Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Lịch sử Việt Nam

 




Thời kỳ tiền sử

Bài chi tiết: Việt Nam thời tiền sửvăn hóa Tràng Anvăn hóa Ngườm, và văn hóa Soi Nhụ

Lịch sử Việt Nam thời tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.

Thời đại đồ đá

Bài chi tiết: Văn hóa Sơn ViVăn hóa Hòa Bình, và Văn hóa Bắc Sơn

Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm HoiThẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa), Thung Lang (Ninh Bình) và Nga SơnThanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo JavaSumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo,... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành.

Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thế Canh Tân (Late Pleistocene).

Cách đây 15.000 – 18.000 năm trước, đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công nguyên (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8.000 năm trước đây thì đột ngột dâng cao khoảng 130m (tính từ tâm của kỷ băng hà là khu vực Bắc Mỹ). Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5.500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phúc trong suốt gần 3.000 năm.

Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8.000 năm trước Công nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5.500 năm - 18.000 năm trước.

Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam Á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặc trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công nguyên).[2]

Thời đại đồ đồng đá

Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

1.409 ĐỒNG 54 XU trong túi của Honecker khi ra khỏi trại tạm giam

Phạm Thị Hoài

 


            Ảnh: Erich Honecker - TBT SED lúc được phóng thích.

Khi còn ung dung cầm quyền và tin chắc các biến động thời cuộc ở Cộng hòa Dân chủ Đức tuy đáng lo ngại nhưng rồi sẽ lắng xuống vào tháng Năm 1989, Đảng SED (Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức) có 2.260.979 đảng viên chính thức và 64.016 đảng viên dự bị, tổng cộng 2.324.995, chiếm 13,8% dân số 16,8 triệu, một tỉ lệ vượt cả 11% của Đảng Quốc xã (NSDAP). Để so sánh: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại có 5,2 triệu đảng viên, chiếm chưa đầy 5,5% dân số 95,5 triệu; Đảng Cộng sản Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, chiếm 6,4% dân số 1,4 tỉ.

Không tính anh cả Liên Xô, trong các đảng cộng sản thuộc khối Đông Âu cũ thì SED hùng mạnh nhất về cả sức người lẫn sức của. Ở thời điểm CHDC Đức thở những hơi cuối cùng và độc quyền lãnh đạo của SED bị loại khỏi Hiến pháp (điều 1 khoản 1) ngày 01.12.1989, đảng này vẫn còn sở hữu một khối tài sản với hơn 6 tỉ Mark Đông Đức trong ngân hàng, một đế chế rộng lớn gồm hàng ngàn tập đoàn, công ti, doanh nghiệp trong ngoài nước cũng như vô số bất động sản, trong đó có những địa chỉ nổi tiếng như đặc khu Bộ Chính trị ở Wandlitz hay khu biệt thự cho các lãnh đạo cao cấp khác ở Pankow, tất cả tổng trị giá khoảng 10 tỉ, chưa kể những chiếc tủ bọc thép của Trung ương Đảng, chật ních dollar, đồng hồ, bạc thỏi và vàng bọc răng.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

Khi người Pháp biểu tình, đình công, đốt phá

  | 

Từ Thức

Nhìn từ xa, người ta có cảm tưởng có 2 chiến cuộc đang diễn ra ở Âu Châu: Ukraine và Pháp.

Từ gần một tuần lễ, nước Pháp là một bãi chiến trường: giao tranh giữa người biểu tình và cảnh sát, đốt phá xe hơi, xe lửa, toà thị chính, các cơ sở công quyền, kể cả sân vận động, thư viện, trường học, rạp hát, cướp phá trong các siêu thị, các cơ sở kinh doanh…

Người ta có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh hỗn loạn ở một nước nghèo đói ở Phi Châu.

Nhìn từ xa, rất nhiều người đặt câu hỏi: tại sao dân Pháp biểu tình suốt ngày, tại sao bạo loạn hoành hành ở một xứ bình yên, có hệ thống an sinh vào loại tốt nhất trên thế giới?

Bạo loạn bùng nổ khi một thiếu niên 17 tuổi, Nahel M., bị cảnh sát bắn chết khi anh ta không tuân lệnh, phóng xe chạy khi bị cảnh sát chặn đường.

Đó là chuyện xảy ra hàng ngày: những người lái xe không bằng lái, sau khi uống rượu, xài cần sa, ma tuý, hay đang bị truy nã, phóng xe bỏ chạy khi bị cảnh sát chặn đường, kiểm soát. Sau mỗi đụng độ với cảnh sát, vì bất cứ lý do gì, kiểm soát giao thông, buôn bán ma tuý, bao giờ cũng có bạo loạn.

Vidéo về cái chết của Nahel lan truyền trên mạng xã hội, chiếu trên các màn ảnh TV, khiến cuộc bạo loạn bùng nổ, lan nhanh như thuốc súng.

Dân Pháp sống lại cuộc “nội chiến” 2005, khi lớp trẻ tại các khu bình dân, đa số là di dân, nổi loạn sau khi 2 vị thành niên bỏ mạng vì bị điện giựt khi trốn cảnh sát.

Kết quả 2 người chết, hàng trăm cảnh sát bị thương, 28.000 xe hơi bị đốt, ít nhất 200 triệu Euros các hãng bảo hiểm bồi thường các cơ sở bị đốt phá, thương gia bị cướp, chưa kể hàng tỷ Euros nhà nước bỏ ra để tái thiết vùng ngoại ô. Bạo loạn chỉ tạm yên khi Chính phủ ban hành tình trạng khẩn trương (état d’urgence) trên toàn lãnh thổ.

Biểu tình suốt ngày, suốt năm 

Câu hỏi thứ nhất: tại sao dân Pháp biểu tình suốt ngày?

Tư tưởng Tập Cận Bình

Tạ Duy Anh



Sau khi Nga khai trương Viện nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình, hoàn toàn do Nhà nước tài trợ, tôi bỗng có chút tò mò.

Tư tưởng Tập Cận Bình, nó là cái quái gì vậy?

Từ xưa đến nay, chính quyền cộng sản Trung Quốc chỉ nói đến “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, chứ ngay cả Đặng Tiểu Bình, rồi sau này là Giang Trạch Dân… cũng chỉ được nhắc đến như những tác giả của một lý thuyết nào đó, mang tính tình thế. Ví dụ Thuyết “Mèo trắng mèo đen” của Đặng; Thuyết “Ba đại diện” của Giang…

Giờ nâng cấp lên thành “Tư tưởng Tập Cận Bình”.

Trong khi chưa tìm được tư liệu để tìm hiểu, thì vừa mới đây, tình cờ tôi đọc được bài trên tờ RFI, xin trích:

“Vào tháng 07/2012, (cũng là thời điểm Tập Cận Bình bắt đầu thống soái về quyền lực), Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phân phát cho các đảng viên “Cửu hào văn kiện – Tài liệu số 9”, tức danh sách “7 mối nguy” hoặc “7 chủ đề chúng ta không thảo luận” mà theo đảng Cộng Sản Trung Quốc là đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Chỉ được phổ biến một cách hạn chế trong nội bộ đảng.

Nhưng đến tháng 04/2013 danh sách này đã được nhà báo bất đồng chính kiến Cao Du (Gao Yu) phát tán. Nhà báo này sau đó đã bị bắt, bị xét xử vì tội “tiết lộ bí mật Nhà nước” và bị kết án 7 năm tù vào năm 2015.

Theo nhà báo Cao Du, chính Tập Cận Bình đã phê duyệt văn bản này và cũng là một trong các tác giả chính.

BẢY HIỂM HỌA” được nói đến bao gồm:

1- Các giá trị phổ quát

2- Tự do báo chí

3- Xã hội dân sự

4- Quyền công dân

5- Những sai lầm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc

6- Chủ nghĩa tư bản thân hữu trong chính quyền

7- Sự độc lập của tư pháp

(Hết trích).

Trừ mục 5 và 6 gắn với nội chính Trung Quốc, còn lại là các giá trị vĩ đại mà loài người phải mất nhiều trăm năm trả giá bằng máu mới có được. Giờ nó là ranh giới để phân biệt giữa văn minh và man rợ. Nhưng theo Tập, đó là những thứ cần phải bị tiêu diệt ở Trung Quốc, dập tắt mọi ý nghĩ về những thứ đó trong hơn một tỷ tư cái đầu, trừ những ĐẦU SỎ.

Đó là nền tảng, là cái lõi để họ Tập lập thuyết và sau đó học theo gương Tần Thủy Hoàng, dùng quyền lực sắt bắt thiên hạ quy phục, coi là tư tưởng.

Xét ở khía cạnh tàn bạo, không thể nói tư tưởng của Tập không đặc sắc!

Thảo nào nó rất được lòng Putin.

Sau Nga, chả biết có nước nào định học theo nữa không?

T.D.A.

Nguồn: FB Lao Ta