Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

TÁC DỤNG CỦA TẦM NHÌN CHÍNH TRỊ QUA XUNG ĐỘT NGA- UKRAINE

Trần Trung Đạo



Bốn chữ “Ukraine thuộc Nga” đóng đinh trong đầu của TT Nga gốc sĩ quan tình báo Liên Xô tại Đông Đức Vladimir Putin. Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ, trong một hội nghị của NATO 2008 tại Bucharest, Romania, Putin nhắc cho TT George W. Bush biết “Ukraine không phải là một quốc gia” mà là một phần của Nga. Trong một tiểu luận đăng trên website của chính phủ Nga ngày 12 tháng 7, 2021 “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine“, Putin cho rằng Nga và Ukraine là một dân tộc, một nền văn hóa, một tôn giáo và một truyền thống lịch sử: “Người Nga, người Ukraine và người Belarus đều là con cháu của Rus cổ đại, là nhà nước lớn nhất ở châu Âu.”

Sau nhiều năm tìm cách sáp nhập Ukraine vào Nga lần nữa bằng nhiều phương pháp, ngày 24 tháng 2, 2022 Putin chọn con đường vũ lực qua việc chính thức tấn công Ukraine.

Chiến tranh bùng nổ hôm nay là hậu quả phát xuất từ các chính sách đối ngoại và đối nội sai lầm suốt 31 năm của nhiều lãnh đạo và chính phủ Ukraine bất tài và tham nhũng bắt đầu với Leonid Kravchuk, đại diện Belarus tại lễ ký kết giữa các lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus để thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States).

Tổ chức này thực tế là cái tròng đã có từ thời Nga Hoàng do Boris Yeltsin đặt trên cổ các nước nhỏ sắp thoát khỏi Liên Xô. Liên Xô sụp hơn hai tuần sau đó. Ngoại trừ ba nước nhỏ vùng Baltics, phần lớn rơi vào chiếc bẫy sống chung trong thịnh vượng và độc lập này.

Chính sách an ninh của Nga dù trải qua nhiều thời kỳ từ phong kiến sang CS tới cộng hòa về căn bản đều giống nhau. Nga thiết lập và bảo vệ một vùng an ninh chung quanh biên giới. Hiệp ước bí mật giữa Stalin và Hitler 1939 cũng nằm trong chiến lược đó.

Sau 1991, Ukraine có nhiều cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng Nga nhưng không thoát chỉ vì giới lãnh đạo có một tầm nhìn quá hẹp.

Ukraine trước 1994 là một trong ba quốc gia có khối lượng vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới, sau Mỹ và Nga. Năm 1994, Ukraine đồng ý hủy bỏ vũ khí nguyên tử nhưng không nhận lại một khoản lợi quan trọng hay cam kết của Liên Hiệp Quốc nào, chẳng hạn như gia nhập cộng đồng kinh tế Âu Châu, thành viên NATO, viện trợ hàng năm v.v… ngoài trừ những hứa hẹn trên đầu môi chót lưỡi của Anh, Mỹ, Nga tại hội nghị Budapest . Nga sáp nhập vùng Crimea cũng không tạo nên một phản ứng quốc tế lớn mạnh nào.

Từ một người dân thường cho đến lãnh đạo một quốc gia tầm nhìn vẫn là yếu tố quyết định cho tương lai của một gia đình hay một dân tộc. Biến cố Ukraine là một bài học cho mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước.

———————————————————-

Hôm đó là ngày 8 tháng 12, 1991 tại một khu nhà nghỉ mùa đông thuộc Belarus, cách biên giới Ba Lan 8 km, đại diện ba nước Russia, Ukraine, and Belarus vừa tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô gặp nhau.

Boris Yeltsin đại diện Nga, Stanislav Shushkevich đại diện Belarus và Leonid Kravchuk đại diện Ukraine. Cả ba lãnh đạo đều rất vui mừng, phấn khởi vì quốc gia họ đang đứng trước ngưỡng cửa mới đầy hy vọng cho tương lai.

Bắt đầu chỉ với 3 quốc gia trong số 15 nước “xã hội chủ nghĩa” Liên Xô, tham dự hội nghị nhưng trong thực tế ba nước này chiếm tới 73% dân số và 80% diện tích của Liên Xô. Trong ngày 8 tháng 12 hôm đó, ba phái đoàn tuyên bố thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States).

Đọc tin một thông cáo chung được ký, Mikhail Gorbachev trong diễn văn truyền hình ngày hôm sau tuyên bố văn bản đại diện ba nước ký là “bất hợp pháp”

24/2/2022 , Nga chính thức xâm lược Ukraina: "Nga trút mưa tên lửa hành trình" Ukraine

 Phạm Nghĩa

 


24-02-2022 - (NLĐO) - Mỹ và NATO vẫn giữ lập trường không gửi quân đội tới Ukraine. Thay vào đó, NATO tìm cách ngăn cuộc chiến lan sang các nước láng giềng như Ba Lan và vùng Baltic - Estonia, Latvia, Lithuania.

Reuters ngày 24-2 dẫn lời cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ít nhất 40 binh sĩ Ukraine và 10 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của quân đội Nga. Sân bay Boryspil ở thủ đô Kiev được cho là bị tấn công

Cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Anton Gerashchenko, viết trên mạng xã hội Facebook rằng quân đội Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các cơ sở chỉ huy quân sự, căn cứ không quân và kho đạn dược ở Kiev, Kharkiv, Dnipro.

Trong khi đó, Kiev tuyên bố họ đã "làm thiệt mạng khoảng 50 quân Nga" nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Theo Daily Mail, Nga phát động chiến dịch quân sự với các cuộc tấn công đồng thời từ phía Nam, Đông và Bắc Ukraine, bằng cả đường bộ lẫn đường hàng không. Tên lửa và bom được nhìn thấy trút xuống từ bầu trời. Xe tăng ào ạt đổ qua biên giới vào Ukraine, lính dù đổ bộ các khu vực phía Đông và các vụ nổ được báo cáo trên khắp Ukraine ngày 24-2.

Nga được cho là triển khai tên lửa hành trình, bom dẫn đường và rốc-két GRAD nhằm vào các mục tiêu từ Đông sang Tây ở Ukraine, bao gồm sân bay, căn cứ quân sự, kho đạn dược và trung tâm chỉ huy ở thủ đô Kiev.

Ukraine nói rằng 6 máy bay Nga đã bị bắn hạ ở vùng Donbass trước khi Moscow thông báo kiểm soát hoàn toàn không phận khu vực này. Lính biên phòng Ukraine cho biết họ bị tấn công bởi pháo binh, xe tăng và binh sĩ từ Nga và Belarus.

Các khu vực Luhansk, Sumy và Chernihiv ở miền Đông Ukraine bị tấn công, trong khi xe tăng xuất hiện ở vùng ngoại ô Kharkiv sau khi lính dù đổ bộ. Các vụ nổ cũng được báo cáo ở phía Tây Ukraine - tại Zhytomyr và Lviv, gần biên giới Ba Lan.

Một đoạn video chưa được xác nhận cho thấy "một tên lửa hành trình Kalibur đánh trúng sân bay Ivano-Frankivsk". Một căn hộ ở Kharkiv cũng bị tấn công, gây thương vong về phía dân sự, bao gồm một cậu bé.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

VietnamNet: Nguyên nhân cuộc chiến phi nghĩa xâm lược VN 1979 của nhà cầm quyền TQ

Đôi lời: hình như lâu rồi mới có một bài viết trên báo quốc doanh có lời lẽ rành rẽ, mạnh mẽ như vậy về cuộc chiến Trung-Việt 1979, trong đó nhắc tới kẻ thủ ác Đặng Tiểu Bình, đến “giới cầm quyền Trung Quốc“, với hành động “phi nghĩa“, “xâm lược“, “sát hại“, “cướp bóc“, …. Tựa bài được BS sửa lại, nhưng vẫn bám sát nội dung bài viết. BS

·                                 3122. Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử cuộc chiến tranh Trung-Việt?

·                                 3120. Nguyên nhân của chiến tranh biên giới Việt-Trung

Chiến tranh biên giới: Nhìn lại để trân quý nền hòa bình hiện tại

TUANVIETNAM

17/02/2022    06:00 GMT+7

TS Phạm Minh Thế (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) 

Bài viết cung cấp cho độc giả cách nhìn nhận về nguyên nhân của cuộc chiến tranh từ tư liệu hồi ức của các cựu quân nhân Việt Nam.

Tuyên bố của Trung Quốc

Ông Đặng Tiểu Bình – lãnh đạo Trung Quốc đã có những phát biểu, tuyên bố trước về một cuộc chiến tranh đối với Việt Nam.

Trong chuyến đi thăm Mỹ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình trao đổi với Tổng thống Jimmy Carter về một số chính sách của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh: “Trung Quốc vẫn phải dạy cho Việt Nam một bài học. Liên Xô có thể sử dụng Cuba, Việt Nam, và sau đó Afghanistan phát triển thành một nước ủy nhiệm. Trung Quốc đang tiếp cận vấn đề này từ một thế mạnh. Hành động sẽ rất hạn chế”.

Khi trao đổi với báo chí Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Vai trò của người Việt Nam sẽ còn tồi tệ hơn người Cuba”. Và rằng: “Chúng tôi gọi người Việt Nam là những người Cuba của Phương Đông. Nếu bạn không dạy họ những bài học cần thiết, thì điều đó sẽ chẳng xảy ra”. 

Rời nước Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình qua Nhật nhằm lôi kéo nước này vào “mặt trận” cô lập Việt Nam. Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Masayoshi Ohira, ông nhắc lại quan điểm của Trung Quốc: Việt Nam phải bị “trừng phạt” vì Campuchia và cam kết: “Duy trì phát triển lâu dài của hòa bình và ổn định quốc tế… [nhân dân Trung Quốc] sẽ quyết định hoàn thành các nhiệm vụ của chúng ta, và sẽ không vô ngại những điều cần thiết”. 

Đó chính là những lời rào trước, đón sau hay nói cách khác là tuyên bố về việc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa mà lãnh đạo Trung Quốc quyết ý thực hiện đối với Việt Nam. 

Ngày 17/2/1979, giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự đối với Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.400km. 

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

VÌ SAO VŨ NƯƠNG CHẾT ?

 (Hay việc đi tìm Di sản dân tộc)

THÁI HẠO

(Những sự thật đầy chua xót nhưng lại rất đúng, qua bài viết rất hay và công phu của nhà giáo Thái Hạo.)

***************

 

Buổi học đầu năm chuột, học trò thảo luận về “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Các em nói, đại ý, cái chết của Vũ Nương là do tội ác của chế độ phong kiến. Tôi hỏi, “thời này con người còn ghen tuông không ?”, “có ạ”; “bên Mĩ họ có ghen không ?” “có ạ”; “và họ có chọn cách chết như Vũ Nương không ?”, “không ạ”… “thế thì cái việc sống chết này là do ai?”, “do mình ạ”. “Tại sao người cung nữ đau khổ ?”, “vì bị thất sủng ạ” “Cái sướng khổ của người Việt do đâu mà có nhỉ ?”, “do người khác mang lại ạ”. “Các em có nhận xét gì về ý thức cá nhân của người Việt ?” “chưa phát triển ạ”… “Các em hãy thử so sánh nhân vật Pênêlốp trong Ôđixê của Hi Lạp và Vũ Nương của Việt Nam trong hoàn cảnh tương tự !”...

1. Chúng ta có gì?

Việt Nam là đất nước không có tư tưởng. Người Việt chưa bao giờ lập thuyết. Nhìn lại lịch sử dân tộc chỉ thấy một một nỗi xót xa của kẻ vong bản ngay trên quê hương mình. Khoảng 1 ngàn năm phong kiến “độc lập” chúng ta sống bằng tư tưởng của người Hán với Nho giáo, với Lão – Trang... Khi người Pháp vào chúng ta sống bằng tư tưởng Pháp (và phương Tây nói chung), đó là một sự biến thiên ghê gớm – vô tiền khoáng hậu. Lần đầu tiên người Việt bắt đầu nhìn, nghĩ và nói không phải bằng “giọng” Hán thuần nhất nữa. Một cơ hội vĩ đại cắm một cái mốc có tính Bigbang cho sự thoát Trung của dân tộc. Nhưng rồi lịch sử, như một định mệnh, đã đưa người Việt đến với tư tưởng, cũng lại là ngoại lai, chủ nghĩa cộng sản của người Đức – được thực hành bởi người Nga. Và đến thời điểm này, chúng ta đang dừng lại ở đây. 4000 năm (nếu con số này là thật), đã trưng ra một diễn trình tư tưởng mà ở đó chúng ta hoặc bị cưỡng bức, hoặc đi xin; nhưng dù là thế nào thì chúng ta cũng chưa bao giờ có triết học của mình. Một dân tộc luôn tự hào với văn hiến lâu đời, thật không thể hiểu nổi, khi nó lại không có “suy nghĩ” riêng, nó đã sống bằng cái đầu của người khác ít nhất là hơn 1000 năm qua, từ khi nó tuyên bố độc lập.

Triết học là suy tư ở cõi thế và cho cõi thế, tôn giáo ra đời bởi những câu hỏi có liên quan tới đời sống sau khi chết / một đời sống có tính bản thể / siêu hình. Xét ở góc độ nào đó, thì tôn giáo chứng tỏ một truy vấn sâu hơn triết học. Và chúng ta cũng không có tôn giáo! Chúng ta biến những tư tưởng / học thuyết xã hội của Nho, Lão thành tín ngưỡng, và biến những tư tưởng triết học của Phật giáo thành chuyện cầu cúng.

Cả 2 phương diện làm thành nền móng cho linh hồn một dân tộc là triết học và tôn giáo chúng ta đều không có. Người Việt đã sống tạm bợ suốt cả ngàn năm qua trên chính mảnh đất của mình. Điều ấy chỉ chứng tỏ rằng người Việt không có thói quen suy tư, là một dân tộc “lười suy nghĩ”. Nó lười tới mức không buồn sáng tạo ra chữ viết cho riêng mình ! Cái biểu hiện và dấu vết đầu tiên cho sự trưởng thành của một dân tộc là chữ viết, nhưng chúng ta ban đầu là dùng chữ của người Hán (chữ Nôm cũng chỉ là một loại “biến thể” Hán), đến khi người Tây vào thì dùng chữ La Tinh của người Tây. Chữ viết là phương tiện để ghi lại tiếng nói của một tộc người, nhằm truyền đạt và lưu giữ những giá trị tinh thần. Cái nhu cầu về chữ viết chỉ xuất hiện khi sự sáng tạo văn hóa đạt đến 1 trình độ nhất định ở chiều sâu và sự phức tạp của tinh thần mà tiếng nói truyền miệng không đảm bảo cho sự bảo lưu ấy được vẹn nguyên nữa; và đồng thời đó cũng là sản phẩm của ý thức đã trở thành tự giác nơi cộng đồng ấy với tư tưởng muốn khẳng định và tôn vinh nền văn hóa của mình…Nói tóm lại, chữ viết là sản phẩm đánh dấu một dân tộc đã bước vào ngưỡng của của văn minh. Và chúng ta đã không có điều ấy.

Người Việt không có văn học. Trước khi người Pháp vào chúng ta làm thơ Hán, văn học chữ Nôm chưa bao giờ trở thành chính thống bới cả về số lượng và chất lượng (trừ vài trường hợp đặc biệt); khi người phương Tây vào chúng ta sáng tác văn học theo kiểu phương Tây; những năm “cách mạng” chúng ta viết kiểu văn học Xô – Viết. Viên đá tảng của mọi nền văn học là sử thi thì chúng ta cũng không có. Việt Nam không có sử thi (trong khi các dân tộc “mọi rợ” lại sáng tác nên những pho sử thi hoành tráng – Đam Săn của người Ê Đê chẳng hạn). Việt Nam cũng không có truyền thống tiểu thuyết. Vài tác phẩm có giá trị cũng chỉ có dung lượng khoảng vài trăm trang (nếu viết dài hơn thì trở nên dở).

Và chúng ta hiểu, tại sao các nhà nghiên cứu văn hóa lại khó khăn đến thế khi đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam (tất nhiên là để ca ngợi).

2. Người Việt sống bằng gì ?

Thiền Sư Nhất Hạnh một đời dấn thân và những lầm lẫn

(Tựa gốc: Thiền Sư Nhất Hạnh một đời dấn thân).

“Về chính trị, nếu tôi không lầm, ông chỉ viết có một cuốn duy nhất là Hoa Sen Trong Biển Lửa, Trong sách này ông xem Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng chính danh đại diện cho nhân dân miền Nam.”

“Ông lên án các vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại miền Nam mặc dù trong thời gian này quyền tự do tôn giáo được bảo đảm. Ông đòi hỏi chính quyền Saigon thương thuyết với MTDTGPMN để chấm dứt chiến tranh, mặc dù tổ chức này chỉ là công cụ của Hà Nội.”

“Thiền sư Nhất Hạnh chống chiến tranh mà chỉ chống Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam mà không chống miền Bắc mang quân vào xâm chiếm miền Nam. Ông chống Mỹ ném bom vào tỉnh Bến Tre và có những số liệu gây tranh cãi mà không chống CSVN tàn sát dân vào Tết Mậu Thân tại Huế. Ông chống miền Nam thiếu tự do, nhưng không chống miền Bắc độc tài đảng trị, chà đạp nhân quyền và tôn giáo tàn bạo. Chính Làng Mai của ông ở Lâm Đồng thiết lập vào 2005 bị tàn phá vào 2009 mà ông bất lực.”

3098. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng kiến nghị để Phật giáo VN ‘tách khỏi Nhà nước’

3100. Thích Nhất Hạnh: Chánh niệm hay chánh trị?

3111. Thầy Nhất Hạnh mất đi, nỗi buồn Việt Nam vẫn còn đó

VOA Tiếng Việt

05/02/2022

Nguyễn Quốc Khải



Cuối đời Thiền Sư Thích Nhất Hạnh toan tính cảm hóa CSVN theo con đường nhân bản, cho tự do tôn giáo… nhưng ông đã thất bại.

Vài ngày nay có khá nhiều góp ý về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh kể từ khi ông qua đời vào ngày 22/1/2022. Một cách tổng quát, có hai ý kiến trái ngược nhau ca ngợi và chỉ trích mãnh liệt. Xét cho cùng hai bên đều có thể đúng. Một bên ca ngợi ông về mặt triết lý của cuộc sống và mục tiêu là mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt là phương pháp thiền của ông giúp con người sống an nhiên tự tại. Một bên phê phán ông về mặt chính trị dựa trên tinh thần quốc gia dân tộc.

Một đời viết sách

Tính đến 1/2019, thiền sư Nhất Hạnh đã xuất bản trên 130 cuốn sách, bao gồm trên 100 cuốn bằng Anh ngữ và bán được trên năm triệu cuốn trên thế giới. Sách của ông được dịch ra trên hơn 40 ngôn ngữ và viết về những đề tài như hướng dẫn về tâm linh, Phật điển (Buddhist texts), lời dạy về tỉnh thức (mindfulness), thơ và truyện, và những bài tiểu luận về thiền học.

Thiền sư Nhất Hạnh viết rất nhiều về cuộc sống, giúp ích cho mọi gia đình, mọi tôn giáo. The Art of Mindfulness (Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức) bán được 200,000 cuốn chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Giám Đốc Ngân Hàng Thế Giới Jim Jong Kim gọi cuốn sách Phép Mầu của Chánh Niệm (Miracle of Mindfulness) là cuốn sách ưa thích nhất của ông. Ngoài ra ông Nhất Hạnh còn có nhiều sách nổi tiếng khác như Bông Hống Cài Áo, Muốn An Được An, Hạnh Phúc Cầm Tay, Giận, Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Thả Một Bè Lau, Bước Tới Thảnh Thơi, Tâm Tình Với Đất Mẹ, Thiền Tập Cho Người Bận Rộn, Con Đường Chuyển Hóa, Gieo Trồng Hạnh Phúc, Để Có Một Tương Lai, Tìm Bình Yên Trong Một Gia Đình.

Ông viết ít hơn về đạo Phật. Sách về Phật giáo gồm Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ, Đạo Phật Ngày Nay, Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời, Đường Xưa Mây Trắng, Đạo Bụt Nguyên Chất, Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Sen Nở Trời Phương Ngoại. Trong tác phẩm của mình, ông phát huy một ý niệm mới về Phật giáo dấn thân. Theo đó, triết lý và những điều răn dạy của Phật giáo, những bài học về đức tin, có thể áp dụng vào phúc lợi của con người trong các lãnh vực giáo dục, y tế và chính trị. Tức là đạo vào đời. Trong phần sau, người đọc sẽ thấy ông chủ xướng Phật giáo dấn thân, nhưng áp dụng tùy lúc, tùy nơi.

Về chính trị, nếu tôi không lầm, ông chỉ viết có một cuốn duy nhất là Hoa Sen Trong Biển Lửa, Trong sách này ông xem Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng chính danh đại diện cho nhân dân miền Nam. Ông không trực tiếp tham gia hoạt động chính trị, nhưng thái độ và những hành động mang tính cách chính trị của ông gây nhiều tranh cãi và hậu quả về sau như chúng ta sẽ thấy ở một phần dưới đây.

Vận động hòa bình