Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?

FB Đoàn Bảo Châu
1. Vì sao Trà My đi?
Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My”.
Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?
Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào…”
Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì.
Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn.
Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên.
2. Lỗi của ai?

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Còn xuất khẩu lao động thì còn vượt biên bất hợp pháp


1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.
10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!
Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.
2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

XÁC NÀO LÀ EM TÔI ?


Trung Nguyễn (28/10/2019)


Cả nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên đường nhập cư lậu vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ xác suất rất cao là phần lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người Việt Nam.

Họ đang trên đường đến một xứ sở mà công dân ở đó có thể thực hiện những quyền con người căn bản đã được nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ và được ông Hồ Chí Minh nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Đó là các quyền “sống”, quyền “tự do”, và quyền “mưu cầu hạnh phúc”.
Người dân nước Anh đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số trên chuyến container định mệnh ấy. Tôi cũng đọc được rất nhiều lời tiếc thương và cầu nguyện cho các nạn nhân trên mạng xã hội Facebook. Hiện tại chúng ta còn phải đợi cảnh sát Anh đưa ra kết luận điều tra cuối cùng nhưng việc các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, có con em đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh nhưng mất liên lạc với gia đình là có thật. Tính đến chiều chủ nhật 27/10/2019, đã có 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh báo cáo người thân mất tích ở châu Âu với nhà cầm quyền.
Báo VnExpress cho biết trung bình mỗi gia đình phải bỏ ra gần một tỷ đồng để có thể nhập cư lậu vào nước Anh. Cái giá bằng tiền rất lớn và có nguy cơ mất trắng nếu bị bắt, thậm chí mất cả mạng sống, nhưng nhiều gia đình vẫn quyết định mạo hiểm ra đi. Tất nhiên là họ phải cầm cố sổ đỏ để có thể vay được tiền với hi vọng con cái đi làm ở châu Âu sẽ gửi tiền về trả được nợ và thoát nghèo.
Hậu quả của việc chọn Formosa
Tôi có một số bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh phải đi xuất khẩu lao động ở nhiều nước. Các bạn ấy tâm sự với tôi là, kể từ sau thảm họa Formosa, kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An đi xuống nghiêm trọng và các bạn ấy không còn cách nào khác phải rời quê đi kiếm việc làm ở nơi khác. Một số chọn vào Sài Gòn, một số chọn sang Lào, Campuchia, Nga và một số tìm cách đi được những nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và tất nhiên có châu Âu, trong đó có nước Anh.
Ở đây, chúng ta thấy chính sách chạy theo tăng trưởng GDP bằng mọi giá, bất chấp ô nhiễm môi trường của đảng cộng sản Việt Nam đã khiến kinh tế có vẻ tăng trưởng nhưng thật ra thiệt hại kinh tế – xã hội lớn hơn rất nhiều. Cái lợi về kinh tế nếu có thì chỉ rơi vào tay thiểu số các tập đoàn tư bản nước ngoài và các quan chức tất nhiên cũng được hưởng lợi từ việc báo cáo tăng trưởng GDP của tỉnh nhà, chưa kể những khoản hối lộ, lại quả.

Cái chết đến gần của một Quốc gia


Nhà báo Mạnh Kim

Mỗi ngày tin tức một loang ra, con em người Việt càng thấy lòng đau nghẹn.
Những tưởng nỗi nhục này sẽ ném lên đầu con sói họ Tập, nào ngờ lại rơi trúng mặt kẻ đồng cấp "môi răng" của Việt Nam.
Cứ tha hồ ăn tiêu xả láng đi! Đưa cho nhiều con cháu vào ngồi trong công sở để tháng tháng lĩnh tiền mà chẳng có việc gì làm ngoài xây tượng đài khủng để thờ lãnh tụ; xây chùa chiền tâm linh to vật để các ngài đến cầu cúng cho chiếc ghế không lung lay; phong đủ loại tướng tá để hộ vệ bộ máy, nhưng hễ nghe tin tàu địch trâng tráo xâm phạm vùng biển chủ quyền là... cụp mặt xuống, hoặc gân cổ lên cãi người khác một cách hùng hồn: Bộ chính trị đã quyết không kiện ra quốc tế làm tình hình thêm phức tạp, quyết thế là bài bản lắm, là sáng suốt lắm trong đường đi nước bước cũng như trong đối sách “ba không!
Ừ thì cứ thế mà làm! Rồi cuối nhiệm kỳ ta lại vác rá đi vay, có ngượng một chút chứ có sao đâu.
Nhưng núi nợ khoác lên cổ dân thì mỗi năm một phình lên, làm lún sụt cả đất nước và đè người dân xuống đáy vực.
Thế thì dám chắc sẽ còn đoàn đoàn lũ lũ bỏ nước ra đi bằng mọi cách, từ mọi nẻo đường khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi, xinh đẹp, là tương lai của đất nước trong mơ ước của tất cả cộng đồng, như cô gái trong tấm hình trên đây.
Và nhất định là sẽ lại có những containers chở đầy xác người Việt khiến cả thế giới kinh hoàng, không còn biết ăn nói ra sao với cái thể chế XHCN đang "tiến nhanh tiến mạnh", GDP “hứa hẹn” tăng đến 7 – 8% này nữa.
Than ôi! CNCS đến lúc tàn sao mà thê thảm làm vậy!
Bauxite Việt Nam
“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”? Đằng sau hình ảnh đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!
Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. Nếu không kể những người giàu có đi “tỵ nạn” để mong tương lai con cái tốt hơn, và thành phần quan chức tham nhũng cuốn gói trốn chạy, thì nhóm đối tượng với tỷ lệ đáng kể tìm mọi cách để đi khỏi quê hương lại chính là những người nghèo hoặc cực nghèo. Vừa nghèo vừa ít học. Nhiều trường hợp được khảo sát chi tiết cho thấy họ không còn bất kỳ chọn lựa nào khác là phải đi. Đi với hy vọng đổi đời, qua con đường buôn lậu người, với cái giá không hề rẻ.
Chưa có thống kê chính xác số người Việt bị đẩy vào các đường dây buôn người trên con đường di trú bất hợp pháp nhưng ghi nhận mới của Salvation Army, nơi tiếp xúc trực tiếp các nạn nhân, cho thấy rằng, tỷ lệ người Việt được nhắc đến đối với Salvation Army từ tháng 7-2018 đến tháng 7-2019 là nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Trong thời gian nói trên, Salvation Army đã làm việc với 209 người đến từ Việt Nam, tăng 248% so với số nạn nhân trước đó 5 năm. Tổ chức từ thiện ECPAT (End Child Prostitution and Trafficking) cũng cho biết có một sự tăng vọt số nạn nhân người Việt, từ 135 người năm 2012 lên 704 người năm 2018 (The Guardian 25-10-2019).
Việt Nam cũng “duy trì” “vị trí” như một trong những “quốc gia nguồn” về nạn nô lệ thời hiện đại tại Anh. Ít nhất 3.187 nạn nhân Việt Nam đã được ghi nhận tại Anh kể từ năm 2009 đến nay. Khoảng 362 nạn nhân trẻ em Việt Nam (được đưa đến bằng đường dây buôn lậu người) đã được phát hiện tại Anh năm 2017, tăng hơn 1/3 so với năm 2016 (Reuters 6-3-2019). “Nạn nhân trẻ em” – chi tiết này cho thấy có không ít người hoặc đã mang theo cả con mình trên con đường di trú lậu hoặc chấp nhận để con mình ra đi không chỉ để cứu chính nó mà còn mang lại sự sống cho những người còn ở lại quê nhà.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Clip ảnh HỘI CỰU GV-HS TRƯỜNG CẤP 3 TÔ HIỆU SƠN LA CÁC KHÓA 1961-1969






Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương


Chau Doan ( Đoàn Bảo Châu )


Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam.
Năm 1954, đã có một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam, năm 1975 chạy tiếp và hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông.
Nếu người cộng sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có thuyền nhân giờ có thùng nhân.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Thông Điệp Hôm Nay ( thơ )



TRẺ KHÔNG CẦN HỌC GIỎI
Trẻ không cần học giỏi
Để còn có thời gian
Đọc sách và đá bóng,
Đi chơi và tập đàn...
Nhưng điều quan trọng nhất,
Là giúp đỡ mẹ cha
Làm những việc vặt vãnh
Như rửa bát, quét nhà.
Điều này quan trọng lắm.
Quan trọng hơn tiếng Anh
Lao động là nền tảng
Để trẻ em trưởng thành.
Không quan trọng điểm số,
Lại càng không bằng khen.
Quan trọng là nhân cách
Và cái tâm hướng thiền;
Là nghị lực, trách nhiệm,
Là tình thương, tình yêu
Và suy nghĩ độc lập,
Không rập khuôn, giáo điều.

Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo


Nguyễn Ngọc Chu

Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng.
Trung Quốc nói thì mỹ miều nhưng hành động lại ngang ngược
Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn của Trung Quốc sinh ra để đối trọng với Diễn đàn Shangri- La. Nếu các nước đến diễn đàn Shangri –La có phần nào thoải mái hơn khi nói về Trung Quốc, thì Diễn đàn Hương Sơn lại là cái băng bịt miệng vì Trung Quốc là nước chủ nhà. Muốn nói đúng cái xấu của Trung Quốc rất khó. Chỉ số ít kẻ quân tử thì trung lập, còn phần nhiều là phải ngợi ca. Cho đến nay Trung Quốc đã 9 lần tổ chức Diễn đàn Hương Sơn.
Là bậc thầy trộm cướp lật lọng, nhưng Trung Quốc lại đặt tên thật “cao đẹp” cho Diễn đàn Hương Sơn, mà trên thực tế thì hành động ngông cuồng tùy ý. Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10/2019 được Trung Quốc khoác cho cái áo mỹ miều: “Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại châu Á-Thái Bình Dương”.
Trong khi đó thì trên thực tế suốt hơn 3 tháng qua Trung Quốc ngang ngược đưa tàu Địa chất 8 cùng hàng chục tàu hải cảnh đến thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trắng trợn không úp mở
Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh hôm 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa thẳng thừng:
“Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.
Điều đó nghĩa là Việt Nam đừng nói đến Hoàng Sa và Trường Sa, đừng đi vào vùng lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra. Thế thì còn gì “duy trì trật tự quốc tế” và làm sao có thể “thúc đẩy hòa bình” - ngoại trừ đầu hàng nhường biển đảo cho Trung Quốc.
Mềm dẻo nhưng phải rõ ràng
Khi Trung Quốc đã thẳng thừng không úp mở thì không việc gì phải né tránh nói ra sự thật.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói: "Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp Quốc tế. Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn Quốc tế, trong đó có công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt giữa các bên là khó tránh khỏi nhưng vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”.
Trung Quốc xâm chiếm biển đảo và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, sao lại “Chúng tôi cho rằng sự khác biệt giữa các bên là khó tránh khỏi”?
Không việc gì phải ca ngợi Trung Quốc

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông


Vũ Ngọc Hoàng
Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng
9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.
1. Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ta cũng không hề có ý định bài Hoa, mà bài làm sao được khi hai dân tộc sống gần cạnh nhau đã do thiên định, nhân dân hai bên biên giới sáng sớm nào cũng nghe tiếng gà gáy của nhau, và Việt Nam cũng rất cần có thị trường lớn bên cạnh để cùng nhau hợp tác phát triển trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Còn việc ta phải kiện Trung Quốc như tôi đã nói là vì họ ép ta phải làm thế, ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới, họ đã xúc phạm ta, nên không có cách khác, không thể để chân lý bị chà đạp, chủ quyền quốc gia và các quyền lợi chính đáng của dân tộc bị cường bạo cưỡng chiếm. Không kiện là hữu khuynh, coi chừng thỏa hiệp vô nguyên tắc. Kiện để mở đường, để làm cơ sở cho các đấu tranh tiếp theo. Nếu chỉ đấu tranh song phương thì lâu nay đã làm, và không có kết quả, dễ bề cho họ ép ta. Cần phải đa phương, phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa vào luật pháp và cộng đồng quốc tế để đấu tranh. Có ý kiến bảo nên bắt đầu bằng việc đưa vấn đề Trung Quốc giành biển của Việt Nam ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời tiếp tục kiện ra quốc tế. Kiện về chuyện Bãi Tư Chính và Hoàng Sa, Trường Sa nữa, từng vụ cho từng vấn đề. Tôi nghĩ thế là rất cần thiết, đáng lẽ phải làm sớm rồi, còn kiện cụ thể những gì và như thế nào thì chắc chắn các nhà nghiên cứu luật pháp sẽ thông thái hơn tôi. Việc khởi kiện cũng nên khẩn trương làm ngay, càng sớm càng tốt, vì họ đang ngày càng lấn tới, để càng lâu càng khó, và hành động thực tế của họ đã vượt qua ranh giới đỏ rồi. Gần đây, họ còn tuyên bố một cách ngạo mạn rằng khu vực bãi Tư Chính là của họ, rồi họ kêu gọi Việt Nam đối thoại hòa bình, mặt khác cùng lúc họ tiếp tục cho nhiều tàu lớn lấn sâu hơn vào phía bờ biển của Việt Nam, chỉ còn cách đất liền một đoạn ngắn. Cần phải rất cảnh giác với các chiêu bài của Trung Quốc. Đối thoại là đối thoại vấn đề gì phải cho rõ. Bãi Tư Chính đang yên ổn là của Việt Nam, luật pháp quốc tế cũng đã rành rành như vậy, nhưng họ đang chuyển sang vùng tranh chấp, coi chừng ta lại mắc mưu. Họ đi những “nước cờ” rất bài bản với âm mưu thâm sâu, ta không thể đối phó từng nước một trong thế bị động và lúng túng. Và cần phải chống “nhóm lợi ích” thân Tàu, coi chừng chúng nó bán rẽ Tổ Quốc ta cho Phương Bắc.
Về chuyện tương quan lực lượng thì từ ngày xưa đã thế, Trung Quốc lúc nào cũng to lớn hơn Việt Nam. Mười mấy lần họ xâm lăng nước ta trước đây xét về tương quan lực lượng vật chất họ đều mạnh hơn ta. Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc trước đây, Việt Nam thậm chí đã phải bắt đầu bằng gậy tầm vông. Tương quan lực lượng ngày ấy còn chênh lệch hơn nhiều so với bây giờ, thế mà cha ông ta đã dám hành động dũng cảm, rất đáng tự hào và kính trọng. Từ xưa đến nay Việt Nam chưa bao giờ gây chuyện với Trung Quốc, mà chỉ có việc Trung Quốc luôn ức hiếp và nhiều lần xâm lược Việt Nam. Họ luôn có âm mưu thâm hiểm muốn biến nước ta thành thuộc quốc chư hầu của họ. Chẳng lẽ vì tương quan lực lượng của ta yếu hơn mà đất nước và dân tộc này phải cúi đầu nhịn nhục, không có quyền ngẩng lên để đấu tranh tự vệ. Và ngày nay vấn đề tương quan lực lượng cần được hiểu theo tư duy mở, trong đó có yếu tố con người, truyền thống văn hóa, chân lý, bạn bè và luật pháp quốc tế nữa.
Còn ý kiến nói rằng nếu ta chống lại họ thì tạo cớ cho Trung Quốc tấn công lấy biển của ta? Vì sao lại xem việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của Việt Nam là tạo cớ cho kẻ xâm lăng thực hiện âm mưu. Quả là một kiểu tư duy không thể hiểu nổi. Đó chỉ là kiểu ngụy biện cho một sự nhu nhược về tinh thần và bản lĩnh. Thực ra họ chẳng cần cái cớ ấy đâu. Chính họ đã tạo ra rồi cái cớ hết sức vô lý khi nói vùng biển của Việt Nam là của họ, còn Việt Nam từ chủ nhân họ vu cáo là kẻ xâm phạm đấy thôi.
2. Có ý kiến giải thích rằng Trung Quốc đã làm được gì ở đó đâu, còn VN ta đã đặt được dàn khoan ở Bãi Tư Chính rồi, đất nước vẫn hòa bình yên ổn, thế mới là sách hay và khôn khéo, có chuyện gì đâu mà phải la ầm lên. Nghe nói vậy càng thấy buồn lo. Ta đặt dàn khoan trên phần lãnh hải thuộc chủ quyền của đất nước ta, sao lại đi so sánh với việc Trung Quốc ngang nhiên tự do đi vào “vườn nhà” của ta. Họ còn nói đó là vùng chủ quyền của họ và yêu cầu ta phải rút đi. Thật là một sự xúc phạm! Thực tế họ đã xâm lăng ta mấy tháng nay rồi và đang biến một vùng biển rộng lớn của ta thành của họ, thế mà lại nói họ chưa làm được gì. Sao lại phải biện minh cho hành vi ngang ngược của kẻ xâm lăng? Tại sao lại phải ru ngũ nhân dân? Biện minh theo kiểu đó thì vô tình hoặc cố ý làm lợi cho kẻ xâm lăng.
Lần này coi ra họ rất quyết liệt hành động. Việc chiếm được biển của Việt Nam có ý nghĩa lớn lao đối với họ, còn không chiếm được thì chiến lược về giấc mộng Trung Hoa có thể bị phá sản. Và họ nhận thấy lúc này về phía Việt Nam có những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện âm mưu của họ. Trung Quốc đang sử dụng kế sách “không cần đánh mà vẫn thắng”, tức là không cần nổ súng vẫn lấy được biển, đó là thượng sách. Họ vừa muốn chiếm biển của ta, vừa không muốn “mất” Việt Nam, tức là vẫn giữ được một VN nằm trong tầm kiểm soát của họ. Vì vậy, tốt nhất là làm sao lấy được biển mà VN ít phản đối hoặc là chỉ phản đối chiếu lệ. Nhưng đồng thời họ cũng hăm dọa bằng tàu lớn súng nhiều và sẵn sàng động binh. Còn diễn biến thực tế trên chiến trường mấy tháng nay thì rõ ràng họ đang tiến và ta đang thua từng bước. Họ tiến vào ngày càng sâu hơn, gần đất liền hơn. Từ chỗ họ nói Tư Chính là vùng tranh chấp rồi sau đó họ nhanh chóng chuyển sang nói là vùng biển của họ và vu cáo cho Việt Nam cố tình lấn chiếm, yêu cầu Việt Nam phải rút đi, rồi bảo Việt Nam phải đối thoại để cùng khai thác...
Tình hình thật nghiêm trọng nhưng nhiều người vẫn tỏ ra như chưa có gì nghiêm trọng. Mấy tháng nay họ đã vào ra vùng biển của ta nhiều lần, như đi chợ, như ao nhà của họ. Có đợt cả tháng sau ta mới lên tiếng. Đẩy đuổi thì xem ra không đủ sức làm lâu dài. Lên án cũng không ra lên án. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân VN và thế giới biết bản chất của vấn đề cũng không làm. La làng lên cho mọi người biết là kẻ cướp đã đột nhập nhà tôi cũng không. Kiện cũng không chịu kiện. Tăng thêm đối tác chiến lược mới cũng không. Hợp tác quân sự mới cũng không thấy…. Nói chung dân chúng không hiểu thái độ và đối sách của lãnh đạo nước ta ra sao. Mà xem ra đây cũng không phải là sự bình tỉnh của một cao thủ có kế sâu nên nhiều người đã bảo “chẳng hiểu vì sao mà phải thế”.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

SỢ THẬT !


Thái Bá Tân
              ( Thứ trưởng bộ GD-ĐT " ngã " từ tầng 8 xuống sân ) 
Ngẫm vụ ông thứ trưởng
Mà cứ thấy lăn tăn -
Lan can gần mét rưỡi
Mà ngã vì trượt chân?
Trượt, rơi từ tầng tám,
Chết đứ đừ, thật thương.
Càng nghi - ông, quan lớn,
Chứ không phải dân thường.
Chưa nói chuyện người ngã
Nặng bảy tám mươi cân.
Ba người bê còn mệt.
Hay ai làm trượt chân?
Đất nước này sợ thật.
Chẳng biết đâu mà lần.
Tôi ở trong phòng kín
Mà cũng lo trượt chân.
Mọi người đang dị nghị.
Có lý do, tất nhiên.
Lý do - giờ dân chúng
Không còn tin chính quyền.
*
Nhắc lại, người tử tế
Thời này đừng làm quan.
Dễ “trượt chân” lắm đấy.
Làm dân cho nó nhàn.
Thái Bá Tân.


Biển Đông bị thoả hiệp chia phần cho con sói Trung cộng?*


Dân Việt không ai chấp nhận tài nguyên quốc gia rành rành của mình bị Trung Quốc đòi chia phần trơ trẽn.
Một nhân vật có vai trò của đảng CSVN cho rằng bọn vào hùa với bọn đòi chia phần đang đánh tiếng “thăm dò dư luận” bằng luận điệu mà một tướng công an đã vạch ra: Biển Đông xưa nay Trung Quốc chưa khai thác một giọt dầu nào. Mọi việc yên ổn nếu chúng ta cùng khai thác.
Trước những phát biểu của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng: “phải giữ được môi trường hoà bình để phát triển" với lại “Chưa có thời kỳ nào đất nước ta có không khí ổn định tốt thế này, phải biết giữ lấy", không ít người Dân hoài nghi chính chủ tịch nước đồng thời là lãnh đạo đảng CSVN trước sức ép vũ lực mạnh mẽ của Tập Cận Bình, cũng chấp nhận "đổi lợi ích của Dân tộc lấy... hoà hoãn, hoà bình" khi đọc những lời như thế.
Thực ra câu nói của Chủ tịch Trọng đều có vế đầu. Vế đầu của câu thứ nhất là:
"kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập".
Còn vế đầu của câu thứ hai là:
"cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng. Đây là lợi ích của quốc gia dân tộc".
Có điều gã rất ngạc nhiên nhiều báo chính thống chỉ tường thuật phát biểu của cử tri về Biển Đông nhưng không tường thuật nguyên văn lời Chủ tịch Trọng nói về Biển Đông.
Ngạc nhiên hơn nữa duy nhất một báo có ghi lời ông Chủ tịch về quyết tâm bảo vệ chủ quyền Biển Đông không khác tinh thần Lê Mã Lương:
"chúng ta quyết chiến, quyết thắng!"
Liệu câu nói đó có phải lỡ mồm của ông Chủ tịch không?
Chịu!
Nhưng có một sự thật thì câu nói "quyết chiến quyết thắng" ấy đã bị xoá hoàn toàn trong các bản tin thời sự.
Ai xoá?
Mặc dù ông Chủ tịch Trọng luôn nói đến thành tựu đoàn kết trong đảng. Nhưng thú thật, gã không tin điều này là sự thật.
Vậy sự thật là gì?
Đang rất quyết liệt đấu đá nội bộ.
Tựu trung hai phe.
Phe lợi ích bất chấp quyền lợi Dân tộc vì lợi ích tham lam của chúng, chúng sẵn sàng bắt tay, thoả hiệp với bọn Diều hâu Trung cộng để bảo vệ quyền lực và lợi ích của chúng.
Chính chúng đang tung ra chiêu bài cùng khai thác Biển Đông. Chính chúng sẵn sàng rước bọn dâm tặc lên giường với vợ chúng. Chúng làm được điều thô bỉ đó chả qua: từ lâu chúng chả yêu thương gì vợ chúng, từ lâu chúng đã ngoại tình phản bội vợ chúng.
Với cả một thời gian quá dài quyền lực bẩn không bị giám sát vì lỗi hệ thống độc quyền không có cơ chế Dân chủ giám sát nên phe lợi ích nhan nhản từ trên xuống dưới và nắm đa số ngầm.
Nếu đại hội đảng 13 phe này không bị loại bởi phe thứ hai: trong sạch, đặt lợi ích Dân tộc và chủ quyền quốc gia là tối thượng, thì cái nguy cơ Biển Đông bị thoả hiệp chia phần cho con sói Trung cộng, mà thực chất là bán nước sẽ thành hiện thực.
Nhưng Dân tộc này không bao giờ chấp nhận cái hiện thực đó, cũng quyết liệt cảnh báo:
Nếu phe thứ hai không đứng hoàn toàn về phe Nhân Dân, mở cửa Dân chủ, Dân quyền, Dân sinh, Dân hồn, Dân bản để Nhân Dân kết thành sức mạnh vĩ đại thì không thể chống lại được bọn thực chất sẵn sàng bán nước, thì Nước Việt ngàn năm của Tổ tiên sẽ đứng trước nạn diệt vong.
Nhưng Nhân Dân không đời nào, không bao giờ để Nước Việt diệt vong.
Điều đó có nghĩa những kẻ bán nước và vô trách nhiệm với Đất nước cùng những kẻ giáo điều, nhu nhược không dám đứng hoàn toàn về phía Nhân Dân tất cả sẽ phải bị diệt vong!
L.T.V.
(*) Nhan đề do BVN đặt, trích từ 1 câu trong bài của tác giả.


THƯ NGỎ CỦA LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH






Hiện nay tôi đã già lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những việc chính của đất nước.
Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội.
Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước.
Tôi thấy quá buồn.
Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa ra ý kiến xây dựng.
Ý kiến của Anh hùng Lê Mã Lương, tuy có chút gây sốc, nhưng cũng là một ý kiến rõ ràng, mạnh mẽ về việc phải kiên quyết giữ được bãi Tư Chính. Trước hết phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân (mà đó là các công dân đã từng đóng góp công sức trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chưa hề bị tước quyền công dân). Ông Trọng nói họ là “một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước” (!).
Vậy là ông đã quên lời dạy của CT Hồ Chí Minh, rằng: “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước”?
Đã thế, ông cũng lên gân, vỗ ngực: “Vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à?”
Cung cách của ông tôi thấy sao mà giống như đôi co giữa chợ, chả giống phong cách chính khách tí nào!
Thiết nghĩ, là người đứng đầu bộ máy, chắc ông Trọng phải có đủ thông tin về âm mưu, thủ đoạn, mục tiêu, biện pháp của bọn Tàu từ xưa tới nay đối với nước Việt ta, đặc biệt là trong mấy tháng qua ở bãi Tư Chính.
Tình hình đang rất nguy ngập và cấp bách, vậy mà khi khai mạc Hội nghị trung ương 11 vừa qua, ông vẫn nói phải “phân tích, dự báo tình hình”? Thật quá bức xúc trước thái độ như thế. Giống như bàng quan, thờ ơ vậy.
Hội nghị trung ương đã không ra nổi một nghị quyết kịp thời, dứt khoát để đối phó với tình hình đang cấp bách ở Biển Đông, mà còn cứ nhai lại khái niệm “thời kỳ quá độ”? Để làm gì? Để đánh lạc hướng dư luận, để câu giờ, để ngụy biện cho sự trốn tránh trách nhiệm hay sao?
Theo tôi, ông Trọng viện lý do phải “khôn khéo”, thực chất có phải đang bế tắc khi tìm giải pháp? (Hay ông có tư tưởng đầu hàng?)
Hiện nay đang có nhiều nước trên thế giới ủng hộ ta kiện Trung Quốc vì ta có chính nghĩa, và pháp lý đứng về phía Việt Nam.
Hơn nữa, tại sao ông không tìm giải pháp ngay trong những ý tưởng, giải pháp đã nêu ra trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế ngày 6/10 vừa qua?
Vả lại, ngay các cơ quan chính thống của Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ căn cứ, chứng lý về chủ quyền ở Biển Đông. Vậy còn trở ngại gì mà không đưa đơn kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế?
Hà Nội ngày 18/10/2019
NGUYỄN TRỌNG VĨNH


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

ĐẤT NƯỚC TÔI - CÓ NƠI NÀO NHƯ THẾ?



Đất nước tôi, đất nước của chùa chiền
Của tượng đài và muôn nghìn lễ hội
Của niềm tin lần mò trong đêm tối
Tìm tâm linh mà lễ bái, kêu cầu!

Đất nước tôi chẳng giống của ai đâu
Người đạp lên người tranh nhau lạy bái
Giữa thói đời dẫu ai khôn, ai dại
Cùng gồng mình nuôi lớp lớp kiêu tăng

Đất nước tôi ông bỗng hoá ra thằng
Thằng nên ông giữa dòng đời trợn trạo
Nghĩa vợ chồng hợp tan như thay áo
Huynh đệ tương tàn, phụ tử phân ly!

Đất nước tôi có muôn sự diệu kỳ
Chùa phải to, tượng dài thêm vĩ đại
Lễ quanh năm rồi lễ hoài, lễ mãi
Cứ cầu xin dù chẳng biết được gì

Đất nước tôi, đất nước của Thần uy
Của quỷ ma chập chờn quanh kiếp sống
Luôn thấp thỏm đâu đây cơn quái mộng
Đợi một ngày dân tộc hoá vong nô!

Đất nước tôi gì cũng cứ phải to
Nào bánh chưng, bánh xèo cùng tô phở
Để mai kia hoá nên rồng, nên hổ
Cùng ma tăng, quỷ giáo dựng vương đồ.

Đất nước tôi, đất nước giữa tỉnh mơ
Bao chúng sinh ngơm ngớp chờ cháo thí
Cướp ấn Trần mong tranh công, đoạt vị
Mặc an nguy dân tộc đã cận kề

Lớp lớp người chen chúc chốn biển mê
Thoả cầu xin những thứ đời không có
Lạnh khói hương nơi từ đường tiên tổ
Để tranh nhau lặn ngụp chốn Phật đài!

Đất nước tôi muôn thuở chẳng giống ai
Cái gì cũng cầu, nơi nào cũng lễ
Từ non cao đến đầu sông cuối bể
Gốc cây to, chó đá cũng thành Thần!

Ôi nước non văn hiến bốn nghìn năm!
Thế này ư và thế nào hơn nữa?
Dải giang sơn đang tả tơi nghiêng ngửa
Mà nhân tình mãi đắm đuối biển mê?

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

'Hạt giống đỏ' giữa dòng chảy thị phi


LÊ THIẾU NHƠN
Cập nhật: 08:43, Thứ 2, 14/10/2019
Làm sao để có được “hạt giống đỏ” thực sự có ích cho quá trình phát triển đất nước? Báo NNVN đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, nguyên Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang.
Quy định số 205-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền vừa ban hành đã tạo được nhiều ý kiến hưởng ứng và tranh luận trong xã hội. Chống chạy chức, chạy quyền không chỉ liên quan đến “lợi ích nhóm” mà còn tác động đến đội ngũ cán bộ nguồn - những “hạt giống đỏ” vẫn đang đối mặt không ít thị phi. 
Thưa Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang! Ông là một dịch giả vào hàng trưởng lão của giới cầm bút nước ta. Lẽ ra, chúng ta nên có một cuộc đối thoại về văn chương. Thế nhưng, khi thời cuộc đang đặt ra nhiều câu hỏi ngổn ngang, thì bàn chuyện thi phú e rằng không phù hợp lắm. Xin hẹn ông dịp khác. Hôm nay, tôi muốn nghe ý kiến của ông về “hạt giống đỏ”, vì ông cũng là một nhân vật xuất thân trong gia đình thuộc hàng danh giá.
Khái niệm “hạt giống đỏ” chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Thời của chúng tôi, làm gì có “hạt giống đỏ”. Ngay cả chế độ phong kiến, cha truyền con nối về vương quyền, nhưng cũng không tuyển chọn người tài theo kiểu “hạt giống đỏ”.
Người nào giỏi giang, cứ ra ứng cử khoa bảng mà giúp đời, giúp nước, giúp dân. Lịch sử Việt Nam đã có bao nhiêu đại quan được truyền tụng, cũng có xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn đấy chứ.
Một cậu bé chăn trâu trở thành Trạng Nguyên, một anh thợ cày thi đậu Bảng Nhãn, hoặc một chú tiều phu đề danh Thám Hoa là biểu tượng của những điều tốt đẹp nhất mà ai cũng mơ ước. Thế nhưng, khi “hạt giống đỏ” đã có mặt, thì mọi thứ phải khác và sẽ khác. Dù bệ phóng từ truyền thống gia đình rất quan trọng, nhưng theo tôi, “hạt giống đỏ” không có nghĩa là bố cõng con vào quan trường…
Cái tư duy “hạt giống đỏ” rất bất ổn. Một xã hội muốn phát triển lành mạnh thì mọi người phải bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trước cơ hội. Nước Mỹ có nhiều gia tộc chính khách nổi tiếng, nhưng cơ chế dân chủ đã tạo điều kiện cho một người da màu như ông Obama cũng có thể bước chân vào Nhà Trắng.
Khi và chỉ khi khả năng sáng tạo của từng cá nhân được khuyến khích tuyệt đối, thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc thịnh vượng. Ở nước ta, “hạt giống đỏ” vẫn chưa chứng minh được giá trị thực sự của họ. Ngay hàng bộ trưởng, thì mới có vài ba người được biết đến!

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

LÃO TỬ VÀ KHỔNG TỬ



Hơn hai ngàn năm trước có cuộc gặp kỳ lạ giữa Khổng và Lão.
Khổng ngồi kiệu đi trên đại lộ. Ngài vừa phe phẩy chiếc quạt, vừa lim dim đôi mắt. Bọn người khênh kiệu còng lưng đi thật đều để giữ thăng bằng cho thầy an tọa. Bỗng phía trước có kẻ cỡi trâu cắt ngang qua. Khổng mở mắt nhìn và quát:
– Tên trẻ trâu kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta?
Con trâu dừng lại ngoái cổ nhìn. Tên trẻ trâu cười nói:
– Ngươi biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta trẻ trâu vô lễ? Chẳng qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn!
Khổng mở to mắt nhìn. Bây giờ mới thấy người kia dù mặt mũi trẻ con nhưng râu tóc bạc phơ, chừng như đã sống mấy trăm năm, bèn ra lệnh cho phu hạ kiệu và bước xuống vòng tay thi lễ:
– Tại hạ có mắt như mù. Chẳng hay lão trượng chính là Lão Tử, người nước Sở?
Lão vẫn ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nheo mắt cười:
– Đích thị là mỗ, bốn phương là nhà, không cần biết sinh ra ở đâu! Thái độ trịch thượng như ngươi ta đoán không nhầm là người họ Khổng nước Lỗ? Chào Khổng Phu Tử!
Khổng lại vái chào lần nữa:
– Tại hạ là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…
Lão nhìn bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi rồi nhìn Khổng khăn áo lượt là mà cười, con trâu cũng cười theo. Lão nói:
– Đạo của ngươi là gì?
Khổng trịnh trọng:
– Tóm gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Lão cười vang: