Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

NÓI THẲNG VỚI PHAN ĐĂNG


Yến Phương
                                                                      Tác giả bài viết


Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?
Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp đại học luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội  nói thẳng với anh một số vấn đề.
Cũng như nhiều bạn trẻ khác, em cũng rất say mê chương trình “Lẩm Bẩm 24h” của anh Phan Đăng trên kênh Youtube. Thế nhưng, khi nghe anh Phan Đăng “lẩm bẩm” trên trang Youtube của anh ấy về đề tài Biển Đông – kiện hay không kiện, em từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ.
Clip này, anh Phan Đăng nói khoảng hơn 38 phút, em đã phải nghe ít nhất là 5 lần, để hiểu được vì sao Việt Nam “không chịu phát triển” và trở nên yếu hèn như vậy? Vì sao giới trẻ Việt Nam nhiều người không yếu ớt về thể chất, nhưng lại bạc nhược về tinh thần? Vì có những con người như anh, Phan Đăng ạ.
Trong bài nói chuyện gần 40 phút này,  luận điểm chính của anh Phan Đăng là:
Để trả lời cho câu hỏi, có nên kiện Trung Quốc hay không, anh Phan Đăng nói là giới trẻ Việt Nam cần phải trả lời 3 câu hỏi của anh ấy trước đã. Đó là i) Kiện toà nào?; Kiện cái gì?; Và sau khi kiện sẽ làm gì?
Trong lúc hùng biện, anh Phan Đăng đã dẫn chứng rất nhiều kiến thức từ luật quốc tế, lịch sử Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế hiện đại để dẫn chứng cho các luận điểm của anh ấy.
Và chốt lại, anh Phan Đăng trả lời giùm là “các bạn trẻ cứ yên tâm đi, Đảng và Nhà nước đã biết hết các nỗi lo của các bạn rồi, Đảng và Nhà nước đã có phương án hết cả rồi. Và chúng ta cũng không cần kiện Trung Quốc đâu. Các bạn cứ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước đi”.
Bài viết của em để đáp lại lời anh, chia thành hai phần chính. Một là trả lời 3 câu hỏi của anh về chuyện kiện. Hai là trả lời cho luận điểm hãy yên tâm đi, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo rồi.
Và bây giờ, em sẽ xin nói thẳng với anh Phan Đăng từng vấn đề một.
Vấn đề 1

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI


Thêm Một Thông Điệp Hôm Nay
ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI


Cuộc đời người ngắn ngủi,
Như gió thoảng mây bay.
Chợt sinh rồi chợt chết,
Vùi sâu dưới đất dày.
Quãng thời gian ngắn ấy
Đáng lẽ ta, con người,
Sống đẹp và tận hưởng
Những niềm vui cuộc đời.
Ừ, đáng lẽ là thế,
Nhưng ta, vì vô minh,
Bon chen rồi đấu đá,
Tự mình làm khổ mình.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc


Nguyễn Quang Dy
Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”.  
Tuyên truyền phản tác dụng
Chiến dịch tuyên truyền và “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc nhằm ba mục đích chính. Một là để đánh lạc hướng dư luận về coronavirus xuất xứ từ Vũ Hán mà họ đã phủ nhận. Hai là ca ngợi mô hình chống dịch của họ đã thành công. Ba là tuyên truyền cho “quyền lực mềm” của Trung Quốc đã đối phó thắng lợi với đại dịch, nay đang giúp các nước.    
Theo các chuyên gia, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc theo kiểu Liên Xô cũ trong chiến tranh lạnh, tuy “hùng hổ nhưng vụng về” (aggressive but clumsy), nên có thể “phản tác dụng” (backfiring). Bắc Kinh muốn đánh bóng và đánh tráo hình ảnh Trung Quốc (đang xấu đi), để lấy lòng dân trong nước (đang bất bình) và dư luận quốc tế (ngày càng bất lợi). 
Có mấy lý do chiến dịch tuyên truyền của họ sẽ phản tác dụng. Một là sau bước đầu chập chững, các nước EU bắt đầu đoàn kết để chống đại dịch. Về lâu dài,Trung Quốc không thể lợi dụng tình trạng mất đoàn kết của Châu Âu để tuyên truyền rằng “chỉ có Trung Quốc giúp”. EU vừa tuyên bố là “Pháp và Đức đã giúp Ý số khẩu trang còn nhiều hơn Trung Quốc”.
Hai là EU bắt đầu phản công lại chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc. Josep Borrell (phụ trách đối ngoại của EU) đã lên án thông tin thất thiệt của Trung Quốc, làm Hoa Vi cắt giảm chương trình tài trợ khẩu trang cho EU. Ngày 26/3, EC kêu gọi Châu Âu phải tham gia “trận chiến truyền thông” để chống lại tuyên truyền thất thiệt của Trung Quốc.  
Ba là các thiết bị y tế chất lượng kém của Trung quốc đã làm dư luận Châu Âu phản ứng mạnh. Một số nước như Tây Ban Nha, Hà Lan, Cộng hòa Séc, đã trả lại các bộ xét nghiệm (test kits) do Trung Quốc sản xuất, trong khi một số nước khác cũng trả lại khẩu trang Trung Quốc. EC vừa đưa ra các chỉ đạo mới để kiểm soát chất lượng hàng hóa y tế thiết yếu.    
Bốn là tâm trạng nghi ngờ Trung Quốc của người Châu Âu không giảm vì những lo ngại sâu sắc về ảnh hưởng kinh tế và chính trị do Trung Quốc trỗi dậy. Điều đó phản ánh quan điểm cứng rắn trong các nước EU mà cách đây một năm, tài liệu “Chiến lược của EU đối với Trung Quốc” (EU Strategy paper on China) đã đề cập tới “như là đối thủ” (systemic rival).
Tóm lại, trước mắt Trung Quốc có thể ghi điểm với một số chính phủ dân túy, nhưng về lâu dài, chiến dịch tuyên truyền của họ không thay đổi được hình ảnh. Nếu Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Châu Âu, họ phải minh bạch về cách đối phó với coronavirus, không tuyên truyền thất thiệt và chính trị hóa tài trợ y tế. (No, Covid-19 Isn’t Turning Europe “Pro China”, Erik Brattberg and Philippe Le Corre, Belfer Center, Harvard, April 15, 2020).
Biển Đông lại nổi sóng
Theo Reuters, từ 16/4/2020, tàu khảo sát HD-8 và các tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã bám theo và quấy rối tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia) đang thăm dò dầu khí trên thềm lục địa kéo dài về phía nam quần đảo Trường Sa. Theo MarineTraffic (23/4) tàu HD-8 vẫn đang trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách Borneo khoảng 336km.
Trong khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan đang bảo trì và cách ly tại cảng (Guam và Nhật) vì nhiều thủy thủy bị lây nhiễm coronavirus, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang hoạt động gần bãi cạn Macclesfield. Trung Quốc định bắt nạt Malaysia như họ đã bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính (năm 2019).

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

ĐÂY LÀ LINK 5 TẬP PHIM “BIỂN ĐẢO VIỆT NAM. NGUỒN CỘI TỰ BAO ĐỜI”

1. Sáng nay, tôi có đăng bài lại viết của RFA "HAI NHÀ NGHIÊN CỨU BỊ CẮT TÊN KHỎI PHIM “BIỂN ĐẢO VIỆT NAM. NGUỒN CỘI TỰ BAO ĐỜI”!, phản ánh việc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) khi phát lại bộ phim “Biển đảo Việt Nam. Nguồn cội tự bao đời” (do HTV sản xuất năm 2015) trên kênh VTV1 hồi tháng 8 năm 2019 và trên kênh VTV9 vào trung tuần tháng 4 năm 2020, đã xóa bỏ hình ảnh và tên của tôi và anh Đinh Kim Phúc trong cả 5 tập phim.
Chúng tôi là những cố vấn khoa học, kiêm cố vấn biên tập của bộ phim, đã tham gia nhóm làm phim này trong gần 2 năm: từ khâu chuẩn bị kịch bản, tìm kiếm tư liệu ở trong và ngoài nước, tiến hành phỏng vấn các nhà nghiên cứu và quay phim ở nhiều nước khác nhau, cho đến khâu hậu trường như tham gia chỉnh sửa phim, biên tập lời bình..., cho đến khi bộ phim được duyệt và cấp phép công chiếu.
Sau khi đọc bài viết của RFA về việc làm xấu xí, ti tiện và trái với pháp luật của VTV, nhiều bạn bè trên FB đã hỏi tôi về link gốc của bộ phim này để xem, tôi xin thưa như sau:
- Link 5 tập phim gốc (bản tiếng Việt) trên website chính thức của HTV và link của 5 tập phim (bản tiếng Anh) trên YouTube đều đã bị xóa vào tháng 8/2019. Tuy nhiên, trên website của Thành ủy TPHCM hiện vẫn còn lưu đủ 5 tập phim tiếng Việt và một số website khác vẫn còn link gốc của phim này.
- Bạn tôi là Ngô Thế Bách (ở Hà Nội) đã cung cấp link của 5 tập phim gốc (bản tiếng Việt do bạn ấy phát hành), mọi người có thể click vào các link sau để xem:
- Bạn Mai Phan Lợi (ở Hà Nội), cũng cung cấp cho tôi link sau có đủ cả 5 tập phim gốc (bản tiếng Việt): https://www.facebook.com/thongtinGTV/videos/2467424086823573/
- 11h đêm 21/4, bạn Thao Ho (HTV) có gửi cho tôi link này, nói là còn xem được (bản tiếng Việt chưa bị đục xén):
Tập 1: https://m.youtube.com/watch?v=NaIJYzgd4fY&t=2s
Tập 2: https://m.youtube.com/watch?v=K4-W57M9qJQ
Tập 3: https://m.youtube.com/watch?v=dnXT10f7ArE
Tập 4: https://m.youtube.com/watch?v=ZJJsFDijb84
Tập 5: https://m.youtube.com/watch?v=kcbDGjUGl2k

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Tuyên bố thành lập “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế như thế nào


Hoàng Sa

Hình minh hoạ. Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/1/2013.  Reuters
Trung Quốc tiếp tục hung hăng trên biển Đông
Nhân dịp dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, cả thế giới đang tập trung vào chống dịch, đặc biệt là Hoa Kỳ đang căng thẳng với dịch bệnh, thậm chí trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mới ghé thăm Việt Nam hồi đầu tháng 3 cũng đang nhiều ca nhiễm. Đây là cơ hội để Trung Quốc tăng thêm các hành động hung hăng. Chắc chắn giờ đây Trung Quốc có thể phản ứng mà không lo sợ bất kỳ hậu quả gì, kể cả sự chỉ trích của truyền thông.
Thêm nữa, tình hình chính trị Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề nội bộ, với sự khởi phát virus Sars Cov 2 từ Vũ Hán rồi lan sang các địa phương khác, rồi sau đó bùng phát trên toàn thế giới. Việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh trong 6 ngày quan trọng nhất để có thể khống chế dịch bệnh, cùng với các thông tin bất nhất về con số thực người chết vì virus này ở Trung Quốc, cũng như tác hại của COVID-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc là những nguyên nhân khiến các phe phái chính trị tấn công vị trí của Tập Cận Bình.
Trước các vấn đề chính trị nội bộ như vậy, cách Trung Quốc thường làm để xoa dịu dư luận trong nước đó là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người dân Trung Quốc, và chỗ mà các lãnh đạo Trung Quốc thường nhắm tới đó là Biển Đông.
Một loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực này kéo dài liên tiếp từ nhiều năm trước.
Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày.
Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines.
Cũng chưa hết, cuối 2019 đầu 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia.
Đầu tháng 4 vừa rồi, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Người Việt Nam bắt đầu gọi nước Tàu là Trung Quốc từ bao giờ?


Chung Dang

Quay trở về 100 năm trước, nếu bạn bắt gặp tất cả những người đi trên đường và hỏi "bạn có biết Trung Quốc không?" thì 9/10 người sẽ hỏi lại "Trung Quốc là cái gì?", nhưng nếu bạn hỏi "bạn có biết nước Tàu không?" thì cả 10/10 người sẽ trả lời rằng "thằng Tàu thì ai chả biết". Trung Quốc", cái danh từ mà thực ra nó còn có tuổi đời ít hơn rất nhiều so với tên gọi Việt Nam của Đất nước ta. Vậy tại sao người Việt Nam trước đây gọi quốc gia ở phía Bắc Đất nước ta là "Tàu"? Hay bắt đầu gọi nước "Tàu" là "Trung Quốc" từ bao giờ? Và chúng ta có nên tiếp tục gọi là "Trung Quốc" nữa hay không? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn biết phần nào về nguồn gốc và lý do của việc đó.
1. Khởi nguồn của "Trung Quốc"
Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung () là ở giữa. Nguyên () là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.
left align image
Bản đồ cổ của "Bách Việt" (màu tím) và "Tàu" (màu đen) 2000 năm trước
Hai chữ Trung Nguyên quá mơ hồ không rõ ràng, cho cả vùng rộng lớn. Trong vùng này có một địa phương, khá đông dân cư, gọi là Hoa Âm (thuộc địa phận tỉnh Hoa Nam hiện nay), nên còn được gọi là Trung Hoa. Từ đó hai chữ Trung Nguyên hay Trung Hoa thường được dùng lẫn lộn. Để phân biệt với Bắc Mạc (
), tức vùng sa mạc phía bắc sông Hoàng Hà, họ gọi là Trung Nguyên. Để phân biệt với Lĩnh Nam ( ), tức vùng đồng bằng có núi cao (lĩnh) phía nam sông Dương Tử, họ gọi là Trung Hoa.
Thế rồi, qua nhiều thời kỳ, các kẻ nắm quyền cai trị người Tàu tự vẽ vời ra đủ điều để sơn phết cho hai chữ Trung Hoa nhằm đánh bóng thân thế đối với các xứ lân cận.
Lúc này, bọn vua chúa người Tàu bắt tên bồi bút Khổng Khâu, mà người Việt thường gọi là Khổng Tử, vẽ vời cho rằng Trung () là ở giữa, Hoa () là có văn hóa, có học thức. Ý muốn tôn xưng rằng chỉ có nơi đây mới là trung tâm văn hóa của con người. Là “đỉnh cao trí tuệ” tự xưng của thế giới vào thời bấy giờ. Vì thế họ gọi những dân tộc sống vùng chung quanh là súc vật như: Nam Man (chó); Bắc Địch (sâu); Đông Di (rắn); Tây Nhung (khỉ). Cũng bởi ngu si và đầu óc bán khai, kém tiến hóa, nên họ không hề biết rằng gọi như thế tự chính họ còn thua cả súc vật. Kẻ ngu si thường mắc phải căn bệnh hoang tưởng này để giải tỏa ẩm ức tâm lý hèn kém, mà cho đến nay chúng ta vẫn còn nhận thấy.
* Tụi Tàu dám gọi các dân tộc phía Nam là "chó"
Thật ra, tên họ Khổng xứ Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) nhận lệnh đi ăn cắp văn hóa của phương Nam, tức của dân Bách Việt, rồi đem về xào nấu, nên hắn ta chỉ dám gọi là đồ ăn cắp chứ không phải tự tay tạo ra ( – thuật nhi bất tác – chỉ kể lại chứ không phải sáng tác). Bán khai đến độ, hắn ta cũng không hề biết và cho rằng "trà" và "lúa" của dân Bách Việt phía nam sông Dương Tử đang dùng là kỳ lạ và chẳng phải là những món ăn, uống mà kẻ có văn hóa nên dùng. Thế nhưng sau khi uống thử rồi thấy ngon, thấy ghiền. Cái tài lưu manh của kẻ ăn cắp luôn là tẩy xóa hết dấu vết cũ rồi cho là của mình. Để bây giờ cả thế giới, ngay người Việt cũng tin chắc rằng trà phát xuất từ Tàu. Cả đến chữ Tàu cũng bắt nguồn từ bộ chữ Khoa Đẩu của tộc Bách Việt. Thế nhưng không có mấy người Việt Nam dám chấp nhận điều này. Căn bệnh tự cho là mình man di và kém cỏi truyền đời đã ăn sâu vào tận tâm trí của họ. Điều gì cũng cho là của Tàu thì mới thỏa mãn căn bệnh truyền kiếp này của người dân Việt hiện nay. Cũng theo lệnh kẻ cầm quyền, tên bồi bút họ Khổng này đưa ra những thuyết ma mỵ để đặt ách nô lệ lên đầu người dân như; thuyết thìên mệnh, ngũ thường, và trung quân ái quốc, vân vân.

CÁCH LY THỜI CHƯA CÓ COVID - 19


CÁCH LY
TẤN ĐỊNH


Mùa Cô-vít có tục cách ly, nghe nhiều thành quen, chẳng thấy sợ nữa. Thế mà cách nay khoảng bốn chục năm tôi cũng đã được biết và trãi nghiệm về cách ly rồi. Đó là để "đảm bảo an toàn" gì gì đó, người ta đang tâm cách ly một vị tướng già suốt một đời chinh chiến với các lão thành chiến hữu và các cựu chiến binh mến mộ ông. Có lần vì quá bức xúc, tôi đưa ra câu hỏi thắc mắc với một chú lớn tuổi đã từng làm ở Cục bảo vệ, chú ấy lắc đầu bảo: "Cháu biết để làm gì. Hãy chú ý quan tâm chăm sóc cụ cho tốt, thế là cháu đã làm tốt phận sự của mình rồi đấy. Nghe chú đi, đừng hỏi nhiều".
Lần đó đi làm về tôi ghé vào HD để giúp Nam cho gà ăn. Nam nuôi ở góc vườn phía gần nhà chú Dũng cả một đàn gà công nghiệp. Chủ yếu là nuôi nhốt, ít khi thả ra vườn. Đang đứng ở gốc nhãn gần chuồng gà nhìn ra cổng, tôi thấy một người đàn ông lớn tuổi dựng xe đạp vào hàng rào rồi đứng nói gì đó với đồng chí cảnh vệ. Rút kinh nghiệm mấy lần trước tôi liền đi ra cổng, thấy người đi xe đạp đến đúng là chú Thanh. Chú Thanh trước là thư ký của cậu tôi, một giai đoạn mấy năm chú đi chiến trường, và trước khi về hưu chú là bộ trưởng bộ gì đó hình như là vật tư. Vậy mà cảnh vệ không cho chú vào. Cái này phải dùng mẹo như mọi lần mới được. Tôi bước thật nhanh như là đang vội rồi nói với cậu cảnh vệ, đây là bác Thanh đồng hương, nhà bên Phùng Hưng, ông biết bác ấy đến nên bảo anh ra đón. Vậy là cậu cảnh vệ mở cổng cho chú Thanh dắt xe đạp vào.
Dọc đường vào nhà chú Thanh rất ngạc nhiên, hỏi: Cậu cháu biết chú sang thật à? Tôi tránh nhìn chú, đáp lời: Đâu có, cháu nói dối nó đấy! Chú Thanh im lặng không nói gì.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

THƯ CỦA TỔNG BIÊN TẬP BÁO BILD (CHLB ĐỨC) JULIAN REICHELT GỬI TẬP CẬN BÌNH



Julian Reichelt
Nguyễn Thế Tuyền (FB Tuyen Nguyen) dịch
KÍNH GỬI ÔNG CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH,
Đại sứ quán của ông ở Berlin đã có ý kiến với tôi trong một bức thư ngỏ, vì chúng tôi đã đặt câu hỏi, liệu TQ có phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại khủng khiếp cho kinh tế vì Virus Corona gây ra cho toàn thế giới hay không.
Đại sứ quán của ông gọi điều này là „nham hiểm đê tiện“ và công kích tôi khi cho rằng, tôi đã „khơi mào cho chủ nghĩa dân tộc“ sống dậy.
Ông hãy cho phép tôi được nói vài lời.
1. Ông điều tiết đất nước bằng sự kiểm soát mọi hoạt động của người dân. Nếu không có sự kiểm soát này, chắc ông không thể ngồi vào ghế chủ tịch nước. Ông có thể kiểm duyệt tất cả, kiểm soát mọi người dân của đất nước ông, nhưng ông lại làm ngơ không kiểm soát những chợ buôn bán thú hoang ở nước ông, vì nguy cơ nó tạo ra dịch bệnh rất lớn. Ông đánh sập mọi tờ báo hay trang mạng nào chỉ trích chính sách, nhưng không dẹp những nơi bán súp dơi. Ông không chỉ kiểm duyệt dân của ông, mà qua đó ông còn gây nguy hiểm cho toàn thế giới.
2. Kiểm duyệt sẽ dẫn đến mất tự do. Ai không được sống trong tự do thì cũng mất luôn khả năng sáng tạo. Ai không có tư tưởng canh tân thì cũng chả phát minh được điều gì. Ngược lại, ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Quốc giàu lên nhờ những phát minh của người khác, thay vì mình tự nghiên cứu ra. Nguyên nhân của nó là chính ông không để thế hệ trẻ của đất nước được tự do suy nghĩ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của TQ là Virus Corona, mặc dù không ai muốn nhưng nó đã lan ra khắp thế giới.
3. Khi ông, chính phủ và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu là Corona có thể truyền từ người sang người, nhưng ông vẫn để cả thế giới phải mò mẫm trong bóng tối. Các chuyên gia hàng đầu của ông không nhấc máy điện thoại, không trả lời thư điện tử khi những nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết điều gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Ông đã từng là một người tự hào vì theo chủ nghĩa dân tộc thì cũng phải nói ra sự thật dù ông cảm thấy đó là nỗi nhục quốc thể.
4. Tờ „Washington Post“ đã cho biết, các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nghiên cứu về Virus Corona ở loài dơi, nhưng không tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao ông không giữ an toàn cho những phòng thí nghiệm cực độc như thế giống như ông canh chừng các nhà giam tù nhân chính trị? Ông có muốn giải thích điều đó với những người mất vợ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những bố mẹ mất con trên toàn thế giới đang quằn quại trong buồn tủi hay không?
5. Ở nước ông người ta đang thì thào về ông đấy. Quyền lực của ông đang bị tróc bể từng mảng. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mù mịt không minh bạch, một nhà nước kiểm duyệt con người đến mức vô nhân đạo và bây giờ nó đang làm lây lan một đại dịch chết người. Đó chính là di sản chính trị của ông.
Sứ quán của ông còn viết cho tôi, tôi không xứng đáng với „tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc“.
Tôi cho rằng, ông đánh giá tình „hữu nghị“ vĩ đại, khi ông tỏ ra hào phóng gửi khẩu trang tặng mọi nơi trên thế giới. Tôi không cho đó là tình hữu nghị, mà là một thứ Chủ nghĩa đế quốc đáng nhạo báng. Ông muốn Trung Quốc mạnh lên bằng cách dùng đại dịch xuất phát từ chính Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chính ông không còn có thể cứu được vị trí của ông. Tôi nghĩ là sớm muộn gì thì Corona cũng kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.
Xin gửi ông lời chào hữu nghị.


Nhân 100 ngày Lão nông chí sĩ Lê Đình Kình bị sát hại Tôi tố cáo

Nguyên Ngọc

Vụ tập kích thôn Hoành vào rạng ngày 9-1-2020 đã gây một chấn thương trong toàn xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong những lớp người nhạy cảm và luôn quan tâm đến tình hình đất nước. Tính đến nay đã 100 ngày mà vẫn không ai không cảm thấy nhói lòng mỗi lần chợt nhắc đến hai từ “Đồng Tâm”. Nhưng hình như cũng có một xu hướng muốn tránh nhắc đến hai từ đó, vì sợ động đến một “vết đạn bị bắn bất thình lình” làm ngất xỉu song may không chết, và hiện tại đang lên da non, khiến nó trở lại mưng mủ thì còn nguy hơn.
Chúng tôi nghĩ, đó là tâm lý chung của con người, ai cũng vậy, chỉ mong được sớm quên nhanh những nỗi đau, dù là nỗi đau do bất kỳ ai gây ra cho mình. Tuy nhiên, hãy bình tâm một chút và ngẫm nghĩ rộng hơn, sẽ thấy sự cố Đồng Tâm vẫn đang sừng sững trước mắt như một ung nhọt sưng tấy làm đau nhức cơ thể xã hội Việt Nam chứ không phải riêng cho một nhóm người nào, một khu vực xã hội nào.
Đó chính là một vụ án chưa được mổ xẻ và có nguy cơ sẽ không được mổ xẻ một cách đúng đắn theo chuẩn mực của pháp luật từ lâu đã được loài người văn minh công nhận, mà ngược lại, sẽ bị giấu nhẹm đi những kẻ đích thực là lũ sát nhân để đẩy những con người oan khuất đang chịu muôn vàn khốn khổ phía sau song sắt nhà tù thành tội nhân, với những bản án nặng nề giáng lên đầu họ. Nếu đúng như vậy thì cái ung nhọt mà thể chế gây nên ngay sát trước Tết năm Canh Tí này sẽ biến thành một thảm kịch trong một phạm vi rất rộng, một vết nhơ bôi bẩn lên cả một dân tộc vẫn được tiếng là can đảm trong trường kỳ lịch sử vì vận mệnh sinh tồn của chính mình. Nỗi đau chốc lát sẽ trở thành nỗi đau muôn đời, còn gì đau xót hơn!
Cũng vì lý do đó, trang BVN quyết sát cánh cùng nhiều mạng XHDS khác, sẽ vẫn thường xuyên nhắc đến sự cố Đồng Tâm. Chúng tôi sẽ đăng lại, mỗi nửa tháng một lần, ba bài báo sau đây:
1. Tôi tố cáo của nhà văn Nguyên Ngọc;
2. Tội ác Đồng Tâm; và
3. Viết tiếp về tội ác Đồng Tâm của GS Hoàng Xuân Phú.
Rất mong bạn đọc xa gần hưởng ứng bằng cách bớt chút thì giờ đọc lại, nghiền ngẫm lại, để hâm nóng lại những tình cảm phẫn nộ chính đáng của mình, trước khi có thể đẩy hẳn mọi chuyện vào quá khứ.
Bauxite Việt Nam
90 năm ĐCSVN được đánh dấu bằng một hoạt động có một không hai: một Trung đoàn cảnh sát cơ động trực thuộc Bộ CA, trang bị tận răng, tập kích trong đêm ngay trước Tết âm lịch để giết và mổ bụng một cụ già 84 tuổi đang mang thương tật, lại là đồng chí trung kiên trong hàng ngũ của mình, chỉ để cướp cho được một mảnh giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất Đồng Sênh của một thôn Hoành từ bao đời nay vẫn cấy cày trên đó để đóng góp cho công cuộc kháng chiến kiến quốc theo lời kêu gọi của Đảng.
Coi như mục tiêu đầu tiên và cao quý nhất của một đảng công nông từ khi mới ra đời – người cày có ruộng – được công khai xoá bỏ bằng một vụ cướp và khủng bố rùng rợn, ở thời điểm tuổi đời của nó đang đạt đến cái ngưỡng gần đất xa trời theo quy luật tự nhiên của Tạo hóa. Một sự xác nhận "giải thể" không còn gì hoàn hảo hơn.
Bauxite Việt Nam nhiệt liệt hưởng ứng lời tuyên bố nóng hổi của nhà văn Nguyên Ngọc và qua trang mạng chúng tôi cũng như nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác, rất mong tiếng nói tố cáo trung thực của nhà văn sớm lan tỏa rộng rãi khắp trong nước và trên toàn thế giới.
Bauxite Việt Nam
Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của một số lão nông tri điền đứng đầu là Cụ Lê Đình Kình đã kiên trì đấu tranh quyết giữ cánh đồng Sênh mà cha ông họ đã khai thác, bồi bổ, xây dựng từ ngàn đời, và từ trước đến nay chưa hề có bất cứ lệnh thu hồi của nhà nước cho bất cứ mục đích gì, chống lại âm mưu cướp đoạt cánh đồng này của chính quyền Hà Nội cấu kết với một nhóm lợi ích có tính chất mafia. Cụ Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Đối mặt với một con người chân chất, hiền minh, thâm thúy, và nhân hậu như vậy, trong những năm qua nhà cầm quyền cấu kết với bọn mafia âm mưu cướp đất đã không từ một thủ đoạn thâm hiểm và độc ác nào. Năm 2017 chúng đã một lần lừa Cụ ra cánh đồng Sênh nhờ đo ranh giới đất rồi bất ngờ đá Cụ gãy chân, gây tàn tật suốt đời. Sau đó là liên tiếp những âm mưu lừa bịp, dụ dỗ, uy hiếp, đe dọa, tráo trở, thậm chí cho cả bọn lưu manh len lỏi luồn sâu làm nội gián… không từ một thủ đoạn thô bạo, hung ác và đê tiện nào… Nhưng mềm dẻo, ôn tồn, thông minh, thôn Hoành, Đồng Tâm, dưới sự chỉ đạo bình tĩnh, ôn hòa của Cụ Lê Đình Kình và các bậc cao niên đoàn kết chặt chẽ cùng các tầng lớp nhân dân vẫn đứng vững.
Cuối cùng bọn quyết tâm chiếm đất mặt người dạ thú đã giở đến trò độc ác nhất. Trong đêm mồng 8 rạng sáng ngày mồng 9 tháng 1 năm 2020 (nhằm đúng ngày rằm tháng Chạp, mọi người đang nô nức chuẩn bị đón Tết Canh Tý), gần 3000 quân thuộc lực lượng vũ trang chính quy của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại và các khí tài công nghệ tác chiến tiên tiến đã được huy động (bởi ai, theo lệnh của cá nhân hay cơ quan tối cao nào?), bất ngờ tấn công vào thôn Hoành, lập tức bao vây không chế tất cả các nhà trong làng bằng cách phun hơi cay, bắt bớ đánh đập tàn bạo tất cả trai gái già trẻ, nhằm không cho ai chi viện để tập trung đột kích vào nhà Cụ Lê Đình Kình và hai con trai Cụ, dùng vũ khí phá cửa nhà Cụ Kình, phun hơi cay, xông thẳng vào giường Cụ Kình, kéo vợ Cụ vất ra bên ngoài, đánh đập tra tấn Cụ máu me lênh láng khắp phòng, chĩa thẳng súng bắn đúng vào tim Cụ, vào đầu Cụ, bắn nát chân Cụ, ngoài ra còn một số vết đạn khác nữa.
Giết người đi đôi với cướp của: họ còn bắn nát một tủ sắt và cướp mang đi một tủ gỗ trong đó Cụ Kình vẫn cất giữ chu đáo tất cả giấy tờ bản đồ chính thức về Đồng Tâm và riêng Đồng Sênh.
Theo lời thú nhận công khai của ba vị đại diện bộ công an, trong đó có cả Trung tướng Thứ trưởng Lương Tam Quang, tất cả vụ tấn công quy mô và giết người kinh hoàng ở thôn Hoành, Đồng Tâm được thực hiện mà không có bất cứ một văn bản mệnh lệnh có tính pháp lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát, không có lệnh khám xét bắt bớ của công an, không có lệnh tòa án hay của bất kỳ cơ quan pháp luật nhà nước nào hết.
Xác Cụ Kình, vị đại lão từ nay sẽ trở thành Thành Hoàng bất tử của làng Hoành ấy, sau đó không biết đã bị những kẻ giết Cụ mang đi đâu, bị mổ phanh thây không biết để lục tìm hay lấy đi những gì trong lục phủ ngũ tạng.
Hôm sau người thân trong gia đình được gọi lên nhận lại xác Cụ với yêu cầu khốn nạn: phải ký xác nhận là Cụ chết trong khi xung đột với lực lượng cưỡng chế ở Đồng Sênh, cách thôn Hoành 3 km.
Một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng đã diễn ra tại nhà Cụ Lê Đình Kinh ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giữa thủ đô Hà Nội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nạn nhân là đại lão gia Lê Đình Kình, công thần của Tổ quốc Việt Nam, đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam xử tử hình với hình thức tàn bạo nhất, không theo bất cứ quy định và trình tự pháp luật nào hết. Cho đến hôm nay, mồng 4 tháng 2 năm 2020, nghĩa là gần một tháng sau sự vụ, chưa hay không hề thấy mảy may động thái của toàn bộ hệ thống tư pháp của cái đất nước được coi là có pháp chế này khởi tố một vụ án giết chết công dân Lê Đình Kình.
Tôi nghiêm khắc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án lớn giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng.
Những kẻ chủ trương, những kẻ lên kế hoạch, những kẻ tổ chức lực lượng và ra lệnh thực hiện dù ở cấp nào, những tên sát nhân, hay những tên đao phủ đã trực tiếp ra tay phải đền tội ác trước vành móng ngựa.
Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới.
Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu.

Nguyên Ngọc

Hội An
Ngày 04/2/2020

Nhân 100 ngày Lão nông chí sĩ Lê Đình Kình bị sát hại Viết thêm về tội ác Đồng Tâm


… chẳng lẽ, chỉ vì muốn đổ tội cho gia đình cụ Kình và người dân Đồng Tâm, nhằm biện hộ cho Tội ác Đồng Tâm và đảo chiều dư luận phê phán, mà lại đang tâm lên kế hoạch thiêu cháy một lúc ba sĩ quan công an hay sao? Nghi ngờ này nghiêm trọng và kinh khủng đến mức khó tin, hay chẳng muốn tin. Do đó nảy sinh câu hỏi: Cái lô-gic được trình bày ở trên sai chỗ nào? Phải chăng sai ở Mệnh đề 3?
Phần 2 của bài viết này sẽ khẳng định một lần nữa, Mệnh đề 3 là hoàn toàn đúng. Hơn nữa, phần 3 sẽ trả lời câu hỏi: Vật liệu cháy đã được sử dụng trong hố kỹ thuật là thứ vật liệu gì?
***
Với việc tấn công vào Đồng Tâm và giết hại cụ Lê Đình Kình hoàn toàn phi pháp, phía công an đã tự phủ định tư cách của một cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, họ không còn tư cách để đứng ra điều tra vụ án Đồng Tâm, mà phải là đối tượng bị điều tra. Trước hết là điều tra về tội giết người có tổ chức, theo Điểm o, Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
Đích thân Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô đã đứng ra công bố những thông tin hoàn toàn sai trái về vụ Đồng Tâm 9/1/2020. Điều đó chứng tỏ, lãnh đạo Bộ Công an phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động tấn công và giết người phi pháp ở Đồng Tâm. Vì vậy, việc điều tra vụ án Đồng Tâm phải cho một cơ quan độc lập (không thuộc Bộ Công an) tiến hành.
Trong thời gian chờ đợi, không thể chấp nhận việc công an tiếp tục đứng ra giam giữ và điều tra những người dân Đồng Tâm đã bị bắt. Đặc biệt, phải chấm dứt ngay việc phái công an đến quấy nhiễu, hạch sách và khủng bố tinh thần những người phụ nữ và trẻ con còn lại trong gia đình cụ Lê Đình Kình.

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA : KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT...







* Tổng thống Cộng hòa Croatia: Kolinda Grabar - Kitarovics:
- Đã bán phi cơ riêng của tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz của văn phòng tổng thống đưa vào ngân sách quốc gia.
- Đã giảm 50% lương của mình và các bộ trưởng.
- Đã giảm 40% lương các đại sứ, các tổng lãnh sự quán.
- Đã xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các đại biểu quốc hội.
- Biết và nói 7 ngoại ngữ và sống bình dị như tất cả mọi người.
- Từ khi bà giữ chức tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.
Một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, tận tụy như một bà nội trợ hoàn hảo cho chính Tổ quốc mình.
* Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu:

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

MỘT HÀNH ĐỘNG PHÁP LÝ MẠNH MẼ & NHẤT QUÁN (Bản đầy đủ chưa bị cắt xén)


Đinh Hoàng Thắng
*
Vài lời phi lộ: Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Hợp tác Quốc tế (ICCC) Đinh Hoàng Thắng trực thuộc Viện Pháp luật, Chính sách và Phát triển (PLD), đã trao đổi với các báo Văn Nghệ, Tầm Nhìn và Nhịp Cầu Thế Giới (thực hiện giãn cách từ hàng chục đến hàng vạn cây số) về Công hàm 22/HC-2020 từ Cơ quan Đại diện của Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc gửi Tổng thư ký LHQ.
NHỮNG CHỖ IN HOA BÊN DƯỚI LÀ CÁC ĐOẠN BỊ TRONG NƯỚC “đục, cắt và điều chỉnh”.
Xem vậy để thấy con đường “giãn Trung”, kiện Tàu ra toà án quốc tế còn lắm gian truân. Khó khăn không chỉ đến từ Trung Quốc, tất nhiên, mà còn do những cản trở trong việc thắp lên ngọn lửa của lẽ thật và đột phá tư duy.
Viet- studies xin đăng lại đầy đủ toàn văn bài trả lời phỏng vấn.
Viet- studies

*

1) Hiếm khi được đọc tận mắt một công hàm chính thức của Cơ quan đại diện ta (CQĐD) gửi cho các chính phủ, như công hàm do CQĐD Việt Nam tại New York gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 30/3/2020 vừa qua. Thưa ông, tại sao công hàm ấy lại không có chữ ký?
Công hàm là văn kiện ngoại giao chính thức trong trao đổi giữa các chính phủ, hay giữa chính phủ với các tổ chức quốc tế, thông qua Bộ Ngoại giao hoặc trực tiếp. Các công thư này có nhiều hình thức: Công hàm, Công hàm ngoại giao và Biên bản ghi nhớ, hay còn gọi là Văn bản lưu ý... (Memorandum hay Reminder / Aide-Mémoire).
Nội dung nhằm thông báo, yêu sách hay phản đối hoạt động hay sự kiện, hoặc vấn đề có liên quan, mà cả hai hay nhiều bên cùng quan tâm. Công hàm được soạn thảo ở ngôi thứ ba, đa phần không ký tên và chỉ đóng dấu treo của CQĐD. Công hàm 22/HC-2020 đệ trình lên LHQ ngày 30/3/2020 vừa qua là một văn kiện ngoại giao có hình thức cao như thế.
2) Nội dung và ý nghĩa của các công hàm là gì?
Công hàm Trung Quốc bác bỏ các công hàm của Malaysia (gửi ngày 12/12/2019) và của Philippines (gửi ngày 6/3/2020), liên quan đến việc xin công nhận phần thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông đối với Malaysia, còn với Philippines thì dẫn lại phán quyết của Toà Trọng tài thường trực (CPA) năm 2016 để khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Kalayaan.
Công hàm của Việt Nam có nội dung và ý nghĩa:
i) tuyên bố trước toàn thế giới về lập trường phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông;
ii) khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông;
iii) tạo lập chứng cứ về lập trường pháp lý của Việt Nam khi đưa vụ việc ra giải quyết trước cơ quan tài phán quốc tế;
iv) phản ánh rõ ràng nguyện vọng và ý chí quyết liệt của nhân dân Việt Nam đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tại Biển Đông.
Công hàm phản bác của ta là sự tiếp nối những gì đã diễn ra từ năm 2009 khi các quốc gia đến kỳ phải nộp hồ sơ lên Uỷ ban về giới hạn thềm lục địa của LHQ. Vào thời điểm đó, Việt Nam và Malaysia cũng từng nộp chung hồ sơ lên Uỷ ban này, nhưng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản đối.

Cảnh giác Trung Quốc hơn ở Biển Đông


17/04/2020 11:01 GMT+7
TTO - Dữ liệu từ trang theo dõi tàu Marine Traffic ngày 16-4 cho thấy tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống đang tiến về khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia.

Trung Quốc đang làm những việc chính xác như những gì họ đã làm vài tháng trước. Việc làm như vậy trong đại dịch là đủ ích kỷ để gây tai tiếng.
Greg Poling (giám đốc AMTI - CSIS)
Trước dịch bệnh, Trung Quốc vẫn xúc tiến những hành động hòng độc chiếm Biển Đông. Nhưng trong lúc cả thế giới đang căng mình chống dịch bệnh COVID-19, giới quan sát cũng bất ngờ với những hành động hung hăng và quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây.
Chuyển áp lực ra ngoài?
Dẫu đã mở cửa thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát đầu tiên dịch bệnh COVID-19, và bắt đầu khôi phục sản xuất sau dịch, kinh tế Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề do COVID-19.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CNXH KHỔNG THỂ LÀ BẠN CHUNG ĐƯỜNG


Phạm Viết Đào
Vừa qua, nhà báo Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí CS đã bị “ném đá “ tơi bời do công bố trên Báo Đầu tư một bài báo có nhan đề:” Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”; Nhị Lê đã phải nhận lấy những lời chỉ trích pha lẫn sự chế diễu nặng nề do cái quan niệm mà ông đưa ra được người đọc hiểu là chiêu trò “đảng hóa dân tộc”…
Dư luận không chấp nhận khái niệm của Nhị Lê đưa ra bởi: "Thứ nhất, dân tộc đang bị đảng hóa. Thứ hai: người viết chả hiểu thế nào là dân tộc, thế nào là một đảng chính trị..." Có người thì đùa trên Facebook rằng "Trong đại gia đình các dân tộc VN, giờ Đảng tộc đông chỉ sau mỗi Kinh tộc". Bạn Nguyễn Hiệu thì viết trên Facebbook của BBC News Tiếng Việt:"Nói chung là không hiểu gì? Vậy người không đảng không phải dân tộc hay sao. Lại nữa, thế từ trước đến giờ Đảng là gì mà bây giờ mới ngày càng xứng đáng??? Ôi đau đầu quá. Duclong Hoang nêu ý kiến: "...Cho Đảng là dân tộc là việc không đúng cả về khoa học và trong thực tế. Chỉ có những người u mê do bị nhồi sọ mới có những ý kiến viển vông như thế." ( BBC)
Trước những chỉ trích của cư dân mạng, Nhị Lê đã lên tiếng thanh minh; ông cho rằng khái niệm đưa ra được dẫn trích từ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Khi bàn về tính dân tộc của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.
Sau ý kiến này lập tức những độc giả thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức đã tìm đến văn bản gốc; Họ đã phát hiện đoạn dịch trên của Tuyên ngôn Đảng CS sang tiếng Việt là không sát đúng với văn bản của Marx viết. Đoạn này trong văn bản tiếng Anh theo độc gỉa Nguyên Tổng phải dịch:“Vì giai cấp vô sản trước hết phải có được uy quyền về chính trị (chứ không phải “giành được chính quyền”), phải tự vươn lên thành giai cấp dẫn dắt dân tộc, phải tự mình mang tầm vóc dân tộc”…
Các loại ý kiến phản đối ý kiến của Nhị Lê cho rằng: Cần hiểu Tuyên ngôn Đảng CS do Marx viết 1988 nói về vai trò của Đảng Cộng sản là "tự vươn lên thành lực lượng chủ đạo trong dân tộc", chứ không bao giờ lại "thành dân tộc"…Qua vụ Nhị Lê, độc giả thêm một lần hồ nghị: Liệu Việt Nam đang xây dựng một thể chế, một chế đi theo học thuyết Marx- Lenin nguyên gốc hay đi theo đường lối của người phiên dịch?
Sau vụ này, việc dịch và chuyển tải các khái niệm của chủ nghĩa Marx- Le nin bị nhiều người đặt vấn đề phải được xem xét không chỉ riêng Tuyên ngôn Đảng CS…
“Communism” dịch “ Chủ nghĩa cộng sản” có chính xác?
Chữ “cộng sản” (
) từ đâu ra ?

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

CÓ TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?




Hết 15/4/2020 là hết thời hạn cách ly toàn quốc. Cả nước đang đối mặt với câu hỏi quan trọng: Có tiếp tục cách ly toàn quốc sau 15/4/2020 hay không?

I. CÁC CÂU HỎI GỢI MỞ

Khi muốn quyết định một vấn đề quan trọng, thường phải đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Nhưng như một rừng cây, chọn câu hỏi nào đây?

Câu hỏi đặt ra phải phản ánh được cốt lõi vấn đề. Nếu không, sẽ không tìm được lời giải đúng. Và câu trả lời phải ở dạng alternative (loại trừ): Có hoặc không. Để gạt bỏ tính do dự.

Người giỏi luôn chọn đúng những câu hỏi cột sống. Có những câu hỏi mang tính tiên đề, mà vi phạm nó là ngoài vòng xem xét. Người kém luôn luẩn quẩn trong những câu hỏi râu ria vụn vặt, nên không tìm ra giải pháp đúng.

1. Tiếp tục cách ly toàn quốc có hạn chế khả năng lây nhiễm covid 19 không? Có.

Đó là câu hỏi đơn giản vì tìm ngay ra câu trả lời đơn giản. Từ đó suy ra, tiếp tục cách ly toàn quốc là một quyết định đơn giản.

Nhưng đó không phải là quyết định của Thủ tướng. Vì quyết định của Thủ tướng phải rất khó khăn. Điều đó có nghĩa là câu hỏi trên chưa phản ánh đúng vấn đề.

2. Mỗi ngày cách ly toàn quốc thiệt hại bao nhiêu? 1 tỷ USD.

GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2019 theo Quỹ tiền tệ thế giới là 375,6 tỷ USD. Như vậy mỗi ngày cách ly cả nước mất chừng 1 tỷ USD.

3. Có bao nhiêu doanh nghiệp bị vỡ nợ? Có bao nhiêu con người bị khó khăn nếu tiếp tục cách ly toàn quốc?

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Thảm họa diệt chủng đang ở ngay trước mắt


Phạm Hồng Thúy – Trần Trọng Miên
Trần Trọng Minh – Trần Thanh Hải Vân
Ảnh: tamsugiadinh.vn
Ảnh: FB Phạm Viết Đào
"Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuộc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, trên ba triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khmer đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Quốc ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Quốc đã thực hiện chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán...
Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong tổng số 1,4 tỉ người, Trung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?
1. Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 - 1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay còn 10.68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.
2. Người "Hồi" bao gồm 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc với diện tích 1.6 triệu km², dân số 21.8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8.3 triệu người. (xem Tân Cương - Wikipedia)
3. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, từng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung Hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1.183 triệu km² và dân số 24.7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3.6 triệu, chiếm 14.7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông - Wikipedia).