Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ

TÁC CHIẾN PHI ĐỐI XỨNG NGA VÀ UKRAINE

NOT FACE TO FACE


Vì Sao Mỹ, Nato Phớt Lờ Lời Đe Dọa Hạt Nhân Của Nga?
Thời nay các cuộc hành quân hiện đại, chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ, không có chiến thuật mặt đối mặt kịch chiến (Face to face) như thời chiến tranh truyền thống. Chiến tranh hiện đại là chiến tranh điện tử với khoa học công nghệ thông tin kỹ thuật số. Chiến tranh thời nay không bao giờ có hoặc hiếm khi có kịch chiến, đánh xáp lá cà đẫm máu, bởi vì với kỹ thuật chiến đấu hiện đại của quân đội Hoa Kỳ, địch và ta chưa thấy nhau thì địch đã bị tiêu diệt.
Chiến tranh hiện đại với khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến của quân đội Hoa Kỳ hiện nay, các trận đánh diễn ra như pháp thuật, phù phép đánh nhau trong chuyện thần thoại ngày xưa. Chiến tranh điện tử không khác phim chiến tranh các vì sao (Star War) và đánh nhau như nút bấm điều khiển chơi games chiến tranh trên máy tính điện tử.
Hiện nay Nga và Tàu cộng là 2 quốc gia có tiềm lực quân sự đáng sợ nhất. Với tăng, thiết giáp, tàu ngầm, hạm đội, chiến đấu cơ thông thường, chiến đấu cơ tàng hình tân tiến và các loại pháo binh, phòng không, hỏa tiễn tầm trung, hỏa tiễn liên lục địa, hỏa tiễn siêu vượt âm, mang đầu đạn thường lẫn mang đầu đạn nguyên tử có độ chính xác cao. Các loại khí tài của Nga, Tàu có thể tấn công mọi mục tiêu trên trái đất và nó trở thành nỗi khiếp sợ cho mọi đối thủ đối đầu quân sự với Nga, Tàu.
Tuy nhiên các loại vũ khí đầy uy lực của Nga, Tàu dù đáng sợ nhưng chỉ đáng sợ trong chiến tranh truyền thống chứ không đáng sợ với chiến tranh điện tử, tác chiến điện tử thời kỹ thuật số. Điển hình là lực lượng hùng hậu với các loại vũ khí vượt trội về số lượng lẫn chất lượng của quân đội Nga đã không đánh bại được quân đội Ukraine thua kém về mọi mặt. Nói cách khác chiến lược tác chiến phi đối xứng của nước nhỏ Ukraine, có tiềm lực quốc phòng khiêm tốn nhưng với sự hỗ trợ khả năng tác chiến điện tử hiệu quả của Mỹ, phương tây và các công ty công nghệ tư nhân như SpaceX đã chặn đứng tham vọng xâm lược của siêu cường quân sự đứng nhì thế giới.
Cụ thể là thiết bị tác chiến điện tử của quân đội Ukraine đã áp dụng chiến thuật nghi binh đánh lừa hệ thống cảm biến và dàn vũ khí phòng không của soái hạm Moskva với máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 quấy nhiễu hệ thống radar, khiến hệ thống phòng thủ của sóai hạm Moskva rối loạn, tạo cơ hội cho tên lửa tự chế Neptune của Ukraine tiêu diệt soái hạm Moskva vốn là niềm hãnh diện không thể đánh chìm của hải quân Nga.
Soái hạm Moskva là trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nó được trang bị vô số cảm biến, thiết bị chiến tranh điện tử gồm các dàn radar tầm xa để giám sát trên biển, trên không và các công cụ liên lạc, điều hành toàn bộ hạm đội biển đen.
Trang thiết bị mạng lưới phòng thủ đa tầng phòng thủ và tấn công chủ lực của soái hạm Moskva cho phép theo dõi mục tiêu trên không, trên biển trong lúc tuần tra gồm có:
-64 tên lửa thuộc hệ thống phòng không S-300F Fort với tầm bắn 90 km và radar cảnh giới ba tọa độ MR-710 Fregat và MR-800 Voskhod với tầm theo dõi 150-200 km cho phép tàu Moskva bao phủ phần lớn khu vực phía bắc Biển Đen.
-Tổ hợp S-400 tại quân cảng Sevastopol và những hệ thống tương tự triển khai khắp bán đảo Crimea.
-40 quả đạn thuộc tổ hợp phòng không tầm ngắn OSA-MA với tầm bắn 10 km.
-Tổ hợp Hải pháo đa dụng AK-130 với hai nòng pháo 130 mm và 6 pháo phòng thủ tầm gần AK-630M cỡ 30 mm.
Sự kiện quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tự chế Neptune và máy bay Bayraktar TB2 không người lái (UAV) của Thổ Nhỉ Kỳ chưa phải là vũ khí uy lực so với vũ khí bảo vệ soái hạm Moskva. Điều đó chỉ ra rằng, chiến tranh điện tử thời kỹ thuật số khác với chiến tranh truyền thống và quyết định chiến thắng ngoài chiến trường tuỳ thuộc vào thiết bị, vào năng lực của các chiến binh tác chiến điện tử bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ Ukraine, và sự kiện quân đội Ukraine đánh chìm soái hạm Moskva, ngăn chặn đà tiến quân thần tốc của siêu cường quân sự hạng nhì thế giới, là một điển hình của kỹ thuật tác chiến điện tử thời kỹ thuật số.
Có lẽ thế giới đều công nhận chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã cáo chung kể từ khi thế chiến thứ I, thứ II chấm dứt, các tổ chức quốc tế ra đời và luật pháp quốc tế định hình qua nhiều lần cải tổ, bổ sung nhằm định hướng phát triển trong hoà bình, thịnh vượng cho nhân loại. Dù vậy các nước tự do, dân chủ tiên tiến thượng tôn luật pháp quốc tế luôn dè chừng các quốc gia độc tài chưa từ bỏ tham vọng lãnh thổ, vẫn còn mang đầu óc thực dân, đế quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế, chèn ép các nước nhỏ, ngang nhiên xua quân chiếm đóng lãnh thổ, lãnh hải cưỡng bức vẽ lại đường biên giới đã được quốc tế công nhận như siêu cường độc tài phát xít Nga, Tàu đã đang làm.
Do đó trong lúc độc tài Nga, Tàu xây dựng phát triển các loại vũ khí tấn công sát thương hàng loạt nhằm phục vụ tham vọng bành trướng, bá quyền và ủng hộ, khuyến khích các tên lãnh đạo độc tài cai trị, bóp nghẹt tự do của người dân bằng nòng súng, nhà tù đi ngược trào lưu tiến hoá của nhân loại.
Để đối phó với tham vọng của độc tài Nga, Tàu. Các quốc gia dân chủ tiên tiến chú trọng nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí phòng thủ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia, dân tộc yêu chuộng tự do, xả thân chiến đấu bảo vệ tự do cho nước họ.
Quan sát, theo dõi cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine chỉ ra trình độ, thiết bị công nghệ tác chiến phục vụ chiến tranh điện tử thời tin học của Hoa Kỳ đã vượt Nga một khoảng cách rất xa. Thế giới đều biết chiến lược phòng thủ, cảnh báo, đánh chặn của Mỹ và các nước dân chủ tiên tiến bao gồm các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn nổi tiếng, thiết lập trên bộ, trên biển, trên không như:
-Hệ thống phòng thủ tầm cao đầu cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense).
-Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo Aegis BMD (Ballistic Missile Defense).
-Hệ thống radar theo dõi đánh chặn MIM-104 Patriot (Phased Array Tracking Radar to Intercept on Target)
-Hệ thống phòng thủ đánh chặn tầm thấp Arrow 3 (Mũi Tên) và Iron Dom (Vòm Sắt).
Ngoài các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo công khai được thế giới biết đến còn có nhiều hệ thống vũ khí bí mật phục vụ tác chiến điện tử phòng thủ lẫn tấn công của Hoa Kỳ. Nó được trang bị trên các chòm vệ tinh hoạt động ở tầng thấp lẫn tầng cao trên quỹ đạo trái đất nhằm phát hiện các vụ phóng tên lửa và theo dõi toàn bộ quỹ đạo của hỏa tiễn rồi chỉ định mục tiêu cho vũ khí phòng thủ đánh chặn.
Nói đến các loại vũ khí phòng thủ, không thể không kể đến vũ khí laser, với hệ thống giám sát, trinh sát công nghệ cao đặt trên không gian nhằm cảnh báo và đánh chặn kịp thời khi bị tấn công.
Lực lượng không gian Hoa Kỳ xác định hướng phát triển các loại vũ khí năng lượng laser như là biện pháp chống lại các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân do cả Tàu và Nga gây ra.
Chùm tia năng lượng của vũ khí Laser (Laser Weapon) phối hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và các thiết bị tác chiến điện tử, là công cụ lý tưởng, có khả năng đánh chặn tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo siêu vượt âm mang nhiều đầu đạn nguyên tử, có khả năng làm cho hỏa tiễn rụng xuống hoặc nổ tung bên trong biên giới của kẻ thù.
Được biết tốc độ vũ khí laser (Laser Weapon) tương đương với tốc độ ánh sáng, xấp xỉ 299.792.458 mét trong một giây (m/s) và tốc độ của hỏa tiễn siêu vượt âm, có 5 lần tốc độ âm thanh và tốc độ âm thanh khoảng 343.2 mét trong một giây (m/s). Như thế vũ khí laser với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và thiết bị tác chiến điện tử có thừa thời gian đánh chặn hỏa tiễn các loại của kẻ thù. Không ai biết đích xác công ty vũ trụ SpaceX của Elon Musk đã mang bao nhiêu vũ khí phòng thủ tinh khôn của lực lượng vũ trụ Hoa Kỳ lên không gian?
Ngoài ra các loại vũ khí tác chiến điện tử đều được cài đặt một lập trình hệ điều hành để chỉ huy hoạt động chiến đấu. Nếu các chiến binh điện tử tấn công gây nhiễu và xoá mất dữ liệu thông tin điều hành các thiết bị điện tử, hỗ trợ công cụ định vị, dẫn đường sẽ làm vô hiệu hoá hệ thống điều hành hỏa tiễn đạn đạo ngay lập tức. Ngày nay, bảo đảm ưu thế tác chiến điện tử (EW = electronic warfare) trong chiến tranh là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại trong một chiến dịch quân sự.
Qua thời gian thăm dò khả năng tác chiến điện tử của Nga ở chiến trường Ukraine và đưa vũ khí phòng thủ bí mật lên không gian. Các chuẩn bị cần thiết đó giúp cho Hoa Kỳ, NATO tự tin, ồ ạt cung cấp đủ loại vũ khí cho Ukraine và phớt lờ những lời cảnh báo khá hung hăng của Vladimir Putin. Bất chấp rủi ro hạt nhân có thể xảy ra thảm họa, một khi Nga liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét