Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

LỤI TÀN NGUYỄN XUÂN ANH- Sự SụP Đổ MộT ÂM MƯU ( phần 1 & 2 )


Phan Trí Đỉnh
Kỳ 1 Nhân có người nhắc nên sực nhớ là bài này đăng ngày 24/4/2018
Tôi đã có bài về Lê Trương Hải Hiếu con ông Lê Thanh Hải, được nhiều bạn mến mộ, giao lưu trao đổi kết bạn. Thật cám ơn sự quan tâm của các bạn. Chỉ mong stt của vài bạn tránh viết những từ tục tĩu để người đọc thấy bạn không là kẻ vô văn hóa thì tôi toại nguyện lắm lắm ạ.
Nay tôi viết tiếp về một cậu trẻ khác là Nguyễn Xuân Anh.
Nhưng muốn nói về cậu này phải có xuất phát điểm xa hơn mới hiểu rõ sự việc, phải bắt đầu từ bố mẹ cậu – ông Nguyễn Văn Chi và bà Trần thị Thủy. Nhưng gay go nhất là một nhân vật đầy tranh cãi là Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh theo tôi là một con người đầy chí tiến thủ, nhiều thủ đoạn, tài quyền biến. Ông đã khuất nhưng ông để lại những gì thiên hạ biết cả. Nếu có sơ suất mong các bạn chiếu cố.
Có một người cũng cần nhắc đến là Thiếu tướng Trần văn Thanh – Chánh thanh tra Bộ Công an, người nổi tiếng trong phiên tòa ngày 20 tháng 7 năm 2009, mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa, nhưng vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa tại nhà hát Trưng Vương Đà nẵng trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch. Người ta nói đây là phiên tòa Thanh đánh Thanh.
Số là năm 2001, là Giám đốc Công an thành phố, Trần Văn Thanh chỉ đạo Công an thành phố Đà Nẵng điều tra việc Phạm Minh Thông rút ruột Cầu Sông Hàn, một vụ án tham nhũng gây chấn động Đà Nẵng được cho là có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng lúc đó là Nguyễn Bá Thanh. Tại tòa Phạm Minh Thông khai đã dùng tiền “tham ô” được để “đi quà biếu một số cá nhân và tập thể”, và đi “chúc tết” một số người nào đó, nhưng đó là những ai thì không bao giờ được làm sáng tỏ.
Sau vụ Cầu Sông Hàn, ông Trần Văn Thanh bị điều động về công tác tại Bộ Công an tại Hà Nội làm chuyên viên cao cấp phụ trách miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 năm 2002, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Bộ Công an, Chánh Thanh tra Bộ Công an. Năm 2006 ông được phong quân hàm cấp tướng và là Chánh Thanh tra Bộ Công an.
Năm 2007, tướng Trần Văn Thanh bị Công an TP Đà Nẵng truy tố vì hành vi cùng với trung tá Dương Ngọc Tiến và cựu thiếu tá Đinh Công Sắt “phát tán Công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Đà Nẵng ở nhiều địa điểm ngay trước bầu cử Quốc hội khóa XII; viết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo tập trung vào một số vụ án tại TP Đà Nẵng có liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương này, nhưng chưa được giải quyết”.
Thực chất Công văn số 73 và 77 của Viện KSND TP Đà Nẵng có nội dung báo cáo về việc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông số tiền 4,4 tỷ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.
Ở phiên phúc thẩm, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện Phúc thẩm II) thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kháng nghị Tòa phúc thẩm Đà Nẵng, tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo này. Như vậy, ngay cả cơ quan buộc tội (Viện Kiểm Sát) cũng cho là bị cáo vô tội, nhưng chánh án Trần Mẫn vẫn tuyên án thiếu tướng Trần Văn Thanh có tội, dù không có bằng chứng nhưng vẫn nhất quyết cho rằng ông Trần Văn Thanh là “người cầm đầu, đã chủ động hướng dẫn các bị cáo”. Thay vì tuyên vô tội như kháng nghị của Viện Phúc thẩm II, tòa chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì bị cáo có nhân thân tốt.
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị giám đốc thẩm yêu cầu đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh và tuyên bố ông vô tội với lý do không đủ căn cứ kết luận ông Thanh phạm tội.

Trước đó, trong phiên xử phúc thầm, Viện Phúc thẩm II thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đã từng kháng nghị tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo, tuy nhiên Tòa phúc thẩm Đà Nẵng đã không chấp nhận.
Phải tới phiên tòa phúc thẩm xét xử lại ngày 22-06-2012, TAND Tối cao tại Đà Nẵng mới chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tối cao, tuyên miễn tội, đình chỉ vụ án đối với ông Trần Văn Thanh. Tòa kết luận: ông Trần Văn Thanh bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân” (theo điểm 2, khoản 2 điều 258 BLHS) là đúng. Tuy nhiên, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng, đồng thời theo luật đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại sao tôi lại phải dài dòng về một vụ án không liên quan gì tới Xuân Anh. Thưa các bạn – không đâu ạ. Vụ án này trước khi xử được đột ngột thay thẩm phán tên Diệm bằng thẩm phán Trần Mẫn, luật sư cũng không được biết.
Vậy Trần Mẫn là ai: Ông là em ruột bà Trần Thị Thủy, vợ ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, như vậy Trần Mẫn là cậu của nguyên bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.
Có phải đây là sự dàn xếp để dứt khoát buộc tội tướng Thanh, không động chạm gì đến Bá Thanh. Và Nguyễn Bá Thanh chịu ơn, trả ơn nhanh chóng, chấp nhận đưa Xuân Anh lên làm Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vào năm 2011, lúc Xuân Anh mới 34 tuổi.
 “Hôm ấy, thay mặt lãnh đạo thành phố anh Bá Thanh mời cơm để tiễn ông Trần Văn Thanh – Giám đốc Công an thành phố được điều ra Hà Nội làm Chánh Thanh tra Bộ Công an.
Trong bữa cơm đó, ông Trần Văn Thanh “tâm sự” với anh Nguyễn Bá Thanh: “Thực tình tôi không muốn rời thành phố quê hương, nhưng vì anh “đánh” tôi nên tôi phải ra đi!…”.
Ông Nguyễn Bá Thanh nhìn ông Trần Văn Thanh cười, rồi nói: “Anh nói ngược rồi. Chính anh “đánh” tôi chứ không phải tôi “đánh” anh! Anh húc đầu vào tôi nhưng tôi né được nên đầu anh đã đập vào tường!…”.
Ở Đà Nẵng ai cũng biết chuyện Bí thư Trần Thọ muốn nâng đỡ giám đốc công an Đà Nẵng Nguyễn Văn Sơn lên làm Chủ tịch và Bí thư tỉnh. Nếu Sơn kế tục vị trí Thọ, ít ra Thọ còn có ảnh hưởng.
Nhưng cựu uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi lại muốn con trai mình là Nguyễn Xuân Anh sẽ cầm chịch tại nơi này. Để sắp sẵn cho hoạch định ấy, Nguyễn Văn Chi đã tạo sức ép để con trai mình vào bệ phóng chuẩn bị trước.
Kỳ 1 đã nói về chuyện Xuân Anh giữ chức Phó chủ tịch TP Đà nẵng, trên trung ương, với chức vụ trước đó là uỷ ban kiểm tra trung ương đảng, các thành phần trong trung ương bị Nguyễn Văn Chi nắm thóp nhiều vô kể. Với đòi hỏi cho con trai mình là uỷ viên dự khuyết không phải là điều quá khó với Chi. Bởi thế Xuân Anh nhanh chóng được trung ương nhất trí đồng ý làm uỷ viên dự khuyết khoá 11.
Ở vị trí phó chủ tịch, uỷ viên dự khuyết trung ương. Nguyễn Xuân Anh chỉ cần ngồi im không gây điều tiếng gì, đến nhiệm kỳ sau tuần tự mà tiến. Chức chủ tịch, bí thư và uỷ viên trung ương chính thức sẽ đến một cách tự nhiên.
Bí thư Trần Thọ và đảng uỷ Đà Nẵng muốn đưa Nguyễn Văn Sơn lên để tiến tới nắm chức bí thư. Vì toàn bộ thành uỷ Đà Nẵng không muốn chấp nhận một đứa trẻ ranh như Xuân Anh đứng trên đầu chỉ đạo họ, nhất là ác cảm của họ về sự thao túng của bà Trần Thị Thuỷ.
Nhưng tất cả đã muộn, vì muốn thế Sơn phải được cơ cấu vào uỷ viên trung ương. Mà suất của Đà Nẵng vào uỷ viên trung ương đã bị Xuân Anh án ngữ.
Lúc này Nguyễn Bá Thanh đã chết, không còn áp lực của Nguyễn Bá Thanh. Sân chơi hé cửa cho Nguyễn Văn Sơn và thành uỷ Đà Nẵng dưới quyền của Thọ. Cuộc chiến diễn giữa hai phe để đẩy quân cờ của mình Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh lên cao đã diễn ra quyết liệt trước thềm nước rút của Đại hội 12.
Nhưng “bố già” Nguyễn Văn Chi lại một lần nữa xuống tay. Chi đã gọi Trần Đại Quang Bộ trưởng Công an lúc đó, lấy quyền Bộ trưởng điều động Sơn ra ngoài Bắc là Tổng cục phó Tổng cục Chính trị. Đây là một đòn ngoạn mục của “bố già” Nguyễn Văn Chi. Vì nếu không nhanh chóng, Sơn đang là Giám đốc Công an Thành phố, thành uỷ viên, dưới quyền quản lý của bí thư Trần Thọ. Thọ sẽ đưa Sơn sang Uỷ ban hoặc Đảng uỷ. Sơn không còn thuộc quyền quản lý của Trần Đại Quang nữa. Nguyễn Văn Chi nguyên trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương. Chuyện lý lịch tuổi tác của Trần Đại Quang nếu Chi không bỏ qua lúc đó, ông Quang không thể nào vào được thăng chức đột ngột nhanh chóng để vào trung ương và tiến tới ghế bộ trưởng công an.
Kế “rút củi đáy nồi” của Nguyễn Văn Chi hiệu nghiệm tức thời, phe Trần Thọ bị tước mất con cờ trong tay. Chẳng còn gì chơi, đành thất thủ và Đà Nẵng có bí thư trẻ nhất nước mang tên Nguyễn Xuân Anh. Một tương lai hé mở phía trước cho chàng trai Nguyễn Xuân Anh, cứ gọi Xuân Anh làm hết hai nhiệm kỳ bí thư Đà Nẵng thì tuổi mới chỉ 50 đầy sung mãn, một hoạch định cho anh ta sau này ra trung ương làm phó thủ tướng, rồi thủ tướng là điều thấy trước. Mọi thứ có thể thay đổi, chức thủ tướng còn có nhiều nhân sự khác, nhưng được hoạch định nhân sự như vậy từ tuổi 40, đã là thành công lớn của gia tộc Nguyễn Văn Chi, Trần Thị Thuỷ… gia tộc trùm miền Trung thực sự..
Có một người bạn tôi làm xếp ở BQL dự án Bạch đằng đông nói: con chim bay trên trời cũng của ông Bá Thanh đó mày. Bạn tôi ở trỏng nhiều lắm, có người kề cận ông Bá nữa kìa nên cũng có thông tin được rò rỉ đến tai.
Ông Chi và ông Bá Thanh là đồng hương xã Hòa tiến huyện Hòa vang. Ba ông Bá Thanh tập kết 1954, sau về Nam chiến đấu, hi sinh được phong AHLLVT.Ông Chi rất quý Bá Thanh, coi như thằng em thân thiết, đó là nút thắt của câu chuyện này.
Ông Chi muốn đưa Xuân Anh về ĐN đã nói rồi, nhân đó ông Bá Thanh cũng muốn đưa Bá Cảnh vào làm một cặp với Xuân Anh, nên bác Chi đồng ý và Nguyễn Bá Cảnh đi du học ở Anh, lấy bằng thạc sĩ quản trị công rồi trở về công tác tại Đà Nẵng giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn từ cuối năm 2011.
Năm 2014, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định 1281-QĐNS/TW chỉ định 4 cán bộ trẻ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trẻ nhất trong số này là Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh, lúc này Cảnh 31 tuổi.
Dưới sự bảo kê của ông Nguyễn Văn Chi, 16 năm làm mưa làm gió ở Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh được TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng điều về làm Trưởng ban Nội chính Trung ương kiêm Phó ban thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc BCT đảng. Chưa hiểu hết ý của TBT nhưng rõ một khía cạnh là để chơi lại thủ tướng Ba Dũng thì phải là người có cơ mưu ít nhất là như Bá Thanh mới có thể, còn là thấp hơn Ba Dũng hết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau nhiều năm cũng hứa quyết liệt bài trừ nhưng tham nhũng cứ năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, với khi thế thừa thắng xong lên, Nguyễn Bá Thanh không nhận định rõ nanh vuốt của đối phương nên đã tuyên bố lếu láo“Cho hốt liền, không nói nhiều”. Có người hỏi ông Bá Thanh “Hốt được không “.
Trong khi Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tuyên bố hung hăng bọ xít nhưng chưa làm được gì thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tay trước. Ông cho đoàn Thanh tra Chính phủ đến Đà Nẵng để thanh tra và dán lá bùa ếm khẩu Nguyễn Bá Thanh.
Khi TTCP công bố kết luận về hàng loạt sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, gây thất thoát ở 6/46 dự án thanh tra với số tiền lên trên 3.400 tỉ đồng; nhiều chủ trương quyết định của UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc giao đất, cấp đất, giảm 10% tiền sử dụng đất cho một số đối tượng… là trái pháp luật”.
“Sau khi rà soát, Bộ Tư pháp có công văn báo cáo Thủ tướng, tiếp tục khẳng định những kết luận của Thanh tra chính phủ về sai phạm đất đai của Đà Nẵng là có đủ cơ sở pháp lý…
Kết quả thanh tra trong thời điểm mà ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng được báo cáo như sau:
“Hồi tháng 1, Thanh tra Chính phủ đã công khai nhiều sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng trong quản lý đất đai giai đoạn 2003-2011, gây thiệt hại cho ngân sách ước tính hơn 3.400 tỷ đồng.
Kết quả thanh tra gây chấn động này được bình luận là có liên quan tới uy tín ông Nguyễn Bá Thanh, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Nội chính Trung ương đảng, phụ trách chính sách chống tham nhũng, vì trong thời gian bị thanh tra ông Thanh nắm vị trí Bí thư thành ủy”.
Nhận được kết quả của Thanh Tra Chính phủ, chính quyền Đà Nẵng giải trình nhưng không được chấp nhận và cũng không cho được tiếp tục giải trình.
“Sau khi Thanh tra Chính phủ giải mật kết quả thanh tra hồi tháng 1-2013, Đà Nẵng đã phản bác với một giải trình nhưng không được chấp nhận…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định không cho phép lãnh đạo TP Đà Nẵng tiếp tục giải trình vụ thanh tra đất đai”.
Nhân dịp bổ sung người vào BCT, TBT Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu cho hai nhân vật thân cận nhưng bị gạt bỏ trong khi hai người của Thủ tướng Dũng lại được vào, vì thế cho nên TBT đã lên tiếng than phiền việc bầu bổ sung vào BCT vừa qua đã diễn ra không như mong đợi của BCH Trung ương.
Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11-5-2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội vào BCT vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.
Trong khi đó, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của đảng.
Số phần đã định, việc gì đến sẽ đến, Trưởng ban Nội chính Trung ương mắc bệnh nan y, lên đường đi Mỹ trị bịnh một cách âm thầm không kèn, không trống.
Bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh chỉ có y tá Ba Dũng biết cách chữa trị mà thôi.
Vậy – những mưu mô của ông Nguyễn văn Chi và ông Bá Thanh ấp ủ, một cơ đồ cho Xuân Anh tại sao sụp đổ...?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét