Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

NHÂN QUỐC KHÁNH LÀO, NHẮC LẠI KẾT CỤC BI THẢM CỦA HOÀNG GIA LÀO SAU NGÀY 02/12/1975.



Ngày 02/12/1975, Pathet Lào chiếm được thủ đô Vientiane, quốc vương Savang Vatthana từ Hoàng cung ở Luang Prabang thoái vị, Vương quốc Lào chấm dứt tồn tại sau 622 năm (1353 - 1975). Thời thế đổi thay, những người lãnh đạo mới đã đối xử tàn bạo đối với gia đình vị quân chủ cuối cùng của đất nước Triệu Voi.
Sau ngày 02/12/1975, cựu hoàng Savang Vatthana từ chối đi sống lưu vong tại nước ngoài và được bổ nhiệm làm cố vấn tối cao cho chủ tịch nước, hoàng thân Souphanouvong. Sau đó một thời gian, cựu hoàng Savang Vatthana bỗng dưng lặng lẽ biến mất. Trong lần đến thăm Pháp năm 1989, ông Kaysone Phomvihane cho biết cựu hoàng mất vì già yếu vào năm 1981. Sự thật hoàn toàn không phải như thế.
Ngày 11/3/1977, cả gia đình Hoàng gia bị bắt và áp giải đưa đến trại học tập cải tạo Sam Neua (Sầm Nưa) tại Bắc Lào. Hoàng hậu Khamphoui bị tách khỏi gia đình và giam riêng trong khu dành cho nữ giới.
Tháng 9/1977, đại diện cuối cùng của đất nước Triệu Voi được nghe tuyên cáo: tất cả những phạm nhân bị bắt đều bị coi là kẻ thù của nhân dân và dân tộc Lào, không quyền công dân, giam không xét xử.

Khi nhập trại, vua Savang Vatthana đã 69 tuổi. Ông không có một đặc quyền lợi nào khác các bạn tù. Ông cùng Thái tử Vong Savang và ba người cùng trại giam phải lao động ngoài đồng, với những khẩu phần ăn chết đói. Lao lực, ăn uống thiếu thốn, tuổi cao, nhà vua nhanh chóng suy kiệt đến mức không còn làm việc được. Thế là nhà vua bị liệt vào hạng tù chống đối, bị bỏ đói. Thái tử Vong Savang chia phần cơm của mình cho cha, khăng khăng bắt ông phải ăn.
Vào ngày 2/5/1978, Thái tử nối dõi ngai vàng Vương quốc Lào qua đời vì kiệt sức khi khẩu phần cơm ít ỏi của một người tù không đủ nuôi sống cả hai.
Sau cái chết vì lòng hiếu thảo của con trai, vua Savang Vatthana bỏ ăn và buông xuôi số phận. Ngày 13/5/1978, ông qua đời, đúng 11 ngày sau cái chết của con.
Hai cha con được mai táng vội vàng như những kẻ vô danh. Không có bia mộ nào được phép đặt trước nơi an nghỉ cuối cùng của họ.
Hoàng hậu Khamphoui chịu thân phận tù đày cũng không được dự phút khâm liệm cả chồng và con trai. Hai năm sau, bà vẫn không biết là chồng và con đã ra đi. Nhân chứng nhìn thấy bà lần cuối không còn nhận ra Hoàng hậu của nước Lào. Tóc bà bạc trắng và đôi mắt đầy sự u uất buồn rầu. Ánh mắt đó cuối cùng cũng tắt vào ngày 12/12/1981. Mộ của bà nằm cách khoảng một km nơi chồng an táng và cũng không có bia.
Cách thức đối xử của những người CS Lào dành cho những người cuối cùng của hoàng gia Lào quả là tàn ác vô lương tâm, chẳng kém gì cuộc thảm sát đê hèn toàn bộ gia đình Nga Hoàng Nicholas II (gồm 7 người) và 4 người theo hầu đêm 16 rạng ngày 17/07/1918 của những người Bolshevik Nga.
(Tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét