Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

3 VẾT LÕM NGHIỆT NGÃ TRÊN BẢN ĐỒ VIỆT NAM




Khi nhìn vào bản đồ đất nước, hầu hết chúng ta nói Việt Nam có hình chữ S. Tuy nhiên đó chỉ là hình dáng tương đối của đường bờ biển. Biên giới trên bộ của chúng ta có hình dáng phức tạp hơn nhiều.

Đường biên giới được hình thành cơ bản trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam tuỳ theo các yếu tố như địa hình, dân tộc. Sẽ chẳng có gì để nói hay bàn tán nếu không có 3 vết lõm khoét xâu vào lãnh thổ nước ta một cách vô lý và nghiệt ngã…

Đầu tiên là vết lõm gần điểm cực bắc nước ta. Đó là Tụ Long có diện tích khoảng 1000km2. Tụ Long thuộc vào lãnh thổ Đại Việt từ thời Nhà Lý. Chợt nhìn thì thấy đây giống như vùng đất xa xôi, không quan trọng. Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, đây là vùng đất trù phú, thịnh vượng do giàu có tài nguyên, nhất là về đồng, bạc và ngân sa. Có thể nói không ngoa, đây chính là “kho của” ở vùng biên cương của các triều đại phong kiến Việt Nam.

“Đồng Tụ Long, Thiếc sông Ngâu

Tiền rừng, bạc bể kể đâu sánh bằng!”

Câu ca dao từ Thế kỷ 17 chính là sự khẳng định cho sự giàu có của vùng đất này.

Không chỉ vậy, đây còn là vùng hiểm yếu trong tuyến phòng thủ phía bắc. Bởi vậy cho nên năm 1979 trong chiến tranh biên giới phía bắc thì vùng Vị Xuyên nằm liền kề Tụ Long chính là 1 trong những chiến trường ác liệt nhất trong toàn cuộc chiến và còn kèo dài ngót nghét cả chục năm về sau.

Đáng buồn, sau khi hoàn tất việc xâm lược Việt Nam thì Pháp đã cắt Tụ Long cho Trung Quốc theo Công ước Pháp Thanh 1887.

Vết lõm thứ 2 nằm giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mà cụ thể là nằm giữa 3 tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An. Hiện đây là tỉnh Hủa Phăn của Lào.

Tỉnh này cùng với Xiang Khoang và Xaisomboun (Trấn Ninh) có diện tích gần 50.000km2 thuộc Việt Nam từ thời Lê Sơ. Trong hơn 400 năm liên tục đây là vùng đất quan trọng trấn giữ biên cương phía tây nước ta khỏi sự quấy nhiễu của các Tiểu quốc người Thái.

Lấy lý do địa hình thì năm 1888 Pháp đã tách Trấn Ninh cùng dải đất dài chạy dọc theo dãy Trường Sơn (tổng diện tích gần 100.000km2, tương đương diện tích Hàn Quốc) để làm tiền đề lập ra nước Lào như ngày này. Bởi vậy có thể nói, chẳng phải Pháp chia Việt Nam ra thành 3 kỳ mà là họ chia chúng ta ra làm 4 trong đó có Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Lào.

Vệt lõm thứ 3 khoét sâu vào lãnh thổ phía nam, cách Sài Gòn chỉ 1 tiếng đi xe là Tuy Lạp, nay là tỉnh Svay Rieng của Campuchia có diện tích khoảng 3000 km2. Vùng này vốn là 1 phần của tỉnh Gia Định trong Nam Kỳ lục tỉnh.

Sau khi Nam Kỳ thành thuộc địa của Pháp, cùng với việc Bảo hộ Campuchia, năm 1870 chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cùng với triều đình Campuchia do Norodom I đứng đầu đã phân chia biên giới khiến Việt Nam mất hẳn vùng Mỏ Vịt Tuy Lạp (Svay Rieng ngày nay và dải đất dài chạy theo kênh Vĩnh Tế.

Vậy là sau các hiệp ước chia tách, hình dáng Việt Nam được hình thành như ngày nay với 3 vết lõm nghiệt ngã khoét sâu vào lãnh thổ.

(Từ Tú)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét