Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Mưu công – thượng thặng của phép dụng binh

Nguyễn Tiến Dân

20-3-2017
Cao Bằng bị tàn phá trong chiến tranh biên giới 1979. Ảnh: VTC
1- Dù CS có cố tình trốn tránh sự thật, ngày 17 tháng 2 năm 1979, vẫn vĩnh viễn đi vào Lịch sử.
Ngày ấy, trên nửa triệu quân Tàu được trang bị những vũ khí “hiện đại” nhất, đã tràn xuống Việt nam. Bước qua biên giới, đứa nào trong số chúng, cũng hăm hở muốn được sờ tay vào đít “con hổ tiểu bá quyền Việt nam” và, muốn dạy cho nó, một bài học. Sờ được đít hổ rồi, chúng giật bắn mình: mùi nước đái của nó, khai nồng. Té ra, hổ thật. Chẳng phải là thứ “hổ giấy”, như chúng vẫn thường ngộ nhận. Thiên la – địa võng, nhanh chóng bủa vây quân thù. Mỗi xóm làng – mỗi góc phố, thoắt cái, đã biến thành pháo đài, để đánh giặc. Chỉ chạm mặt với Bộ đội Biên phòng và Dân quân – du kích của Việt nam thôi, chúng đã bị đánh cho thất điên – bát đảo. Nhiều khi, bị đối phương ghim chặt xuống đất. Muốn ngóc đầu lên, cũng không được. Rơi vào thảm cảnh đó, bởi chúng không chịu học Lịch sử và quên đi bài học xương máu, mà cha ông chúng đã nếm mùi, khi đem quân xâm lược Việt nam.

2- Xưa, đối mặt với giặc Nguyên ở pháp trường. Giữa cái sống và cái chết đang cận kề, Trần Bình Trọng vẫn khẳng khái: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Nay, giữa vòng vây trùng điệp của quân thù, anh hùng – liệt sĩ Đỗ Sỹ Họa và đồng đội ở đồn Biên phòng Pò hèn vẫn không nao núng. Đáp lại lời gọi hàng của lũ giặc, các anh ngạo nghễ: “Người Việt Nam, không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”. Các anh đã quyết tử, cho Tổ quốc Việt nam, trường tồn.
Đó, là ý chí gang thép – là lời tuyên ngôn Độc lập, mà cả Dân tộc Việt (trừ bọn tay sai bán nước), ai cũng thấm nhuần. Vấp phải cái ý chí sắt son ấy, ý đồ “dạy cho Việt nam một bài học”, đã tan thành mây khói. Trung cộng, đành phải tả tơi – rơi rụng, mà tháo chạy về nước. Chậm tí nữa, quân chủ lực của Việt nam sẽ được tung vào cuộc. Khi đó, đạo quân xâm lược sẽ đối mặt với viễn cảnh: Tất cả, bị biến thành món thịt nướng.
3- Lẽ thường, sau mỗi cuộc chiến, khi dư âm của nó đã tạm lắng xuống, người ta sẽ ngồi lại với nhau, để làm 2 việc: Tổng kết chiến tranh và Bình công – xét thưởng. Hai việc ấy, quan trọng ngang nhau. Chẳng thể, chỉ “nặng về phần liên hoan, mà nhẹ về phần rút kinh nghiệm” (Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Buồn thay, việc thứ nhất, bọn vong bản cầm quyền hiện nay, không dám làm. Việc thứ 2, chúng lại càng không dám làm. Bằng chứng, không hề có một cái gọi là “Huân chương Kháng chiến chống Tàu” nào, đã được in ra. Ngay cả trên phần mộ của Liệt sĩ Trần Văn Phương, dòng chữ “Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân”, cũng bị chúng thiến đi mất. Hèn hạ, đến thế là cùng. Tất cả, bởi sợ mếch lòng cái thằng bố Tàu phù của chúng.
Bọn cầm quyền CS, có thể quên hoặc cố tình quên đi cuộc chiến đó. Chúng có thể dùng vũ lực, để gạt sự kiện này ra khỏi sách giáo khoa Lịch sử. “Bia đá”, chúng có thể đục. Nhưng “bia miệng” của thiên hạ, vĩnh viễn, chúng không bao giờ bịt được. Cho dù, chúng dư súng đạn – thừa nhà tù và có cả hệ thống “chuyên chính vô sản” đồ sộ. Lịch sử, rất công bằng. Nhân dân, luôn sòng phẳng. Họ sẽ vạch mặt – chỉ tên: Ai, là quân cướp nước và đám nào, là bè lũ bán nước. Họ tôn vinh và đời đời ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã ngã xuống, để bảo vệ Tổ quốc. Những kí ức về cuộc chiến này, sống mãi trong tâm thức của mỗi người Việt nam chân chính. Tất cả những biện pháp mà nhà cầm quyền hiện nay tung ra, để đàn áp và cấm đoán, chỉ chuốc lấy sự khinh bỉ của Nhân dân và càng làm lộ rõ bộ mặt phản nước – hại dân của họ.
4- Có thể khẳng định một cách hết sức chắc chắn rằng: “Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, sẽ ghi một dấu son trong Lịch sử của Dân tộc”. Nếu để bình công, có rất nhiều tập thể và cá nhân xứng đáng.
Đảng Cộng sản, đương nhiên, sẽ bị Lịch sử loại ra ngoài. Bằng chứng, cho đến giờ phút này, chúng vẫn đang hành động, giống như những kẻ vô can hoặc chí ít, cũng rất ăn năn – hối lỗi với Trung cộng, trong cái sự kiện đó. Thậm chí, chúng còn bắt toàn Dân – toàn Quân và toàn Đảng, phải quên nó.
Lê Duẩn – tổng Chỉ huy; Văn Tiến Dũng – tổng Tư lệnh…, cũng là những cái tên, được nhiều người nhắc đến. Riêng mình, trong cuộc chiến này, chẳng phục họ tí quái nào. Ngoại trừ, công nhận rằng: Lê Duẩn, là một trong số rất ít những lãnh đạo CS, dám cuồng nhiệt chống Tàu. Ngoài ra, tầm của họ, phọt phẹt.
Tỷ như, họ 不知战之地,不知战之日- bất tri chiến chi địa, bất tri chiến chi nhật, (Binh pháp Tôn tử – thiên Hư thực). Chỉ riêng cái chuyện này, đã phơi bày hết những yếu kém và những ấu trĩ về mặt quân sự của họ. Qua đó, thấy rõ: những vầng hào quang, mà người ta vẫn thường gán ghép và cố tình phủ lên đầu họ, là hết sức giả tạo. Họ bị bất ngờ toàn diện, về không gian chiến trường – về qui mô sử dụng lực lượng và cả về thời gian gây chiến của đối phương. Mắc 1 trong 3 cái lỗi ấy, cũng đã đủ để chết người. Mắc 3 lỗi đó cùng lúc, như họ: Lịch sử, chưa từng ghi. Sự thực đó, rành rành. Không dễ dùng mồm loa – mép giải, để chối bay – chối biến.
Cụ thể, sát ngày khai chiến, đám Tuyên giáo vẫn ra rả tuyên truyền: “Thách kẹo, Tàu cũng không dám đánh chúng ta(!)”. Còn đại tướng Văn Tiến Dũng, chẳng biết do vô tình hay hữu ý, sát ngày đó, lại bay đi Campuchia. Sát ngày đó, ông còn ra lệnh thu hồi vũ khí của lực lượng Dân quân – Tự vệ, để cất kho và ra lệnh cho toàn Quân, về “cấp 2”. Ở cái cấp đó, bộ đội có thể dời trận địa, để nghỉ ngơi và bộ đội có thể dời trận địa, để đi phép.
Công – tội, phân minh. Lịch sử, rồi sẽ phải làm sáng tỏ về cái lệnh, cũng như những hoạt động hết sức bất bình thường của con người nổi tiếng thân Tàu này. Còn bây giờ, tạm thời, hãy để ông ta được mồ yên – mả đẹp và chúng ta, hãy quay về với một người mà mình hết sức yêu quý: Đại tá Quách Hải Lượng.
Lệnh trên, ban ra. Giống như bao cán bộ tham mưu khác, Quách Hải Lượng được gọi lên để nhận nó và triển khai trong toàn Quân chủng Phòng không. Xin bạn đọc lưu ý: Lúc này, ông mới mang lon trung tá, trưởng phòng tác chiến của Quân chủng. Phút sững sờ, trôi qua rất nhanh. Ông trấn tĩnh trở lại, rồi công khai lên án và kiên quyết chống lại cái lệnh tận cùng của sự ngu xuẩn này. Thấy kì quặc, chính ủy Nguyễn Xuân Mậu cho gọi ông lên:
– Anh có biết hậu quả của việc chống lệnh cấp trên?
– Biết.
– Sao vẫn làm?
– Chúng ta, phải hết sức đề cao cảnh giác. Bởi, dã tâm của Trung cộng, khó lường. Chỉ sau 7 phút bay, là không quân của chúng, đã có mặt trên bầu trời Hà nội. Do đó, lệnh của cấp trên, dẫu có, cũng không thể thi hành.
Nguyễn Xuân Mậu, bừng tỉnh và trong toàn Quân, duy nhất có Quân chủng Phòng không, không về “cấp 2”. Quyết định sáng suốt này, đã đập tan âm mưu tung không quân Trung cộng vào tham chiến. Một cánh quân chủ chốt của giặc, đã bị vô hiệu hóa. Không một máy bay nào của giặc dám xuất kích, để tham chiến. Thiếu sự yểm trợ của không quân, bộ binh Trung cộng, vốn đã yếu kém lại mất thêm đi nhuệ khí. Khiến chúng hoang mang và không dễ làm mưa – làm gió trên chiến trường. Thiếu đi sự đánh phá của địch vào sâu trong hậu phương của chúng ta, tiền tuyến càng yên tâm chắc tay súng, để đánh giặc.
Với cái quyết định sáng suốt này, chính ủy Nguyễn Xuân Mậu, đi đến đâu, cũng nở mày – nở mặt. Quân chủng của ông, đã ghi công đầu và đã lập nên một chiến công hiển hách. Cho dù, họ chưa phải tốn, chỉ 1 viên đạn pháo.
5- Đến đây, xuất hiện câu hỏi: “Tại sao, không quân Trung quốc đã chuẩn bị trên 700 máy bay các loại, sau đó, lại không tham chiến? Có phải, chúng không muốn mở rộng chiến tranh trên cả 3 phương diện: không gian, thời gian và qui mô cuộc chiến. Để Liên xô, không có cớ nhảy vào can thiệp?”. Ngàn lần, không có cái chuyện đó.
Thứ nhất, Đặng Tiểu Bình nói riêng và ban lãnh đạo Bắc kinh nói chung, đều có cùng dã tâm “thôn tính Việt nam”. Dã tâm này, không bao giờ thay đổi. Do đó, chúng sẽ không từ bất cứ 1 thủ đoạn thâm độc nào. Miễn sao, đạt được mục đích. Trong tư duy của chúng, không có 2 từ “nhân đạo” và “kiềm chế”.
Thứ 2, chúng thừa biết tâm địa của Liên xô: Họ chỉ muốn cung cấp vũ khí và cố vấn cho Việt nam. Sau đó, cổ vũ cho Trung – Việt đánh nhau. Trung quốc yếu đi, tương quan lực lượng Xô – Trung, sẽ thay đổi. Tất nhiên, nghiêng về hướng có lợi cho Liên xô. Họ không có nhu cầu, phải trực tiếp đối đầu. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới của Hồng quân, dù đã áp sát biên giới Xô – Trung, chắc chắn, cũng chỉ để làm vì và cái gọi là “Hiệp ước Việt – Xô”, kí ngày 3/11/1978 tại Matxcơva, cũng chỉ có giá trị trang trí. Từ cái nhận định đó của Đặng Tiểu Bình, Tàu cộng coi “yếu tố Liên xô”, giống như củ khoai trong việc xây dựng phương án tác chiến.
Luận điểm này, một lần nữa, được thực tế chứng minh. Chính là lúc, Trung cộng gây hấn ở bãi Gạc ma. Toàn bộ lực lượng Hải quân Xô viết đóng ở quân cảng Cam ranh, dù còn nguyên lực lượng và trang bị, vẫn chỉ khoanh tay đứng nhìn. Tuyệt đối, không động thủ.
Không sợ Liên xô và sẵn sàng mở rộng chiến tranh, nhưng rốt cuộc, không dám làm cái việc đó. Vậy, Trung cộng sợ cái gì?
– Binh pháp dạy rằng: Người thông minh, luôn biết 实而击虚 tị thực nhi kích hư . Chỉ những kẻ ngu đần, mới ương ngạnh đem 敌之坚 tiểu địch chi kiên. Để chuốc lấy thảm cảnh, bị 敌之擒也 đại địch chi cầm dã.
Tư lệnh Dương Đắc Chí của quân Tàu, không ở dạng thứ 2. Ông ta, cũng muốn khống chế bầu trời – ông ta, cũng khao khát được giáng đòn tấn công, từ trên không. Đó là lí do, mà ông ta đã dồn máy bay đến chiến trường. Tuy vậy, ở cương vị của mình, ông ta không được phép ấm đầu.
Ông ta, hoàn toàn nhận thức được rằng: Ở vào thời điểm bấy giờ, cho dù có mọc mũi – sủi tăm, Không quân TQ, về mọi phương diện, cũng không thể so sánh được với Không quân Hoa kỳ. Từ số lượng – chất lượng – chủng loại máy bay, cho đến vũ khí – khí tài. Từ trình độ và kinh nghiệm chiến đấu của phi công, cho đến việc đảm bảo hậu cần. Từ trình độ chỉ huy, cho đến khả năng tác chiến hợp đồng quân – binh chủng.
Mạnh như thế, nhưng trong cuộc leo thang đánh phá miền Bắc, Hoa kỳ vẫn không sao đè bẹp được lực lượng Phòng không Bắc Viêt. Ngược lại, đánh ngày rơi ngày – đánh đêm rơi đêm; bay thấp cũng rơi – bay cao cũng rụng. Loại nào tham chiến, cũng bị bắn hạ (trừ U- 2 và SR- 71). B- 52, “pháo đài bay bất khả xâm phạm”, cũng bị bắn rơi lả tả. Cuối cùng, mục đích chính của cuộc chiến, không đạt: Họ không bẻ gãy được ý chí của Bắc Việt – họ không chặn được sự tiếp tế của Bắc Việt cho chiến trường miền Nam. Và chung kết, người Mĩ phải đơn phương bỏ cuộc – phải kí hiệp định Paris, theo những điều kiện, rõ ràng, có sự áp đặt của Bắc Việt (Mĩ, phải rút quân. Trong khi, Bắc Việt không hề bị lui lính).Tiến sĩ Kissinger, phải cay đắng mà thốt lên rằng: “Không lực Hoa Kỳ, đã vấp phải 1 hệ thống phòng không có hiệu lực vào bậc nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới”. 
Chỉ cần tư duy theo cái lối “bắc cầu” hết sức đơn giản, Dương Đắc Chí cũng biết: Không quân Trung quốc, tuyết đối, không thể là đối thủ của lực lượng Phòng không Việt nam. Ương ngạnh đối đầu, khác gì “lùa dê vào miệng cọp”. Cố tình khai chiến, giỏi lắm, cũng chỉ cung cấp bia, để “thê đội 2” của Phòng không VN bắn tập và thêm 1 lần nữa quảng cáo cho vũ khí – khí tài Xô viết. Quan trọng nhất, ông ta không muốn Thế giới thấy: Không quân của “Thiên triều”, vô cùng yếu kém và bệ rạc – không muốn thấy nó, bị bộ đội Phòng không Việt nam, hạ nhục và không muốn thấy nó, tuyệt chủng. Nghiêm lệnh: “Không quân chỉ tham chiến, khi lực lượng Phòng không Việt nam, bị tê liệt”. Một trong những phương án đánh phủ đầu và chớp nhoáng, đã được chuẩn bị. Thời điểm, ngay sau khi Lực lượng Phòng không Việt nam, chấp hành cái lệnh về “trạng thái cấp 2” chết tiệt của tướng Văn Tiến Dũng.
Bạn biết đấy, sư tử, đâu có gì đáng sợ, một khi, nó đã bị dính thuốc mê.
Và, đây mới là điểm mấu chốt – là nguyên nhân cơ bản, giải thích tại sao Dương Đắc Chí không ra lệnh cho máy bay Tàu xuất trận. Ông quá thông minh và tỉnh táo. Còn, người đã làm cho ông ta tỉnh táo, chính là, Quách Hải Lượng.
– Có một thực tế, không thể phủ nhận: Trong chiến tranh Việt nam, người Mỹ, làm chủ bầu trời. Tuy vậy, khi ném bom Hà Nội, họ rất hạn chế đánh vào nội đô. Sau chiến tranh, nội đô Hà nội, hầu như vẫn nguyên vẹn. Còn người Trung quốc?
Chính họ, kể cho nhau nghe: Sau khi TQ rút quân về nước, thủ tướng VN Phạm Văn Đồng, lên thị sát Lạng Sơn.
Chứng kiến sự tàn phá có tính chất hủy diệt của “quân giải phóng nhân dân Trung quốc”, ông uất nghẹn họng. Nước mắt, cứ thế tuôn trào, không sao kìm nén được. Vừa khóc – vừa cay đắng, mà thốt lên: “Bạn vàng” à quên, người Trung quốc! Chúng mày, thật là độc ác”. Chẳng biết, khi nức nở khóc như thế, Phạm Văn Đồng có còn đủ tỉnh táo, để rùng mình, mà nghĩ đến những hậu quả thảm khốc khi Không quân Trung cộng ồ ạt tràn xuống Hà nội:
Khi ném bom, chúng có chừa khu dân cư đông đúc? Khi ném bom, chúng có chừa đê điều? Khi ném bom, chúng có chừa các cơ sở kinh tế – văn hóa – quốc phòng? Và cuối cùng, lũ chó chết ấy, có nhân đạo đến mức, không san phẳng Hà nội?
Tài ấy, là của ai? Công ấy, thuộc về ai? Chỉ có đồ điên, mới nói rằng: Tài ấy, của Đảng CS và công ấy, thuộc về Đảng CS.
6- Sinh thời, Tôn Tử không đánh giá cao những tướng lĩnh, cả đời, chỉ biết húc đầu vào mà đánh nhau. Kể cả khi, đạt được cái hiệu suất lý tưởng “trăm trận đánh – trăm trận thắng”. Huân chương của họ, dẫu có đeo đầy từ rốn xuống đến bẹn, cũng chẳng có ý nghĩa gì. Ông cũng không đánh giá cao những trận thắng, mà “thây giặc, chất đầy đồng – xác ta, phơi trắng nội”. Ông viết trong thiên Mưu công: 战而屈人之兵,善之善者也 bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã. Nghĩa là: không cần đánh, mà vẫn khuất phục được đối phương, đó mới là cao siêu – đó mới là thượng thặng.
Nói cách khác, chỉ dùng trí tuệ, mà thoái lui được quân thù, ấy là viêc của bậc vĩ nhân. Theo cái tiêu chí ấy mà xét, rõ ràng, Quách Hải Lượng là một cao thủ lợi hại – một đối thủ xứng tầm của cả Dương Đắc Chí lẫn Đặng Tiểu Bình.
– Bàn về thống soái và tướng lĩnh, ở thiên Hỏa công,Tôn tử cho rằng: 故明主慎之,良将警之。此安国全军之道也。Cố minh chúa thận chi, lương tướng cảnh chi. Thử an quốc toàn quân chi đạo dã .
Tạm dịch: Tổng tư lệnh tài, luôn thận trọng. Tướng giỏi, luôn đề cao cảnh giác. Phẩm chất đầu tiên và cần phải có đó của minh Chúa – của lương Tướng, sẽ giúp đảm bảo an ninh Quốc gia và bảo toàn sức chiến đấu của Quân đội một cách hữu hiệu nhất.
Quách Hải Lượng, là một người như thế. Ông đã đi guốc vào trong bụng giặc và trong cái chuyện đề cao cảnh giác này, ông hơn cả Lê Duẩn lẫn Văn Tiến Dũng, một cái đầu. Còn cái loại văn dốt – võ nhát và hèn đến mức, trốn cả đi bộ đội như Nguyễn Phú Trọng, kể làm chi – so sánh làm chi, cho rác tai thiên hạ.
Nhìn xa – trông rộng. Đó là phẩm chất, mà ông Trời, đã phú cho Quách Hải Lượng.
– Ở một thiên khác, khi bàn về bản lĩnh của tướng soái, Tôn tử viết: 战道必胜,主曰无战,必战可也;战道不胜,主曰必战,无战可也。故进不求名,退不避罪,唯民是保,而利合于主,国之宝也 . Cố chiến đạo tất thắng, chúa viết vô chiến, tất chiến khả dã; Chiến đạo bất thắng , chúa viết tất chiến, vô chiến khả dã. Cố tiến bất cầu danh, thoái bất tị tội. Duy dân thị bảo, nhi lợi hợp vu Chúa, Quốc chi bảo dã.
Tạm dịch: trong chiến đấu, nếu xét thấy chắc thắng, dù Chúa không cho đánh, ta cũng cứ giao chiến. Xét thấy đánh nhau tất bại, dù Chúa giục đánh, ta cũng phải lượn cho thật mau. Đã là tướng giỏi, xua quân tiến lên, không phải để cầu danh. Cho lính rút lui, cũng đừng sợ mang trọng tội. Miễn sao, đánh chắc thắng và phải đảm bảo an toàn cho tính mệnh – tài sản của Nhân dân, cộng với, đảm bảo lợi ích Quốc gia. Loại tướng như thế, mới là báu vật của Đất nước.
Xét theo cái tiêu chí ấy, Quách Hải Lượng thừa trí tuệ và bản lĩnh, để ngay sau ngày chiến thắng, được thụ phong, ít nhất, cấp hàm thiếu tướng. Cùng với nó, là danh hiệu cao quý “Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.
Nhưng, hoài phí thay cho ông, một con người, cả tâm lẫn tầm, đều vượt chủ. Đã thế, chủ của ông, toàn một lũ bụng dạ hẹp hòi. Hậu quả, ông bị cách li với đồng đội. Ông được trả công, bằng cách, bị tống sang Trung quốc, để làm Tùy viên Quân sự. Ở đó, ông làm việc dưới trướng của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền của nước CHXHCN Việt nam. Ngay tại Bắc kinh, giữa vòng vây trùng điệp và đầy thủ đoạn đê tiện của đối phương, bộ đôi cứng cựa này, đã phối hợp chặt chẽ với nhau và đấu tranh rất hiệu quả với giặc trên mặt trận Ngoại giao. Thêm một lần nữa, Nhân dân và Đất nước, tự hào về họ.
Minh tâm – tuệ trí. Khoan dung – Độ lượng. Một lòng trung trinh với Dân – với Nước. Đã quyết đoán, lại không kiêu căng và chẳng vơ hết công về phần mình. Sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào, khi được phân công. Đó, là những phẩm chất nổi trội của Quách Hải Lượng. Phẩm chất ấy, kẻ tầm thường, đâu có được.
7- Qua sự vụ này, có thể rút ra vài bài học: 
– Cấp trên, không phải là thần thánh. Họ, cũng chỉ là những con người. Trần truồng ra, họ cũng “hỉ – nộ – ai – lạc”, như ai.
Họ cũng thích tiền, do đó, chẳng từ thủ đoạn nào để ăn cắp của Đất nước và bóc lột thậm tệ Nhân dân. Khi tranh nhau ăn, họ cũng biết tức giận, để vác súng vào tận công đường và công khai thanh toán lẫn nhau, ở đó. Họ cũng biết buồn rầu, khi bị đồng đội đá đít, bắt phải về quê, để làm “người tử tế”. Họ cũng thích hưởng lạc – họ cũng thích chơi gái. Chỉ khác nhau về “gu”: Kẻ, thích ngủ với nữ sinh trong trắng – thằng, ưa lấy “gái xề” đã qua dăm bảy đời chồng. Đối với họ: tư cách Đạo đức và truyền thống Văn hóa, là cái con tườu. Thậm chí, nếu cần, họ sẵn sàng bỏ Đảng.
Chỉ vì “cơ cấu”, mà hôm qua, còn là cái thằng “tiều phu” đê tiện. Hôm nay, đã chễm trệ ngồi trên ngôi cao cửu trùng, để đè đầu – cưỡi cổ thiên hạ. Thực tài, không có. Nhiều khi, ngu bỏ mẹ. “Nghe Đảng nói”, sau đó, hãy mở mắt to ra mà xem “việc Đảng đã làm”. Ta sẽ đi đến tận cùng của Chân lý: “Đảng, tham vô cùng. Còn ngu, vô đối thủ”.
Nhận lệnh từ những thằng ngu, người cán bộ, không thể nhắm mắt mà thi hành. Bất cần biết, nó đúng hay sai. Mỗi hành động của người cán bộ, có thể gây tác động ghê gớm đến quốc kế – dân sinh, đến An ninh của Quốc gia. Đồng thời, nó cũng sẽ để lại di chứng – để lại hậu quả vô cùng tàn khốc cho mình và cho chính gia đình của mình. Cho nên, dù ở bất cứ cấp nào, cũng cần suy nghĩ chin chắn, trước khi hành động. Chẳng nên nghe theo Đảng, để đi đàn áp Nhân dân. Đó là việc làm bất hiếu – đại nghịch và vô đạo. Bởi, tất cả chúng ta, đều từ Nhân dân mà ra và được nuôi dưỡng nên người, bởi hạt gạo của họ. Cố tình làm như thế, “cây Phúc” của nhà ta, sẽ mỏng dần. Hậu quả ấy, mình ta gánh chịu. Đổ cho Đảng xui, khắm vô cùng. Không ai, nghe được.
– “Chuyện dân gian, không phải là chính sử”, kể rằng:
Khi sang thăm Thái lan, một lãnh đạo CS Việt nam, đã ba hoa – bốc phét: “Chúng tôi tự hào, vì đã đánh thắng được 2 Đế quốc to, là Pháp và Mỹ”. Nghe đoạn, nhà Vua Thai lan, thong thả: “Còn chúng tôi tự hào, vì không phải đánh nhau với họ”.
Nghe xong câu chuyện đó, mình thấy xấu hổ cho những ngườ CS. Tài giỏi cái gì, mà khoe khoang – tự hào cái gì, với danh hão. Chẳng phải, những người CS đã nướng hàng triệu, hàng triệu những người con ưu tú nhất của Dân tộc và đốt đi bao nhiêu tiền bạc của Đất nước, để cuối cùng, giành được cái nền Độc lập giả hiệu đó, hay sao? Này, cái đám Trọng – Huynh – Thưởng, Các cậu, đừng có vội động rồ, mà nhảy cỡn lên. Đó, không phải là luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và phản động của cái lão Dân già. Nó là lời thú nhận của Võ Văn Kiệt và được chính thức xác nhận, thông qua cái mồm của viên thiếu tướng Công an CS Trương Giang Long: “Cho nên là về sau này càng lớn lên càng đọc nghiên cứu đó tôi mới thấm vô cùng cái câu nói của bác Võ Văn Kiệt. Bác nói là khi nào mà đảng ta thật sự độc lập về đường lối thì bấy giờ đất nước mới chuyển biến tích cực”.
Thái lan và bao nhiêu nước khác trên Thế giới, họ không phải đánh nhau – họ không phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc. Huynh đệ của họ, không phải tương đàn – Đất nước của họ, không phải điêu linh. Nhưng cuối cùng, họ vẫn giành được Độc lập.
Đám Tuyên giáo! Có ai trong các cậu, dám nỏ mồm, bảo rằng: “nền Độc lập của họ, là giả hiệu và nền Tự do của họ, là giả cầy”, hay không?
Trong cái chuyện 故上兵伐 Cố thượng binh phạt mưu. Họ, chính là những người tài giỏi nhất và, họ có quyền tự hào, về cái điều đó.
_____
Nguyễn Tiến Dân
Tel: 0168 – 50 – 56 – 430
Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ CS đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây – mai đó, chưa có nơi ở cố định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét