủ yếu không phải để ca ngợi thành tích và vinh quang mà là để thấy được những điều bất cập, những sai lầm. Nhưng nhìn mà có thấy không? Thấy rồi có dám công nhận và công khai nói ra hay không? Nhìn và nhận là hai việc khác nhau.
Sai lầm, có thứ lộ rõ, ai cũng thấy, có thứ ẩn giấu hoặc bị che đậy, mà thông thường cái ẩn giấu mới là bản chất. Thấy được cái sai lộ rõ là tương đối dễ. Thấy cái sai ẩn giấu, thuộc bản chất là khó, đặc biệt là quá khó đối với những cái đã được nhận nhầm là chân lý, được nhồi sọ, đã tốn công sức để nghĩ ra và thực hành, đã có được một số thành công nào đó, đã mang lại lợi ích và tiếng tăm cho một số người, đã được bồi bút ca ngợi đến tận mây xanh.
Để thấy được những sai lầm bị ẩn giấu cần có trí tuệ cao, dũng cảm lớn, phương pháp đúng. Khi thiếu những thứ đó thì rất cần giúp đỡ từ bên ngoài, của những người phản biện, mà phải là những phản biện có trí tuệ cao, có phương pháp tốt. Được nghe lời khen thì sướng lỗ tai, nhưng phần lớn là vô ích. Nghe chỉ trích, có thể khó chịu, nhưng biết nghe sẽ sửa được sai lầm. Mà phản biện của những người trung thực, đặc biệt là của đối lập thì không tránh khỏi những lời chỉ trích.
Sự thật có thứ rõ ràng, trần trụi, nhưng đa số có ngóc ngách, có phần lộ ra, có phần ẩn giấu. Xin ghi nhớ câu châm ngôn “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, còn một nửa của sự thật lắm khi là dối trá”.
Đại hội XIII của ĐCSVN dự kiến thảo luận những vấn đề về củng cố và làm trong sạch Đảng, về những kế hoạch phát triển đất nước. Những việc làm đó chỉ có giá trị khi được dựa trên nhận thức đúng, đánh giá đúng tình hình thực tế. Khi nhận thức sai, đánh giá sai, chỉ dựa vào một phần sự thật sẽ dễ dàng tạo ra cách làm sai, vạch ra đường lối trái quy luật. Nhìn lại nhiều ĐH trước đấy của ĐCSVN thấy rằng phần lớn đã phạm phải nhận thức sai sự thật, chỉ dựa vào một phần sự thật, vì vậy đã tạo ra nhiều sai lầm và thất bại.
2- Liệu Đảng CS có tìm thấy sự thật

PHẢI TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM KẺ CƯỚP ĐẤT ĐỂ LÀM CHÙA LỚN


AI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO HÀNG NGÀN HECTA ĐẤT CỦA NHÂN DÂN RƠI VÀO TAY NHÓM LỢI ÍCH Ở CHÙA BÁI ĐÍNH VÀ CHÙA TAM CHÚC?


I. CHÙA BÁI ĐÍNH CỦA AI?

Theo công văn trả lời ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy của Bộ trưởng Trần Hồng Hà thì:

1. Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 hecta.

2. Từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi diện tích gần 520 hecta đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt).

Giao đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hơn 495 hecta để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 hecta để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn hơn 4 hecta để mở rộng khu dân cư hiện hữu.

3. “Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”-
(Theo Dân Trí 21/08/2019).

Từ đó đặt ra câu hỏi hiển nhiên là:

CHÙA BÁI ĐÍNH CỦA AI?

CHIẾC ÁO PHÁP LÝ CỦA CHÙA BÁI ĐÍNH VÀ CHÙA TAM CHÚC


Bài học của chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc cũng là bài học rất đắt giá cho Chính phủ - cả về phương diện quản lý đất đai lẫn chính sách tôn giáo.


___
Trả lời phóng viên báo Dân trí (Dân trí 22/8/2019) Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trưởng Ban kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Phó Trụ trì chùa Bái Đính và Tam Chúc (thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam) khẳng định:
“Đây là cơ sở, nơi thờ tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được quản lý, vận hành theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật. Không có cơ sở tôn giáo, chùa chiền nào thuộc sở hữu của tư nhân và không có chùa doanh nghiệp”.
“Mọi người thấy doanh nghiệp xây dựng chùa cứ nghĩ chùa là của họ, họ có quyền sở hữu và kinh doanh, điều này không đúng. Chính quyền địa phương giao đất cho Giáo hội Phật giáo, doanh nghiệp và các phật tử chỉ là đơn vị thi công chùa giúp cho Giáo hội, mọi người là công quả, hộ trì Phật giáo”.
XIN THƯA VỚI THƯỢNG TỌA THÍCH MINH QUANG
1. Trong Công văn của bộ trưởng Trần Hồng Hà không nơi nào khẳng định đất được giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Công văn của bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định đất được giao cho các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp Xuân Trường trong khoảng thời gian từ 2006-2012. Các đơn vị nhà nước (Sở Thương mại và Du lịch) rồi cũng chuyển giao cho doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư.
2. Nếu hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được cấp phép là chủ sở hữu của các ngôi chùa mới xây thì đó là việc mới chuyển đổi sau này.
3. Mong Thượng tọa Thích Minh Quang cung cấp giấy tờ chứng minh phần đất mới xây hai ngôi chùa Bái Đính và Tam Chúc là đất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước khi giao cho Xuân Trường.
4. Mong Thượng tọa Thích Minh Quang cung cấp giấy phép xây dựng, các quyết định thành lập Ban xây dựng, và các chứng từ hóa đơn xây dựng để khẳng định đây là do Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng, và nguồn tiền là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đừng viện dẫn rằng doanh nghiệp Xuân Trường làm xong rồi công đức.

CÁCH TRUNG - GẦN TÂY - THÂN DÂN - CỨU NƯỚC


Nguyễn Khắc Mai

Hải Dương 8 và tàu chiến giặc Tàu đã vào vùng biển Phan Thiết! Tin tức mình và đáng lo âu là giặc Tàu Cộng sản đã vào cách bờ biển Phan Thiết của nước ta chỉ 185 km. Thế là kẻ cướp đã vào đến ngõ.
Đây là lãnh hải của Việt Nam. Theo luật pháp, mọi tàu thuyền có thể đi qua vùng lãnh hải của một nước, tàu chiến cũng có thể đi qua, nhưng bọc súng phải giữ nguyên, không được mở ra, chỉ đi qua không được phép có bất cứ hoạt động trái phép nào! Nhưng HD 8 và những tàu chiến hộ tống của Trung Cộng thì chúng đã vào bãi Tư Chính để thăm dò địa chất, nay lại mò tiếp vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Đó là hành vi ngạo ngược, xâm lấn bờ cõi nước ta, hoạt động thăm dò trong vùng lãnh hải của Việt Nam, vi phạm trắng trợn luật pháp của Việt Nam, của công ước quốc tế. Nhiều chính khách quốc tế gần đây đã cảnh báo về những hành vi côn đồ của Trung Hoa. Hành động của HD8 thuộc Chính phủ Trung Hoa, cung cấp thêm một chứng cứ cho nhận định trên. Trung Hoa đang hành động “du côn” trong quan hệ quốc tế! Ngang ngược như thế để làm gì?
– Để uy hiếp Việt Nam, buộc Việt Nam không được hợp tác thăm dò khai thác dầu khí với bất kỳ ai ngoài Trung Hoa! Để thêm một bước tạo thành việc đã rồi trong tuyên bố “chủ quyền lich sử” và đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Hoa. Và để tiến xa hơn trong giấc mơ hoa của chúng! Để, nếu VN cứng rắn lên, chúng sẽ tạo ra vô vàn khó khăn về kinh tế, chính trị xã hội…, điều mà ai cũng đoán ra.
– Để nắn gân Mỹ, gây khó dễ cho Mỹ, chỉ nói cứng thôi, mà không có hành động gì thì sẽ giảm bớt niềm tin của châu Á, nhất là của một Đông Nam Á đang bập bênh và còn nhiều duyên nợ với Trung Hoa. Nếu Mỹ hành động cụ thể, Trung Hoa hy vọng sẽ tạo thêm khó khăn cho Mỹ trong khi phải sắp xếp đối nội, phải gia tăng cuộc thương chiến Mỹ – Trung đang leo thang, và với cả những mặt trận khác.
– Để gây chia rẽ ĐNA thêm nữa, cố khẳng định rằng VN đang cô lập. Nếu ĐNA không đàng hoàng lên, có tiếng nói mạnh mẽ hơn để cảnh cáo chính sách thực dân mới của Trung Cộng, mà vị Thủ tướng già dặn Mahathir từng cảnh cáo.
Nhưng cổ học Trung Hoa từng có câu “người tính không bằng trời tính”, trong tình hình thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiện nay của thế giới và khu vực, thì Trung Hoa đang khát nước mà lại đi uống thuốc độc!

THẾ NÀY CÁC BÁC Ạ




Thế này các bác ạ,
Tình hình là thế này.
Cái kiểu bắt và xử
Tùy tiện như hiện nay,
Thì tôi và các bác
Cũng không thoát được đâu.
Vậy cứ chuẩn bị sẵn.
Tôi chuẩn bị từ lâu.
Cứ thẳng thừng mà nói,
Rằng ta ai cũng hèn.
Rằng ta đánh giặc giỏi,
Nhưng luôn sợ chính quyền.
Tuy nhiên, hèn, sợ hãi,
Bị dồn nén xưa nay,
Không kéo dài mãi mãi.
Và nhất định có ngày
Ta vượt lên tất cả,
Để nhớ mình là người.
Để sống có ý nghĩa
Với mình và với đời.
Vậy nhé, tôi, thú thật,
Cũng từng sợ và hèn,
Chúc các bác dũng cảm
Thắng cái sợ và hèn.
*
Biết, không nói là hèn.
Không biết, nói là điên.
Đã mang danh kẻ sĩ,
Không ngậm miệng ăn tiền.
Đó là phương châm sống
Của tôi, Thái Bá Tân,
Chuyên viết thơ con nít,
Nhưng dám nói khi cần.
Bắt thì bắt, không sợ.
Tù thì tù, đã sao.
Tôi nói vì yêu nước,
Yêu quốc dân, đồng bào.