Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

3 VẾT LÕM NGHIỆT NGÃ TRÊN BẢN ĐỒ VIỆT NAM




Khi nhìn vào bản đồ đất nước, hầu hết chúng ta nói Việt Nam có hình chữ S. Tuy nhiên đó chỉ là hình dáng tương đối của đường bờ biển. Biên giới trên bộ của chúng ta có hình dáng phức tạp hơn nhiều.

Đường biên giới được hình thành cơ bản trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam tuỳ theo các yếu tố như địa hình, dân tộc. Sẽ chẳng có gì để nói hay bàn tán nếu không có 3 vết lõm khoét xâu vào lãnh thổ nước ta một cách vô lý và nghiệt ngã…

Đầu tiên là vết lõm gần điểm cực bắc nước ta. Đó là Tụ Long có diện tích khoảng 1000km2. Tụ Long thuộc vào lãnh thổ Đại Việt từ thời Nhà Lý. Chợt nhìn thì thấy đây giống như vùng đất xa xôi, không quan trọng. Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, đây là vùng đất trù phú, thịnh vượng do giàu có tài nguyên, nhất là về đồng, bạc và ngân sa. Có thể nói không ngoa, đây chính là “kho của” ở vùng biên cương của các triều đại phong kiến Việt Nam.

“Đồng Tụ Long, Thiếc sông Ngâu

Tiền rừng, bạc bể kể đâu sánh bằng!”

Câu ca dao từ Thế kỷ 17 chính là sự khẳng định cho sự giàu có của vùng đất này.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Một chút về chất bán dẫn



Ngày nay thậm chí một món đồ chơi của trẻ con cũng có thể được tích hợp chip. Chip (vi xử lý) đã hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, hàng tỉ tỉ thiết bị, từ đồ chơi trẻ em đến tàu vũ trụ sẽ không thể hoạt động nếu thiếu chip. Hiểu một cách đơn giản thế này, chip giống bộ não của con người, nó điều khiển tất cả các hoạt động của một thiết bị hoặc một thành phần của thiết bị.

Chip hầu như là sản phẩm độc quyền của Mỹ và một vài quốc gia như Nhật, Hàn, Đài Loan, Hà Lan... Tuy nhiên những loại chip mạnh, phức tạp, cao cấp hầu như là sản phẩm độc quyền của Mỹ, với các thương hiệu nổi tiếng như Intel, Qualcomm, AMD…

Để sản xuất ra chip không hề là việc đơn giản, một ví dụ cho thấy, trong lãnh vực KHKT, TQ hầu như không thua gì Mỹ nhưng TQ phải bó tay với Mỹ vì họ không thể sản xuất ra chip công nghệ tiên tiến. Ví dụ, khi Mỹ cấm các công ty bán chip cho Huawei thì hãng này hầu như đã không thể làm được smartphone, thứ mà họ từng dẫn đầu thế giới về số lượng sản phẩm. Nga đã phải nhập lậu máy giặt về và gỡ các con chip trong đó ra để sản xuất tên lửa sau khi bị Mỹ cấm vận... Xe máy mà bị lấy mất con IC (vi mạch hay chip) bé tí thì cũng khỏi chạy. Sau đại dịch nhiều nhà máy sản xuất ô tô phải tạm đóng cửa vì thiếu chip, người mua ô tô phải chờ đợi khá lâu mới có được xe…

Dạo này chúng ta hay nói về chất bán dẫn. Sau khi tổng thống Biden đến Việt Nam, Mỹ và Việt Nam nhắc nhiều đến việc trợ giúp VN trở thành quốc gia hàng đầu về chất bán dẫn, thoát tầm của quốc gia sản xuất cấp thấp, chuyên gia công quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em...

Chất bán dẫn là gì? Nói nôm na đó là sản phẩm vừa dẫn điện vừa cách điện. Nó cho phép dòng điện chạy qua đồng thời hoạt động như một chất cách điện nên nó thích hợp để dùng để điều khiển dòng điện. Chip điện tử hoạt động dựa vào cơ chế bật, tắt để tạo ra tín hiệu, vì thế chất bán dẫn thích hợp để tạo ra chip điện tử vì có thể điều khiển dòng diện bật, tắt đúng lúc.

Thiếu chất bán dẫn thì không thể phát triển ra các con chip. Đó là tầm quan trọng của chất bán dẫn.

Trên thế giới, ngoài Mỹ thì Đài Loan là quốc gia mạnh nhất về sản xuất chất bán dẫn và chip. Trên thực tế Đài Loan có được vị thế ấy cũng là nhờ sự trợ giúp của Mỹ. Đài Loan giàu có, văn minh lên cũng một phần nhờ vào ngành công nghiệp chất bán dẫn. Người ta bắt đầu nói, Mỹ sợ Đài Loan bị TQ tấn công, do đó sẽ làm ngưng trệ việc sản xuất chip nên Mỹ đã phải tìm cách biến VN thành một nước thay thế Đài Loan... Nghe ra thì có vẻ có lý. Nhưng thực chất thế nào không biết, chỉ cần biết, nếu VN là một cường quốc chất bán dẫn thì VN có "cơ" với thế giới rất nhiều. Hy vọng điều đó sẽ thành hiện thực.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà sản xuất chất bán dẫn đã đầu tư rất nhiều tiền của vào Việt Nam tiêu biểu như Hana Micron Vina (Hàn Quốc, 600 triệu USD), Intel (Mỹ, trên 1,5 tỷ USD), ngoài ra còn rất nhiều công ty sản xuất chip đang trong quá trình xây dựng nhà máy, mở rộng đầu tư và chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam như: Amkor Technology Việt Nam (Hàn Quốc), Hanmi Semiconductor (Hàn Quốc), Samsung, Infineon Technologies AG (Đức), Synopsys (Mỹ), Marvell (Mỹ)... thậm chí hôm qua tôi còn thấy ông Thủ tướng bắt tay chủ tịch của Nvidia tại Mỹ. Một tín hiệu cho thấy có vẻ như tập đoàn hàng đầu thế giới về vi xử lý đồ hoạ (GPU), chipset... sẽ đầu tư vào VN.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

NGÀY NÀY NĂM ẤY:





Hôm 11-9-1932, lãnh tụ Stalin ra lệnh tịch thu hết lương thực, thực phẩm tại Ukraina, khiến 1/4 dân số chết đói, gây ra “trận đại tàn sát kinh hoàng nhất của Stalin trong lịch sử nhân loại”.

Sự thể là thế này.

Năm 1930 Stalin bắt đầu xây dựng CNXH, hủy bỏ sạch sành sanh làng xã để thành lập nông trang tập thể. Nông dân phải nộp hết ruộng đất, bò ngựa, xe cộ và lương thực tích trữ cho nông trang, tất nhiên phải chống đối rồi. Tại Ukraina, vựa lúa mì lớn nhất Liên Xô, sự chống đối mãnh liệt nhất. Nông dân chôn giấu lương thực, còn lại đốt bỏ hết. Họ giết sạch gia súc, giấu thịt và sữa dưới ao hồ đóng băng, còn bao nhiêu nhậu nhẹt say sưa tối ngày. Đến mùa vụ, họ ỉ vào lương thực chôn giấu lủ khủ, ứ chịu ra đồng cày cấy, mà sức kéo (bò, ngựa) còn đâu nữa. Sản lượng lúa mì ở Ukraina năm 1931 giảm sút nghiêm trọng, báo hiệu mở đầu nạn đói.

Nhân cơ hội này, phong trào ly khai đòi tách Ukraina khỏi LX bùng phát. Ban lãnh đạo ĐCS Ukraina có ý ngả theo lòng dân. Stalin ra lệnh đàn áp thẳng tay. Bắt bớ, bắn giết quá trời ông địa. Giữa năm 1932 ĐCS Ukraina năn nỉ trung ương nhẹ tay. Stalin bác bỏ thẳng thừng, điều thêm quân đến thanh trừng, biến Ukraina thành trại giam và nghĩa địa khổng lồ.