Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

NHÂN VẬT THỨ 3 TRƯỚC TÀ ÁN XỬ VỤ GIAI-NHÂN 1960: MINH ĐỨC TRẦN THIẾU BẢO

( FB Hoàng Hưng )




Ảnh TTB, Ký họa chân dung TTB của Bùi Xuân Phái, Phiếu ăn tại nhà 5 Bát Đàn do BXP vẽ. Logo NXB Minh Đức.

Trần Thiếu Bảo sinh năm 1920 tại thị xã Thái bình, nguyên quán ở làng Cổ Khúc ( tức làng Khuốc, gốc chèo cổ), huyện Tiên Hưng, Thái Bình. Gia đình ông giàu có làm nghề buôn bán. Lý lịch thì ghi gia đình địa chủ. Bản thân ông là tư sản. Văn hóa năm thứ tư trung học. Trước cách mạng đi học tham gia Hướng đạo, Hội Ánh sáng, Trí tri, Hội truyền bá quốc ngữ. Thôi học ông về tổ chức hiệu sách ở Thái Bình, liên hệ với các nhà xuất bản Hàn Thuyên, Đời Nay, Tân Dân… các báo Đông Pháp, Tiểu thuyết thứ Bảy, với các văn nghệ sĩ như Bàng Bá Lân, Trương Tửu, Khái Hưng… Gia đình ông cũng có quan hệ với quan lại, công sứ Allemand và chánh mật thám Thái Bình.

Cách mạng thành công ông lên Hà Nội mở Nhà xuất bản Minh Đức.

Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Trần Thiếu Bảo lại về Thái Bình lúc đó là vùng tự do, vẫn quan hệ với văn nghệ sĩ để xuất bản sách. Ông được bầu vào Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc Liên khu Ba.

Năm 1950 Pháp đánh chiếm Thái Bình, Trần Thiếu Bảo tản cư vào Thanh Hóa, Sau mang nhà xuất bản vào Thanh Hóa lấy tên là Xây Dựng có Nguyễn Hữu Đang giúp sức xuất bản sách phục vụ kháng chiến. Được ông Đặng Thai Mai Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Thanh Hóa giúp đỡ.

Năm 1954 ông đi dự lớp chỉnh huấn 4 tháng do tỉnh ủy Đảng lao động Việt Nam mở. Đang học thì có lệnh đình chiến. Học xong thì về Nam Định ở với người anh tên là Rư làm nghề buôn bán.

Khi tiếp quản thủ đô, Trần Thiếu Bảo lại về Hà Nội, mở lại Nhà xuất bản Minh Đức – Thời Đại, biểu tượng con ngựa trắng có cánh.

Minh Đức đã hoạt động xuất bản hợp pháp theo pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 đến 1957, đã xuất bản một lượng sách lớn phục vụ cho kháng chiến ở Thanh Hóa và sau tiếp quản ở Hà Nội. Riêng về xuất bản ông là một nhà văn hóa xuất sắc vì với năng lực cá nhân và tài sản cá nhân đã gần như là người duy nhất mở được nhà xuất bản tư nhân đầu tiên của chế độ mới.

Nhìn vào thư mục sách của Nhà xuất bản Minh Đức từ 1946 đến 1957 qua cách phân loại chủ đề người ta thấy tầm văn hóa của Trần Thiếu Bảo. Ông phân loại : Sách tìm hiểu, Loại sách nhân dân tự học, Chính trị tùng thư, Tủ sách văn học sử, Sách khoa học Liên Xô, Loại sách phát động quần chúng, Loại sách khai thác vốn cũ dân tộc, Loại sách thiếu nhi ngoan, Tủ sách chiến công, Loại sách tự học…Trong số này rất nhiều đầu sách phục vụ cho công tác chính trị tư tưởng của kháng chiến và buổi đầu xây dựng chế độ.

Nhạc sĩ Tô Hải, người bạn đồng hương của ông, trong hồi ký viết về công việc của Trần Thiếu Bảo như sau:

Có một con người mê văn nghệ và yêu văn nghệ sỹ tới mức….luôn đi theo các bậc tiền bối, những vị mà ông ta cho là các “trưởng lão” trong làng văn nghệ nước nhà

để thực hiện những chuyện…“điếu đóm” cho các “thầy”, và sẵn sàng làm ….”bà đỡ” cho các “đứa con” của các thầy khi chúng đã tới lúc cần cất ba tiếng khóc chào đời! Nghĩa là ông sẵn sàng bỏ tiền túi ra, ứng trước cho văn nghệ sỹ, sẵn

sàng chạy nháo nhào bằng chiếc xe đạp cà tàng, từ Thanh Hóa ra Ninh Bình, vào tận nhà dòng Bùi Chu để kiếm chỗ in bằng được những tác phẩm của các tác giả mà ông …mê.!

Vậy mà cái thời khó khăn, gian khổ mà lại…tự do đó, ông đã phổ biến, ít nhất cho cánh tớ một lô tác phẩm có giá trị bằng công sức mồ hôi và tiền bạc của chính ông… Đến hôm nay, chẳng hiểu ai có còn giữ được những tập thơ, tập truyện ngắn, thậm chí cả kịch Lôi Vũ, Nhật Xuất…in trên giấy tự tạo vẫn còn nguyên sợi rơm của xưởng giấy thủ công ở Quần Kênh (Thanh Hóa) Bìa cũng như ruột, chỉ có một thứ giấy, một thứ chữ lem nhem, in từ cái máy minerve quay tay ra…. Ấy vậy mà, các vị trưởng lão trong làng văn đều chào đón nó với cả nhiệt tình và lòng biết ơn vì ít ra nó cũng có công duy trì được cái nền “văn hóa đọc” cho dân mình khi nhà nước chưa thể lo đến cái “thượng tầng kiến trúc” được . Vậy là ông đứng ra lo cái việc mà nhà nước chưa... cấm ông lo…..

Ông chính là người đầu tiên , dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , đã làm cái công việc “đỡ đẻ” cho tác phẩm, không vì kinh doanh lời lãi. Ông dám tự mình đứng ra chịu trách nhiệm trước nhân dân về các xuất bản phẩm mà ông đã góp sức tạo ra. Đặc biệt nhất, ông là người tôn trọng, thậm chí tôn sùng những con người mà theo ông là đặc biệt nhất, là vĩ đại nhất là có tài nhất trong giới văn nghệ. Vì họ, ông sẵn sàng hy sinh cả tài sản, cả quyền lợi bản thân , chỉ mong sau này có những tác phẩm xuất sắc nhất ra đời lại có tên ông : ”bà đỡ đẻ” Minh Đức….

Cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm kết thúc, ông trở về Hà Nội tiếp tục làm nghề xuất bản tự do…….một cách vất vả .. vì lúc này các Nhà Xuất Bản của "địch” để lại đã nắm thế thượng phong do có nhiều tài lực và nhân lực và biết cách đối xử (có người sau này gọi là…”mua chuộc”!) hơn ông rất nhiều lần! Tuy nhiên, ông vẫn nắm vững phương châm hoạt động “xuất bản không phải là cách kiếm sống” mà là chọn đưa tới người đọc những gì là “của ngon vật lạ” nhất để họ thưởng thức….. Từ ngôi nhà ở nhờ một người bạn tại ô Quan Chưởng ông chuyển trụ sở về 25 Phan Bội Châu….. Và chính “ngôi nhà định mệnh này”, nơi ông thường tổ chức các cuộc “tao ngộ chiến” trên bàn rượu , đã đưa ông đến với những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Văn cao, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Thụy An… và ông lại quyết tâm làm bà đỡ cho những người mà ông vô cùng cảm phục này. Số phận của ông từ đầu năm 56 đã được ông tự quyết định, không tính toán, không ân hận; Sẽ …vinh quang hay mạt rệp; cùng những con người này, dù ông chưa từng trực tiếp cầm ngòi bút, chưa hề có cao vọng lớn như các bậc tiên chỉ, đàn anh mỗi khi phát biểu hay viết lêngiấy trắng mực đen!”

Tại Hà Nội Trần Thiếu Bảo còn nhìn thấy chiều hướng phát triển của công tác xuất bản và phát hành sách báo. Ông đã tập hợp các nhà xuất bản Kuy Sơn, Kim Sơn, Cộng Lực, Xây Dựng, Lửa Sớm, Ánh Sáng…các nhà in Ng Xu, Xuân Thu, Hiền Nam, Sông Lô… họp bàn thành lập hợp tác xã xuất bản và hợp tác xã phát hành sách báo, đã thành lập Ban quản trị cho hợp tác xã.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Vụ án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại

 Đào Tăng Dực

Một cách tổng quát, vụ án Đồng Tâm phát xuất từ sự tranh chấp đất đai giữa nhân dân xã Đồng Tâm và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thuộc Bộ Quốc phòng.

Tuy chi tiết phức tạp nhưng, vụ án Đồng Tâm cũng như nhiều tranh chấp về đất đai khác giữa các dân oan và chính quyền CSVN, đều phát xuất từ một điều khoản lạ lùng trong Hiến Pháp 2013.

Thật vậy, Điều 53 của Hiến pháp ghi rõ:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Đọc đến đây thì cả một bà nội trợ Việt Nam cả ngày bận bịu cơm nước cho chồng con cũng biết rằng mình bị Đảng CSVN lường gạt trắng trợn. Theo tinh thần của Điều 53 thì người dân chỉ sở hữu trên danh nghĩa. Trên thực tế phải chấp nhận chính quyền, tức Đảng CSVN, quản lý suốt đời. Thực tế cũng theo Điều 4 Hiến pháp thì Đảng CSVN độc quyền cai trị vô điều kiện. Kết quả là Đảng CSVN tuyệt đối sở hữu đất đai của nhân dân.

Dương cao ngọn cờ “nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý đất đai” là một sự sỉ nhục trắng trợn trí thông minh của dân tộc vì trong thời đại tin học này, toàn dân đều ý thức rõ như ban ngày là qua Hiến Pháp 2013, toàn dân bị tước đoạt tài sản và đảng CSVN là chủ nhân ông toàn diện, vĩnh viễn và tuyệt đối từ đất đai đến sinh mạng con người trên đất nước Việt Nam.

Trên nền tảng sở hữu toàn diện và quyền năng toàn trị trị nêu trên, Bộ Chính Trị - Đảng CSVN ra lệnh cho công an, thanh gươm sắt bén của đảng, tấn công và đàn áp đẫm máu toàn xã Đồng Tâm.

Kết quả là người lãnh đạo xã Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình bị bắn chết, phanh thây. Hai người con trai bị cái gọi là Tòa an Nhân dân kết án tử hình, cháu nội bị kết án chung thân và 16 người dân xã còn lại bị các án hình sự khác.

Tuy nhiên, vụ Đồng Tâm không phải là một tội ác bình thường do Đảng hoặc công an CSVN thường xuyên gây ra.

Đồng Tâm hội đủ các yếu tố để những thành phần tội ác, từ nhưng sĩ quan công an liên hệ đến thành phần chóp bu như Bộ trưởng công an Tô Lâm và ngay cả TBT kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bị truy tố về một trọng tội có tầm vóc kinh tởm nhất lịch sử loài người: Đó là tội ác chống nhân loại. Tiếng Anh gọi là “Crime against humanity”.

Đây là một tội danh vốn dùng để xử các nhân vật lãnh đạo Đức Quốc Xã năm 1945, nhưng sau đó vào năm 1998 được luật hóa trong Bộ Luật La Mã của Tòa Hình sự Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court).

Điều 7 Bộ Luật La Mã nêu trên ghi rõ khi ứng dụng vào trường hợp vụ án Đồng Tâm như sau:

“1. Trong mục tiêu của Bộ Luật này, “tội ác chống nhân loại” có nghĩa là những hành vi sau đây khi hành xử như một phần của một sự tấn công phổ quát hoặc có hệ thống nhằm một nhân số dân sự, với ý thức về sự tấn công:

a. Cố sát

e. Giam giữ hoặc những hình thức tước bỏ tự do vi phạm những quy luật nền tảng công pháp quốc tế

f. Tra tấn

k. Những hành động phi nhân khác có bản chất tương tự gây khổ đau, thương tích cho cơ thể, tinh tần hay sức khỏe vật lý.”

Như thế, tội ác chống nhân loại không phải là những tội giết người, diệt chủng bình thường mà phải hội đủ những yếu tố sau đây:

1. Hành động tội ác phải có yếu tố tấn công (attack)

2. Sự tấn công phải phổ quát (widespread) hoặc có hệ thống (systematic) và

3. Nhắm vào một số người dân sự (civilian population)

Sau khi phân tích các yếu tố liên hệ thì rõ ràng vụ án Đồng Tâm hội đủ yếu tố thứ nhất khi công an CSVN huy động một lực lượng gồm 3.000 công an vũ trang tấn công người dân xã Đồng Tâm với dân số gồm cả đàn bà trẻ em lên khoảng 9.000 người, vào ngày 9 tháng 1, 2020.

Yếu tố thứ hai là yếu tố phổ quát hoặc có hệ thống của tội ác cũng quá rõ rệt khi Kiểm sát viên thừa nhận Bộ Công an có kế hoạch tấn công gọi là Kế hoạch 419A.

Sau cùng yếu tố thứ 3 về tính dân sự của người dân xã Đồng Tâm thì không thể tranh cãi nữa vì họ không thuộc quân đội.

Dĩ nhiên tầm mức tội ác của công an CSVN và lề lối xử án của tòa án trong pháp chế xã hội chủ nghĩa, theo phương thức “tru di tam tộc” đối với gia đình của ông Lê Đình Kình đã làm kinh động lương tâm toàn dân Việt nói riêng và nhân loại nói chung.

Trở ngại hiện tại của nhân dân Việt là pháp đình có thẩm quyền truy tố và xử các tội ác chống nhân loại là Tòa án Hình sự Quốc tế tại The Hague, Hà Lan. Tuy tòa có thẩm quyền sẽ xử các vụ án từ 1 tháng 7, 2002 nhưng tòa chỉ có thẩm quyền đối với các bị cáo tại các quốc gia đã phê chuẩn Bộ Luật La Mã của Tòa Hình sự Quốc tế. CSVN đã không phê chuẩn bộ luật này.

Chính vì thế, một trong những hành động đầu tiên của một chính quyền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên Việt Nam hậu cộng sản là cấp tốc phê chuẩn Bộ Luật này, sau đó yêu cầu truy tố và nghiêm xử tất cả mọi cá nhân phạm pháp trong vụ án Đồng Tâm, kể cả các thẩm phán tòa án nhân dân CSVN liên hệ.

Nói cho cùng, hầu thể hiện quyết tâm của dân tộc, nếu có những trở ngại về kỹ thuật, pháp lý hoặc chính trị khiến Tòa Hình sự Quốc tế không thể phán quyết liên hệ đến vụ Đồng Tâm, thì một chính quyền Việt Nam hậu cộng sản sẽ thông qua một sắc luật phản ảnh những đều khoản căn bản của Bộ Luật La Mã nói trên, thành lập một tòa án đặc quyền và truy tố theo luật định các cá nhân liên hệ về tội ác chống nhân loại ngay trên đất nước Việt Nam.

Đ.T.D.

Nguồn: baotiengdan.com/2020/09/26

 

Một chút chuyện cũ năm 1989

 


Một chút chuyện cũ, năm 1989, phe cộng sản với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Tiệp khắc, Rumani, Bungari, Hung ga ri và Ba lan, những người cộng sản đã bị gạt bỏ khỏi châu Âu. Tháng 1 năm 1990, Đại hội bất thường lần thứ 14 của Liên đoàn cộng sản Nam tư, Đảng cộng sản toàn Nam Tư bị giải tán.

Tháng 7-1990, Đảng CS Liên Xô tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ 28. Đây là Đại hội cuối cùng trong lịch sử Đảng CS Liên Xô trước khi Liên Xô tan rã.

Sự kiện 19-8 kết thúc. Trung ương Đảng CS Liên Xô tự giải tán.

Tài sản của đảng gồm 4.228 tòa nhà làm việc, 180 trung tâm chính trị xã hội, 16 cơ sở nghiên cứu chính trị xã hội,... của Đảng CS Liên Xô đều bị nhà cầm quyền Nga niêm phong và tịch thu. Tổ chức Đảng CS khắp các khu vực Nga và ở các nước cộng hòa Liên Xô nhanh chóng bị giải tán hoặc bị cấm hoạt động. Toàn Đảng tan rã theo. Vậy là một đảng lớn, có gần 20 triệu đảng viên, đã mất địa vị sau 74 năm cầm quyền.

Cách mạng 1989 và sự tan rã của Liên Xô cũng đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh với phần thắng thuộc về các quốc gia phương Tây theo chủ nghĩa tư bản do Hoa ký dẫn đầu.

Để tránh vòng xoáy này, Việt nam đề nghị gặp gỡ làm hòa với TQ, hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành đô, thủ phủ tỉnh Tứ xuyên TQ.

Tính ra đã 30 năm.

Sang Phnom-penh cuối năm 1990. Lê Đức Anh thông báo lại với bộ Chính trị Campuchia, và Thủ tướng Hunsen, nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung là: "Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta (Việt Nam và Campuchia) phải tìm đồng minh. ĐỒNG MINH NÀY LÀ TRUNG QUỐC - Ông nói. “

 

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Chương 6 : HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG CỦA MỘT TRIẾT GIA ! ( 1 )

Phùng Quán

Cái chết là một điều khủng khiếp. Không ai không nguyền rủa cái chết. Nhưng lần này tôi phải tạ ơn cái chết. Vì một lẽ, nhờ cái chết mà tôi và rất nhiều người khác trong nước, qua các báo chí: Nhân dân, Văn nghệ, Giáo dục thời đại… được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế… Vì đây là "một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại" (Lời giáo sư đại học Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông).

Chúng tôi được biết nhiều tác phẩm triết học của triết gia đã được xuất bản ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ, ở Tây Ban Nha, ở Nhật, ở Đức, ở Hunggari… Một số nước ở châu âu đề nghị được mời triết gia sang nước họ để viết thêm những tác phẩm triết học khác, Viện Hàn lâm Đức muốn mời triết gia sang để trao đổi vấn đề con người, về Hêghen. Chúng tôi được biết, ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, trong một cuộc họp báo tại Paris một phóng viên hỏi triết gia: "Nếu quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên đất nước ông, thì nhân dân ông sẽ đón tiếp như thế nào?". Triết gia trả lời: "Nổ súng!". Và vào năm 1949-1950, khi những người lính chúng tôi, nhiều người vừa đọc vừa đánh vần và không ít người chưa thoát nạn mù chữ, thì tại đất Pháp, triết gia luận bàn với ông J.P. Sartre - một trong những cây đại thụ triết học và văn học Pháp về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia ấy đã bảo vệ một cách kiên quyết sự đúng đắn toàn vẹn, vô song của chủ nghĩa Mác… Triết gia đã cầm vũ khí triết học chia lửa cùng quê hương trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ, năm 1952, triết gia đã từ bỏ tất cả vinh quang, tiền bạc, tiện nghi và phương tiện nghiên cứu học thuật, trở về Tổ quốc theo con đường Paris - Luân Đôn - Praha - Matxcơva - Bắc Kinh - Việt Bắc để cùng được ăn rau tàu bay chấm muối với chiến sĩ và cùng run những cơn sốt rét rừng… Và triết gia đã nhận công tác tại văn phòng Tổng bí thư rồi uỷ viên ban Văn sứ địa - nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó giám đốc Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, chủ nhiệm khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên viên cao cấp Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, triết gia đã bay sang Pháp để hoàn thành tác phẩm triết học Mácxit quan trọng của đời mình: "Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người". Triết gia đã trút hơi thở cuối cùng nơi đất khách quê người, khi tác phẩm còn viết dở dang… Triết gia có tên là Trần Đức Thảo. Lần này triết gia trở về Tổ quốc trong khoang hành lý máy bay, chiếm một chỗ hết sức khiêm nhường. Triết gia đã hóa thân thành tro nằm trong cái bình bằng kim loại sơn màu xanh thẫm hơi giống một chiếc cúp bóng đá và cũng to bằng cỡ đó.

Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để nhờ hoặc để quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 đường Phùng Hưng, Hà Nội.

Được biết tin này tôi tìm đến thắp hương và lễ triết gia với lòng ngưỡng mộ sâu sa đối với một nhân tài của đất nước.

Gầm cầu thang nhà tang lễ thành phố từa tựa cái hang và được ngăn thành ba hốc, mỗi cái hốc là một phòng dành cho cả các bình tro hài cốt tạm trú trước khi có người đến nhận. Ba phòng trú phần thiết kế và trang trí nội thất đều giống nhau. Mỗi phòng rộng chừng bảy, tám thước vuông. Trần phòng thấp, đổ dốc về phía trong theo độ dốc cửa cầu thang. Một cái bệ xi măng, quét vôi vàng và giữa trần là một quầng đen ám khói hương. Bên trên trần là những bậc cầu thang lên tầng hai của ngôi nhà. Tiếng giày, tiếng guốc lên xuống, lên xuống rậm rịch…

Triết gia tạm trú ở phòng số ba, kể từ ngoài cửa vào. Tuy các phòng không đề số phòng, nhưng không có cửa nên cũng dễ tìm. Bình tro đặt trong cái hộp các-tông xung quanh phết giấy điều. Trước bình tro là bát hương, sau bình tro, trên tường dán tấm giấy điều với mấy chữ nho nguệch ngoạc. Lúc tôi đến thì hai phòng một, hai đều bỏ trống, và hình như đã lâu không có ai thuê, vì cả hai bát hương đều gầy guộc chân hương.

Nhìn cái bệ xi măng, bát hương, hộp các-tông đựng bình tro, tấm giấy điều dán trên tường với mấy chữ nho nguệch ngoạc, nghe tiếng giày guốc rậm rịch, sát ngay trên đỉnh đầu, tôi bỗng chợt nhớ câu thơ của Oantơ Uýtman trong tập "Lá Cỏ" thiên tài của ông: Nếu chết, tôi xin phó thân cho bùn đất để tái sinh làm ngọn cỏ tôi yêu, hãy tìm dưới đế giày của các bạn. Tôi được biết, triết gia là người chiếm kỷ lục thời gian tạm trú ở đây. Năm mươi ngày đêm. Và mỗi ngày đêm tiền thuê phòng là 5 ngàn đồng. Tôi nói vui với một cán bộ của công ty: "Thế này thì giá tiền phòng đắt bằng khách sạn ba sao rồi còn gì, Anh ta cãi: "Đắt sao bằng. Tiền phòng khách sạn ba sao mỗi ngày đêm ít nhất là một trăm năm chục ngàn. Nếu khách quốc tế thuê, trả bằng đô thì giá còn cao hơn…". Tôi nói: "Nhưng diện tích phòng các anh là diện tích tranh thủ, chưa đầy mét vuông, không gian chỉ hơn nứa thước khối. Khách thuê phòng không phải dùng đến giường, đệm, chăn màn, ti vi, tủ lạnh, điện thoại riêng, máy điều hòa nhiệt độ, toa-lét, nhân viên phục vụ… tính chi li, theo tôi còn đắt hơn cả khách sạn 5 sao".

Triết gia phải tạm trú lâu như vậy là để chờ quyết định trên, có được đưa vào Mai Dịch hay về Văn Điển. Tôi tính rằng nếu tro trong bình kia biết nói thì tro sẽ nói: "Người cách mạng không nên đòi hỏi hường thụ quá những tiêu chuẩn mà cách mạng đã quy định. Tôi mới đủ tiêu chuẩn Văn Điển sao lại cứ đòi hưởng vượt tiêu chuẩn Mai Dịch? Thói đặc quyền đặc lợi đã làm hư hỏng biết bao nhiêu con người tốt! Nên đưa tôi đi sớm ngày nào hay ngày ấy để đỡ tốn kém tiền của nhân dân!"

Sau năm mươi ngày chờ đợi, tốn mất hai trăm năm chục ngàn tiền phòng, triết gia đã được trên quyết định đưa về mai táng tại khu A Văn Điển, khu vĩnh viễn, hưởng thụ đúng tiêu chuẩn quy định. Sáng ngày 20-6-1993, tôi may mắn được cùng với bà con thân thích, mấy người học trò xưa, người vợ cũ từng tốt nghiệp đại học Sorbonne của triết gia, và một số cán bộ lãnh đạo của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, đưa tiễn triết gia đoạn hành trình cuối cùng của đời ông.

Khu A nghĩa trang Văn Điển có hàng nghìn ngôi mộ xếp thành hàng thẳng tăm tắp, được xây giống nhau, giống hệt những căn hộ khép kín của các khu nhà lắp ghép.

Các hàng mộ cũ đều đã kín chỗ, nên mộ của triết gia "được đánh giá là một trong những nhà triết học hàng đầu của thế kỷ" "Tuần báo Văn Nghệ tháng 5- 1993), tác giả phương pháp hiện tượng học của Hussen, hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức triết học đã đi đến đâu là ngôi mộ mở đầu cho một hàng mới.

Nhìn ngôi mộ đơn độc đang xây trát dở dang, tôi thầm nghĩ "Triết gia nằm ngay ở đầu hàng lại hóa hay, giống như ở tầng trệt của khu nhà tập thể cao tầng. Ông sẽ tránh được cái nạn và.o nhầm mộ người khác, như ngày còn ở khu tập thể Kim Liên, ông ở tầng ba nên ông thường xuyên vào nhầm phòng ở các tầng dưới".

Mộ của ông khá đặc biệt. Bình tro được đặt trong tiểu sành, tiểu sành được đặt dưới khuôn huyệt bên trên có nắp bê tông đậy kín. Như vậy là ông được mai táng theo cách các nhà giàu có xưa: trong quan ngoài quách. Đây có lẽ là sự xa xl độc nhất trong cuộc đời triết gia quá ư thanh bạch của ông, mà nếu biết được, tôi tin chắc ông sẽ kịch liệt phản đối

Lúc bình tro hạ huyệt, tôi châm nén hương lễ ông, và khấn thầm: "Anh Thảo ơi, xin anh đừng quá nghiệt ngã với bản thân đến thế… Với tất cả công tích, tài năng, trí tuệ trác việt và những tác phẩm triết học mà anh đã trọn đời dâng hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho sự toàn vẹn vô song của chủ nghĩa Mác, thì anh cũng có quyền được hưởng một chút xíu xa xỉ như vậy…".

( 1 ) : Trần Đức Thảo

 

CHƯƠNG 5: CHUYỆN VUI VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO

CHƯƠNG 5: CHUYỆN VUI VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO 

Phùng Quán

A

Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay. Anh vừa là học trò, vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ở ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên.

Anh kể:

- Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: "Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?". Anh Thảo giật mình vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: "Cháy à? Cái gì cháy; ở đâu nhỉ? Ờ… ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?". "Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu". Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu nằm khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc mùi mù khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy có thể dùng tay không mà bê cái xoong… "Anh đang làm gì mà mải mê thế?". Mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: "Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hê-ghen…". Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đốn vụ hỏa hoạn chết người suýt nữa xáy ra.

Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào; cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy.

Người đãng trí thì thi thoáng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: "Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?". Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: "Xin lỗi chị, tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…". "Nhưng đây là phòng nhà em kia mà?". Thầy hốt hoảng ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác: "Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…".

"Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa"… Mình chuẩn bị để nghe một thiên khảo luận triết học.

Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: "Sau khi bố tôi mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm không thuốc men; chăm sóc không chu đáo nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình, lúc bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…". Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: "Không biết thầy đã điên chưa đây?". Mình hỏi: "Nhưng việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?". Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói: "Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí thức".

Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.

Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: "Tôi có một số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?".

Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói: "Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó, bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết". Các chị nói: "Chị em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ". Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người: "Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy lại không nhờ mình khiêng giúp!". Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi.

Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật gù đắc ý: "Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng".

Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cánh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cư ỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xem thinh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái "poócbaga", mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…".

Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà già bĩu môi: "Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".

--------------------------------

1 Trần Đức Thảo (1917 -1993).

 

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Thư ngỏ (thứ II) kính gửi các Đại biểu ĐH Đảng XIII của Hà Nội


Nguyễn Khắc Mai

Tôi xin gửi đến Quý anh chị lá thư thứ hai nhằm nói rõ thêm về lá thư trước.

Nhân sau khi đọc trên Cổng điện tử của Chính phủ bài tường thuật sự chỉ đạo của anh Trọng với ĐH của Hà Nội.

Loại bỏ những “cũ kỹ - hư hỏng”, xây dựng Đất nước đàng hoàng hơn, tử tế hơn.

Đã đến lúc phải tập trung trí tuệ của dân của nước, của Đảng của bộ máy chính quyền vào việc tính toán, thực hiện gấp gáp những mách bảo mục tiêu quốc gia như trình bày ở thư trước. Phải kiểm điểm lời hứa của Đảng, của nhà nước trước dân là cơ bản thực hiện được Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước. Nhưng đấy chỉ là  lời hứa cuội, y như trong kinh thánh nói: “như thế đó sấm sét nhiều mà không có lấy hột  mưa, y như hứa hẹn nhiều mà không thực hiện được.”.

Hứa hẹn nhiều mà không thực hiện vì vẫn với một tâm thức và trình độ tiền sử “dò đá qua sông”. Phải huy động trí tuệ của cả dân tộc vào giải quyết cho được 3 lĩnh vực then chốt, đó là 3 lĩnh vực vừa là định hình của phát triển, vừa là 3 động năng để phát triển lại là 3 môi trường để thực hiện mọi quá trình phát triển.

a. Hoàn thiện cơ chế thị trường.

Chúng ta đang dùng một định ngữ thị trường xã hội chủ nghĩa, thực tế là đang làm méo mó không bình thường của cơ chế thị trường. Phải tập trung đội ngũ trí thức dùng công nghệ tin học để thống kê, mô tả cho hết mọi mối quan hệ của thị trường, có thể dự báo cả những khả năng biến động trong tương lai mà quy định cho minh bạch, đầy đủ những thể chế, luật lệ để định hướng, để quản lý và phục vụ. Phải giải quyết sòng phẳng quyền sở hữu của con người và người dân, kể cả sở hữu đất đai. Quyền sở hữu là cơ sở pháp lý đầu tiên phải được quan niệm như nguyên tắc cơ sở của cơ chế thị trường. Để cho có một cơ chế thị trường Việt Nam vận hành hiệu quả phải gấp rút đặt ra vấn đề cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế, chứ không chỉ là tái cấu trúc vài ba lĩnh vực có trục trặc. Với 3 hệ thống vừa nêu để tái cấu trúc chỉ nên quan niệm là chấn chỉnh. Có chấn hưng lên và có chỉnh đốn lại. Nên nhớ rằng người dân phải được sống, hoạt động trong cơ chế thị trường với tư cách chủ nhân ông của đất nước, của chế độ. Chứ không phải là công cụ bị động của chế độ rồi ban phát cho họ những gì chính quyền nghĩ đến được, nghĩ chưa ra hoặc thấy khó khăn, phức tạp thì cắt xén.

Nước Mỹ đang phải suy nghĩ lại về một hệ thống ngân hàng của thị trường mà không tính đến giá trị sống của 99% người dân. Hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng có thể gọi là tiên đề, đó là sự công nhận quyền sở hữu tư nhân trọn vẹn, trong đó có đất đai. Chính Mác cuối đời đã sám hối, khi ông khẳng định: “những người sản xuất chỉ có tự do khi họ có quyền sở hữu: đât đai, nhà xưởng, tàu thuyền, ngân hàng, tín dụng…” (Marx sa vie et son oeuvre-Eleinstein.nxb Fayard)

b. Thúc đẩy hình thành xã hội dân sự.

Xã hội dân sự là nguyên lý của quan niệm về Nhà nước của Mác. Mác nói: “Nhà nước có cơ sở tự nhiên là gia đình, cơ sở nhân tạo là xã hội dân sự” (chúng ta dịch là xã hội công dân). Chính Hồ Chí Minh tuy không nói xã hội dân sự, nhưng cũng từng đề cập “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, “công việc kháng chiến, kiến quốc là trách nhiệm của Dân. Phải để cho dân dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm” (Nhưng người ta có quyền ngờ rằng ông nói được, nhưng không làm được, hoặc đã làm ngược lại!). Nhân loại ngày nay dân quyền phát triển đến đâu, con người Việt cũng được hưởng các quyền ấy. Chỉ có tâm thức vua chúa phong kiến lạc hậu, tâm thức độc quyền, tập đoàn trị thì mới sợ dân chủ, tìm cách hạn chế kỳ được sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người hiện đại là xã hội dân sự. Chính đảng cách mạng, yêu nước, nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân phải làm bà đỡ để cho xã hội công dân ra đời. Mô hình Xô Viết tự cho mình cả cái quyền bà đỡ nhưng lại làm luôn bà đẻ, vì thế một xã hội dân sự không hình thành, nếu có hình thành đôi chút thì cũng dị dạng quái thai. Xã hội sẽ không bình thường mà người dân, công dân mất hẳn tính cách tự cường, tự chủ, tự lập. Mọi cái đều phải nhờ ơn, trông ngóng, cầu xin như trong chế độ phong kiến đã lỗi thời.

Là người yêu nước, thức thời, tự xưng cách mạng, đảng phải đi tiên phong để cho một hình thái xã hội mới, một cộng đồng kiểu mới ra đời. Chính Các Mác và Ăng Ghen trong Tuyên ngôn các đảng cộng đồng chủ nghĩa (mà dịch là cộng sản) đã khẳng định: “Thay cho cộng đồng xã hội kiểu cũ là một cộng đồng xã hội kiểu mới mà trong đó phát triển tự do của mỗi Người là tiền đề để phát triển tự do của toàn xã hội”.

Hãy nhanh chóng làm công việc ích nước, lợi dân này để cho hai chữ TỰ DO của tiêu chí nhà nước có nội dung cụ thể (Cũng cần nói cho ra nhẽ là Mác nêu ra đúng cái triết lý ấy, nhưng  sai lầm khi thiết kế mô hình để thực hiện.)

c. Giải cấu trúc mô hình xã hội và nhà nước kiểu Xô Viết, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền của Dân, do Dân và vì Dân của Việt Nam.

“ Lưỡng khoa tiến sỹ “ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG !



Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại Hà Nội, năm 16 tuổi đỗ tú tài triết học. Năm 23 tuổi đỗ 2 bằng tiến sỹ ( luật và văn chương ) tại Pháp. Việc đỗ " lưỡng khoa tiến sỹ " trong 1 năm được báo chí Pháp lúc bấy giờ ca ngợi, vì ngay đến cả người Pháp cũng chưa ai làm được điều này khi ở độ tuổi 23.

Năm 1946 ông được HCM cử tham gia Hội nghị trù bị Đà Lạt.

Năm 1951 tham gia Đảng Xã hội Việt Nam_ một đảng của những người trí thức thiên tả.

Sau 1954 ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Luật, kiêm phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm.

Tháng 10_1956 ông viết một bài tham luận về những sai lầm Cải Cách Ruộng Đất trước hội nghị MTTQVN . Bài tham luận tóm lược 3 nguyên nhân chính ( soi lại biến cố Đồng Tâm vẫn còn nguyên giá trị):

1. Quan điểm Bạn - Thù, Ta - Địch mơ hồ

2.Bất chấp Pháp luật lấy Chính trị lấn át Pháp lý

3. Bất chấp chuyên môn.

Trên cơ sở đó ông đề đạt 2 phương hướng sữa chữa sai lầm:

1. Phải có một chế độ Pháp trị chân chính

2. Phải có được chế độ Dân chủ thực sự: Đó là quyền được lên tiếng của người dân, quyền tự do báo chí.

Sau bài phát biểu này là thời kỳ đen tối của Nguyễn Mạnh Tường, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp, cuộc sống vô cùng chật vật thiếu thốn. Bị an ninh canh nhà thường xuyên như bọn phản động cộm cán bây giờ.

Năm 1989 ông được phép sang Pháp và lưu tại đó 4 tháng, thời gian này ông viết cuốn hồi ký " Kẻ Bị Rút Phép Thông Công ". Kết thúc cuốn hồi ký ông đặt 2 câu hỏi lớn với nhà cầm quyền Việt Nam:

1. Vì sao các ông lại sợ hãi Dân chủ ?

2. Giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi Tổ Quốc các ông chọn phía nào ?

Ông mất năm 1997 tại Hà Nội trong một ngày mưa tầm tã. Cuộc đời ông là minh chứng rõ ràng cho cho câu nói :

" Người Trí Thức Phải Đứng Về Phía Dân Chứ Không Đứng Về Phía Chính Quyền ".

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

BÁO TUỔI TRẺ TIẾP TAY CHO MỘT KẺ CUỒNG NGÔN ĐANG MUỐN LÀM RỐI LOẠN GIA PHẢ TRUYỆN KIỀU

Đoàn Lê Giang

ĐỀ NGHỊ BÁO TUỔI TRẺ THEO GƯƠNG GOOGLE GỠ BÀI "THỬ "GIẢI MÃ" LẠI TRUYỆN KIỀU" RA KHỎI TRANG ONLINE ĐỂ TRÁNH LÀM HẠI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ!

Facebooker Lê Nghị đã đưa ra một quan điểm giật gân: Không phải Truyện Kiều của Nguyễn Du sáng tạo lại từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, mà ngược lại "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân được sáng tác từ Truyện Kiều. Tức Truyện Kiều có trước, Kim Vân Kiều truyện có sau.

                                              





Ý kiến này được ông Lê Nghị đã đưa lên Facebook cách đây một năm. Để khỏi làm nhiễu thông tin tôi đã viết 3 status để vạch rõ cái vô lý của lập luận đó, trong đó có việc tôi trưng ra bản chụp quyển "Thông tục Kim Kiều truyện" là bản dịch "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân ra tiếng Nhật xuất bản năm 1763 - trước khi Nguyễn Du (1765-1820) sinh 2 năm.

Thực ra thông tin này tôi đã giới thiệu từ 25 năm trước trên "Kiến thức ngày nay" số Xuân 1996, sau đó chỉnh sửa bổ sung và công bố trên tạp chí "Nghiên cứu văn học" số 12 năm 1999 (bài "Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản"):

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php...).

Người đầu tiên phát hiện ra bản dịch "Kim Vân Kiều truyện" ở Nhật Bản là GS.Hatakenaka Toshirô 畠中 敏郎 (ĐH Osaka- Nhật Bản) trong bài viết "Kim Vân Kiều và văn học thời Edo" 江戸文学 năm 1959, sau đó được in ở phần sau bản dịch "Kim Vân Kiều" của Takeuchi Yonosuke (Kodansha, 1975).

Năm 2003 tôi đã cùng GS.Kawaguchi Kenichi (ĐH Ngoại ngữ Tokyo) đi đến Nara để nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch đó và xin sao chụp về, vì biết đây là tư liệu quý về người anh em của Truyện Kiều.

Khi tôi chụp lên FB tư liệu trên thì GS.Trần Đình Sử cho biết ông cũng có và chụp đưa lên.

https://www.facebook.com/photo?fbid=1471795693005591...

Ông Lê Nghị không chấp nhận sự thật đó, vẫn tiếp tục đi trình bày quan điểm ngược đời của mình trong cuộc trưng bày các minh họa về Truyện Kiều ở Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) vào tháng 8/2020 vừa qua.

Ngày 17/9/2020 báo Tuổi trẻ đã giới thiệu bài viết của ông Lê Nghị lên báo giấy và online với nhan đề "Thử "giải mã" lại Truyện Kiều". Bài viết gây xôn xao dư luận, sau đó Google lại đưa lên trang của mình, có lẽ đến hàng triệu người biết.

Có rất nhiều giáo viên hoang mang, có cô giáo là học trò cũ hỏi tôi: Vậy SGK, giáo trình xưa nay sai hết à? Tôi phải mắng át đi: Tôi hỏi em, em ra đường gặp một ông "ngáo đá" nói: Con bê đẻ ra con bò, thế rồi em cũng tin và bỏ hết niềm tin của mình trước nay à?

Rất may nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã cất công tìm những tư liệu nghiên cứu mới nhất của giới nghiên cứu Nhật Bản về "Kim Vân Kiều truyện" và giới thiệu bài nghiên cứu "Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc – Trường hợp Bakin (中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合)" của GS.Isobe Yūko (磯部祐子), trích từ Kỷ yếu của Đại học quốc gia Takaoka (高岡短期大学紀要), quyển thứ 18, xuất bản năm 2003 tại Nhật Bản. GS.Isobe Yūko cho biết:

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ!

 


CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ! (Phần 1)

GS Trần Phương

Đây là phát biểu của GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Phát biểu này của GS Trần Phương tại hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội 11 trước đây, do có liên quan tới phát phiểu gần đây của TBT Nguyễn Phú Trọng về tình hình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, xin được giới thiệu cùng độc giả.

GS Trần Phương đã phát biểu như sau: "Thế tôi hỏi ông là: bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu, cái chuyện đó xa xôi, với các nhà học thuật thôi, có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì, mà ông nói là nền tảng của ông?

Chúng ta đã trải qua 70 năm (người Việt Nam thì 20 năm) ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra, là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy, thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới... À, người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông 'đổi mới' nhưng thực ra ông 'thụt lùi'.

Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ.

Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai, ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.

Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi, ông dầu khí này, ông điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

THƯ CỦA ÔNG CHU ĐÌNH XƯƠNG GỞI BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CSVN THÁNG 2/1983 ---

 Lời giới thiệu: GS Ngô Vĩnh Long vừa công bố thư của ông Chu Đình Xương, bố của GS Chu Hảo, gởi Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 2/1983, trong đó, ông Xương gọi Mao Trạch Đông là “thằng Mao”, hay “con quỷ sứ Mao Trạch Đông”. Bức thư dài 12 trang, mà GS Ngô Vĩnh Long công bố là các file ảnh, đã được một thân hữu của Tiếng Dân chuyển sang bản Word.

GS Ngô Vĩnh Long cho biết: “Tôi đã giữ tài liệu nầy rất lâu và không công bố vì tôi sợ gia đình ông bị khó khăn, tuy tài liệu nầy không phải do GS Chu Hảo đưa cho tôi. Nhưng nay tôi nghĩ đã gần 40 năm từ khi ông Chu Đình Xương gởi thư nầy và đã có ‘biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu’, như cách người Mỹ nói, nên tôi nghĩ công bố thư nầy chắc sẽ không gây thêm phiền hà. Ngược lại, tôi nghĩ những gì ông Chu Đình Xương nói về Trung Quốc và Mao Trạch Đông trong thư nầy còn những giá trị cho người đọc hiện nay“.

GS Ngô Vĩnh Long dẫn bài báo Công an Nhân dân, viết về ông Chu Đình Xương là “Người bảo vệ Bác Hồ trong Tết Độc lập đầu tiên” và cho biết thêm, “từ tháng 8 năm 1945 ông Chu Đình Xương được cử làm Giám đốc Sở Liêm Phóng Bắc Bộ và sau đó là Giám đốc Sở Công An Bắc Bộ. Từ tháng 3 năm 1950 đến tháng 7 năm 1954 ông là Trưởng phòng 4 Bộ Nội Vụ, tức là Bộ Công An hiện nay. Tôi cũng xin tải lên đây một tấm ảnh với ông Chu Đình Xương đứng ngay phía sau ông Hồ Chí Minh“.

Ảnh: Ông Chu Đình Xương là người đứng bắt chéo chân, tay vịn ghế người ngồi là ông Hồ Chí Minh. Đứng cạnh ông là Võ Nguyên Giáp (đội nón), bên kia là Phạm Văn Đồng. Nguồn: Ngô Vĩnh Long

***



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Kính gởi : BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠN  ĐẤNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,

Kính thưa các đồng chí,

Tôi là CHU ĐÌNH XƯƠNG, 70 tuổi, đảng viên kỳ cựu của Đảng ta, về mặt công chức Nhà nước thì đã hưu trí, nhưng về mặt trách nhiệm đảng viên thì không thể hưu trí được, nhất là trước tình trạng khó khăn và bê bối của đất nước hiện nay.

Mới đây, tôi được đọc bài phát biểu ý kiến của đ/c PHẠM HÙNG trước hội nghị tư pháp toàn quốc đăng trên báo Saigon Giải Phóng ngày 15/01/1983, một câu trong đó đã làm tôi quá đau xót, đau xót bến mức mất ăn mất ngủ:

“Như các Nghị quyết số 128 và 188 của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu lên, tệ tham ô lãng phí trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa còn nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, các cấp”.

Trời đất ơi? Nhà nước của chúng ta lại bất lực đến thế kia ư?

Một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng trực tiếp làm công tác chuyên chính đàn áp mà phải công bố công khai điều đó trên mặt báo chí, là đúng hay là sai, đã làm tôi rất băn khoăn.

Nhưng điều làm tôi khắc khoải hơn cả là nguyên nhân của tình hình nghiệm trọng trên là đâu? Gần một tháng nay tôi lo âu suy nghĩ, sưu tầm và chủ quan thấy rằng mình đã tìm ra nguyên nhân chính xác:

Thủ phạm chính là MAO TRẠCH ĐÔNG và chủ nghĩa MAO.

Tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình lên Trung Ương xem xét.

Kính thân,

Ký tên

CHU ĐÌNH XƯƠNG

31 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

(tháng 2 năm 1983)

***

BÀN TAY NHAM HIỂM VÀ TÀN BẠO CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG ĐÃ THÒ SANG VIỆT NAM CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

I. BẢN CHẤT MAO TRẠCH ĐÔNG

1. Về bản chất của Mao Trạch Đông thì thế giới đã bàn nhiều, rất nhiều rồi và cũng đi đến nhất trí tóm tắt như sau:

a) Mục đích, ý đồ, tham vọng của Mao là: làm bá chủ trước hết ở Trung Quốc, rồi đến Đông Nam Á, rồi ra cả thế giới, ngày nay Đặng Tiểu Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện mục đích ấy. Trung quốc tuy rất nghèo, nợ nần quốc tế khá lớn, nhưng vẫn bỏ tiền bỏ của ra nhiều khu vực trên thế giới để phá hoại phong trào cách mạng.

b) Phương tiện, thủ đoạn của y là:

Xảo quyệt, đâm bị thóc chọc bị gạo, gây mâu thuẫn thường xuyên. “Toạ sơn quan hổ đấu, về quan hệ quốc tế Mao không thật thà tử tế với một nước nào, thực sự y không có đồng chí, không có bạn.

2. Một vài sự kiện sau đây cũng đã chứng minh:

a) Năm 1930, tập thể tỉnh ủy Thiểm Tây đã ra một văn bản lên án Mao, theo đó y chỉ đáng khai trừ khỏi Đảng và xử tử, ấy thế mà hầu những năm 1945 y đã nghiễm nhiên là lãnh tụ số 1 của Đảng.

b) Y đã bí mật thủ tiêu chinh con trai của y là Mao Ngạc Anh.

c) Cuối năm 1949 sau khi Cách mạng Trung quốc thành công, khi cử một số đông cán bộ sang giúp đỡ Việt Nam (Đoàn cố vấn) y đã căn dặn bọn này:

“Trước đây giai cấp phong kiến Trung Quốc, tổ tiên của chúng ta khi xâm lược Việt Nam, đã vơ vét biết bao của cải châu báu của nhân dân Việt Nam anh em, thậm chí bắt đúc cả người bằng vàng để cống nạp, ngày nay, các đồng chí sang Việt Nam cụ thể là để trả những món nợ ấy”.

Ôi! quân tử biết bao! Cao cả biết bao! Ấy thế mà trong những năm 1960 – 1965 đội quân công binh Trung Quốc sang Việt Nam xây dựng giúp một số con đường hữu nghị, và đã có số hy sinh trên đất Việt Nam, rải rác đây đó, có một số nghĩa trang, ngay sau khi Trung quốc đã xâm lược ta, nhân dân Việt Nam vẫn trân trọng linh hồn của những người “bạn” đã “hy sinh” xương máu cho Việt Nam, vẫn thường xuyên hương khói, tảo mộ.

Đến năm 1979, vì cần thiết phải dời các nghĩa trang này ở Hoàng Liên Sơn để xây dựng công trình thì: thật “khủng khiếp”, khi đào các ngôi mộ lên, hoàn toàn không có một nắm xương nào, mà toàn là vũ khí, bảo quản rất chu đáo. Chỉ riêng dọc quốc lộ 11 đã có đến 20 nghĩa trang kiểu không xương toàn súng này.

d) Mao không hề bước chân ra khỏi đất Trung quốc, mà trong những năm 1960, y đã chia đôi được một số đảng cộng sản trên thế giới, gây cho chính những người cộng sản thù địch lẫn nhau.

3. Căm thù sâu sắc Mao và chủ nghĩa Mao, những người cộng sản Việt Nam đã phát hiện thêm ở Mao một vài điểm không kém phần cơ bản:

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO 04 BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

            Hà Nội, ngày 09/09/2020



LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO 04 BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

LS Lê Văn Hòa

Kính thưa Hội đồng xét xử!

Thưa các vị đại diện Viện kiểm sát thành phố Hà Nội!

Thưa các Luật sư đồng nghiệp và những người có mặt tại phiên tòa!

Tôi – Luật sư Lê Văn Hòa (Văn phòng luật sư Lê Văn Hòa, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 04 bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, Trần Thị La, bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình tham gia tố tụng vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm từ ngày 7/9/2020 đến nay (sau đây tôi viết tắt là “Vụ án Đồng Tâm”), tôi xin trình bày bản Luận cứ bào chữa cho 04 bị cáo như sau:

Tại các Kiến nghị trước của cá nhân tôi (cũng như các Kiến nghị tôi ký chung với các Luật sư đồng nghiệp bào chữa miễn phí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo theo lời mời của thân nhân họ) gửi cho các cơ quan tiến hành tố tụng Vụ án Đồng Tâm, chúng tôi đã đề cập, phản ảnh, góp ý nhiều nội dung với ý thức xây dựng để nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tôi cũng không khẳng định hay bác bỏ hành vi của 04 bị cáo mà tôi bảo vệ có cấu thành tội “Giết người” hay không, bởi với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hà Nội thu thập, cũng như quá trình Truy tố, Xét xử là chưa đảm bảo tính khách quan. Nếu chỉ dựa trên các nguồn chứng cứ này để kết tội họ thì tôi e rằng Hội đồng xét xử sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khó mà khắc phục!

Tôi dự cảm rằng, hình phạt mà Cơ quan truy tố “Tặng” cho các bị cáo sẽ vô cùng nặng nề, nếu Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào đề xuất của Viện Kiểm sát Hà Nội để ra bản án thì oan sai khó mà tránh khỏi!

Vì những lý do ở trên, trong bài bào chữa của mình tôi sẽ không đi vào phân tích động cơ, mục đích, tính chất của các hành vi phạm tội của 04 bị cáo (như cáo buộc trong Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng như trong Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội) để đề nghị Hội đồng xét xử lưu ý khi ra bản án.

Tôi cũng như nhiều người có lương tri, là vô cùng đau buồn trước SỰ CỐ ĐỒNG TÂM với sự thiệt mạng của 04 người vào rạng sáng ngày 09/01/2020 (gồm 03 Sĩ quan Cảnh sát và 01 người dân Đồng Tâm, là ông Lê Đình Kình) và việc phải mang thương tật suốt đời của một số người dân khác mà hôm nay họ đang phải ngồi đây với thân phận bị cáo. Đáng lẽ ra những người có trách nhiệm phải lường trước sự việc để không cho nó xảy ra!

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

KỲ ÁN ẤN VÀ KIẾM TẠI LỄ THOÁI VỊ CỦA VUA BẢO ĐẠI

 Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ










KỲ 1

Ảnh 1: “Ấn kiếm của vua Bảo Đại bàn giao lại cho chính quyền Cách mạng trong buổi lễ thoái vị 30/8/1945” – Chú thích của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, 8/2020

Trong những ngày này tại Hà Nội, Viện bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử” với hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật về sự kiện diễn ra cách đây tròn 75 năm dẫn tới thiết lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nền Cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam.

Trong số các ảnh trưng bày có bức “Ấn kiếm của vua Bảo Đại bàn giao lại cho chính quyền Cách mạng trong buổi lễ thoái vị 30/8/1945”. Bức ảnh cho thấy một nhóm quân nhân với mũ ca lô, quân hàm, quân hiệu, giây biểu chương, thắt lưng da trắng, súng tiểu liên, một người bưng một khay đựng một ấn bằng vàng, thường gọi là "kim bửu tỷ" hay "kim tỷ", một người khác hai tay nâng một thanh kiếm. Đây hai vật tượng trưng cho vương quyền của Nhà Nguyễn (1).

Thế nhưng tôi khẳng định rằng đây không phải là ảnh chụp tại lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức theo yêu cầu của đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Phó Chủ tịch Chính phủ Trần Huy Liệu và Bộ trưởng không bộ Cù Huy Cận, cha tôi, sự kiện diễn ra tại lầu Ngũ Phụng phía trên Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế.

Trước hết, mũ ca lô, quân hàm, quân hiệu, giây biểu chương, thắt lưng da trắng, súng tiểu liên mà các quân nhân mang trên người không phải là trang phục và vũ khí của quân đội Nhà Nguyễn nói chung, quân đội dưới triều Bảo Đại nói riêng.

Tiếp theo, có một bức ảnh khác trên internet thể hiện các quân nhân nói trên, với kiến trúc phía sau không phải của Hoàng thành Huế, mà là khán đài của Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Ảnh 2: Ấn kiếm của vua Bảo Đại tại lễ thoái vị 30/8/1945

Vậy các bức ảnh trên được chụp trong khung cảnh nào?

Nhằm đối phó với ảnh hưởng chính trị không ngừng tăng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Việt Minh do người cộng sản Hồ Chí Minh lãnh đạo cũng như tranh thủ viện trợ quân sự của Mỹ trong bối cảnh quân viễn chinh Pháp ngày càng đuối sức trong cuộc tái chiếm Việt Nam, Pháp buộc phải tính lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp do Bảo Đại đứng đầu, được gọi là “giải pháp Bảo Đại”.

Ngày 8/3/1949, tại Paris, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại ký Hiệp định Élysée thành lập Quốc gia Việt Nam. Ngày 24/4/1949, Bảo Đại từ Pháp về nước. Gần hai tháng sau, vào ngày 14/6, Bảo Đại ra tuyên bố chấp chính. Trong hồi ký chính trị “Con Rồng Việt Nam” (2), Cựu hoàng nhớ lại: “Tôi ra một sắc lệnh tự đảm nhiệm làm Quốc trưởng… Để có tư thế trước bình diện quốc tế, một thông điệp nhấn mạnh rằng chức vụ của tôi được gọi là “Hoàng đế, Quốc trưởng”. Vị trí này cũng có giá trị cho đến lúc mà đất nước có được một quốc hội lập hiến”.

Ngày 28.2.1952, theo loan báo của tướng Pháp François Jean Antonin Gonzalez de Linares, trong khi đào đất để xây đồn bốt ở Nghĩa Đô thuộc ngoại thành Hà Nội, lính Pháp thấy một thùng dầu hỏa 20 lít bằng sắt tây bên trong có một ấn vàng và một thanh kiếm bị gẫy đôi. Mười ngày sau, ngày 8/3/1952, tròn 3 năm sau Hiệp định Élysée, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Tướng François Jean Antonin Gonzalez de Linarès long trọng tổ chức lễ trao lại cặp ấn, kiếm cho Bảo Đại trong cương vị Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.

Vậy là rõ, bức ảnh các quân nhân người Việt nâng ấn và kiếm mà Viện bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang trưng bày là được chụp tại lễ này cũng như các quân nhân này thuộc Ngự lâm quân của Bảo Đại.

Mộng Điệp, thứ phi của Bảo Đại, thuật lại chuyện này với Nguyễn Đắc Xuân vào năm 1996 khi nhà nghiên cứu này “qua Pháp tìm Huế xưa”. Bà kể: “Họ trả lại ấn, kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây, không ai đủ tư cách để nhận lại cả. Ông Lê Thanh Cảnh làm việc cho Pháp thấy thế gọi dây nói lên Buôn Mê Thuột gặp tôi. Nhưng tôi chưa thấy những báu vật ấy bao giờ, không biết có đúng hai cái ấn kiếm mà ông Bảo Đại đã trao cho ông Trần Huy Liệu năm 1945 hay không (!). Tôi phân vân nên đã mời Đức Từ Cung ở Huế đi tàu bay lên. Hôm đón ấn kiếm, Đức Từ Cung bắt phải đặt lên một cái bàn ở sân bay Buôn Mê Thuột, phủ khăn đỏ, lạy ấn và kiếm năm lạy rồi mới được phép đưa về Dinh”. ”Chính tay tôi đã lau chùi cặp ấn kiếm khi ông Lê Thanh Cảnh đi tàu bay từ Hà Nội đem lên Ban Mê Thuột giao cho tôi – bà nhấn mạnh. Cái kiếm bị gãy làm đôi. Tôi nhờ hai người hầu cận là anh Tứ Lang và anh Thừa Tể đi hàn lại. Hai anh đem cái kiếm đi hàn rồi nhờ người ta mài để không còn thấy dấu vết gãy. Còn cái ấn bằng vàng, chính tay tôi cân nặng 12,9 kg. Cái núm ấn hình con rồng. Con rồng uốn cong và ngóc đầu lên. Con rồng không được sắc sảo lắm, có đính hai hạt ngọc đỏ, trông giống như con rắn”.

Mộng Điệp kể tiếp: “Sau đó ông Bảo Đại về, tôi nói: “Ấn kiếm Ngài đã trao cho phái đoàn ông Trần Huy Liệu, không hiểu sao lại rơi vào tay người Pháp. Vừa rồi họ gọi trả lại cho Ngài”. Ông Bảo Đại đến giật cái khăn đỏ ra và bảo: “Ờ! Đúng rồi… Ngày xưa những thứ nầy ra đi nó cứu mạng anh. Bây giờ tự nhiên nó lại về có lẽ mình sắp chết rồi!”. Tôi nói:” Sao lại chết? Đáng lẽ Ngài mừng mới phải?”. Ông nói đùa với tôi: “Mừng vì nó gần 13 ký lô vàng chứ gì? Bởi thế em mới cho người canh gác cẩn thận!””.

Vẫn theo bà thứ phi này, năm 1953 chiến tranh trở nên ác liệt, Bảo Đại không dám đem ấn và kiếm về Huế. “Cuối cùng ông viết giấy giao cho tôi mang sang Pháp cùng với một số tư trang. Sau đó tôi giao hai báu vật ấy lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long. Khi tôi đem sang giao có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh). Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào tủ sắt” (3).

Trở lại lời kể của Mộng Điệp, có một chi tiết mà theo tôi là không chính xác. Đó là “Họ (Pháp) trả lại ấn kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây”, trong khi trên thực tế vào thời điểm tháng 3/1952 Bảo Đại vẫn ở Việt Nam. Thực vậy, “Con Rồng Việt Nam” cho biết Bảo Đại sang Pháp ngày 20/6/1950 để theo dõi Hội nghị Pau bàn về chuyển giao các chức năng quản lý xuất nhập cảnh, quan hệ ngoại giao, ngoại thương, hải quan và tài chính từ Pháp cho Quốc gia Việt Nam theo Hiệp định Élysée và trở về Việt Nam vào ngày 20/10 cùng năm. Cụ thể, Bảo Đại trở về Đà Lạt nơi ông chọn làm tổng hành dinh sau khi về nước năm 1949 bởi Pháp từ chối trao lại Dinh Norodom, nơi làm việc và ở của Thống đốc Nam Kỳ và cũng là biểu trưng cai trị thực dân sau khi Pháp tái chiếm Việt Nam. Gần một tháng sau, Bảo Đại đi thăm Buôn Mê Thuột. Ông viết: “Tôi đến Buôn Mê Thuột ở mấy ngày, và có ý định lập ở đây một biệt điện thứ hai”. “Ngày 3 tháng 3 (1952) – ông viết tiếp – tôi bổ nhiệm Nguyễn Văn Hinh làm Thiếu tướng, Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam. Cũng trong thời gian ấy, tôi đặt ra bốn quân khu. Về sư đoàn thứ tư quân thổ, phụ trách giữ an ninh cho vùng cao nguyên, đã được thành lập xong và đặt bản doanh ở Buôn Mê Thuột… Trong dịp này tôi tiếp tướng Salan tại Buôn Mê Thuột”. Bất luận thế nào, hồi ký của Cựu hoàng cho thấy ông chỉ trở lại Pháp vào ngày 7/8/1952 để chữa bệnh.

Đến đây một câu hỏi được đặt ra là tại sao người đi nhận ấn và kiếm tại sân bay Buôn Mê Thuột là thứ phi của Bảo Đại chứ không phải chính Cựu hoàng đang có mặt tại cao nguyên Trung phần?

Không nghi ngờ gì nữa, việc Bảo Đại thiết lập biệt điện thứ hai tại Buôn Mê Thuột là để ông có “khoảng trời riêng” với Mộng Điệp, vì biệt điện tại Đà Lạt đã là nơi ở của Nam Phương Hoàng Hậu (tên con gái là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan) và các con. Điều này lý giải vì sao Mộng Điệp có mặt tại Buôn Mê Thuột. Đi nhận lại ấn và kiếm tại sân bay, chắc chắn thể diện nguyên thủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại đã không cho phép ông làm như vậy. Đó là chưa nói rất có thể Bảo Đại không muốn bị chơi khăm nếu đó không phải ấn và kiếm đích thực của Nhà Nguyễn. Với các lý do trên Bảo Đại hẳn đã ủy quyền cho thứ phi của mình tiếp nhận hai quốc bảo này. Đến lượt mình, do không chắc đó thật là ấn và kiếm của Nhà Nguyễn vì chưa một lần tận mắt thấy, Mộng Điệp đã mời Đức Từ Cung, mẹ Bảo Đại, lên Buôn Mê Thuột để làm cái công việc mà ngày nay gọi là “giám định”.

Năm 1980, khi xuất bản Le Dragon d’ Annam (Con Rồng Việt Nam – tiếng Pháp), Bảo Đại yêu cầu Bảo Long (Nam Phương Hoàng hậu đã mất 17 năm trước, vào năm 1963) cho mượn cái ấn để làm vi-nhét đặt vào cuối các chương của cuốn hồi ký nhưng Bảo Long không chịu. Sau khi tái kết hôn với Monique Baudot vào năm 1982, Bảo Đại kiện Bảo Long ra tòa để đòi lại ấn và kiếm. Toà xử Bảo Đại được giữ ấn và Bảo Long được giữ kiếm (4).

Ấn mà Bảo Đại giữ mặt dưới khắc 皇帝之寶 - Hoàng Đế Chi Bảo kiểu chữ triện, mặt trên hai bên núm hình con rồng khắc “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (Ấn được thực hiện vào giờ tốt ngày mùng 4 tháng 2 Minh Mạng thứ IV (15/3/1823) và “Thập thành hoàng kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân” (Ấn đúc bằng vàng 10 tuổi nặng 280 lạng 9 chỉ 2 phân (tượng đương 10,5345 kg) kiểu chữ khải.

Ảnh 3: Ấn Hoàng Đế Chi Bảo. (Hình: trên VnExpress, do Tiến sĩ Sử học Phan Thanh Hải cung cấp)

Thanh kiếm mà Bảo Long giữ có vỏ bọc vàng, chuôi bằng ngọc thạch, có khắc hai dòng chữ “Khải Định niên chế” (chế vào thời Khải Định) và “Trọng kim tứ lạng thập thất phân” (hàm lượng vàng gồm 4 lạng 7 chỉ 17 phân - tương đương 178,125 g vàng).