Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Chống ‘BOT bẩn’, Hà Văn Nam và 6 người nhận nhiều năm tù về tội ‘gây rối’




Gia đình ông Hà Văn Nam kêu cứu khi ông bị bắt hồi tháng 3/2019

Một tòa án cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh hôm 30/7 tuyên ông Hà Văn Nam phải chịu phạt 30 tháng tù giam về tội "gây rối trật tự công cộng".
Cùng bị kết án với ông Nam trong phiên sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân huyện Quế Võ là 6 người khác trong độ tuổi từ 26 đến 35, với các bản án từ 18 đến 36 tháng tù giam.
Theo quan sát của VOA, ông Hà Văn Nam, 38 tuổi, được nhiều người sử dụng mạng xã hội, một số nhà hoạt động, nhà báo, luật sư xem như một “người hùng” chống các trạm thu phí BOT bẩn, đồng thời họ cho rằng ông bị “vu oan” khi nhà chức trách bắt và kết tội ông.
Khái niệm BOT bẩn nói đến các trạm thu phí đặt sai vị trí hoặc thu phí quá thời hạn cho phép tại các đoạn quốc lộ hoặc cây cầu được các công ty tư nhân xây mới hoặc cải tạo theo hình thức hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT).
Vụ việc đẩy ông Nam vào tù xảy ra hôm 31/12/2018, tại trạm thu phí BOT Phả Lại. Ở thời điểm đó, báo chí nhà nước nói khoảng 100 người cùng nhiều ô tô đã “tập trung dừng đỗ” tại trạm, “không chịu mua vé”, đồng thời “cản trở” các phương tiện giao thông khác.
Thông tin được đưa ra tại tòa hôm 30/7 nói rằng hành động của nhóm 7 người, trong đó có ông Nam, khiến đơn vị vận hành phải mở thanh chắn cho xe cộ đi qua miễn phí, còn gọi là “xả trạm”, dẫn đến “thất thoát hơn 23 triệu đồng”.
Ngoài hình phạt tù, tòa còn buộc các bị cáo bồi thường khoản tiền thất thoát và các bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả, theo một bản tin của trang Soha.
Theo nội dung phần bào chữa mà VOA nhận được, luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho ông Nam, lập luận rằng ông “không có lỗi cố ý trực tiếp gây ra ách tắc giao thông” trên quốc lộ, cũng như không “gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng”. Tuy nhiên, phần bào chữa của luật sự Sơn không tác động được đến phán quyết của tòa.

Việt Nam đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội kiện Trung Quốc?


Phạm Chí Dũng

Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)

Chỉ tính từ năm 2011 khi nổ ra vụ tàu Bình Minh 2 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp - một cách côn đồ và mặt lạnh không kém cái cách cả hai chính quyền độc đảng độc trị này luôn thẳng tay đàn áp dân chúng và những tiếng nói phản đối, cho tới nay Hà Nội đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để có thể kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về các vụ xâm nhập ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’.
‘Tổng tịch’ nói gì?
Mùa mưa bão tháng 7 năm 2019, một lần nữa cơn sóng lừng mang tên Hải Dương của Trung Quốc lại chực chồm lên ‘thuyền nan đòi ra biển lớn’ của Hà Nội, áp thể chế này vào cái thế một lần nữa phải tính đến việc kiện Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng lấp ló khả năng kiện tụng ra trước công luận nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận xã hội về một chế độ chỉ biết ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Thêm một lần nữa trong nhiều lần, một ít chuyên gia và cũng chỉ một ít tờ báo nhà nước - thật sự sốt ruột trước cảnh ‘trùm mền’ của giới chóp bu Việt Nam - đã phải liệt kê hàng nửa tá cơ sở cho triển vọng ‘Việt Nam sẽ chắc thắng nếu kiện Trung Quốc’.
Người ta cũng không khỏi xót ruột khi chứng kiến hình ảnh ‘tái xuất’ của nhân vật ‘tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vào đúng thời điểm tàu thăm dò địa chất Hải Dương - 8 và nhiều tàu hải cảnh hộ vệ của Trung Quốc vẫn vờn qua vờn lại ngay trong vùng lãnh hải Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính, còn hàng đàn máy bay SU-35 của Trung Quốc thi nhau diễu hành ở Biển Đông, nhưng trên phương diện cần có những phát ngôn công khai để thông tin về cái gì đang xảy ra, hay dù chỉ để trấn an dư luận, thì Trọng lại tuyệt đối nín lặng.
Thay vào đó, ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ gặp gỡ ‘100 cán bộ công đoàn tiêu biểu’ với lời nhắc nhở “Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động, kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”.

Bạch thư quốc phòng Trung Quốc nói gì?



Hải quân Trung Quốc. Hình minh họa.

Ngày 24 tháng Bảy tuần qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố bạch thư về chiến lược quốc phòng. Bạch thư lần trước được công bố cách đây hơn bốn năm, tháng Năm 2015. Trước đó nữa là tháng Tư 2013, tháng Ba 2011, và tháng Giêng 2009.
Bạch thư dài gần 18 ngàn chữ, 51 trang này, nếu đọc nhanh và khái quát thì mất cũng gần hai tiếng [*]. Đọc chậm và kỹ thì chừng bốn năm tiếng. Còn đọc để nắm bắt các thông điệp của họ, qua những gì được viết trong bản văn này, cũng như những gì không trình bày, thì thời gian là vô hạn. Nó không chỉ mất cả đời người mà còn cả bề dài lịch sử của bao thế hệ và bao xương máu đổ xuống của những dân tộc từng bị họ xâm chiếm cả ngàn năm.
Những chủ tâm hoặc tham vọng thật sự của Trung Quốc thì chắc chắn họ không công bố trong bất cứ văn bản công khai nào.
Về tình hình an ninh quốc tế, bạch thư này nhận định sự cạnh tranh chiến lược quốc tế đang ngày càng gia tăng. Bạch thư cho rằng Hoa Kỳ đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia, sử dụng các chính sách đơn phương, kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước, gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, thúc đẩy thêm năng lực về hạt nhân, ngoài vũ trụ, phòng thủ mạng và tên lửa, phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu, v.v. Ngoài Hoa Kỳ thì bạch thư cũng nhận định về vị thế và chủ trương của NATO, Nga, Liên hiệp Âu châu, ASEAN, Nhật, Ấn Độ, Úc…
Đứng trước các thử thách này, bạch thư cho biết Trung Quốc sẽ lấy quyết định chiến lược đi theo con đường phát triển trong hòa bình, đề cao chính sách ngoại giao độc lập của hòa bình, và dựa vào truyền thống văn hóa tốt nhất mà luôn xem hòa bình và hòa hợp là nền tảng. Bạch thư cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ tự trong bản chất.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Vô cùng thương tiếc Tiến sĩ NGUYỄN THANH GIANG






Kính thưa các trang nhà Dân chủ
TS Nguyễn Thanh Giang, nhà khoa học Vật lý Địa chất, là một nhà Dân chủ rất sớm, là người bạn thân thiết của anh em Đà Lạt chúng tôi. Anh Thanh Giang mất là một tổn thất và đau buồn cho giới trí thức Dân chủ trong nước đang còn rất ít ỏi. Đà Lạt chúng tôi xin gửi Câu đối viếng, kính nhờ các trang nhà Dân chủ đăng tải thông điệp đau buồn này.
Kính thư
Hà Sĩ Phu

Bauxite Việt Nam xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh một trí thức sớm dấn thân nhằm góp một tiếng nói vào công cuộc giải cứu dân tộc ra khỏi cái nhà tù lớn để có cuộc sống TỰ DO DÂN CHỦ. Tiếc thay người có trái tim Danko và trí tuệ sắc bén lại bị tước bỏ những điều kiện cần thiết để không phải rơi vào hoàn cảnh cô đơn rất đáng thông cảm trong những năm cuối của cuộc hành trình.
Cầu mong Ông thanh thản trên cõi Vĩnh Hằng.
Bauxite Việt Nam
             


Nỗi buồn lịch sử ư? Xin góp một ví dụ làm nên nỗi buồn đó (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 74)


Tương Lai
Báo chí nhà nước dồn dập đưa tin về “nỗi buồn lịch sử trước kết quả tệ hại của điểm thi môn sử. Xin chia sẻ với các nhà báo về nỗi buồn ấy khi họ được phép lên tiếng – trong giới hạn cho phép – về nguyên nhân của kết quả tệ hại kia đã làm nên nỗi buồn ấy bằng một câu chuyện “bốc thơm” nho nhỏ tại một trường Đại học lơn lớn nọ.
Theo dõi mục đưa tin kèm theo những trích đoạn phát biểu một số nhân vật được chọn để phát biểu trên VTV1 thì thấy có cái ông nọ, với một chức danh khoa học rất hoành tráng đã chớm đụng vào cái nguyên nhân cốt lõi của cái kết quả tệ hại trên. Thật đáng tiếc là nhà khoa học ấy chỉ chớm đụng rồi tịt ngóm khi công chúng đang chờ một tiếng nói có trách nhiệm mà họ muốn nghe ở ông ta. Không hiểu có phải “nhà đài” sợ nồi cơm bị đe doạ mà cắt phụt đi, hay nhà khoa học kia sợ vạ miệng – khi ông ta là người, hình như đang đứng đầu giới có thẩm quyền về bộ môn khoa học lịch sử đang được giảng dạy trong nhà trường – nên cười duyên rồi ngừng lại ở cái cục ung thư “giáo điều ý thức hệ” đã di căn khắp nơi và là cội nguồn tạo ra nỗi buồn lịch sử – nơi bị xuyên tạc, nói dối, biến giả thành thật – nhiều nhất.
Ông “giáo sư tiến sĩ khoa học” này trong khá nhiều trường hợp đã tỏ ra đứng đắn và đôi lúc khá can đảm để cho thấy ông ta là một người tử tế, mạnh dạn đưa ra được một vài nhận định, bình luận sắc sảo, kể cả trong những bình luận ngẫu hứng với “Những bài ca đi cùng năm tháng” được dàn dựng khá công phu trên Tivi, khiến tôi mừng thầm trong bụng “may vẫn còn được vài người”. Ấy thế rồi nỗi mừng ấy bị hụt hẫng khi diện mục sở thị ông hớn hở tụng ca một nhân vật cỡ bự hạ cố đến thăm trường cũ, để ông GS.TSKH kia tươi cười đưa ngài đến trước cái tủ kính “bày hàng” có bản “luận án tốt nghiệp đại học” thời hàn vi của ngài với những lời có cánh, bốc thơm “sự kiện lịch sử” ngài tổng chủ chưa quên thuở hàn vi! Một chi tiết vụn vặt trong xô bồ hiện tượng giữa cuộc đời nhưng lại nặng trĩu sự nhầy nhụa của những gì làm nên nỗi buồn kịch sử kia.
Vì lẽ gì? Vì trí lự và nhân cách của nhân vật được bốc thơm với bản luận án tốt nghiệp được trưng bày trong tủ kính của một trường Đại học Quốc gia nọ là một chi tiết sống động góp vào “nỗi buồn lịch sử” ấy. Đề tài của luận án tốt nghiệp kia gắn liền với một nhà thơ cách mạng từng viết: “Và nghìn thế hệ đứng sau đây. Đương nhìn ta đó! Đi đi bạn. Cất nhẹ thân lên giữa phút này” thì đúng vào “giữa phút này” – khi lớp sinh viên đại học theo tiếng gọi của đất nước khoác súng ra chiến trường – thì chàng tuổi trẻ của thuở hàn vi ấy đã nấp sau một chục trứng gà để lẩn trốn việc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mặc cho ai “đương nhìn ta đó”.

QUYỀN LỰC KHÔNG Ở GHẾ, MÀ LÀ SỰ THỪA NHẬN CỦA NHÂN DÂN*


 Bạch Hoàn

Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ, ngồi lên ngôi vua chưa ấm chỗ đã bắt dân khai sổ bộ, người trẻ thì bị bắt đi lính đánh Chiêm Thành, người già thì đi lao dịch xây kinh đô mới ở Thanh Hoá.
Năm 1406, khi nhà Minh đưa quân xâm lược, cha con nhà Hồ chưa đánh đã thua, bỏ thành chạy dài vào đến Hà Tĩnh thì bị bắt giải về Bắc Kinh.
Hồ Quy Ly bại trận, nước mất nhà tan, cũng chỉ vì lòng dân oán hận.
Gương xưa còn đó.
Nay, ở Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện thăm dò địa chấn. Đó là hành vi xâm phạm chủ quyền một cách trắng trợn mà không luận điệu nào có thể chối cãi.
Tuy nhiên, khác với tất cả những lần xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc thực hiện trước đây như: cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, giàn khoan Hải Dương 981 khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi biển Đà Nẵng... lần này người dân không xuống đường biểu thị thái độ với nhà cầm quyền phương Bắc. Bất chấp báo chí trong nước đã được bật đèn xanh để ra lời kêu gọi nhân dân đồng lòng vì phẩm giá quốc gia.
Người dân bây giờ không còn yêu nước ư? Người dân thờ ơ với chủ quyền lãnh thổ ư? Người dân không còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia ư? Người dân đớn hèn, nô lệ ư?
Lịch sử bao đời nay đã chứng minh một điều rằng, nằm bênh cạnh một quốc gia lớn luôn ôm dã tâm bành trướng và thôn tính, thì quân với dân phải một lòng, chính quyền phải dựa vào dân, lấy sức mạnh nhân dân làm sức mạnh quốc gia chống ngoại bang xâm lược.
Nhân dân vẫn yêu nước nồng nàn như thế. Nhân dân vẫn căm ghét bất cứ kẻ nào xâm phạm bờ cõi đất nước này. Với nhân dân, quốc gia vẫn là trên hết, toàn vẹn lãnh thổ vẫn là thiêng liêng và cao cả.
Nhưng, đã có quá nhiều người yêu nước bị báo chí chính thống chụp mũ, bị lực lượng dư luận viên, tuyên truyền viên mạt sát, thậm chí là đổ máu, là mất mát tự do, là tan nát cả đời người.
Yêu nước là tình cảm tự nhiên như máu thịt của mình. Những gì đã là máu thịt thì không bao giờ có thể cắt bỏ. Việc một bộ phận người dân không tha thiết với lời kêu gọi cùng đồng lòng bảo vệ phẩm giá quốc gia khi Hải Dương địa chất 8 xâm phạm chủ quyền là chỉ dấu về thực trạng chính trị mà ở đó lòng dân không phục.
Hồ Quý Ly mất lòng dân và để mất nước. Quyền lực ngai vàng không phải ở chiếc ghế, mà là quyền lực được thừa nhận bởi nhân dân. Vì thế, mất lòng dân là mất tất cả.


Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

ĐÔI ĐIỀU BỨC XÚC


FB Thái Bá Tân.

Khi kẻ thù xâm lược
Thì tất cả nhân dân
Sẽ nhất tề đứng dậy
Và hy sinh, nếu cần.

Điều ấy khỏi phải nói,
Càng không cần hô hào.
Vì nhân dân tự biết
Làm gì và lúc nào.

Nhưng nhân dân, sòng phẳng,
Trước khi hô “Xông lên”,
Có đôi điều bức xúc
Muốn được hỏi chính quyền.

Một, ai ai cũng biết
Bản chất thằng Trung Hoa.
Sao chính quyền thờ nó,
Để giờ nó đánh ta?

Hai, thẳng tay đàn áp,
Tù tội nhiều đồng bào
Chỉ vì tội yêu nước.
Giờ chính quyền nghĩ sao?

Ba, tự mình rước giặc,
Còn kêu gọi “đồng lòng”
Đánh lại thằng bạn Khựa,
Có thấy ngượng mồm không?
*
Đã cầm quyền, lãnh đạo,
Phải chính trực, công minh.
Đừng để dân phẫn nộ
Chĩa súng về phía mình.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Căng thẳng Bãi Tư Chính: LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN BỊ LỢI DỤNG VÀ PHẢN BỘI


Bài của Cao Nguyên (RFA - 2019-07-26)

Hôm 25/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thi Thu Hằng lần thứ ba lên tiếng chỉ trong vòng chưa đến 10 ngày để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển và khẳng định sẽ “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền”, đồng thời tiết lộ đã trao công hàm yêu cầu nước này phải rút ngay tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc đã điều tàu Hải Dương 8 cùng các tàu Hải cảnh vào khu vực bắc Bãi Tư Chính và trong Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.
Từ sau tuyên bố thứ hai hôm 19/7 của Bộ Ngoại giao, báo chí nhà nước được thoải mái đưa tin về sự kiện này. Hàng loạt các bài báo, phân tích bình luận được đăng tải mỗi ngày chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mạng báo VTC có bài “45 năm Trung Quốc leo thang với dã tâm chiếm trọn Biển Đông” điểm lại toàn bộ những sự kiện Trung Quốc đã tấn công vùng biển Việt Nam từ năm 1974 đến nay.
Vietnamnet có tít bài trước khi sửa chữa là “Huy động toàn dân để bảo vệ chủ quyền và phẩm giá của Dân tộc”. Không những chỉ thẳng Trung Quốc, những bài viết này sử dụng từ ngữ mạnh như “dã tâm, xâm chiếm, tham vọng bành trướng…” nhằm khơi gợi tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt Nam.

KÍNH VIẾNG ANH LINH CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM


Tác giả: Phạm Việt Long

HỠI ÔI!
1) Vũ trụ xoay vần càn khôn dời đổi, lẽ tử sinh hồ dễ mấy ai qua.
Nhật nguyệt thường minh bất chấp phong ba, cõi vĩnh hằng phải đâu không người đến.
2) Chiếc thuyền đời tất có ngày dời bến, luôn nhớ câu Bia Đá Trăm Năm.
Linh hồn thiêng cánh buồm lớn giăng giăng, hằng thổi gió nghìn đời không tắt.
NHỚ CÁC ANH XƯA.
3) Chí anh hùng chất ngất, “ mười tám sức trai luyện lửa thành đồng ”.
Cất trên vai gánh nặng non sông, sáng trên đầu ngôi sao vàng tổ quốc.
4) Gửi quê hương những lời hẹn ước, mái tranh nghèo tóc mẹ bạc phất phơ.
Những cây đa bến nước con đò, người bạn gái chưa một lần ngỏ ý.
5) Bàn chân quê gót bùn nứt nẻ, chưa một lần rời khỏi lũy tre xanh.
Đạp Trường Sơn dấn bước quân hành, rung chuyển cả năm châu bốn biển.
6) Những Bầu Bàng, Đắc Tô, Tân Cảnh, những Nam Lào, Đường Chín, Khe Sanh
Những Tây Nguyên, Đà Nẵng, Phước Long, Những Playme, Bình Long, Thượng Đức.
7) Cơn bão lớn xua tan bóng giặc, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, Nha Trang,

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Mỹ-Trung chuẩn bị kịch bản xung đột võ trang tại Đài Loan


Tú Anh 

Hải quân Đài Loan tập trận gần Hoa Liên, Đài Loan ngày 22/05/2019. REUTERS/Tyrone Siu
Trung Quốc sẽ không do dự thống nhất Đài Loan bằng vũ lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trên đây là phản ứng của Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hôm 24/07, hai ngày sau khi Washington xác nhận bán cho Đài Loan 2,2 tỷ đô la vũ khí tối tân chống chiến thuật tứ diện giáp công.
Thời điểm dự kiến: năm 2020 ?
Theo Asia Times, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa đổ bộ, nhưng lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Ngô Khiêm được đưa ra trong bối cảnh nhạy cảm đối với Hoa Lục: phong trào phản kháng tại Hồng Kông chống âm mưu bóp nghẹt tự do tại đặc khu hành chánh bị Bắc Kinh xem là một mối đe dọa lớn đối với kinh tế và chính trị Hoa lục. Đồng thời, Trung Quốc vẫn phải canh chừng phản ứng domino của dân Tây Tạng và Tân Cương. Trong chiều hướng này, báo chí Trung Quốc ngày 10/07 phụ họa cáo buộc Hoa Kỳ ngầm ủng hộ phong trào biểu tình.
Tình hình Hồng Kông bất ổn, căng thẳng với Mỹ tại biển Đông, chiến tranh thương mại, tất cả những sự kiện này làm cho chế độ Trung Quốc bất an và lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Mỹ-Trung xấu hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Đài Loan mới là điểm nóng có thể dẫn tới cuộc xung đột vũ trang, vì hầu như trong 24 triệu dân, không một ai muốn thống nhất với Hoa lục dưới chế độ độc tài.
Vì sao 2020?
Trong bối cảnh Trung Quốc từng bước nuốt lời cam kết «một quốc gia hai chế độ» tại Hồng Kông, thì tại Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn cảnh báo: Năm 2020, năm bầu cử tổng thống, sẽ là năm đầy rủi ro.
Năm 2018, sách trắng quốc phòng của Đài Loan đã dự kiến kịch bản tứ diện giáp công của Trung Quốc mà cơ quan tuyên truyền của quân đội Hoa Lục nhiều lần khoe khoang sức mạnh.

VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC


Bài của Nguyễn Anh Tuấn
Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận tình hình chính trị có biến chuyển thế nào thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.
Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.
Biển Đông, như góc ngã ba đường, trở thành điểm đụng nhau giữa "hướng phát triển của Việt Nam" và "hướng bành trướng của Trung Quốc", nên xung đột là không thể tránh khỏi, chỉ chưa biết khi nào và mức độ ra sao.
Những nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ý thức rõ điều này, nhưng đều cố tình trì hoãn xung đột vì những toan tính của mỗi bên.
Lãnh đạo Trung Cộng hiểu rõ xung đột sẽ đẩy Việt Nam gần với phương Tây hơn - một điều mà họ không hề mong muốn, vì:
(1) Sẽ khiến họ mất đi một đàn em ý thức hệ và làm họ trở nên cô độc hơn trong mô hình phát triển của mình;
(2) Tạo ra một đồng minh của Mỹ và Tây phương ngay vùng phên giậu.

HỮU HẢO CHO LẮM VÀO

Thái Bá Tân



Giờ thì sáng mắt nhé.
Hữu hảo cho lắm vào.
Thằng bạn vàng cướp đảo,
Cướp cá của đồng bào.

Trước, chiến tranh Bảy Chín
Là dịp để thoát Trung.
Mà rồi vẫn hữu hảo.
Ngu đến thế là cùng.

Là vì thà mất nước,
Mất nòi giống, tổ tông
Còn hơn mất chế độ.
Tiên sư bố các ông.

Giờ thì lo mà bảo
Mấy triệu đứa đảng vên
Ra biển chống Trung Quốc.
Bọn còn đảng còn tiền.

Không thì thả Ông Thức
Để Ông ấy dẫn đầu
Cùng con dân Đại Việt
Sống chết với thằng Tàu.



Việt Nam chắc thắng nếu khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông


Trước những hành vi ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, các chuyên gia đặt ra khả năng vận dụng công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền VN ở Biển Đông.

Tàu hải cảnh 3501 neo cạnh tàu nghiên cứu biển 20026 cạnh bãi Gạc Ma thuộc Trường Sa của VN vào tháng 4.2016. Tàu này hiện đang bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 hoạt động trái phép trong thềm lục địa VN từ đầu tháng 7.2019
Mai Thanh Hải
Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vấn đề can thiệp pháp lý của quốc tế lại được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề một cách hòa bình, ổn định vì lợi ích chung.
“Việt Nam sẽ thắng”
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư James Kraska (Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) khẳng định hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 và các hành vi liên quan là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Hành động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài nguyên. “Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven bờ mà không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo gìn giữ quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời Hy Lạp cổ đại”, ông Kraska nói. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và đội quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói khét tiếng mang đại ý “kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu đựng”.
“Việt Nam nên nộp đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII (của UNCLOS - NV) và sẽ thắng”, ông Kraska nhận định trên Twitter. Tương tự, Giáo sư luật quốc tế Jonathan Odom thuộc Trung tâm châu Âu về nghiên cứu an ninh George Marshall (Mỹ) cũng kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc như Philippines từng làm, và sẽ đạt được thắng lợi pháp lý về quyền tài phán cũng như khẳng định sự vi phạm của Trung Quốc.
Về khía cạnh pháp lý của phương án khởi kiện, chuyên gia nghiên cứu luật biển Hoàng Việt thuộc Hội Luật gia Việt Nam, giải thích rõ với Thanh Niên ngày 23.7: “Tòa trọng tài quốc tế và Tòa án công lý quốc tế hiện không thể xử lý vì cả hai yêu cầu phải có sự đồng ý của hai bên thì mới có thẩm quyền xét xử nhưng Trung Quốc chắc chắn từ chối. Phương án khả dĩ nhất như tiền lệ vụ Philippines kiện Trung Quốc, đó là sử dụng Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII. Tòa này không nhất thiết có sự đồng ý của bên kia nên Việt Nam có thể khởi kiện”.

LOẠI BỎ TRUNG QUỐC KHỎI CÁC GÓI THẦU ĐỂ PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM


Bài của Nguyen Ngoc Chu
Chừng nào Việt Nam còn bám vào tình đồng chí với Trung quốc, thì chừng đó ngư dân Việt Nam còn bị mất ngư trường và Việt Nam sẽ còn mất thêm biển đảo nữa.
Tình đồng chí là chiếc áo khoác. Quyền lực không bằng quyền lợi Dân tộc. Người sáng suốt tự biết mà hành xử.
____
Chúng ta biết mục tiêu không khoan nhượng của Trung quốc Cộng sản là độc chiếm Biển Đông Nam Á. Chúng ta biết kế sách “ Nhảy vào đất người biến thành vùng tranh chấp”. Chúng ta không lạ mẹo “ Tằm ăn dâu”.
Thế nhưng, tại sao chúng ta biết ý đồ và sách lược của Trung quốc Cộng sản mà vẫn không ngăn chặn được?
Ấy là bởi vì chúng ta níu kéo đồng ý thức hệ viển vông. Ấy là vì chúng ta chưa giải phóng nội lực. Ấy là vì chúng ta chưa dứt khoát trong tìm kiếm sức mạnh quốc tế.
I. SỰ BẤT LỢI TRONG CHUYẾN ĐI TRUNG QUỐC CỦA ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG
Tàu Trung quốc ngang nhiên thăm dò địa chất ở bãi Tư chính của Việt Nam đã nhiều ngày mà Việt Nam không có cách nào để đuổi đi được. Trung quốc thích thì đến. Trung quốc thích thì đi.
Đã thế, Việt Nam lại còn nhẫn nhịn cam chịu khi vẫn cứ cử các đoàn ngoại giao sang thăm Trung quốc nhằm giữ đại cục. Chuyến thăm của bà Ngân đã không có tác dụng gì, thiết nghĩ phải rút ngay bài học. Nhưng không. Ông Thưởng vẫn tiếp tục sang Trung quốc. Ngoài “Lấy đại cục làm trọng”, chắc là Việt Nam thực hiện kế sách “ Còn nước còn tát”.
Phải sòng phẳng rằng, không có gì mà phải hợp tác, học hỏi về lý luận với ĐCS Trung quốc cả. Chưa nói đến lỗi thời, thì khái niệm ĐCS thời Marx – Lenin không có gì chung với ĐCS Trung quốc bây giờ, ngoại trừ sự toàn trị. Và Trung quốc bây giờ cũng không có gì chung với phạm trù XHCN của Marx và Lenin. Trung quốc hiện nay là một con quái vật đầu cộng sản, bụng phong kiến, chân kinh tế thị trường.
Thiết nghĩ, mục đích chuyến công du của ông Thưởng là quan hệ đại cục đã được sắp đặt từ trước, nhân đó mà đề nghị Trung quốc không xâm phạm bãi Tư Chính - mới là mục đích thứ hai.

PARIS HÀ NỘI ĐÂY !

HÀ NỘI : CƠN MƯA ĐẦU MÙA 2019 !




HẬN NAM QUAN



Kha Tiệm Ly



Tổ quốc mất rồi núm ruột Hoàng Sa
Nay lại mất ngàn dặm vuông quan ải
Ai yêu nước mà lòng không tê tái
Bởi núi sông này là xương máu ông cha

Từ đao thù bằm nát mình hải đảo
Thì biển ta đã dậy sóng căm hờn
Nghe đất Lũng Nhai vang lời thề sắt máu
Nghe gươm mài rêm đá núi Lam Sơn

Đâu Diên Hồng, đâu cánh tay sát thát?
Đâu Ngô Quyền, đâu Hưng Đạo đại vương?
Đâu ánh mắt luôn rực ngời ánh thép?
Đâu lửa hận thù hun đúc gươm thiêng?

Ta nợ giang san lòng yêu tổ quốc,
Nợ trống Ngọc Hồi, nợ thớt tượng Quang Trung.
Nợ Ức Trai lời Bình Ngô Đại Cáo
Nợ tổ tiên một dòng máu anh hùng

Chẳng có dịp cho trường giang dậy sóng
Nên cọc Bạch Đằng nuốt hận đứng chơ vơ
Không đủ sức để nâng ngang nòng súng
Ta vẫn còn chất thép trong thơ

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

‘NHỊN ĐỂ ĐƯỢC YÊN ỔN" LÀM GIẢM SỨC MẠNH CỦA VIỆT NAM.

Bài báo đã bị Tuần Việt Nam gỡ bỏ !
( Thấy trên TUẦN VIỆT NAM là tờ báo chính thống mà đăng bài với cái 'tít' nghe chừng quá bạo, tôi sợ rồi bài báo sẽ bị gỡ bởi ông TBT của 800 tờ báo. Thế là phải vội cóppy ra đây. Mời cả làng xem. Nhưng cũng hơi buồn vì đây không phải lời của 'nãnh tụ' nào, mà vẫn là của một ông cựu thống đốc một bang ở Hoa kỳ. Nhưng thôi, cũng vẫn vui vì báo quốc doanh đã dám đăng lên)
Thứ năm, 25/07/2019, 06:03 (GMT+7)
(Thời sự) - Mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn” đều làm giảm sức mạnh lớn nhất của Việt Nam, sẽ gây tai hại cho Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa Kì ông Michael Dukakis cho rằng, mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn” của chúng ta đều không phù hợp, không hiệu quả.
Người Mỹ đánh giá thế nào về thái độ của nước Mỹ trước những diễn biến ở Biển Đông hiện nay? Ta xem nước Mỹ đã phản ứng thế nào qua tuyên bố của người phát ngôn Morgan Ortagus: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi áp chế, và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này”. Thực ra, nước Mỹ luôn phản đối sự áp chế và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải.
Rõ ràng, Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực khi cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này.

NGHỆ SĨ TƯƠNG LAI KHÔNG CẦN "HỌC LÀM NGƯỜI"?



Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức công bố quyết định phê duyệt đề án thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối Văn hóa - Nghệ thuật bắt đầu từ năm 2013 không phải thi môn Ngữ văn. Học văn là học làm người, là học về mỹ học- cái đẹp, nay bỏ đi, liệu các nghệ sĩ tương lai sẽ ra sao?
Thông tin bỏ môn ngữ văn không phải thi, mà chỉ cần thi môn năng khiếu vào các trường Đại học, Cao đẳng hệ chính quy khối Văn hóa - Nghệ thuật, có lẽ chỉ làm các thí sinh thi tuyển vào các trường này là vui, vì bớt được một môn thi đang thuộc về “thảm họa” với ngành giáo dục Việt Nam.
Nhưng thông báo này đã thật sự gây sốc không chỉ với những người làm nghệ thuật, những giáo viên dạy môn văn, mà còn như một cơn đau tim nặng với những ai còn có “Tâm” với môn văn.
“Văn” là đẹp
Chữ “Văn” trong đời sống thường ngày được xử dụng rất nhiều, rất phổ biến và gần như không thể thiếu vắng. Trong kho từ vựng tiếng Việt có một loạt các từ như: Văn hóa, Văn minh, Văn hiến, Văn vật, Văn miếu, Văn học, Văn chương, Văn nghệ, Văn tự, Văn kiện, Văn bản, Văn thư, Văn bằng, nhân văn…
Theo từ điển Từ Hải, từ điển Hán - Việt, chữ “Văn” nguyên gốc từ tiếng Hán từ thời thượng cổ, được dùng để chỉ đường nét dài ngắn khác nhau tạo nên những đồ hình hài hòa, cân đối. Người ta thấy những đồ hình này đẹp, cân đối nên dần dần “Văn” đã mang nghĩa đẹp đẽ, chuẩn mực, trau chuốt, từ đó chuyển sang nghĩa chỉ sự lễ độ, đạo đức của con người. Rồi dần dần “Văn” là những đường nét cấu tạo thành chữ viết…