Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CHUYỆN “DỊ THƯỜNG” CỦA ĐẠI GIA XUÂN TRƯỜNG





Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc nơi ông Xuân Trường ngang nhiên 
để bàn thờ vợ mình ở đó.

CHUYỆN “DỊ THƯỜNG” CỦA ĐẠI GIA XUÂN TRƯỜNG

Nhà báo Thanh Tường
14 - 12 - 2018

Chùa Tam Chúc (liền kề trại giam Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam) được chủ doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư trên diện tích hơn 5.100 ha, trở thành một siêu dự án du lịch tâm linh. Dự án chùa Tam Chúc sẽ được doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế vào năm 2019, khánh thành giai đoạn 1 và là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Veskas 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) vào tháng 5-2019. Thế nhưng trong khi ngôi chùa còn đang được hoàn thiện, việc ông Nguyễn Văn Trường (chủ doanh nghiệp Xuân Trường) đã đưa bàn thờ vợ của mình là bà Phạm Thị Lan đặt bên trong Điện Tam Thế của chùa khiến dư luận xôn xao.


Giữa điện Tam Thế là ba pho tượng được làm bằng đồng, mỗi thân tượng nặng 80 tấn, bên dưới ba pho tượng này lại là bàn thờ bà Phạm Thị Lan có ghi rõ năm sinh, năm mất (1961 – 2018), quê quán tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nhiều người tới đây phân vân, không biết thờ phật và thờ bà Phạm Thị Lan là như thế nào? Khi nhiều người cũng biết, phần thi thể bà Phạm Thị Lan được an táng tại nội am của chùa Bái Đính (Ninh Bình). GS.TS Bùi Quang Thanh, Nhà giáo Ưu tú, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Văn học nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết: “Khi đang xây dựng tôi có đến và thấy, ngay Điện Tam Thế đã có tủ thờ bà Phạm Thị Lan. Phải biết rằng toàn bộ khu đất đó liên quan đến tín ngưỡng cộng đồng, đâu phải là cái nhà thờ riêng của ông Xuân Trường mà đưa vợ ông vào đó thờ”.

Ông Trịnh Văn Giáo, Xóm 11, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội cho hay: Chùa Tam Chúc là thờ Phật đâu phải là thờ bà Phạm Thị Lan, nếu vào đó đi lễ thì coi như là đi thờ vợ ông Trường, dân chúng tôi không nghe. Mới đây ông Xuân Trường có đề án mở rộng khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao về sát suối Yến, dự án mở rộng này được gọi là Khu du lịch tâm linh Hương Sơn. Nếu xây dựng xong ông Trường cho xây cổng vào ngay sát suối Yến, lại đẩy người dân ra ngoài. Vậy nếu lấy đất của chúng tôi xong, chúng tôi ra ngoài phải làm gì, ở đâu ?. Chắc chắn là có quyết định hay ép buộc cỡ nào thì dân chúng tôi cũng không làm”.


Dư luận có quyền nghi ngờ việc ông chủ DN Xuân Trường để bàn thờ của vợ mình vào chùa Tam Chúc là có sự can thiệp của các nhà quản lý văn hóa. Đã quản lý văn hóa là phải bảo vệ cộng đồng, không phải muốn như thế nào cũng được. Trước hết phải là trách nhiệm của nhà quản lý văn hóa khu vực đó. Không thể “dị thường” và nhập nhằng giữa cái riêng và cái chung ở những chốn linh thiêng thế này!

Chuyện tâm linh, không thể “tào lao” được đâu, thưa ông đại gia đất dê Nguyễn Văn Trường.

Mõ tôi sẽ quay lại viết tiếp và viết thêm về nhiều uẩn khúc của câu chuyện này. Nhiều lắm đấy …

Ảnh: Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc nơi ông Xuân Trường ngang nhiên để bàn thờ vợ mình ở đó.
______________


BIÊN TIẾP VỀ “ĐẠI GIA” XUÂN TRƯỜNG


Từ vụ Xuân Trường – chùa Hương thấy buồn cho trách nhiệm
của các đại biểu Quốc hội

Doanh nghiệp Xuân Trường, đại gia Xuân Trường là ai, có sức mạnh gì mà dám làm những chuyện kinh thiên động địa, dời non lấp bể như dời cả trại giam Ba Sao để xây chùa tầm vóc quốc tế, biến vùng Bái ĐÍnh với những ngôi chùa nhỏ thành siêu chùa, biến Hồ Núi Cốc thành quần thể chùa hàng chục nghìn tỷ và mới đây nhất là đề xuất để biến vùng chùa Hương phong thủy nghìn năm thành quần thể chùa công nghiệp cùng dự án 15.000 tỷ đồng với tứ bề trạm thu phí…

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà có thể để cho doanh nghiệp khác vào phá nát di sản thiên nhiên thế giới nơi mình quản lý, dựng lên điện chùa giả mạo rồi phải tháo dỡ mà không hề bị liên đới trách nhiệm?

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà có thể đề xuất nạo vét 14km kênh Sào Khê ban đầu 72 tỷ đồng sau nhiều năm lên tới 2600 tỷ đồng từ tiền ngân sách mà làm mãi không xong, ứng tiền tới 700 tỷ về vẫn không làm nhưng vẫn chẳng mảy may bị xử lý? Một dự án nạo vét mà đại biểu Quốc hội phải thốt lên “”quá sức tưởng tượng”” còn một chuyên gia kinh tế thì kinh hoàng nói: nạo vét, xây bờ kè của một con sông dài có 14 km mà tính ra 185 tỷ đồng/km (tương đương 8 triệu đô la Mỹ) còn đắt hơn cả đường cao tốc có 4 làn xe?!”.

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà đám tang vợ ông có thể cấm người dân trên cả một tuyến đường dài nhiều km, chùa Tam Chúc Ba Sao đầu tư bằng dự án phần lớn là nguồn vốn nhà nước mà có thể đưa bàn thờ vợ vào thờ khi chùa còn chưa hoàn thành?

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà nhận tiền rất nhiều tại các dự án 1000 năm Thăng Long Hà Nội nhưng làm chậm, làm ẩu, thanh tra chỉ ra rồi để đấy chưa xử lý?

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà từng bất chấp quy định tài chính, in vé thu tiền du khách cao gấp mấy lần, ngành tài chính địa phương cũng chỉ thổi còi rồi…cho qua?

Doanh nghiệp Xuân Trường là ai mà đất nước còn nghèo, người sống còn bao việc cần lo cơm áo gạo tiền, bao dự án điện đường trường trạm, y tế đợi chờ đồng vốn ngân sách thì lại có thể vẽ ra hàng loạt dự án hàng chục nghìn tỷ đồng cho người chết cho tâm linh như: quần thể Bái Đính – Tràng An (hiện chưa xong nhưng tầm cỡ cả chục nghìn tỷ đồng), Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao – Hà Nam (11.000 tỷ đồng, có tài liệu ghi 21.000 tỷ đồng), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên (15.000 tỷ đồng), Khu du lịch tâm linh Cái Tráp (Hải Phòng) 9800 tỷ đồng và mới đây nhất là đề xuất dự án khu du lịch Tâm linh Hương Sơn – chùa Hương (Hà Nội) 15.000 tỷ đồng. Một chuyên gia cho biết khi phản biện dự án Hồ Núi Cốc mới hay dự án 15.000 tỷ thì doanh nghiệp chỉ bỏ ra vài trăm tỷ, còn hơn 14.000 tỷ là tiền từ ngân sách trung ương và địa phương. Dự án nào doanh nghiệp cũng xin nhà nước đầu tư làm đường, làm hạ tầng, còn xây chùa, xây khu vực tâm linh, dịch vụ để thu tiền thì doanh nghiệp đảm nhiệm…Đất nước còn nghèo mà đầu tư kiểu đó, lại rơi hết vào Xuân Trường làm toàn bộ thì quản lý đầu tư, đấu thầu để đâu? Có đáng lo ngại không?


Đó là chưa kể với đề xuất biến chùa Hương thành quần thể chùa công nghiệp với tứ bề trạm thu phí, với đề xuất nạo vét tới 30km sông suối (có thể tái diễn kịch bản đội vốn 72 tỷ lên 2600 tỷ như Sào Khê không?), với đề xuất xẻ toang dòng Suối Yến ngàn năm cho chảy về Hà Nam, xuyên qua rừng đặc dụng, với hàng chục hạng mục xây dựng có thể xé toang một trong 3 lá phổ sinh thái của Hà Nội là Hương Tích, Ba Vì, Sóc Sơn…

Mang những băn khoăn ấy hỏi nhiều đại biểu Quốc hội, nhất là lo ngại chuyện đầu tư, đội vốn khi đất nước còn nghèo, rồi nghi vấn tiêu cực tại dự án nạo vét Sào Khê mà các đại biểu Nguyễn Anh Trí, Trương Trọng Nghĩa từng chất vấn gay gắt trên diễn đàn Quốc hội, đề nghị phải thanh tra, điều tra làm rõ…thì lạ thay, chỉ nhận được sự hờ hững, thờ ơ đến khó hiểu của không ít đại biểu nhân dân. Ông Nguyễn Anh Trí bất ngờ nói với phóng viên trước chất vấn vậy vì đọc báo, chứ không nắm chắc, không phải là lĩnh vực chuyên môn nên giờ không phát biểu nữa. Ông Trương Trọng Nghĩa thì cũng tỏ ra buồn lòng: Tới nay tôi không theo dõi và không nắm thêm tình hình gì rồi khuyên nhà báo nên hỏi đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Bình. Các đại biểu tỉnh đó phải quan tâm, giám sát…Nhiều đại biểu khác khi được hỏi thì chỉ nói chung chung là không rõ, không nói được…

Nghe những câu trả lời mà thấy buồn về những đại biểu Quốc hội.

Và lại hỏi: Doanh nghiệp Xuân Trường là ai?


Đấy, Xuân Trường bên trái bức ảnh đấy! Hú hú hú hú ....


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét